ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



28) Đ Lô Đ

 

Đ Lô Đ. Hán dch là “đ hi” nghĩa là vượt qua bin kh sinh t. Còn dch nghĩa “minh tnh”.

 

Khi đã vượt qua bin kh sinh t ri, quí v s đt được trí hu sáng sut, chng nhp bn th thanh tnh, đến được b bên kia, tc th nhp Niết Bàn.

 

T trong bn th sáng sut thanh tnh y, trí hu s được lưu xut, quí v s hiu rõ được tt c mi pháp môn, chc chn quí v s chm dt được vòng sinh t. Vi đi đnh, tâm quí v hoàn toàn thanh tnh. Đó là đnh lc, khi quí v có được đnh lc chân chánh thì có th vãng sanh cõi tnh đ tươi sáng, đó là thế gii Cc Lc.


Đây là Nguyt Tnh Ma Ni th nhãn n pháp, là diu pháp Đà-ra-ni do B-tát Nguyt Quang tuyên thuyết. n pháp Nguyt Tinh th nhãn này có công năng đưa mi người đến ch sáng sut và an lc.


 

ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG



28. Đ Lô Đ Lô


DHURU DHURU (ĐU RU ĐU RU)



BỔN-THÂN NGÀI NGHIÊM-TUẤN BỒ-TÁT


Kệ tụng :

 

Man binh dũng mãnh chiến vô địch

Khổng tước hùng uy trấn quần si

Bồ tát hiệu lệnh tuần thiên hạ

Hộ thiện trừ ác độ chúng mê


THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp




NAM MÔ BỔN-THÂN NGÀI NGHIÊM-TUẤN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT



Nguyệt-Tinh Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Chín


Độ Lô Độ Lô [28]

Án-- tô tất địa yết rị, tát-phạ hạ.


Kinh nói rằng: “Nếu bị bịnh nhiệt độc, muốn được mát mẻ hết bịnh, nên cầu nơi Tay cầm châu Nguyệt-Tinh Ma-Ni.
                 


Thần-chú rằng: Độ Lô Độ Lô [28]

Chơn-ngôn rằng: Án-- tô tất địa yết-rị, tát-phạ hạ.



Kệ tụng:



Nhiệt độc vi hoạn nhật tương tiễn

Triền miên sàng đệ bội thương thảm

Nguyệt tinh ma ni thanh lương tán

Tiêu tai diên thọ lợi kiền khôn.



MAHAKARUNA DHARANI



28. DHURU DHURU 

   

DHURU DHURU is Sanskrit and means “crossing over the sea,” the bitter sea of birth and death. It also means “bright and pure.”

 

Having crossed over the sea of birth and death, you gain the light of wisdom and attain  the clear, pure basic substance, arriving at the other shore, which is Nirvana.

 

In brightness you have wisdom, you understand all the Dharma-doors, and you are certain to end birth and death. With samadhi, you can pure. Samadhi power will enable you to be born in the clear, pure Land of Ultimate Bliss.

 

Which Hand and Eye is this? It’s the Moon Essence Mani hand, and it is the Dharani spoken by Moonlight Bodhisattva. It causes everyone to attain clarity and coolness.

 


MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



28. DHURU DHURU 


This ruthless army exhibits its matchless courage in battle.

This fierce, heroic peacock shocks the mountain sprites.

Bodhisattvas issue commands as they patrol the entire universe.

Protecting the good, dispelling evil, and clearing up confusions.



THE FORTY-TWO HANDS

 


9. The Moon Essence Mani Hand and Eye



The Sutra says: “For sicknesses involving heat and poison, where one seeks coolness,
                            use the Moon Essence Mani Hand.”


The Mantra:
 Du lu du lu.

The True Words: Nan. Su syi di jya li. Sa wa he.


The verse:


Afflicting one with fewer poisons, they harass one every day.
To be confined to bed is even more tragic.
The Moon Essence Mani Jewel’s refreshing medicine.
Averts disaster, lengthens life, and benefits women and men.


with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.




BÀI SỐ 77

 

Ẩn tu mưa phới khắp ngàn tiêu

Bát ngát lâm tuyền cảnh tịch liêu !

Tiếng gió canh thâu hòa tiếng Phật

Bên thềm hoa rụng ít hay nhiều.

 

NHƯ Ý : Gió thổi nghiên cây TÙNG, Xuân ngời Ánh Nguyệt đã có mùi THIỀN trong đó, thì CẢNH trên đây đối với người NIỆM PHẬT há Không có  ý vị NHIỆM MẦU?





Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát Nhã hương lòng nhẹ.
Lăng Già niệm ý sâu
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu
Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...

