ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI




62) Ma Ra Na Ra


Ma ra. Hán dch là “Như ý”

Na ra. Hán dch là “Tôn thượng”.


Đây là Quyến sách th nhãn n pháp. n pháp này có công năng mang li s an vui như ý đến cho hành gi, khiến cho các th bnh tt, chướng nn đu được tiêu tr.


Quyến sách th nhãn n pháp có rt nhiu diu dng. Hành gi có th kết mt si dây ngũ sc ri hành trì quyến sách n pháp vào si dây y. Thành tu ri thì khi phóng si dây này ra, các loài yêu ma qu quái, ly m vng lượng đu b trói cht. Không th nào chy thoát được. T đó s tìm cách giáo hóa cho các loài y hi tâm hướng thin. Đây là diu dng ca n pháp này. Mi xem qua thì có v bình thường nhưng công năng tht khó lường.


Trong đo giáo gi n pháp này là “Khn tiên thng”.



 ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


62. Ma Ra Na Ra

      PRANILA  (B RA NI LA)


BỔN-THÂN NGÀI BẢO-ẤN-VƯƠNG BỒ-TÁT 


Kệ tụng :


Bảo ấn thủ nhãn đại bồ tát

Kim phủ phách phá vô minh gia

Nhất thiết hữu tình phiền não đoạn

Tùng địa dũng xuất bảo liên hoa



THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 



42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp


NAM MÔ BỔN-THÂN NGÀI BẢO-ẤN-VƯƠNG BỒ-TÁT  MA-HA-TÁT



Quyến-Sách Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai

Ma Ra Na Ra [62]

Án-- chỉ rị lã ra, mô nại ra, hồng phấn tra.



Kinh nói rằng: “Nếu bị các việc khuấy rối, muốn được an ổn, nên cầu nơi Tay cầm dây Quyến-Sách.”

 

Thần-chú rằng: Ma Ra Na Ra [62]

 

Chơn-ngôn rằng: Án-- chỉ rị lã ra, mô nại ra, hồng phấn tra.



Kệ tụng :


Quyến sách thủ thị khổn ma thằng

Bàng môn quỉ quái nan độn hình

Câu lưu pháp bảo đa biến hóa

Trừ tà phù chánh bí văn linh.




MAHAKARUNA DHARANI



62. PRANILA 

     

PRA means “as-you-will.”

NILA  means “highly venerated.”


This is the Lariat Hand and Eye, which can bring peace to all troubled situations, such as sickness, mishaps, or obstacles.


The Lariat Hand has many uses. You make a rope out of threads of five colors, and when you have cultivated the Hand and Eye to perfection all you have to do is throw the Lariat and lasso all the strange demons, ghosts, monsters, 魑魅  LY M and 魍魎 VNG LƯỢNG ghosts. They won’t be able to get away because you’ve got them tied up. Since they can’t get away, they will surrender. This is a wonderful Dharma, although it looks very ordinary.




LY M
 魑魅  là loài yêu quái rng núi, mt ngưi mình thú, hay mê hoc và làm hi ngưi ta.   

VNG LƯỢNG 魍魎 là ging yêu quái g đá trong núi sông.



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



62. PRANILA 


The Jeweled Seal Hand and Eye of this great Bodhisattva

And the golden ax shatter the root of ignorance.

All afflictions of sentient beings are completely cut off.

A delicate lotus wells forth from the ground.





THE FORTY-TWO HANDS




2.The Lariat Hand and Eye 


The Sutra says: “For seeking peace and tranquility in all unrestful situations, use the Lariat Hand.”


The Mantra: Mwo la nwo la.

The True Words: Nan. Jr li lai la. Mwo nai la. Hung pan ja.



The verse :


The Lariat Hand is a demon-binding cord.
Strange ghosts and externalists find it hard to disappear,
For Krakuchanda’s  Dharma jewel has many transformations.
Drive out the deviant, support the proper.--These secret words are magic.



with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.


BÀI SỐ  36

 

Ẩn tu thôi mặc dở hay đời

Chỉ ước lâm chung dự biết thời

Nương nguyện Phổ-Hiền sanh Cực-Lạc

Rồi dong thuyền độ khắp nơi nơi.

