ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



25) Ma Ra Ma Ra

 

Hai câu chú này, Hán dch là “tăng trưng”. Cũng có nghĩa là “như ý” ho“tuỳ ý”. Đó là công năng cNhư ý Châu th nhãn, làm tăng trưng phưc hu, làm cho mi vic đu đưc tt lành như ý.

“Như ý” nghĩa là tuỳ thun vi tâm nguyn mà đưc đáp ng.

Quí v có thy li ích vô biên cn pháp này không? Vì vy nên công năng n pháp này là th nht trong bn mươi hai th nhãn n pháp. Diu dng ca Như ý Châu th nhãn vưt ngoài s din t bng ngôn ng.

Nếu quí v mun giàu có, hãy hành trì theo th nhãn n pháp này. Mt khi đã thành tu ri, thì quí v s có được mi th và không còn bn tâm vì nghèo kh na. Quí v luôn luôn giàu có và được vô lượng phước lc.



ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG

25. Ma Ra Ma Ra

       (MARA MARA)


NGÀI BẠCH-Y BỒ-TÁT


Kệ tụng :

 

Hỗ tương miễn lệ hỗ tinh tấn

Đồng tu thiện pháp tục tâm ấn

Tha nhật thành tựu bồ đề quả

Long Hoa hội thượng khánh hoan hân



THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp


NAM MÔ NGÀI BẠCH-Y BỒ-TÁT MA-HA-TÁT




Như-Ý-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Nhứt

Ma Ra Ma Ra [25]

Án-- phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra.



Kinh nói rằng: “Nếu Chúng-sanh nào muốn được giàu lớn, có nhiều thứ châu báu đồ dùng, nên cầu nơi Tay cầm Châu-Như-Ý.”

 

Thần-chú rằng:  Ma Ra Ma Ra [25]


Chơn-ngôn rằng: Án-- phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra.



Kệ tụng :


Thanh hương bảo đỉnh hóa tam thiên 

Như ý kim ngao du cửu uyên 

Thiện Tài Long Nữ tiếu huyên huyên 

Phật giáo diệu pháp nhữ yếu tham.



 


MAHAKARUNA DHARANI



25. MARA MARA 

 

These two sentences of the mantra mean “increasing and growing.” They also mean “as you will” and “according to your will.” They accompany the As-You-Will Pearl Hand and Eye, which increases blessings, fosters the growth of wisdom, and makes everything auspicious, “as you will,” in accord with your heart.

Do you see how many advantages it has? This is why it is the first of the Forty-two Hands and Eyes. The precious As-You-Will Pearl is wonderful beyond words.

If you’d like to get rich, cultivate this Hand and Eye, for once you perfect it, you’ll have everything you want and you’ll need never worry about being poor. You will always be wealthy and have limitless and unbounded blessings.



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



25. MARA MARA 


Urge each other on and share your vigorous resolve.

Join together in practice to perpetuate the mind seal.

Then when fruition of complete Bodhi enlightenment is yours,

You can rejoice among the Dragon Flower Assembly.


 


THE FORTY-TWO HANDS


 

1.The As-You-Will Pearl Hand and Eye


The Sutra says: “For wealth, various gems, and valuables, use the As-You-Will Pearl 
Hand.”



The Mantra: Mwo la mwo la

The True Words: Nan. Wa dz la. Wa dwo la. Hung pan ja.



The verse :


Pure incense from the Jeweled censer transforms three thousand.
The tortoise of Golden Wishes swims through nine abysses.
Good Wealth and the Dragon Girl laugh aloud!
Hurry and investigate Buddhism’s wonderful Dharma.


with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN




 




Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.

 


BÀI SỐ 53

 

Ẩn tu than kẻ chấp ly kỳ

Không sắc thật quyền chẳng biết chi

Bảo Phật gỗ, đồng không độ lửa

Còn thân Phật đất, nước tan đi.



 Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời



NHƯ Ý : Có một phái bảo TU mà còn tụng Kinh, niệm Phật, lễ thờ Phật là còn chấp, đó chỉ là lối tu hình tướng bên ngoài, Phật đất không độ được nước, Phật Giấy, Gỗ,  Đồng không độ được lửa, chỉ của chân KINH, chân PHẬT  mới độ cho được GIẢI THOÁT thành công.