 

Tiết 27.- Niệm Phật Với Tứ Đoạt

 

Môn Niệm Phật vãng sanh là giáo pháp viên đốn Đại Thừa, bởi người tu lấy sự giác ngộ nơi quả địa làm điểm phát tâm ở nhân địa.

Từ một phàm phu trong tứ sanh lục đạo, nhờ Phật tiếp dẫn mà lên ngôi Bất Thối, đồng hàng với bậc thượng vị Bồ Tát; nếu chẳng phải chính miệng Phật nói ra, ai có thể tin được? Bởi muốn vào vị Sơ Trụ lên ngôi Tín Bất Thối người tu các giáo môn khác phải trải qua một muôn kiếp, mà mỗi đời đều phải liên tục tinh tấn tu hành. Nếu nói đến Vị Bất Thối, Hạnh Bất Thối, Niệm Bất Thối lại còn xa nữa! Về môn Tịnh Độ, hành giả đã tin tha lực lại dùng hết tự lực, tất muôn tu muôn người vãng sanh, siêu thoát luân hồi không còn thối chuyển.

 

Nếu dùng hạnh Niệm Phật để phát minh TÂM ĐỊA, ngộ tánh bản lai, thì tông Tịnh Độ KHÔNG KHÁC với các tông kia.

 

Còn dùng Niệm Phật để vãng sanh cõi Phật, thì tông này lại có phần đặc biệt.

Cổ đức bảo:

1. Sanh tất quyết định sanh, về thật KHÔNG có về: là đoạt CẢNH chẳng đoạt người.


2. Về tất quyết định về, sanh KHÔNG thật có sanh: là đoạt NGƯỜI chẳng đoạt cảnh.


3. Về thật chẳng có về, sanh cũng thật không sanh: là cảnh và người đều đoạt.


4. Về tất quyết định về, sanh cũng quyết định sanh: là cảnh và người đều không đoạt.

 

Trên đây là bốn câu giản trạch và Tứ Đoạt của môn Tịnh Độ. Chữ "ĐOẠT" có nghĩa là: thông suốt lý thể. Bởi toàn thể pháp giới là nhứt tâm, người và cảnh đều như huyễn, nếu thấy có người vãng sanh, có cảnh để sanh về, là còn chấp nhơn chấp pháp, phân biệt kia đây, nên gọi là “không đoạt”, tức không thông suốt lý thể. Và trái lại, tức là đoạt. Tiên đức nói: "Có niệm đồng không niệm. Không sanh tức là sanh. Chẳng phiền dời nửa bước. Thân đến Giác vương thành", tức là ý này.

 

Người và cảnh đều đoạt, là mức cao tuyệt của hành giả niệm Phật. Nhưng y theo ba Kinh Tịnh Độ và Thiên Thân Luận (Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Vô Lượng Thọ, và Quán Vô Lượng Thọ - Thiên Thân Luận tức Vãng Sanh Luận hay Vô Lượng Thọ Kinh Luận) thì nên lấy "NGƯỜI và CẢNH đều KHÔNG ĐOẠT" làm TÔNG, mới hợp với ý nghĩa hai chữ "VÃNG SANH".

Bởi đức Như Lai biết hàng phàm phu ở cõi ngũ trược, nhứt là thời mạt pháp này, nghiệp chướng sâu nặng, lập cảnh tướng để cho y theo đó trụ tâm tu hành, còn khó có kết quả nói chi đến việc lìa tướng ư? Phàm phu đời mạt pháp trụ tướng mà tu tất hạnh nguyện dễ khẩn thiết, kết quả vãng sanh cũng dễ đoạt thành. Khi về Tây Phương, chừng ấy lo gì không được chứng vào thể vô sanh vô tướng?

Nếu chưa phải là bậc thượng căn lợi trí, vội muốn cầu cao, thích lìa tướng tu hành tất tâm không nương vào đâu để sanh niệm khẩn thiết, nguyện đã không thiết làm sao được vãng sanh. Không vãng sanh chi khỏi cảnh luân hồi khổ lụy? Ấy là muốn mau trở thành chậm, muốn cao trái lại thấp, muốn khéo hóa ra vụng đó!

Nhiều kẻ ưa nói huyền lý, thường bác rằng: "Niệm Phật cầu sanh là chấp tướng ngoài tâm tìm pháp, chẳng rõ các pháp đều duy tâm." Những người này ý muốn diệu huyền, nhưng kỳ thật lại thành thiển cận! Bởi họ không rõ Ta Bà đã duy tâm thì Cực Lạc cũng duy tâm, tất cả đâu ngoài chân tâm mà có?