 

 

 Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời



NHƯ Ý :  Người Á đông, nhất là những người ở nước có Triết lý Tam-giáo, THÍCH ĐẠO NHO, khi đã chìm nổi nhiều với cuộc đời, thường có ý hướng về sự THOÁT tục; để tiêu biểu cho việc đó XIN tạm dịch hai câu của Cao-Bá-Quát như sau : Việc thế nổi chìm xin chớ hỏi, trong xa khói sóng có ĐÀO NGUYÊN. Nguyên tác,  “Thế sự thăng trầm Quân mạc vấn, Yên ba thâm Xứ Hữu Ngư châu.”

 


Động Đào-Nguyên


ĐÀO NGUYÊN còn gọi là động Bích. Đây là chỗ TIÊN ở.


Tương truyền đời nhà Tấn (265-419), có người chài cá ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối. Càng đi xa chừng nào thì thấy có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống. Đến một quãng, bỗng thấy trước mặt hiện ra một rừng đào. Hoa đào đỏ rực rỡ làm cho ngư phủ càng thấy say sưa thích thú.

Định có người ở gần đấy nên bỏ thuyền, lên bờ. Vượt qua rừng đào, đến một ngọn núi. Dưới chân núi có một cửa hang nhỏ hẹp, vừa chui được một người. Bên trong thấp thoáng có ánh sáng.


Gợi tính tò mò, chàng lách mình vào cửa hang. Lúc đầu, cửa hang còn hẹp, sau rộng dần, rồi cả một thế giới hiện ra: Ruộng vườn tươi tốt, nhà cửa thôn ấp liên tiếp nhau; tiếng gà, tiếng chó nghe rõ mồn một; thanh niên thiếu nữ đều say sưa công việc đồng áng. Trên mặt mọi người hiện nét vui tươi chất phác hồn nhiên. Người già, con trẻ đều có vẻ ung dung thanh thản.

Những người ở đây thấy chàng ngư phủ thì lấy làm kinh ngạc hỏi: làm sao đến được chốn này? Ngư phủ trình bày sự thực. Các bực phụ lão đem vợ con ra chào mừng khách lạ, dọn cơm rượu đãi khách. Ngư phủ ăn uống lấy làm ngon lạ, vì tuy cơm rượu mà tính chất khác thường.


Những bực phụ lão lại nói:


- Tổ tiên chúng tôi tránh loạn đời Tần, đem cả gia đình vào ở đây, từ đó cách biệt với bên ngoài. Hiện nay, chúng tôi không còn biết nhà Hán, huống hồ là nhà Ngụy, và nhà Tấn.Cuối cùng, họ lại dặn ngư phủ: sau khi ra khỏi chốn này, xin đừng cho ai biết có họ ở đây.


Người đánh cá ở chơi một hôm rồi xin cáo biệt.
Từ đời nhà Tần (221 trước D.L.) đến nhà Tấn (419 sau Dương lịch) mà họ đến đây tránh nạn kể ra có trên sáu trăm năm. Người đánh cá cho mình may mắn đã được gặp tiên. Nên khi trở về, nhiều người đến thăm hỏi, trước còn tìm cách giấu nhưng cuối cùng chuyện thấu đến quan Thái Thú sở tại, ngư phủ đành phải thuật cả việc lại.


Có tính hiếu kỳ, viên Thái Thú sai người đi theo chàng ngư phủ tìm lại động ĐÀO NGUYÊN, nhưng hai người bị lạc đường đành phải trở về.


Nguyễn Tử Quang

Điển hay tích lạ



 

Cũng có vị khi  đã ở trong cửa ĐẠO, nhưng xét thấy chúng sanh nghiệp NẶNG, mình lại CHƯA đủ khả năng tế độ; như CHÍNH mình còn bị trói KHÔNG thể mở trói cho người; Nên đành phải để sự XUẤT trần trước rồi mới NHẬP trần sau, đó là tâm sự của bà Công-chúa em gái vua Nhật-tôn:  “Lên bờ cứu khổ mong quay lại, biển ái trong xa nước đục lờ.” Mấy câu này nói lên ý tưởng trên đây.

 

 

Cũng như THIỆN-TÀI đã trải qua 51 vị THIỆN-TRI-THỨC rồi, sự giác ngộ đã đến ĐẲNG–GIÁC BỒ-TÁT, cùng với DI-LẠC BỒ-TÁT không sai khác.


