ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



32) Tht Pht Ra Da

 

Mi khi quí v nim Tht Pht ra da thì toàn pháp gii này có mt lung chp sáng phát ta. C mi nim THT PHT RA DA là có mt lung quang minh phóng ra bao trùm c vũ tr.


THT PHT RA DA được dch là “phóng quang”. Còn dch là “t ti”. Phiên âm t tiếng Phn “ishvara” như trong ch “Avalokiteshvara”. đây có nghĩa là “Quán”, vì có quán chiếu thâm sâu ri mi được “t ti”. Nếu quí v không có sc quán chiếu thâm sâu, thì quí v s không đt được năng lc t ti.


Quán chiếu nghĩa là hướng vào bên trong t tâm mà công phu ch không phi hướng ra ngoi cnh bên ngoài. Nghĩa là hướng vào bên trong mà quán chiếu không ngng. Hãy t hi: “Ta có hin hu hay không?”. Ông ch có hin hu trong chính t thân quí v hay không? Quí v có làm ch được mình hay không? Mt mũi xưa nay ca ông ch có hin hu hay không? Thường tr chơn tâm th tánh thanh tnh có hin hu hay không? Nếu nhng cái đó đu hin hu, có nghĩa là quí v đt được t ti. Còn nếu không hin hu, có nghĩa là quí v không có được t ti.


S phóng quang cũng mang ý nghĩa t ti. Nếu quí v đt được năng lc t ti, thì quí v có th phóng quang. Nếu chưa có được năng lc t ti, thì không th phóng quang được.


THT PHT RA DA cũng được dch là “Ho dim quang”, cũng gi là Ho quang. Đó là la, nhưng không phi là la phát sinh t tp khí phin não, như quí v thường nói: “Tôi va ni nóng như la”. Đó cũng không phi là la xut phát t s sân hn, phn n, căm hn ca quí v, mà đó chính là la trí hu. Đó cũng chính là nước t trí hu tiết ra đ dp tt la vô minh. Trí hu chân chính hin l khi la vô minh b dp tt. Đó chính là Ho Dim Quang.


Khi quí v trì tng THT PHT RA DA tc là quí v đang phóng quang. Nhưng trước tiên quí v phi có được năng lc t ti. Không có năng lc t ti thì quí v không th nào phóng quang được. Hãy nh k điu này.


Đây là Nht Tinh Ma Ni th nhãn n pháp. n pháp này có công năng cha tr bnh mt m không thy rõ. Dùng n pháp này khiến cho mt được sáng li.

 


ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG



32. Tht Pht Ra Da


SHVARAYA  (SOA VA RA DA) 



BỔN-THÂN NGÀI THÍCH-LỊCH BỒ-TÁT



Kệ tụng :

 

Hàng phục chư ma chánh pháp hưng

Tích lịch thiểm điện quỷ thần kinh

Vũ trụ trừng thanh yêu phân tức

Huệ nhật cao chiếu khánh hòa bình



THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp



NAM MÔ BỔN-THÂN NGÀI THÍCH-LỊCH BỒ-TÁT MA-HA-TÁT




Nhật-Tinh-Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Tám

Thất Phật Ra Da [32]

Án-- độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ.



Kinh nói rằng: “Nếu muốn trị bịnh mắt mờ không thấy ánh sáng, nên cầu nơi Tay cầm châu Nhựt-Tinh-Ma-Ni.”

 

Thần-chú rằng: Thất Phật Ra Da [32] 

Chơn-ngôn rằng: Án-- độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ.



Kệ tụng:


Tâm địa quang minh chiếu thế gian

Lục căn thanh tịnh hỗ dụng huyền

Ngu si chuyển thành chân trí huệ

Hắc ám biến tác cự hỏa diệm.



MAHAKARUNA DHARANI



32. SHVARAYA 

  

SHVARAYA is Sanskrit. Recite it once and an electric flash goes off throughout the  whole universe.


Say, “SHVARAYA!” and there’s a lightning flash. The sentence means “to emit light.” It also means “comfort,” that is, “ishvara,” as in “Avalokiteshvara.” The meaning here is that you must “regard” before you can attain “comfort.” If you don’t regard or contemplate, you won’t  gain comfort. 