Lời nói dường như Tự-tại Vô-ngại,  song đường lối mật truyền của họ vẫn ở trong vòng chấp LIỄN, vòng  điện chạy qua châu Thân gọi là Tiểu châu thiên mà thôi, họ không biết tượng Phật là Quyền để dẫn người tu đi đến chỗ THẬT, như QUYỀN cũng chính là Thật, Kinh Pháp là chiếc bè đưa sang sông, là ngón tay chỉ Mặt-Trăng, khi chưa qua được vòng KHỔ ẢI phải nhờ chiếc bè, khi chưa thấy được TRĂNG,  Tánh phải nương ngón Tay.

 

KINH và TƯỢNG đều là  Huyễn-hữu hay Huyễn-sắc, nhưng cũng chính là Chân-không, xưa có một vị hành giả đến hỏi một vị Tôn-túc, Phật ở đâu?

Đáp: Đang ngồi trên bàn thờ Chánh-điện, hành giả lại gạn, Không Ý tôi hỏi là Thật Phật kìa, vị Tôn-túc vẫn đáp đang ngồi ở Chánh-điện, đây là chỉ cho Quyền Phật Tức Thật Phật các pháp đều là CHÂN NHƯ PHÁP.

Lại có vị Tăng đến hỏi một bậc Thiền-Bá, khi kiếp lửa đốt cháy cả thế gian Chân-tánh có theo đó mà bị thiêu hoại hay không?

 

Đáp: Đều theo đó mà bị cháy tan cả, vị Tăng ngơ ngác không hiểu, Đến khắp danh lam ở các Núi tham phỏng hơn 10 năm sau mới tỏ Ngộ và Bởi thế mới có lời nguyền ngữ:

 

“Một câu kiếp lửa tiêu tan hết, ngàn núi bôn Mang Phận Nạp Tăng.”

 

 Trên đây là Ý Chân-không Chẳng ngoài Huyễn-sắc.

 

 

Cảnh tỉnh về NGƯỜI tu tập NIỆM PHẬT


Niệm Phật Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm

 

Tiết 51.- Biện Ma Cảnh

 

Như trên đã nói, người niệm Phật có khi thấy các tướng song lại là ma cảnh; điều này chỉ cho trường hợp nhân quả không tương ứng. Chẳng hạn như người đang quán tướng Phật, hốt nhiên thấy tướng mỹ nữ. Kẻ tinh tấn niệm Phật mong thấy thắng cảnh ở Tây Phương, song chợt thấy một vùng nhà cửa ô tạp, nam nữ cùng loài súc vật đi qua chạy lại lăng xăng. Người mong thấy hoa sen báu, nhưng bỗng thấy một cỗ xe nhỏ. Do nhân quả không hợp nhau như thế, nên biết là cảnh ma. Có năm trường hợp để phân biệt là cảnh ma hay cảnh thật như sau:

 

1. Các cảnh nhân quả không phù hợp, quán tướng này song thấy tướng khác, cầu cảnh nọ mà lại hiện cảnh kia, như trên đã vừa nói. Và lại, cảnh hiện ra không giống như trong kinh diễn tả, đều là cảnh ma.

 

2. Chư Phật, Bồ Tát tâm từ bi trong sạch, cho nên dù hiện tướng quỷ thần đến thử thách, ta vẫn cảm thấy an nhiên thanh tịnh. Trái lại, bản nghiệp các loài ma là phiền não hiểm ác, nên dù hiện tướng Phật đến khuyên dạy, ta tự cảm thấy xao động nóng nảy không yên.

 

3. Ánh sáng của Phật làm cho ta cảm thấy êm dịu mát mẻ, lại không có bóng, không chói mắt. Ánh sáng của ma làm cho ta chói xót đôi mắt, bứt rứt không yên, và có bóng. Cho nên Kinh Lăng Già nói:

 

Phật địa là tối thắng
Trong sạch mầu trang nghiêm
Chiếu hiệu như lửa hừng
Ánh sáng đến khắp nơi
Rực rỡ không tổn mắt
Xoay vần độ ba cõi.



4. Lời thuyết pháp của Phật, Bồ Tát hợp với kinh điển, thuận theo chân lý. Lời của ma trái lẽ phải, không đúng với kinh Phật đã chỉ dạy.

 

5. Khi thắng tướng hiện ra, muốn khảo nghiệm, hành giả chỉ chánh ý tụng Bát Nhã Tâm Kinh, hoặc nhiếp tâm trì chú, niệm Phật. Nếu là thánh cảnh, càng niệm lại càng rõ ràng, vì vàng thật không sợ lửa. Nếu là ma cảnh, trì niệm một hồi nó liền ẩn mất, bởi tà không thể lấn chánh.

