ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



72) Na Ra Cn Trì Bàn Ðà Ra D

Na Ra Cn Trì. Hán dch là “Hin th”. Hin là thánh hin. Th là gi gìn, canh gi h trì.

Bàn Ðà Ra D dch nghĩa là Quán Thế Âm, Quán T Ti.

Đây là Thí vô úy th nhãn n pháp mà B tát Quán Thế Âm thường dùng đ cu đ chúng sanh, giúp cho mi loài không còn s hãi trong mi lúc, mi nơi.


 ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG



72. Na Ra Cn Trì Bàn Ðà Ra D


NILAKANTÉ PANTALAYA (NI LA KANH TÊ BANH TA LA DA)



BỔN-THÂN NGÀI PHÚ-LÂU-NA BỒ-TÁT



Kệ tụng :

 

Tiểu trung hiện đại vô ngại thân

Đông tây nam bắc nhậm tung hoành

Tam thiên thế giới duy nhất niệm

Nhĩ ngã tha tâm bất khả phân



THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 

42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp




NAM MÔ BỔN-THÂN NGÀI PHÚ-LÂU-NA BỒ-TÁT MA-HA-TÁT


Thí Vô Úy Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Bảy


Na Ra Cẩn Trì Bàn Đà Ra Dạ [72]
Án-- phạ nhựt-ra nẳng dã, hồng phấn tra.



Kinh nói rằng: “Nếu muốn trừ TÁNH ở tất cả chỗ sợ hãi không yên, nên cầu nơi Tay Thí-Vô-Úy.”


Thần-chú rằng: Na Ra Cẩn Trì Bàn Đà Ra Dạ  [72] 

Chơn-ngôn rằng: Án-- phạ nhựt-ra nẳng dã, hồng phấn tra.



Kệ tụng:



Thu tận thiên ma pháp bảo kỳ

Nghiệp chướng tiêu trừ thú Bồ đề

Vạn bệnh hồi xuân tăng phước  thọ

Thí vô úy thủ độ quần mê.



MAHAKARUNA DHARANI


72. NILAKANTÉ PANTALAYA 

In this sentence of the mantra, NILAKANTÉ means “worthy protection.”

PANTALAYA means “regarding in comfort,” or “regarding the world’s sounds.”

This is the Bestowing Fearlessness Hand and Eye which the Bodhisattva Who Regards the World’s Sounds uses to rescue all living beings, so that they are never afraid in any situation. The Bodhisattva relieves them of all their fears.


MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



72. NILAKANTÉ PANTALAYA 


His body unhindered, the great appears within the small.

His scope pervades north, south, east, west.

The three-thousand system of worlds is but a single thought.

In no way can you, I, and others be separate from the mind.





THE FORTY-TWO HANDS




7. The Bestowing Fearlessness Hand and Eye

           

The Sutra says: “ For all situations where there is fear and unrest, use the Bestowing
                         Fearlessness Hand.”


The Mantra: Nwo la jin chr pan chye la ye

The True Words: Nan. Wa dz la nang ye. Hung pan ja.



The verse:


The rare Dharma Jewel does away with heavenly demons.
Karmic obstacles melt away, so that one is destined for Bodhi.
The myriad illnesses return to Spring, and one’s blessings and lifespan increase.
The hand bestowing fearlessness, saves the lost multitudes.


with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ  31

 

 

Ẩn tu niệm dứt tướng vào ra

Không thấy thân tâm Phật với ta

Thanh thoát rõ rành vang Thánh-hiệu

Trăm hoa đua sắc tiếng Oanh ca.

 

NHƯ Ý : Người tu tịnh đến mức cao không trụ Tâm ở TRONG, ngoài và chính giữa,  cũng không thấy thân TÂM cảnh giới, mình và Phật.

Niệm như thế lần lần mùa xuân của chân tâm sẽ Hiển-Lộ, vì PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN PHÁP, mùa xuân Chân Tâm vẫn không NGOÀI mùa xuân thế tục, có Trăm hoa đua sắc tiếng Oanh ca.

 

( PHẬT PHÁP là Pháp Bất-Sanh Bất-Diệt của chân TÂM THƯỜNG TRỤ .

THẾ-GIAN PHÁP là Pháp Sanh-diệt của VỌNG Tâm PHÂN Biệt, chấp trước mà phải bị luân hồi trong Sanh-tử.