Vậy mà DI-LẠC bồ tát lại khuyên THIỆN TÀI nên trở về BỔN-SƯ của mình là BỒ-TÁT VĂN-THÙ, để trình bày SỞ HỌC, SỞ HÀNH, SỞ CHỨNG bồ-tát đạo và cầu sự thọ ký   (ẤN CHỨNG) cho.

VĂN-THÙ bồ tát  ẤN-CHỨNG như thế nào?

Ngài không hiện thân ra như các vị thiện tri thức khác, mà từ xa 110 DO-TUẦN, ngài đưa Tay XOA-ĐẦU THIỆN TÀI để ẤN CHỨNG , là ý nói ngài VĂN THÙ lúc nào cũng ở bên cạnh đệ tử của mình dù “XA” hay “GẦN”, cũng như THIỆN TÀI chưa bao giờ rời CĂN-BẢN TRÍ (TRÍ KIM-CANG) mà không tự biết, giống như KẼ CÙNG-TỬ trong KINH PHÁP-HOA, cho nên ngài phải XOA ĐẦU ẤN-CHỨNG cho.

Vì  cảnh-giới của chư PHẬT không phải bậc ĐẲNG-GIÁC có thể hiểu được, phải dùng “TÍN-CĂN” mới chứng nhập được. “TÍN-CĂN” LÀ TIN MÌNH CÙNG VỚI PHÁP GIỚI CHÚNG-SANH CŨNG CÓ “ĐẦY ĐỦ ĐỨC-TƯỚNG TRÍ-HUỆ” NHƯ CHƯ PHẬT.



VĂN-THÙ-SƯ-LỢI BỒ TÁT

Vị Thiện Tri Thức thứ 52

 

dạy THIỆN TÀI về “TÍN-CĂN”

để thành tựu hạnh PHỔ-HIỀN và NHẬP PHÁP GIỚI được viên mãn.

 



KINH VĂN: 




Y lời dạy của Di-lặc Bồ-Tát, Thiện-Tài đi qua hơn một trăm mười (110) thành đến nước Phổ-Môn, thành Tô-Ma-Na, ở nơi cửa  thành suy tìm VĂN-THÙ SƯ-LỢI, trông được gặp gỡ kính thờ.



Bây giờ VĂN-THÙ SƯ-LỢI Bồ-Tát từ xa đưa tay hữu qua khỏi một trăm mười (110)    do-tuần áp trên đầu (xoa đầu) THIỆN-TÀI  mà nói rằng:



Lành thay! Lành thay! Nầy Thiện-nam-tử! Nếu rời “TÍN-CĂN” thời tâm yếu kém, lo sợ ăn-năn công-hạnh chẳng tròn đủ, thối thất tinh-cần, nơi một thiện-căn sanh lòng trụ trước, với chút ít công-đức đã cho là đủ. Chẳng thể phát khởi hạnh nguyện, chẳng được thiện-tri-thức nhiếp thọ, chẳng được Như-Lai ức niệm, chẳng biết được pháp-tánh như vậy, lý-thú như vậy, pháp-môn như vậy, công-hạnh như vậy, cảnh-giới như vậy, đều không thể biết khắp, biết nhiều, tột nguồn đáy, hiểu rõ, xu nhập giải-thoát, phân-biệt, chứng biết, chứng đắc, tất cả điều trên đây đều không thể được.



Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát tuyên nói pháp ấy cho THIỆN-TÀI được lợi ích hoan-hỷ thành-tựu vô-số pháp-mônđầy đủ vô-lượng đại-trí quang-minh, khiến được Bồ-Tát vô-biên-tế đà-la-ni, vô-biên-tế nguyện, vô-biên-tế tam-muội, vô-biên-tế thần-thông, vô-biên-tế trí, khiến vào đạo-tràng phổ-hiền-hạnh.



Lại để Thiện-Tài ở tại chỗ cũ, Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát nhiếp thần-lực chẳng hiện.

 

 

Kệ tụng:

 

 

 

Niềm tin là bước đạo sơ nguyên,
Mà nỗi trần ai lắm sự duyên!
Thoạt tưởng sen lành say cõi Tịnh
Lại nghe mai đẹp mến non Thiền.