This contemplation is done inwardly, not outwardly. Contemplate and ask yourself, “Am I here or not?” Is the “master” present within you? Are you in control? Is the self-nature-master present? Is the eternally dwelling true heart, the bright subtance of the pure nature, present or not? If present, you gain mastery, you gain comfort. If it’s not present, you do not.


Emitting light also carries the meaning of comfort. If you gain comfort, you will emit light. If you don’t you won’t.


It may also be translated as “blazing fire light.” But it is not the fire of a hot temper, or the heat of afflictions, which may cause you to say, “I have too much temper.” It’s not blazing anger, it’s wisdom. It’s just the water of wisdom which puts out the fire of ignorance, genuine true wisdom manifesting from out of the fire of ignorance--  a “blazing fire light.”


When you recite SHVARAYA, you emit light, but you must first have gained comfort. Without comfort, you won’t emit light. Remember that.


This is the Sun Essence Mani Hand and Eye and it used to cure sicknesses of the eyes. When the eyes are dim and cannot see, use this Hand and Eye to cure them.



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



32. SHVARAYA 


Quelling all demons so the Proper Dharma can flourish forever,

A jagged bolt of lightning terrifies ghosts and spirits.

The universe clears and is pure as vampires’ auras subside.

With the wisdom sun shining on high we rejoice in peace.




THE FORTY-TWO HANDS




8. The Sun Essence Mani Hand and Eye


The Sutra says: “For darkness and lack of light in the eyes, use the Sun Essence Mani

                        Hand.”




The Mantra: Shr fwo la ye.

The True Words: Nan. Du bi. Jya ye du bi.
                           Bwo la wa li ning. Sa wa he.



The verse:


The mind-ground’s brilliant light illuminates the world.
The six roots purified, work in mysterious interchange.
When stupidity is reversed, true wisdom is attained.
The darkness transforms into a blazing flame.


with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.


BÀI SỐ 32

 

Ẩn tu niệm chẳng thánh cùng phàm

Mắt huệ can chi dính mạt vàng ?

Hữu tướng tức đồng VÔ tướng niệm

Chân Không huyễn sắc khắp bao hàm.

 

 

NHƯ Ý : Trong Thiền-lục có ghi câu chuyện đại khái như sau:  Có vị THIỀN giả đến Trình-bày kiến giải  với một Bậc Tôn-Đức, Bậc Tôn-Đức thấy thiền  giả Tuy có chỗ sở đắc,  song còn ưa đấm cảnh giới THANH TỊNH an vui của Thiền.

 

Liền bảo: MẠT VÀNG  Tuy-quý, nhưng để nó dính vào đôi TRỒNG, tức còn làm XỐN con mắt.

 

Gần đây một vị tu thiền góp nhăc ý này, khi thấy có ai niệm Phật, lại dùng câu ấy để bác phá, làm HOẠI Đường tu của người niệm Phật, trong khi họ chưa thể Hành-Thiện, trong KINH KIM-CANG Đức Phật bảo Tu-bồ-đề: Nhược kiến chư tướng PHI tướng, tức kiến như lai”.

 

Giải một cách thoát văn là : Khi thấy các tướng Hữu vi nên dùng tâm ấn Hiệp, như gương sáng in muôn trượng không khởi Ý chấp hoặc bỏ,  tức là thấy PHẬT hay thấy được Phật TÁNH.

 

 Niệm PHẬT tuy HỮU tướng, nhưng khi hành giả đứt hẳn PHÀM Tâm và THÁNH Tâm, không sanh NIỆM chấp hay bỏ, Tức là đồng với VÔ tướng rồi.

 

Lại nói thêm cho rõ, VÔ tướng  đây chẳng phải rỗng KHÔNG mà chính là gồm đủ MUÔN sắc tướng, bởi gì không chắp nên Huyễn-sắc mới tức Chân-không, TÂM thể ta rộng khắp mười phương bao gồm chân không tức phần không chân như, và huyễn sắc tức phần bất KHÔNG chân như, như trong Đại-thừa Khởi-tín luận đã diễn giải, nếu hiểu và thực hành đúng như thế, làm sao Niệm Phật Tụng Kinh lại dính MẠT VÀNG được ?