Cho nên, khi niệm PHẬT, trì CHÚ, tham THIỀN, nhập THẤT, ẩn TU...hay làm tất cả công việc hàng ngày, đều không rời CHÂN Tâm thường trụ. Bởi HUYỄN sắc tức CHÂN không. Đây gọi là : “PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN PHÁP”.)

 



BÀI KỆ THỨ  36

 

Một câu A Di Ðà
Rõ ràng chính là có.
Dùng tứ biện, bát âm
Khổ lời thương giải tỏa!

(Nhứt cú Di Ðà
Minh minh thị hữu
Tứ biện, bát âm
Bà tâm khổ khẩu!)



LƯỢC GIẢI

 

Trong cảnh giới Nhứt Chân, chẳng phải rỗng không, cũng chẳng phải thật có các pháp. Cho nên Tâm Kinh nói:

"Này Xá Lợi Tử! Huyễn sắc chẳng khác chân không, chân không chẳng khác huyễn sắc. Huyễn sắc chính là chân không, chân không chính là huyễn sắc".

 

Tóm lại, Chân Không chẳng phải cái không trống rỗng, mà chính nó ở ngay nơi hiện tượng huyễn hữu. Có một số người tu về Không môn, như Thiền tông chẳng hạn, chưa hiểu chân lý này, lầm nhận chân tâm là một tự thể sáng suốt rỗng không. Chư cao đức bên Tông môn cũng bác lối tu theo nhận thức sai lạc ấy, cho đó là Hư Ðầu Thiền. Bởi hiểu biết sai lạc như thế, nên họ rất ngại niệm Phật, cho tu Tịnh Ðộ còn có cái chướng của tướng có, như cát lẫn vào cơm. Hoặc họ cũng nhận niệm Phật là có công đức, nhưng còn thuộc về pháp hữu vi. Vì vậy, trong số các vị ấy có người đã mượn câu nói của cổ đức để thí dụ:

 

"Mạt vàng tuy là quí, nhưng rơi vào mắt thì xốn xang thành bịnh!".

 

Kỳ thật cổ nhơn cũng có lời ấy, song nói với một ý khác về bên Thiền khi hành giả hỏi, chớ không phải thuộc bên Tịnh. Các vị ấy cũng không hiểu: Pháp vô vi dung thông bao quát, đâu riêng có ngoài pháp hữu vi?


Thuở xưa ni cô Ðạo Càn đến chùa Quốc Thanh ở non Thiên Thai để phỏng đạo, có hỏi Bảo Lâm Trân thiền sư: "Bạch tôn đức! Thế nào là tướng đại nhơn?".

 

Trân công đáp: "Ðợi khi nào ngươi trừ hết ngũ chướng, đến đây ta sẽ nói cho!" Ni cô thưa: "Thế thì Hòa thượng đã bị che lầm rồi đấy!" Ngũ chướng là thân tướng người nữ. Ý Ðạo Càn muốn nói Chân Tánh không có tướng nam nữ, nếu y cứ nơi hình tướng để tìm chân tánh là sai lầm.

 

Ngài Bảo Lâm Trâm nghe nói biết chỗ tu của Ni cô còn lạc vào lối chấp Thiên Không, nên quát bảo: "Ngươi học ở đâu được cái Hư Ðầu Thiền như thế?". Ðạo Càn bị quở, bất giác xuất hạn dầm mình, chợt tỏ ngộ, liền cúi xuống đảnh lễ.

 

Trân công gạn hỏi lại: "Thế nào là tướng đại nhơn?".

 

Ni cô liền đứng chẩm hẩm, giang đôi chân, giăng hai tay ra. Ðây là hành động biểu thị tướng đại trượng phu, cũng ngầm nêu rõ tánh Chân Không ở ngay trong tướng có. Ngài Bảo Lâm Trân thấy thế biết cô đã lãnh ngộ, liền gật đầu ấn khả.

 


Bài kệ trên của tổ Triệt Ngộ, nhấn rõ lý Chân Không ở ngay nơi hình thức Diệu Hữu của một câu A Di Ðà, nên mới nói: "Rõ ràng chính là có".

 

Ðã là pháp môn công đức không thể nghĩ bàn thì đức Thích Ca Mâu Ni và chư Phật dù đã dùng Tứ Biện Tài là:

 

Pháp Vô Ngại Biện,

Nghĩa Vô Ngại Biện,

Từ Vô Ngại Biện,

Nhạo-thuyết Vô Ngại Biện,

 

cũng không thể tuyên dương ngợi khen cho hết được.

Còn “Bát-âm” là tám giọng nói của Phật, gồm có:

 

1. Âm thanh rất trong tốt.