 

Phải lấy cả năm điều như trên để xét nghiệm, chớ không thể chỉ một hai điều. 

 

Vì có những thiên ma hoặc thần tiên theo ngoại phái, muốn dắt dẫn ta hướng về đường lối của họ, nên giả hiện tướng Phật, Bồ Tát để thuyết pháp. Tuy môn tu của họ không phải là con đường cứu cánh giải thoát, song họ có nghiệp lành, hoặc sức Thiền Ðịnh khá cao, nên hào quang phát ra cũng làm cho ta được mát mẻ êm dịu.

Lại lối thuyết pháp của họ đôi khi cũng khuyên làm lành giữ giới, ăn chay niệm Phật, song có một vài điểm sai khác không hợp với kinh Phật, phải nhận định kỹ và phải hiểu giáo lý mới biết được. Chẳng hạn như họ cũng khuyên ăn chay niệm Phật, nhưng lại dạy phải vận hành câu niệm Phật khắp châu thân gọi là "chuyển pháp luân" để khai thông mạch Nhâm, Đốc, và mở Nê Hoàn Cung. Đây là lối thuyết pháp của hàng ma ngoại đạo. Hoặc có loài ma hiện ra tướng cao tăng bảo:

 

"Phật đồng, Phật xi măng không độ được nước, vì xuống nước phải chìm; Phật tượng, Phật gỗ không độ được lửa, vì gặp lửa phải bị cháy; chỉ có Phật tâm mới không bị vật chi làm hoại. Tu được Phật tâm thanh tịnh thì không cần tu thân và khẩu; cho nên dù ăn thịt uống rượu, có vợ con cũng vô hại. Lối tu thân và khẩu như giữ giới, ăn chay, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, là những cách khổ hạnh bó buộc vô ích."

 

Đây là lời thuyết pháp của hạng tinh mị lâu năm, hoặc loài ma ái dục. Có những hạng ma ngoại đạo công năng tu khá cao, có thể dùng sức Thiền Ðịnh gia bị, khiến cho hành giả thân tâm được an định trong vòng bảy ngày, hoặc hai mươi mốt ngày. Nhưng lối thuyết pháp của họ không siêu thoát, kết cuộc chỉ trong vòng ngã chấp.

Cổ đức đã bảo: "Thấy ma không ma, ma liền tự hoại; thấy quái không quái, quái liền tự bại." Câu này có nghĩa: nếu thấy ma quái mà lòng không xao động sợ hãi, giữ chánh niệm được vững vàng, hoặc chí tâm niệm Phật, loài ma quái ấy không làm chi được, sẽ tự bỏ đi. Chẳng những khi thấy ma quái phải như thế, mà dù cho lúc tu hành được một phần kết quả, hay thấy thắng tướng, cũng đừng nên quá bi cảm, kinh ngạc hoặc vui mừng. Ví như ta có hạt châu làm rớt dưới đáy hồ, vì nước đục nên dò kiếm mãi vẫn mất tích. Nay nước lắng trong lại tìm thấy được, hạt châu ấy nguyên là của đã có, việc chi đến đỗi phải kinh ngạc, vui mừng?

Người tu nếu tâm không bình tĩnh, quá bi thương, tất bị loài bi ma ám nhập làm cho thương khóc mãi chẳng thôi. Như quá vui mừng, cũng bị loài ma hoan hỷ ám nhập, làm cho cười mãi như điên cuồng. Lại, hành giả niệm Phật tuy cũng mong được thấy thánh cảnh, nhưng đừng quá mơ tưởng ước ao, bởi niệm tức là đã cầu rồi. Nên giữ tâm trạng điềm tĩnh, "cầu mà không cầu, không cầu mà cầu", mới không bị sự cầu mong làm xao động.

Cứ chí tâm niệm Phật, lâu ngày niệm lực thanh tịnh đạo cảm ứng giao thông, tất thấy được thánh cảnh. Nếu mãi để lòng mong ước, đó tức là vọng tưởng, ma sẽ thừa cơ len lỏi vào để phá hoại.