Vậy thì niệm Phật A Di Đà là niệm đức Phật trong tâm tánh mình, về Cực Lạc tức về nơi cảnh giới của tự tâm, chớ đâu phải ở ngoài? Ta Bà và Cực Lạc đều không ngoài tâm, thì ở Ta Bà để chịu sự điên đảo luân hồi, bị ngọn lửa ngũ trược đốt thiêu, sao bằng về Cực Lạc an vui, hưởng cảnh thanh lương tự tại?

Nên biết đúng tư cánh để tôn sùng, duy tâm Tịnh Độ, phải là bậc đã chứng pháp tánh thân, mới có thể tự tại trong mọi hoàn cảnh. Chừng đó dù trụ Ta Bà hay Cực Lạc cũng đều là Tịnh Độ, là duy tâm, là giải thoát cả. Bằng chẳng thế thì dù có nói huyền nói diệu vẫn không khỏi sự hôn mê khi cách ấm, rồi tùy nghiệp luân hồi chịu khổ mà thôi!

 

Niệm Phật Phải Hành Trì Cho Thiết Thật



BÀI KỆ THỨ 10

 

Một câu A Di Ðà
Xe gác ách trâu trắng
Chạy lẹ như gió bay
Bước đi thật bằng vững
.

(Nhứt cú Di Ðà
Bạch ngưu giá cảnh
Kỳ tật như phong
Hành bộ bình chánh)


LƯỢC GIẢI


Câu niệm Phật, đối với bậc cao, thì có niệm đồng với không niệm. Và mặc dù không nghĩ rằng mình là người hay niệm, đức Phật là vị được niệm, tâm niệm hằng rỗng không, nhưng cũng chẳng ngại gì câu niệm Phật thường hiển lộ rành rẽ, rõ ràng.

Như chư Bồ Tát, Tổ Sư vẫn đi dứng, nằm ngồi, vẫn ăn cơm mặc áo, vẫn thuyết pháp tụng kinh, mà không thấy có các tướng ấy. Các ngài làm pháp hữu vi mà tâm vô vi, tâm tuy vô vi vi song vẫn làm tất cả pháp hữu vi. Như thế mới chẳng đọa vào lỗi "KHÔNG và CÓ", tiến lên cảnh giới Ðại Thừa. Cho nên đức Lục Tổ đã bảo:


Không niệm, niệm mới chánh
Có niệm, niệm thành tà
Có, không đều chẳng tưởng
Ngồi được bạch ngưu xa.


Cần nhận rõ: Không và Có trên đây, chẳng phải là không niệm Phật, tụng kinh. Ðây chính là niệm Phật đi vào cảnh giới chân không, chẳng tưởng nghĩ rằng mình có niệm hay không niệm. Với bậc kém hơn, tuy chưa thể ứng dụng được như thế, nhưng biết niệm Phật tức là đã tiến lên đường tu bằng phẳng, bước đi an ổn vững vàng, lần siêu vào cảnh giới Ðại Thừa.

Như đã ngồi trên xe bạch ngưu, bước đi của nó thật bằng vững, không còn lo ngại chi nữa !



BÀNH THIỆU THĂNG

 

Cư sĩ Bành Thiệu Thăng, pháp danh Thế Thanh, tự Doãn Sơ, người đời Thanh, ở huyện Trường Châu, tại Tô Châu. Từ thuở bé ông đã thông tuệ, lên mười sáu tuổi được bổ làm chư sanh, năm sau đỗ Hương thi. Năm kế đó lại đỗ Tiến sĩ, trọn đời an dưỡng không ra làm quan.

Ban sơ cư sĩ không tin Phật, chỉ ưa văn tự thế gian, có chí muốn giúp đời. Một hôm ông tự cảnh giác nói: “Tâm địa ta chưa sáng tỏ, biết làm sao?” Có kẻ bảo cho phép tu luyện đạo Tiên, ông tập theo ba năm không kiến hiệu. Sau đọc đến sách Phật, chợt tỉnh ngộ bảo: “Chỗ về của đạo là đây!” Từ đó ông mới tín hướng Phật thừa. Cư sĩ mến phong cách của Cao Trung Hiếu ở Lương Khê và Lưu Di Dân ở Lô Sơn, nên lại tự hiệu là Nhị Lâm, vì chỗ tu học của hai ngài trên đều gọi là Đông Lâm. Tế Thanh tánh thuần hiếu, khi cư tang mẹ, ngủ bên nhà tẩn ba năm. Lúc cha mất, ông lập đạo tràng niệm Phật nguyện đem công đức tụng mười bộ kinh Hoa Nghiêm, một ngàn quyển kinh Di Đà, một ngàn quyển kinh Kim Cang và mười triệu câu Phật hiệu của mình đã tu, hồi hướng cầu cho thân phụ sanh về Cực Lạc.