Bồ Đề gieo khéo nguyền viên-giác
Không hữu còn thương chấp nhị-biên
Tín-đức ví bền như hạnh nguyện
Mưa hoa đồng dạo cảnh Tây-thiên.

 

 

( Niệm Phật Phải DỨT-TRỪ-LÒNG-NGHI - HT THIỀN-TÂM )

 


KINH VĂN: 


Lúc bấy giờ ngài Phổ Hiền đại Bồ Tát khen ngợi công đức thù thắng của đức Như Lai rồi, bèn bảo các vị Bồ Tát và Thiện Tài rằng: "Này Thiện Nam Tử! Công đức của Như Lai, giả sử cho tất cả các đức Phật ở mười phương, trải qua số kiếp nhiều như cực vi trần trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật diễn nói không ngừng, cũng không thể trọn hết được.

Nếu ai muốn trọn nên công đức của Phật, thời phải tu mười điều hạnh nguyện rộng lớn. Những gì là mười điều?

 

Một là kính lễ các đức Phật.
Hai là khen ngợi đức Như Lai.
Ba là rộng sắm đồ cúng dường.
Bốn là sám hối các nghiệp chướng.
Năm là tùy hỉ các công đức.
Sáu là thỉnh đức Phật thuyết pháp.
Bảy là thỉnh đức Phật ở lại đời.
Tám là thường học tập theo Phật.
Chín là hằng thuận lợi chúng sanh.
Mười là hồi hướng khắp tất cả.

 

Bất cứ tu pháp nào đủ “TỨ PHÁP GIỚI” đều là “Phổ Hiền Hạnh Nguyện”, tức là công đức không cùng tận.

1.Hư không 2. Chúng sanh 3. nghiệp của chúng sanh 4. phiền não của chúng sanh không cùng tận, nên hạnh nguyện của Phổ-hiền cũng không cùng tận, THÂN, KHẨU, Ý không hề nhàm chán, BẢO HỘ CHÁNH PHÁP được thường trụ, thì Vũ-trụ sẽ không bị hủy diệt, thì tất cả công đức khác mới được thành tựu.

 

Lại người này lúc lâm chung, phút cuối cùng, tất cả căn thân đều hư hoại, tất cả thân thuộc đều phải bỏ lìa, tất cả oai thế đều bị thối thất, cho đến các quan phụ tướng đại thần, cung thành trong ngoài, voi ngựa xe cộ, trân bảo kho đụn v.v... tất cả đều không đem một món nào theo được. Chỉ có mười nguyện vương này chẳng rời người mà thôi. Trong tất cả thời gian nó thường ở trước dẫn đường, trong khoảnh khắc liền sanh về cõi Cực Lạc. Ðến Cực Lạc rồi liền thấy đức A Di Ðà Phật cùng các ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, v.v... các vị Bồ Tát này sắc tướng đoan nghiêm, công đức đầy đủ chung cùng vây quanh. Lúc bấy giờ người ấy tự thấy mình gá sanh nơi hoa sen báu, được đức Phật xoa đầu thọ ký. Sau khi được thọ ký rồi, trải qua vô số trăm ngàn muôn ức na do tha kiếp, khắp cả mười phương bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới, dùng sức trí huệ tùy theo tâm của chúng sanh mà làm lợi ích. Chẳng bao lâu sẽ ngồi nơi Bồ Ðề đạo tràng hàng phục quân ma, thành bực Chánh Ðẳng Chánh Giác giảng nói pháp mầu vi diệu. Có thể làm cho chúng sanh trong những cõi Phật như số cực vi trần của chúng sanh mà dạy dỗ cho thành thục, nhẫn đến cùng tận kiếp hải, có thể làm lợi ích tất cả chúng sanh một cách rộng lớn.

Này thiện nam tử! Các chúng sanh kia hoặc nghe, hoặc tin nơi nguyện vương rộng lớn này, rồi thọ trì đọc tụng và giảng nói cho người nghe. Công đức của chúng sanh kia chỉ có đức Phật Thế Tôn biết, ngoài ra không ai hiểu thấu. Vì thế nên những người được nghe mười điều nguyện vương này chớ sanh lòng nghi ngờ, nên phải lãnh thọ, thọ rồi nên đọc, đọc rồi có thể tụng thuộc, tụng thuộc rồi nên gìn giữ luôn, cho đến biên chép vì người mà giảng nói. Những người như vậy, trong một niệm tất cả hạnh nguyện đều được thành tựu, được phước vô lượng vô biên. Có thể ở trong biển khổ phiền não cứu vớt chúng sanh, khiến chúng được giải thoát, đều được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà.