2. Âm thanh cực dịu dàng.

3. Âm thanh hòa nhã thích ý.

4. Âm thanh tôn trọng sáng suốt.

5. Âm thanh không pha lẫn giọng nữ.

6. Âm thanh giác ngộ không mê lầm.

7. Âm thanh rất sâu xa.

8. Âm thanh sang sảng tuôn trào bất tận.

 

Vì thương xót muốn cho chúng sanh giác ngộ, chư Phật đã dùng bốn thứ vô ngại biện tài, tám điệu âm thanh, khổ thiết tỏ bày dẫn đủ phương tiện chỉ rõ lý Chân Không ở ngay trong Diệu Hữu. Và chư tổ sư trước nay cũng đã thương xót nói đến đắng miệng cạn lời để giải thích lý này.



Tiết 53 Phải Nhớ Chí Nguyện Để Tinh Tấn

 

Niệm Phật muốn giữ cho được tinh tấn bền lâu, phải có lập trường vững chắc. Lập trường đó là: nhớ đến mục đích tu hành của mình.

 

Ví như hàng nông phu, vì mục đích có được lúa hay hoa mầu nhiều để nuôi sống gia đình, nên chịu cực nhọc dãi nắng dầm mưa, cày sâu cuốc bẩm. Hàng sĩ tử vì mục đích thi đỗ cao, để mẹ cha đẹp mặt, vinh hiển với đời, phải thức khuya dậy sớm siêng năng học hành, dù mỏi mệt cũng không nản chí.

 

Người tu cũng thế, công hạnh ngày nay là để đi đến mục đích giải thoát tự độ độ tha ngày sau. Triệt Ngộ đại sư, một bậc thạc đức suốt thông cả Giáo lẫn Tông, đã đưa ra mười sáu chữ, có thể gọi là cương yếu của môn Tịnh Độ. Mười sáu chữ ấy như sau:

 

"Vì sự sanh tử,

phát lòng Bồ Ðề,

lấy tín nguyện sâu,

trì danh hiệu Phật."

 

Chúng ta ở trong nẻo luân hồi bị nhiều nỗi khổ, nên phải kíp cầu thoát vòng sanh tử. Vấn đề khẩn yếu này, trước đã có nói lược qua.

 

Nhưng giải thoát riêng cho mình cũng hãy còn thấp hẹp; cần phải phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ Đề, để độ mình và chúng sanh đến nơi giải thoát cứu cánh. Khi xưa đức Thích Ca nói pháp bốn mươi chín năm, đàm kinh hơn ba trăm hội, cũng không ngoài tiêu điểm này.

Đã vì sự sanh tử phát lòng Bồ Đề rồi, đường lối dễ dàng không hiểm nạn để đưa chúng ta mau đến mục tiêu ấy, không chi hơn "lấy tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật."

 

Kẻ chưa biết đạo lý cũng đành thôi. Người đã biết đạo lý này, mà không cố gắng dụng công tu hành, há chẳng phụ ân lớn của Phật, và để uổng mai một tánh linh của mình lắm ư! Cho nên chúng ta phải gia công tinh tấn niệm Phật bền lâu, chớ dần dà gián đoạn. Cổ nhơn đã bảo:

 

Thân này chẳng tính đời nay độ.
Còn đợi khi nào mới độ thân?

Nếu hẹn kiếp sau sẽ tu, có khác chi người mê nói chuyện mộng? Về phương diện thế gian, như kẻ vì cầu sắc dục, phải chịu lội trong sương gió lạnh, băng đồng lướt bụi không kể hiểm nguy, để tìm đến chỗ hẹn hò. Lại như kẻ đánh cờ đánh bạc, vì say mê cầu thắng, mà bỏ cả ăn ngủ, quên cả nóng bức, rét lạnh, có khi dám ngồi luôn đôi ba ngày đêm.

 

Hạng tầm thường vì chút thị dục nhỏ mà còn như thế; người tu vì mục đích cao cả, há lại không bằng những kẻ ấy hay sao?

 

Cho nên khi tu hành mà còn biếng trễ gián đoạn, còn ngại khó mỏi gian lao, còn tham vui mê ngủ, là bởi chúng ta chưa giữ vững lập trường, tâm độ mình và người chưa chí thiết.

 

Năm tháng qua mau, vô thường không hẹn, thân người dễ mất, pháp Phật khó nghe; hành giả phải nhớ điểm này, đem hai chữ "khổ" và "chết" dán ở đôi mày để thường tự sách tấn.