 

Vào khoảng Thanh mạt bước sang thời Dân Quốc, ở Trung Hoa có ông Ngụy Tịch Phủ vốn là thiền hữu của cư sĩ Dương Nhân Sơn, Ngụy Tịch Phủ tu tập Thiền Ðịnh gần ba mươi năm, một hôm bỗng được Thiên Nhãn Thông. Ban sơ, ông thấy những vật ngoài tường vách, kế lại thấy rõ những việc xung quanh vài ngoài mươi dặm như ở trước mắt. Biết mình đã đắc Thiên Nhãn, ông rất kinh ngạc vui mừng!

Ban đầu chỉ thấy thôi, sau lại nghe rõ cả tiếng người và cầm thú ở ngoài xa. Đó là Thiên Nhĩ Thông tùy theo phát hiện. Lần hồi những sự vật ngoài mấy ngàn dặm, cũng đều thấy nghe được. Sau đó những việc chưa phát hiện, ông vẫn thấy nghe và hiểu biết rõ ràng. Đây là cảnh chứng của Túc Mạng Thông.

Bấy giờ phe đảng của Hồng Tú Toàn thuộc nhóm Thái Bình Thiên Quốc chưa khởi sự đánh Thanh triều, nhưng Ngụy Tịch Phủ đã thấy trước chiến cuộc xảy ra ở Quảng Tây lần hồi đến Tô Châu, nhơn dân chết vô số. Bởi mục kích nhiều trạng thái chết chóc rất thê thảm, ông quá xúc động, gặp ai cũng thương khóc bảo: "Đại loạn sắp đến nơi rồi, dân chúng sẽ bị tàn lục khổ sở đáng thương xót, biết làm sao?"

Lúc đó mọi người nghe ông nói thế, ai cũng cho là điên. Cư sĩ Dương Nhân Sơn bấy giờ ở kinh sư thường gần gũi ông, nên biết rõ việc ấy. Kế đó giặc xảy ra thật. Đến khi loạn bình rồi, Dương Nhân Sơn cư sĩ gặp Ngụy Tịch Phủ ở Dương Châu mấy lần, thấy ông vẫn còn khóc lóc. Sau Nhân Sơn gặp cư sĩ Đinh Phước Bảo, trần thuật lại sự việc và nói:

"Đó là cảnh bi ma ám nhập. Phàm người tu đến lúc đắc lực, Thiên Nhãn Thông ngẫu nhiên phát hiện, nên soi về tự tánh, đừng để cho sắc trần làm lay chuyển. Nên biết các thần thông ta vẫn sẵn có, không nên quá mừng rỡ kinh ngạc cho là sự lạ kỳ."

 

Trong Trúc Song Tùy Bút Lục, Liên Trì đại sư có thuật lại câu chuyện:

- Một thiền sư cất am tu gần khe suối. Đêm nọ đang lúc tĩnh tọa, sư nghe thấy hai con quỷ ngồi bên bờ suối nói với nhau rằng: "Ngày mai vào lúc xế chiều, có người đội mão sắt đi qua cầu suối này, tôi sẽ dìm cho chết đắm để thay thế." Con quỷ kia bảo: "Mừng giùm anh sẽ được thoát ly, tôi còn phải chịu lạnh lẽo chờ đến hai năm sau mới có người thế mạng."

Thiền sư nghe xong lưu ý. Trưa hôm sau, một trận mưa to đổ xuống, nước dâng ngập cả suối cầu. Xế lại mưa còn lâm râm, quả nhiên có người đầu đội cái chảo gang, lần dò muốn vượt qua cầu suối về nhà. Sư liền đón lại thuật rõ sự việc nghe thấy. Người này cả kinh quay trở lại.

Tối hôm đó, thiền giả nghe con quỷ nói: "Sắp được thoát ly mà bị ông thầy tu này phá hoại, đêm nay tôi phải báo thù mới được!" Sư nghe xong, liền nhiếp tâm nhập chánh định, thấy quỷ ra vào và đi xung quanh am mấy lượt như có ý tìm kiếm. Do sức chánh định, quỷ tìm mãi không thấy được thiền sư, sau cùng chán nản bỏ đi.

Trên đây là hai câu chuyện "BI MA" và "KHƯỚC MA". Xin ghi lại cho chư liên hữu thêm phần ý thức trên đường tu niệm.

 

 

 

BÀI KỆ THỨ 13

 


Một câu A Di Ðà
Cảnh Thật Tướng sạch trong
Tuyệt bàn, tuyệt suy nghĩ
Khó nói, khó hình dung.

( Nhứt cú Di Ðà
Thanh tịnh Thật Tướng
Tuyệt nghị, tuyệt tư
Nan danh, nan trạng.)