Kế đó không bao lâu, cư sĩ bỏ hết tập quán theo đời, chuyên tâm tu học Phật pháp. Ông rất thích những tác phẩm của hai ngài Phương Sơn, Vĩnh Minh, suy tôn ngài Liên Trì và Hám Sơn làm bậc tiền đạo của tông Tịnh độ. Năm hai mươi chín tuổi, cư sĩ ăn chay trường. Qua năm năm lại thọ giới Bồ Tát nơi ngài Văn Học Định. Từ đó ông không còn gần đàn bà, tự xưng là Tri Quy Tử, từng nói: “Tế Thanh nầy chí ở Tây phương, hạnh ở kinh Phạm Võng”. Cư sĩ có lời văn quì phát thệ trước bàn Phật rằng: “Nếu Tế Thanh con, đã thọ giới rồi mà còn phá giới, tăng trưởng pháp ác, hủy hoại căn lành, xin hộ pháp chư thiên chu diệt ngay để làm gương cho thế tục. Như con nghiêm sửa thân tâm, giữ gìn giới phẩm, thì hết kiếp nầy nguyện được sanh về An Dưỡng.

Xin mười phương Tam Bảo chứng minh, khiến con mau đắc Niệm Phật tam muội. Nguyện con khi lâm chung xa lìa trần cấu, thấy đức Di Đà, nhẹ thoát về Tây, không còn chướng ngại. Khi đó nguyện cho kẻ thấy người nghe đều phát tâm như con, cầu về Cực Lạc, chứng Vô sanh nhẫn, rồi cùng trở lại Ta Bà độ khắp loài hữu tình đồng thành Chánh giác!” Sau cư sĩ bế quan ở Văn Tinh Các tu môn Nhất hạnh tam muội, đề chỗ ở là Nhất Hạnh Cư. Ông có làm mười thi bế quan như sau:

 

I


Lần bẩn phong trần tự bấy lâu
Mà chân hạnh phúc những là đâu?
Ngày nay hồi hướng về An Dưỡng
Kiếp mộng vô minh đã dãi dầu!

II


Thần Phật bao la khắp thái hư
Điểm trần lặng lẽ chẳng còn dư!
Chớ đem tri kiến nhiều phân biệt
Một niệm hồi quang thấy Đại Từ.

 

III


Chuỗi lần trăm tám chẳng đuôi đầu
Mỗi niệm tinh minh mỗi hạt châu.
Sáu chữ mở toang Vô tận tạng
Như như buông thả lại hồi thâu.

IV


Cảnh vườn tịch mịch tợ thâm san
Ngày vắng kìa ai gõ bế quan?
Nhắn bạn đồng tu nên tự tỉnh
Đừng theo ngoài cửa mãi mơ màng!

 

V


Dưới đỉnh Nghiêu phong ngập ráng mây
Ngon mùi lê hoát dạ vui đầy!
Gió đông khéo mách niềm tâm sự
Tiếng Phật thâm trầm quá gác tây.

 

VI


Rừng lạnh ngàn mai nở trắng phau
Cành xuân chim hót giọng thanh thao
Hương nguyền vì niệm Quan Âm hiệu
Thinh sắc đường kia chớ lạc vào!

 

VII


Ngước lên rồi lại cúi đầu trông
Liên quốc đâu từng cách điểm lông?
Tiếng hát Ca lăng đà nói rõ
Đây miền chân tịnh chớ mê lòng!

 

 

VIII


Giữa đêm trừ tịch chốn môn đình
Phá cảnh u trầm xướng kệ kinh.
Mãn khóa Pháp Hoa nhàn rỗi việc
Chén trà Long Tỉnh uổng vơi bình.

 

IX


Lại đối Ni Sơn hỏi cựu manh?
Cung đàn réo rắt điệu vô sanh.
Trong bầu xuân sắc đi thong thả
Dưới gót hoa luân nở một vành.

 

X


Hương sơn lão tử rất thanh chân
Lối rẽ nhiều phen phải hỏi thăm!
Chớ xót nguồn hoa tin tức vắng
Cảnh xưa bên suối vẫn đầy xuân!

 

Cư sĩ lại thuê họa công vẽ bức đồ Cực Lạc Thế Giới, căn cứ theo chánh báo y báo trang nghiêm của ba kinh Tịnh độ. Bức đồ nầy sửa đi đổi lại tất cả bốn lượt, trải nửa năm mới hoàn thành. Tế Thanh tự đề lời kệ rằng:

 

Nếu người muốn biết rõ
Chư Phật trong ba đời.
Nên quán tánh pháp giới
Tất cả do tâm tạo.