 

 

( KINH HOA NGHIÊM-Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện)

 


SÁM PHỔ HIỀN

 

 

Ðệ-tử chúng đẳng,

tùy-thuận tu tập

Phổ-Hiền Bồ-tát,

thập chủng đại nguyện:

 

Nhứt giả lễ kính chư Phật,

Nhị giả xưng tán Như-Lai,

Tam giả quảng tu cúng-dường,

Tứ giả sám-hối nghiệp-chướng,

Ngũ giả tùy-hỉ công-đức,

Lục giả thỉnh chuyển pháp-luân,

Thất giả thỉnh Phật trụ thế,

Bát giả thường tùy Phật học,

Cửu giả hằng thuận chúng-sanh,

Thập giả phổ giai hồi-hướng.

 

 

Nguyện tương dĩ thử thắng công-đức,

Hồi-hướng vô-thượng chơn pháp-giới,

Tánh tướng Phật, Pháp cập Tăng-già,

Nhị đế dung thông tam-muội ấn,

Như thị vô-lượng công-đức hãi,

Ngã kim giai tất tận hồi-hướng,

Sở hữu chúng-sanh thân, khẩu, ý,

Kiến hoặc đàn báng ngã pháp đẳng,

Như thị nhứt thiết chư nghiệp-chướng

Tất giai tiêu-diệt tận vô dư,

Niệm niệm trí châu ư pháp-giới,

Quảng độ chúng-sanh giai bất thối,

Nãi chí hư-không thế-giới tận,

Chúng-sanh cập nghiệp phiền-não tận,

Như thị tứ pháp quảng vô-biên,

Nguyện kim hồi-hướng diệc như-thị.

 

Nam-mô Ðại-hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát MA-HA-TÁT (3 lần)


BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN

ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI

 

Nam-mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.

A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa tỳ ca lan đế, A di rị đa tỳ ca lan đa, Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta bà ha.

 

( 21 lần)

 

Quang, thọ khó suy lường
Sáng lặng khắp mười phương!
Thế-Tôn-Vô Lượng-Quang
Cha lành cõi Liên-bang.
Thần-lực chẳng Tư-nghì
Sống lâu A-tăng-kỳ,
A-Di-Đà Như Lai
Tiếp-dẫn lên liên đài.
Cực-Lạc cõi thuần tịnh
Công-đức lạ Trang-nghiêm
Nơi tất cả quần sanh
Vượt lên ngôi Bất-thối
Mười phương Hằng-sa Phật
Đều ngợi khen Vô-lượng
Cho nên nay chúng con
Nguyện sanh về An-Dưỡng.

 

Nam-mô A-DI-ĐÀ Phật

(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)

 

 

KINH NIỆM PHẬT BA LA MẬT


Đời Tấn, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.

 

PHẨM THỨ BẢY

KHUYẾN PHÁT NIỆM PHẬT và
ĐỌC TỤNG CHƠN NGÔN

 

Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát bạch Phật rằng:

- Thưa Thế-Tôn, con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời Mạt pháp, khi ấy kiếp giảm, thọ mạng ngắn, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà-ra-ni nầy, để THỦ HỘ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực-Lạc. Gọi là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà-ra-ni. Liền nói thần chú:

 

Nam-mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.

A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa tỳ ca lan đế, A di rị đa tỳ ca lan đa, Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta bà ha.

 

Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh khiết. NGÀY ĐÊM SÁU THỜI, mỗi thời tụng HAI MƯƠI MỐT BIẾN. Như vậy, diệt được các tội: Tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác, và hủy báng Chánh pháp. Thường được đức Phật A-Di-Đà HIỆN trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Hơi thở cuối cùng, được tùy nguyện mà vãng sanh Cực-Lạc. Hoặc tụng đến BA CHỤC muôn biến, liền thấy Phật NGAY trước mặt mình.