 


 Tiết 20 - Cần Phá Lối Chấp Nhị Biên

 

Thuở xưa các bậc đại tri thức, mức tu chứng đã cao, biết tùy cơ nghi mà hóa đạo, lại những hành giả trong thời ấy có nhiều bậc thượng căn, nên sự giảng về lý "KHÔNG" thường có lợi.

 

Đời nay người trung, hạ căn nhiều, cách giảng hóa nên dung hòa SỰ-LÝ, tánh-tướng, mới không gây nghi ngờ và làm thối đạo tâm của người học Phật.

 

Nếu đa số người chưa thể một bước đi thẳng vào cảnh CHÂN không mà bác bỏ hình thức, tất sẽ diễn thành tai nạn "chưa được lên bờ đã vội phá bỏ chiếc bè", làm sao tránh khỏi cảnh đắm chìm?

 

Lại còn một điều nên để ý, nếu nói LÝ không mà mình chưa được không, hoặc chưa có đôi phần tư cách nào trên SỰ tu, tất chẳng thể cảm hóa người, chỉ thành cuộc tranh chấp hơn thua vô ích.

 

Trước đây, bút giả đã có lần chứng kiến cảnh tượng ấy: Một đại đức thông hiểu giáo lý ở ngụ nơi chùa nọ dạy kinh. Vị sư trụ trì đã lớn tuổi, siêng tụng niệm nhưng chấp theo cách thức xưa, thấy đại đức lối sống tự do có vẻ tân thời, ý không ưa thích, liền bảo:

"Thầy khuyên dạy đạo mà ngày tối không thấy tụng một quyển kinh, niệm một câu Phật, như vậy làm sao nêu mô phạm tu hành cho đại chúng?"

 

Vị đại đức đáp: "Cách tu có nhiều lối, phải chạy theo hình thức như thầy, tối ngày tụng niệm, mới gọi là tu sao? Kinh Kim Cang nói:

 

Nhược dĩ sắc kiến ngã.
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo.
Bất năng kiến Như Lai!

 

Chớ đức Lục-Tổ khi xưa đâu có tụng kinh niệm Phật gì, mà Ngài cũng đắc đạo, làm Tổ được vậy?"

 

Sư trụ trì đuối lý, đành lặng yên. Xét ra, sư trụ trì có lỗi chấp nê hình thức; vị đại đức tuy nói lý cao, song thật ra cũng chẳng tham thiền, tịnh niệm chi nên đã không cảnh giác nổi mà còn gây thêm sự bực bội cho sư.

 

Trong hai lối chấp có và không, sự chấp không rất nguy hại. Kinh Lăng Già cùng Mật Nghiêm đều bảo: "Thà chấp CÓ như non Tu, chớ chấp KHÔNG như hạt cải". Chấp có, ý nói hằng kiêng NHÂN quả, sợ TỘI phước, lo giữ giới, tụng niệm, làm lành, tuy bị hình thức bó buộc không tự tại giải thoát, nhưng gây được công đức và thiện căn. Còn chấp không, mình đã chưa chứng được Chân Không, lại chẳng chịu theo hình thức, siêng tu công đức, tất sẽ luân hồi SA đọa.

 

Bút giả tự xét mình, nghiệp chướng nhiều, căn tánh kém, vẫn không muốn lạm bàn đến đạo lý cao siêu, sợ e hạnh chẳng xứng lời, trở thành VỌNG ngữ. Nhưng với lòng thành muốn cho người dứt NGHI ngờ sanh tín tâm niệm Phật, nên bất đắc dĩ phải thổ lộ ít nhiều. Hằng ví mình như người bại chân ngồi ở ngã ba đường, tuy không tự đi được, song cũng cố gắng chỉ nhắc hành khách TRÁNH nẻo hiểm nguy, theo lối đi rộng bằng an ổn. Còn sự biện luận để phân biệt phải quấy kém hơn, TUYỆT NHIÊN lòng không nghĩ đến!




BÀI KỆ THỨ  37

 

Một câu A Di Ðà
Ðích xác chính là KHÔNG
Nếu tiêu muôn vật tượng
Tan vào một lò hồng.


( Nhứt cú Di Ðà
Ðích đích thị vô.
Dung tha vạn tượng
Nhập ngã hồng lô.)