LƯỢC GIẢI

 


Lập lại ý trên, hành giả niệm Phật khi đi sâu vào tam muội, thể Thật Tướng của chân tâm lồ lộ hiện bày. Cảnh giới này chỉ đem tâm thanh tịnh khế hợp, không thể dùng lời nói diễn tả, dùng tâm niệm phân biệt để nghĩ ngợi phan duyên.

Bởi thế nên khi Thủy Lão Hòa Thượng đến tham khấu với ý niệm cầu hỏi về chân tâm, vừa mới cúi lạy đã bị đức Mã Tổ đạp cho té lăn tròn. Thế mà Hòa Thượng tỏ ngộ, vỗ tay cười ha hả.

Sự tỏ ngộ ấy chỉ đương nhân tự hiểu, như người uống nước lạnh nóng riêng mình biết lấy mà thôi. Cũng với y chỉ này, thuở xưa một vị tôn đức đem bài kệ như sau ướm hỏi các môn nhân:


Có pháp không sau trước
Vô hình vốn lặng trang
Hay làm chủ muôn vật
Chẳng theo bốn mùa tàn.


Một đệ tử nghe xong, vội ứng tiếng thưa: 
"Ðó là chân tâm!" Liền bị tôn đức rầy quở bác phá.

 



CHÂU THỊ

 

Nhà lan thanh vắng, giậu cúc lơ thơ, trời thu phân cảnh vật tiêu sơ, người liên nữ bền lòng TÍN NGUYỆN! Đó là gia cảnh của Châu thị, và bà đang theo thời khóa thành tâm niệm Phật.

 

Châu thị nguyên là vợ của họ Chương. Từ trẻ bà đã biệt thờ kính Quán Thế Âm đại sĩ, TIN SÂU NHÂN QUẢ, từ hòa hiếu thuận và ưa thích điều lành. Đến sáu mươi tám tuổi, Châu thị mới được nghe biết sự lợi ích của pháp môn Tịnh độ, liền trường trai niệm Phật ra TIẾNG một muôn câu, ngoài số ấy đều tùy thời tùy cảnh niệm THẦM.

 

Công phu hành trì như thế đã trải hơn mười năm. Mấy năm sau cùng vì tránh sự phiền nhiễu, Châu thị thường tĩnh tọa nơi gian nhà riêng, sự tu trì càng thêm mật thiết. Có đôi lúc bà ngồi yên nhắm mắt hướng về Tây, luôn hai ba ngày không ăn uống nơi cổ tay MẠCH không còn nhảy; duy có nét mặt sáng tươi, toàn thân nóng ấm. Sau khi ấy, người nhà hỏi về tình trạng lúc đương thời, bà đáp:

 

“Ta thấy mình ngồi niệm Phật trên tòa sen to đẹp, quên hẳn thời khắc, lòng rất sáng nhẹ an vui!”

 

Đến năm Dân Quốc thứ hai mươi, vào khoảng tháng sáu, Châu thị bỗng cảm bịnh. Đứa con trai suất lãnh người nhà luân phiên trợ niệm. Vài hôm trước khi mãn phần, bà nói với gia thuộc rằng: “Ta còn lưu trụ hai ngày nữa, các con nên tạm nghỉ ngơi. Hãy chuẩn bị nấu nước thơm cho ta tắm gội, và y phục giày dép đều phải đổi thứ mới sạch!”

 

Hai hôm sau, vào giờ Tỵ, bà ngồi ngay thẳng hướng về Tây, nhắm mắt không nói năng chi cả. Con trai thấy thế, lại gọi người nhà vây quanh, đồng cao tiếng niệm Phật. Độ vài mươi phút kế đó, Châu thị ngồi yên ổn mà tắt hơi, gương mặt lộ nét tươi vui hòa nhã. HƠN HAI GIỜ SAU, đảnh đầu của bà hãy còn nóng.

 

Có điều đáng kỳ diệu là đang lúc làm lễ nhập liệm, đứa cháu nội gái của bà, vì quá thương khóc nên ngã xuống hôn mê. Mẹ đứa bé này tức là dâu của Châu thị, cũng đã niệm Phật vãng sanh từ mấy năm về trước. Khi được người nhà vực tỉnh dậy, bé gái nói:

 

“Con thấy từ phương Tây phóng tới ánh sáng to rộng rực rỡ. Đức Quán Thế Âm thân tướng nghiêm đẹp, tay cầm cành dương liễu, theo sau có vô số Bồ Tát nương giữa hư không bay đến. Trong giây phút mẹ cùng bà nội thân tướng cao lớn tươi tốt hơn lúc bình thường, theo sau chư Bồ Tát bay về phương Tây.