 

 

BÀI KỆ THỨ  9


Một câu A Di Ðà
Tròn đầy mười thập nguyện
Ðâu phải đức Phổ Hiền
Dạy lầm cho xong chuyện!

 

( Nhứt cú Di Ðà
Mãn thập đại nguyện
Khởi đắc Phổ Hiền
Thác giáo liễu biện! )




LƯỢC GIẢI


Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới, sau khi đức Phổ Hiền nói mười Ðại Nguyện Vương, ngài liền tự phát thệ và khuyên Thiện Tài đồng tử cùng hải chúng Bồ Tát trong biển thế giới Hoa Tạng đều nên niệm Phật hồi hướng về Cực Lạc. Lời phát thệ như sau:


Tôi nguyện khi lúc sắp mạng chung
Dứt trừ tất cả điều chướng ngại
Diện kiến đức Phật A Di Ðà
Liền được sanh về cõi An Lạc.


Tại sao thế? Vì muốn vào cảnh giới bất tư nghị giải thoát, muốn thành tựu các công đức, muốn chứng Phật quả phải thật hành mười đại nguyện vương, và muốn không bị nhiều chướng duyên làm cho thối chuyển, muốn sớm mau hoàn mãn mười Ðại Nguyện Vương ấy, tất phải cầu sanh Cực Lạc!

 

Cho nên lời đức Phổ Hiền khuyên dạy chư Bồ Tát niệm Phật cầu về Cực Lạc không phải là điều dạy bảo cạn cợt, lạc lầm, nói suông rồi cho xong chuyện! Mà chính đó là lời khuyên dạy tối quan yếu, bao gồm ý vị rất sâu sắc, phải suy gẫm nhiều mới thấu hiểu!



PHÁP CHIẾU ĐẠI SƯ
(Liên Tông Tứ Tổ)

 

Pháp Chiếu đại sư, chưa rõ là người bậc thế nào? Trong năm Đại Lịch thứ hai đời nhà Đường, hàng đạo tục được biết ngài ở chùa Vân Phong tại Hoành Châu, thường chuyên cần tu tập.

Một buổi sáng, vào lúc thanh trai, ngài thấy trong bát cháo ở Tăng đường; hiện rõ bóng mây ngũ sắc. Trong mây hiện ra cảnh sơn tự, phía Đông bắc chùa có dãy núi, chân núi có khe nước. Phía Bắc khe nước có cửa ngõ bằng đá. Trong ngõ đá lại có một ngôi chùa to, biển đề “Đại Thánh Trúc Lâm Tự”. Mấy hôm sau, ngài lại thấy nơi bát cháo hiện rõ cảnh chùa lớn ấy, gồm vườn ao, lâu đài tráng lệ nguy nga, và một vạn Bồ Tát ở trong đó.

Ngài đem cảnh tượng ấy hỏi các bậc tri thức. Một vị cao Tăng bảo: “Sự biến hiện của chư Thánh khó nghĩ bàn được. Nhưng nếu luận về địa thế non sông, thì đó là cảnh Ngũ Đài Sơn”. Nghe lời ấy ngài có ý muốn đến viếng Ngũ Đài thử xem sự thật ra thế nào”.

Năm Đại Lịch thứ tư, Đại sư mở đạo tràng niệm Phật tại chùa Hồ Đông. Ngày khai hội cảm mây lành giăng che chốn đạo tràng. Trong mây hiện ra cung điện lầu các Phật A Di Đà cùng hai vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí hiện thân vàng sáng chói cả hư không. Khắp thành Hoành Châu, bá tánh trông thấy đều đặt bàn đốt hương đảnh lễ. Cảnh tượng ấy hiện ra giây lâu mới ẩn mất.  Do điềm lành này, rất nhiều người phát tâm tinh tấn niệm Phật. Đạo tràng khai liên tiếp được năm hội.

Một hôm, Đại sư gặp cụ già bảo: “Ông từng có ý niệm muốn đến Kim Sắc thế giới tại Ngũ Đài Sơn, để đảnh lễ đức Đại Thánh Văn Thù sao đến nay vẫn chưa thật hành ý nguyện?”. Nói xong liền ẩn mất. Được sự nhắc nhở, ngài sửa soạn hành trang, cùng mấy pháp hữu, đồng viếng Ngũ Đài.