 

 


LƯỢC GIẢI

 

Như trên đã nói ( BÀI KỆ THỨ  36)  sáu chữ hồng danh nguyên là Diệu Hữu, bài kệ này khai thị một câu A Di Ðà chính thật CHÂN-KHÔNG. Với mục đích nêu rõ ý này, xin tạm mượn một việc đã qua để giải thích:


Nhớ lại độ nọ, có vị sư cô tu Thiền đến nói với bút giả: "Gần đây một cư sĩ niệm Phật hơn ba mươi năm, sau khi nghe lý Thiền, muốn thể nhập vào cảnh Chân Không, cảm thấy mình BỊ trói buộc chướng ngại. Sở dĩ như thế, do vì niệm Phật đã lâu năm, dù muốn xả bỏ tất cả, câu niệm Phật trong tàng thức vẫn cứ hiện ra tiếp tục mãi, không làm sao dứt thoát được!". Biết cô muốn bác rằng: Niệm Phật còn sự chướng ngại về SẮC TƯỚNG, bút giả đáp:


- Lý tánh chân không vẫn ở NGAY nơi các pháp có, nên Bát Nhã Tâm Kinh đã nói: "Thị chư pháp không tướng". Nếu vị cư sĩ ấy muốn thể nhập vào Chân Không thì cái không đó là Ngoan Không của ngoại đạo, chớ chẳng phải Chân Không. Tôi xin dẫn ra đây một ít bằng chứng:


1. Thuở xưa, đức Thế Tôn chỉ dạy nhiều vị Sa Môn thật hành môn Bất Tịnh Quán để dứt trừ nhiễm dục. Và đã có vô số chư tỳ kheo tu theo pháp này nên được chứng quả A La Hán. Bất tịnh vốn tướng NHƠ ác mà Phật còn bảo quán tưởng, huống chi câu hồng danh là tướng của CÔNG đức lành? Lại nếu như sắc tướng gây chướng ngại cho việc chứng lý Chân Không thì làm sao các vị sa môn kia ĐẮC quả A La Hán?


2. Từ trước đến nay, năm chi phái về Thiền tông như Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Ðộng, Vân Môn, Pháp Nhãn đều dùng câu thoại đầu làm công phu hạ thủ. Chẳng hạn như các thiền giả tham cứu câu:

"Muôn pháp về một, một về chỗ nào?"

(Vạn pháp qui nhứt, nhứt qui hà xứ?)

 

Hoặc có vị chỉ tham đơn độc một chữ VÔ hay tham tưởng chữ theo Phạn ngữ. Sự tham cứu như thế đều nương nơi tướng CÓ, nào khác chi hành trì câu niệm Phật? Nếu tham thoại đầu chẳng thể nhập được vào Chân Không thì làm sao các thiền sư xưa nay đắc ngộ cho đến chứng quả?

 

Và nếu niệm Phật chẳng có công hiệu tương tợ thì tại sao nhiều bậc tôn đức như Nhứt Nguyên thiền sư, Minh Bản đại sư chỉ trì niệm một câu hồng danh mà được đại ngộ, đi sâu vào tam muội?

 


3. Nếu cho rằng hình tướng của văn tự, ngôn âm gây chướng ngại đến lý tánh Chân Không thì tại sao các bậc tôn đức khi xưa sau khi đại ngộ RỒI, trở lại niệm Phật, trì chú, tụng kinh, cho đến phiên duyệt tam tạng kinh điển?

Trong số ấy, chẳng hạn như ngài Vĩnh Minh và Thủ Sơn Niệm thiền sư trọn đời trì tụng kinh Pháp Hoa, Phổ Am tổ sư trì tụng kinh Hoa Nghiêm, Khuê Phong Ðịnh Huệ thiền sư trì tụng kinh Viên Giác, Kim Hoa Câu Chi thiền sư trì tụng chú Chuẩn Ðề, Minh Giáo Tung thiền sư chuyên niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm. Cho đến như Phần Châu Vô Nghiệp thiền sư sau khi đại ngộ, ba lần duyệt XEM qua Ðại Tạng kinh điển?



Cho nên vị cư sĩ đó nếu muốn thể nhập vào Chân Không, hãy bỏ sự nhận thức sai lầm ấy đi, đừng nghĩ rằng Niệm Phật là chướng ngại mà tự thành chướng ngại. Vị đó cần chuyên nhứt niệm Phật hơn nữa, lâu ngày sẽ thấy tự thể câu hồng danh chính là Chân Không.