 

Nắng lại mưa qua
Chìm nổi vui buồn
Phù thế thương lưu lạc!
Nhớ thuở còn thơ
Cổ thụ bên nhà
Cùng trẻ nô đùa hát.
Rồi hỏi Hoàng Mai
Tìm lối Liên Hoa
Tóc xanh vừa điểm bạc.
Một nén tâm hương
Một chí Tây Phương
Chờ lắng bên trời nghe tiếng nhạc!
Thân người dễ mất
Pháp Phật khó nghe
Tinh tấn khuyên lên đường giải thoát.
Niệm không phải khó
Khó tại bền lâu
Khẩn nguyện cùng sanh về Cực Lạc.
Bền lâu không khó
Khó ở nhứt tâm
Sẽ thấy hoa sen lầu các!

 

Niệm Phật Phải Bền Lâu Không Gián Đoạn

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN-TÂM

 


BÁ BẤT-QUẢN

 

Bá Bất-Quản người ở Hàng Châu, chưa được rõ danh tánh. Bà từng đến am Hiếu Từ hỏi Đạo Nguyên hòa thượng rằng:

“Bạch Ngài! Tu theo pháp môn nào, một đời có thể thoát ly biển khổ?”

Hòa thượng đáp: “Muốn được như thế, không chi hơn môn Niệm Phật. Nhưng niệm Phật chẳng khó, mà khó ở nhứt tâm. Nếu ngươi có thể buông tất cả không quản đến, chuyên lòng trì danh, thì quyết định khi lâm chung Phật sẽ đến tiếp dẫn, liền được xa lìa biển khổ!” Bà nghe nói vui vẻ lễ tạ, trở về đem việc nhà giao cho con và dâu, rồi mở một gian tịnh thất thờ Phật, trọn ngày tu niệm ở trong đó.

Hơn một năm, bà lại đến hỏi Hòa thượng rằng: “Đệ tử từ khi được nhờ ơn chỉ dạy, đã bỏ việc nhà chuyên lo niệm Phật. Tự xét lại sự tu trì bấy lâu chưa từng thiếu sót biếng trễ, nhưng chỉ khổ vì khó được nhứt tâm. Xin nhờ Ngài xót thương khai thị thêm, cho được như ý nguyện!”

Hòa thượng bảo: “Đó là bởi ngươi tuy gác bỏ việc nhà, song còn nhớ nghĩ đến cháu con quyến thuộc. Niệm ái kia chưa dứt, thì làm sao được nhứt tâm? Nay ngươi nên cố gắng gia công, trước tiên nhổ trừ gốc ái buông cả muôn duyên, tất ý nguyện sẽ đạt thành!”

Bà nghe nói than rằng: “Lời Ngài dạy quả rất đúng. Đệ tử tuy không quản đến thân, nhưng chẳng thể không quản đến tâm. Từ đây nguyện xin trăm đều không quản đến!” Rồi bà trở về niệm Phật thêm chuyên cần. Khi tâm ái thoạt khởi động, liền đem mấy chữ “Trăm việc không quản” để dẹp trừ. Lúc có ai hỏi đến việc nhà, cũng dùng mấy chữ đó đối đáp. Bởi thế tên Bá Bất Quản (trăm việc không quản) của bà được thành danh và truyền khắp hương thôn.

Tu hành như thế lại hơn một năm, ngày nọ bà đến am Hiếu Từ lễ tạ Hòa thượng, thưa rằng:

“Lời của Ngài dạy quả xác thật không hư dối. Đệ tử sắp về Tây phương, nên đến đây lễ tạ ơn và xin giã biệt!” Vài hôm sau bà không bịnh mà qua đời. Lúc ấy nhằm niên hiệu Gia Khánh năm đầu.

 

LỜI BÌNH:


Bá Bất Quản chỉ là danh từ ước lược. Suy ra rộng, thì từ trăm đến ngàn, từ ngàn cho đến muôn, thảy đều không quản. Nói gọn lại, tức một việc hãy còn không quản, huống chi trăm ngàn muôn? Được như thế, duyên trần mới có thể dứt. Làm theo đây, tịnh nghiệp mới có thể thành. Hỡi ôi! Ước chi kẻ tu hành trong đời đều được như bà Bá Bất Quản nầy ư!



HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC

 

"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách

Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"

  

Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ

 

Mùa an cư năm Canh Tý (1960) 

Dịch giả: Liên-Du kính ghi

Comments

Popular posts from this blog