Năm Đại Lịch thứ năm, vào ngày mùng sáu tháng tư, Đại sư cùng đồng bạn mới đến chùa Phật Quang ở huyện Ngũ Đài. Đêm ấy, vào khoảng canh tư, ngài thấy ánh sáng lạ từ xa chiếu đến thân mình, liền nhắm phỏng chừng tia sáng mà theo dõi. Đi được năm mươi dặm thì đến một dãy núi, dưới chân núi có khe nước, phía Bắc khe có cửa cổng bằng đá.

 

Nơi cửa có hai vị đồng tử đứng đón chờ, tự xưng là Thiện Tài và Nan Đà. Theo chân hai đồng tử dẫn đường, ngài đến một ngôi chùa nguy nga, biển đề: “Đại Thánh Trúc Lâm Tự”. Nơi đây đất vàng, cây báu, ao sen, lầu các rất kỳ diễm trang nghiêm. Cảnh giởi qủa đúng như ảnh tượng đã thấy nơi bát cháo khi trước.

Ngài vào chùa, lên giảng đường, thấy Đức Văn Thù bên Tây, đức Phổ Hiền bên Đông. Hai vị đều ngồi tòa sư tử báu cao đẹp, đang thuyết pháp cho một muôn vị Bồ tát ngồi phía dưới lặng lẽ lắng nghe. Pháp Chiếu bước đến chí thành đảnh lễ, rồi qùy xuống thưa rằng: “Kính bạch Đại Thánh! Hàng phàm phu đời mạt pháp, cách Phật đã xa, chướng nặng nghiệp sâu, tri thức kém hẹp, tuy có Phật tánh mà không biết làm sao hiển lộ. Giáo pháp của Phật lại qúa rộng rãi mênh mông, chưa rõ pháp môn nào thiết yếu dễ tu hành cho mau được giải thoát?”

Đức Văn Thù bảo:

Thời kỳ này chính là đúng lúc các người NÊN niệm Phật. Trong các hành môn không chi hơn niệm Phật và gồm tu phước huệ. Thuở đời qúa khứ, ta nhờ quán Phật, niệm Phật, cúng dường Tam Bảo mà ĐƯỢC Nhất thiết chủng trí. Tất cả các pháp như: Bát Nhã Ba La Mật, những môn thiền định rộng sâu, cho đến chư Phật cũng từ niệm Phật mà sanh. Vì thế nên biết, Niệm Phật là vua trong các pháp môn”.

Ngài Pháp Chiếu lại hỏi:

Bạch Đại Thánh! Nên niệm như thế nào?

Đức Văn Thù dạy:

Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc. Đức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp KHÔNG dán đoạn, thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

Nói xong, hai vị đại Thánh đồng đưa tay vàng xoa đầu ngài Pháp Chiếu và bảo rằng:

Do ngươi niệm Phật, nên không lâu sẽ chứng được qủa Vô thượng Bồ Đề. Nếu thiện nam tín nữ nào muốn mau thành Phật, thì không chi hơn niệm Phật. Kẻ ấy nhất định sẽ mau lên ngôi Chánh Đẳng Chánh Giác.

Được hai vị Đại Thánh thọ ký xong ngài Pháp Chiếu vui mừng đảnh lễ rồi từ tạ lui ra.

Hai đồng tử khi nãy theo sau tiễn đưa. Vừa ra khỏi cổng, ngài quay lại thì người và cảnh đều biến mất. Ngài liền dựng đá đánh dấu chỗ ấy, rồi trở về chùa Phật Quang.

 

Đến ngày 13 tháng 4, Pháp Chiếu Đại sư cùng hơn năm mươi vị Tăng đồng đến hang Kim Cang, thành tâm đảnh lễ hồng danh ba mươi lăm đức Phật. Vừa lạy được mười lượt, ngài bỗng thấy hang Kim Cang rộng lớn thanh tịnh trang nghiêm có cung điện bằng lưu ly, đức Văn Thù, Phổ Hiền đồng ngự trong ấy.