 

Niệm như thế, chẳng những câu hồng danh là không, mà cho đến muôn vật tượng ở thế gian cũng do nhờ niệm Phật, được tan biến dung hòa vào lò Chân Không to rộng bao la khắp mười phương nữa!


MÃ MINH ĐẠI SĨ

 

Mã Minh Đại sĩ, tiếng Phạn gọi là As’vaghosa, người dòng Bà la môn ở nước Tang Kỳ Đa, xứ Thiên Trúc. Sau Phật diệt độ 600 năm, ngài ứng thế xiển dương Phật pháp, nổi danh là bậc Đại Thừa Luận sư.

Các truyền thuyết về ngài có nhiều điểm không đồng. Theo truyện Phú Pháp Tạng, Mã Minh Đại sĩ xuât gia ở xứ Trung Thiên Trúc, thông suốt các pháp ngoại đạo. Trí tuệ ngài sâu xa, tài biện luận như thác nước tuôn trào, người đương thời khó ai sánh kịp. Sau khi đắc pháp với Tôn giả Phú Na Dạ Xa làm vị Tổ thứ MƯỜI HAI bên Thiền tông ngài du hóa ở thành Hoa Thị nước Ma Kiệt Đà.

Đại sĩ có tạo khúc nhạc nhiệm mầu, tên Lại Tra Hòa La, âm điệu thanh nhã cảm thương, tuyên diễn về pháp khổ, không, vô thường, vô ngã. Bấy giờ, năm trăm vị vương tử trong thành nghe nhạc ấy, tỉnh ngộ việc đời, bỏ nhà đi tu. Vua trong xứ sợ nhân dân nghe nhạc rồi xuất gia quá nhiều, thế nước sẽ bị suy yếu, nên cấm chỉ không cho lưu hành nhạc khúc ấy.

 

Tương truyền khi Đại sĩ khảy đàn thuyết pháp, bầy ngựa lắng nghe đều rơi lệ, kêu lên giọng bi thương nên người đương thời mới tôn hiệu là Mã-Minh.

 

Theo luận Thích Ma Ha Diễn, Mã Minh Đại sĩ nguyên là một vị cổ Phật, hiệu Đại Quang Minh. Khi ngài ứng tích ở xứ Thiên Trúc, thị hiện làm vị Bồ Tát chứng đến ngôi thứ tám Bất-Động Địa.

Trong một đời hoằng pháp, Đại sĩ có trứ thuật nhiều Phật điển. Và quyển Đại Thừa Khởi Tín Luận, được các học giả đương thời cùng hậu lai ngợi khen là một danh tác. Quyển luận nầy khái quát các yếu lý Đại thừa, chỉ bày đường lối tu tập, kết cuộc có đoạn khuyên cầu sanh về Tịnh độ như sau:

 

“Ở thế giới Ta Bà nầy, các hành giả sợ mình không thể thường gặp chư Phật, để gần gũi nghe pháp cúng dường. Và ngại tín tâm khó được thành tựu e dễ bị thối chuyển. Các chúng sanh ấy nên biết rằng, đức Như Lai có phương tiện thù thắng để nhiếp hộ lòng tin.

 

Đó là nhân duyên chuyên tâm niệm Phật, tùy nguyện cầu sanh về cõi Tịnh độ tha phương để thường được THẤY Phật, lìa hẳn ba đường ác. Như trong Tu Đa La nói: “Nếu kẻ nào chuyên niệm đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc phương Tây, đem căn lành mình tu hồi hướng nguyện về cõi ấy, tất sẽ được vãng sanh. Vì thường được thấy Phật, nên không còn lo BỊ thối chuyển”.

Về sau, khi hóa duyên đã mãn, Mã Minh Đại Sĩ gọi Tôn giả Ca Tỳ Ma La đen truyền trao chánh pháp. Xong, ngài liền an lành nhập định, vào môn Long Phấn Tấn Tam Muội, cả mình BAY vượt lên hư không hiện ra tướng nhật luân sáng rỡ. Rồi liền hạ xuống trở về bản vị và nhập Niết-Bàn.



HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC

 

"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách

Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"

  

Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ

 

Mùa an cư năm Canh Tý (1960) 

Dịch giả: Liên-Du kính ghi

Comments

Popular posts from this blog