 

Ngoài ra lại còn có vô số hoa lạ, tràng phan bảo cái hiện giữa hư không, tất cả cảnh vật đều trang nghiêm rực rỡ khác thường. Trông thấy cảnh ấy lòng con chợt an vui, quên hẳn sự xót xa thương khóc. Bấy giờ con không còn lo buồn nữa, vì biết rõ mẹ và bà nội đã về cảnh Phật!”

 

LỜI BÌNH:

 

Phàm sanh về Cực Lạc, không luận Trai gái già trẻ, đều hiện thành THÂN NAM đủ ba mươi hai tướng tốt. Đứa bé thấy mẹ cùng bà nội đều còn thân NGƯỜI NỮ, đó là phương tiện hiện ra tướng cũ, để cho nó dễ nhận biết. Độc giả khi xem đến đoạn nầy, CHỚ HOÀI NGHI! 



CỰC LẠC DU LÃM KÝ

HT. THÍCH  THIỀN-TÂM dịch

 

 

Theo trong KINH, ở thế giới Cực-Lạc không có nam nữ phân biệt, tại sao nơi đây lại hiển hiện nhiều hài tử ?

 

Ngài đáp:

 

- Đúng như thế, ở đây không phân tướng nam nữ, ngươi hãy tự nhìn kỹ lại xem mình thế nào?

 

Bị Bồ-Tát cảnh báo, tôi kinh lạ chợt phát hiện ra mình cũng biến thành thân Nữ-hài 13 tuổi, trang-phục đồng một dạng thức như các nữ-chúng kia.

 

Tôi tiếp tục hỏi với giọng đầy-kinh ngạc:

 

- Tại sao lại như thế này?

 

Đức Quán-Thế-Âm lộ vẻ từ-bi mỉm cười bảo:

 

- Nơi đây có một vị Bồ-Tát làm chủ-tể, muốn biến nam thì toàn chúng đều hóa thành nam, muốn biến nữ thì toàn chúng thành nữ. Kỳ thật, chẳng luận biến nam hay nữ, khi đã hóa sinh trong hoa sen, tức không còn thân huyết nhục, thể-chất đều là ngọc báu trong suốt, bên ngoài chỉ có tướng người, thật ra không phân nam nữ.

 

Tôi quan sát lại thân thể mình quả đúng như lời Bồ-Tát nói, không thấy da thịt, xương, gân, tủy, não, chỉ là chất ngọc thủy tinh trong trắng.

---o0o---



Thế giới Cực Lạc có một “PHỤ NỮ”, vậy thì A Di Đà Phật không thể thành Phật?

 

Trích: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 145)

 

Trong 48 nguyện nói được rất rõ ràng: "Ngã tác Phật thời, quốc vô phụ nữ", nếu Thế giới Cực Lạc có một “PHỤ NỮ”, vậy thì A Di Đà Phật không thể thành Phật. Sau cùng Ngài nói "nhược bất nhĩ giả, bất thủ chánh giác", Thế giới Tây Phương Cực Lạc còn có người nữ, A Di Đà Phật không thể thành Phật. A Di Đà Phật thành Phật đến nay đã mười kiếp, Ngài mỗi một nguyện đều đã thực hiện.

 

1.- Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, “SÚC SANH” thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

...

Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch-hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hoà nhã.

 

Tiếng chim đó diễn nói những pháp như Ngũ-căn, Ngũ-lực, Thất-bồ-đề phần, Bát-thánh-đạo phần..v..v.. Chúng-sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!

 

[

 

Xá- Lợi- Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra.

 

Vì sao? Vì cõi của Đức Phật đó không có ba đường dữ.

 

Xá- Lợi- Phất! Cõi của Đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do Đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hoá làm ra đấy thôi.

 

]


Xá- Lợi- Phất! Trong cõi nước của Đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hoà chung.


Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.


Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của Đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dưng ấy.

 

PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ

 

 

Niệm Phật Phải Hành Trì Cho Thiết Thật

 

Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát Nhã hương lòng nhẹ.
Lăng Già niệm ý sâu
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu
Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...


Comments

Popular posts from this blog