 

Hôm khác, ngài lại đi riêng đến hang Kim Cang, gieo mình đảnh lễ, nguyện thấy Đại Thánh. Đang khi lạy xuống vừa ngước lên, Đại sư bỗng thấy một Phạm Tăng tự xưng là Phật Đà Ba LỴ. Vị này đưa ngài vào một đại điện trang nghiêm, biển đề là Kim Cang Bát Nhã Tự. Toàn điện nhiều thứ báu lạ đẹp mầu, ánh sáng lấp lánh. Dù đã nhiều lần thấy sự linh dị, nhưng ngài vẫn chưa thuật lại với ai cả.

 

Tháng chạp năm ấy, ngài nhập đạo tràng niệm Phật nơi chùa Hoa Nghiêm định kỳ tuyệt thực tu hành, nguyện vãng sanh về Tịnh độ. Đêm đầu hôm, ngày thứ bảy, đang lúc niệm Phật, Đại sư bỗng thấy một vị Phạm Tăng bước vào bảo: “Ông đã thấy cảnh giới ở Ngũ Đài Sơn, sao không truyền thuật cho người đời cùng được biết?”. Nói xong, liền ẩn mất.

 

Hôm sau, trong lúc niệm Phật, vì Phạm Tăng hiện ra, bảo y như trước. Ngài đáp: “Không phải tôi dám giấu kín thánh tích, nhưng chỉ sợ nói ra người đời không tin sanh sự chê bai mà thôi”. Phạm Tăng bảo: “Chính đức Đại Thánh Văn Thù hiện tại ở núi này, mà còn bị người đời hủy báng, thì ông còn lo ngại làm chi? Hãy đem những cảnh giới mà ông thấy được truyền thuật với chúng sanh làm duyên cho kẻ được biết, phát khởi tâm Bồ đề”. Ngài tuân lời, nhớ kỹ lại những sự việc đã thấy, rồi nghi chép ra truyền lại cho mọi người.

 

Năm sau, sư Thích Huệ Tùy ở Giang Đông cùng với chư Tăng chùa Hoa Nghiêm, theo Pháp Chiếu đại sư đến hang Kim Cang lễ Phật. Kế đó lại đến chỗ dựng đá lúc trước để chiêm ngưỡng dấu cũ. Đại chúng còn đang ngậm ngùi ngưỡng vọng, bỗng đồng nghe tiếng chuông hồng chung từ vách đá vang ra. Giọng chuông thanh thoát ngân nga, nhặt khoan ràng rẽ.

 

Ai nấy đều kinh lạ đồng công nhận những lời thuật của ngài Pháp Chiếu là đúng sự thật. Vì muốn cho người viếng cảnh đều phát đạo tâm, Tăng chúng nhân cơ duyên ấy, khắc những sự việc của ngài nghe thấy vào vách đá. Về sau ngay nơi đó, một cảnh chùa trang nghiêm được dựng lên, vẫn lấy hiệu là Trúc Lâm Tự để lưu niệm.

 

Triều vua Đức Tông, Pháp Chiếu đại sư mở đạo tràng niệm Phật tại Tinh Châu, cũng liên tiếp được năm hội. Mỗi đêm vua và người trong cung nghe tiếng niệm Phật rất thanh thoát từ xa đưa vẳng lại. Sau khi cho người dò tìm, được biết đó là tiếng niệm Phật ở đạo tràng tại Tinh Châu, nhà vua phái sứ giả mang lễ đến thỉnh ngài vào triều. Ngài mở đạo tràng niệm Phật tại hoàng cung, cũng gồm năm hội. Vì thế, người đương thời gọi ngài là Ngũ Hội Pháp Sư.

 

Từ đó Đại sư tinh tấn tu hành, ngày đêm không trễ. Một đêm nọ ngài thấy vị Phạm Tăng khi trước là Phật Đà Ba LỴ hiện đến bảo: “Hoa sen công đức của ông nơi ao thất bảo ở cõi Cực Lạc đã thành tựu. Ba năm sau là đúng thời kỳ hoa nở, ông nên chuẩn bị”.

 

Đến kỳ hạn, Đại sư gọi Tăng chúng lại căn dặn rằng: “Ta về Cực Lạc, mọi người phẳi gắng tinh tu!” Nói xong, ngài ngồi ngay yên lặng mà tịch.




MUỐN LÀM PHẬT THÌ “NIỆM-PHẬT”

(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)

Comments

Popular posts from this blog