Tôi đọc kệ Hoa Nghiêm
Tin vào môn Tịnh độ
Do tịnh nguyện chư Phật
Thành cảnh diệu trang nghiêm
Tịnh nguyện như hư không
Chẳng ngăn các hình tướng
Nước công đức vô biên
Nổi hiện hoa sen báu.
Mỗi hoa một chúng sanh
Có đủ Như Lai Tạng.
Bảo trì và bảo thọ
Câu lơn báu vây quanh.
Lớp lớp lầu các màu
Đầy khắp hư không giới.
Hoặc tắm dòng hương thủy
Hoặc hưởng vị diệu trân
Hoặc ngồi thiền kinh hành
Hoặc tụng kinh nghe pháp.
Hoặc giỏ đựng hoa đẹp
Cúng dường Phật mười phương
Hoặc bạn lành hội họp
Đồng vào Bồ đề tràng.
Các chim cùng nhạc trời
Phát xướng tiếng hòa nhã
Từ Văn vào Tư, Tu
Một niệm đều siêu việt
Huống đức Vô Lượng Thọ
Ngồi yên đài bảo hoa
Mây từ che trời người
Mưa pháp nhuần nhã khắp.
Nghe rồi được giải thoát
Thẳng đến ngôi nhất sanh
Việc lợi ích như thế
Vô cùng, chẳng nghĩ bàn!
Cũng như họa sư kia
Một tâm biến các cảnh
Chẳng lìa đầu lông nhỏ
Hiện chỗ ở Bảo Vương.
Không phân biệt kia đây
Một tức khắp tất cả.
Bức họa cùng người họa
Kết cuộc chẳng có chi!
Nguyện những người nghe thấy
Như tôi cùng phát tâm
Nương niệm công đức nầy
Lên ngôi Bất thối chuyển.
Đường vạn ức đâu xa
Ngày đây đã đầy đủ!

 

Cư sĩ thương chúng sanh đời mạt pháp không đủ chánh nhãn, chống báng lẫn nhau, viết ra quyển Nhứt Thừa Quyết Nghi Luận, dung thông quan điểm hai đạo Nho, Thích. Lại trước tác quyển Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận, hóa giải sự tranh chấp giữa Tịnh cùng Thiền. Và soạn thuật quyển Tịnh Độ Tam Kinh Tân Luận, phát huy những ý chỉ từ trước nói chưa hết của Liên Tông.

Ngoài ra còn biên soạn các quyển: Cư Sĩ Truyện, Thiện Nữ Nhơn Truyện, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, tùy cơ tiếp dẫn. Những tác phẩm nầy được nhiều người truyền tụng và lưu hành rộng trong đời. Ông lại xuất ra muôn lượng vàng, phương tiện cho gây quỹ lấy lợi tức để tu tạo chùa, ấn tống kinh, cúng trai tăng, mở Cận Thủ Đường nuôi kẻ cô quả, đặt Nhuận Tộc Điền giúp hạng đói nghèo, dựng Truất Ly Hội trợ cấp người sương cư, lập Phóng Sanh Hội để châu toàn vật mạng. Những công đức ấy đều có văn phát nguyện hồi hướng cầu cho mình và các loài hữu tình đều sanh về Cực Lạc.

Cư sĩ nương các tăng xá thuộc vùng Tô, Hàng tịnh cư hơn mười năm, mỗi ngày đều có khóa trình tu niệm. Ông dự chế các điều khoản khi mình mạng chung, và không cho lập hậu. Mùa thu năm Càn Long thứ sáu mươi, cư sĩ bị nhiễm bịnh ở Văn Tinh Các. Sang tiết đông, tinh thần lần suy kém. Ông gọi cháu là Chúc Hoa giao cho quản lý các hội từ thiện, di chúc bảo duy trì đừng để suy mất.

Một vị Tăng là Chơn Thanh hỏi ông có thấy điềm lành chăng?

Cư sĩ đáp: “Đâu có điềm chi lạ, việc lớn của tôi ở vào ngày Khai ấn sang năm!” Qua xuân nhằm đầu niên hiệu Gia Khánh, ngày hai mươi tháng giêng, cư sĩ viết kệ từ thế rằng:

 

Thân số trầm luân tợ điểm trần
Duyên sao chìm nổi chốn mê tân?
Ngày nay thăng hướng Liên hoa quốc
Chớp mắt thu về vạn kiếp xuân!

 

Viết xong, ngồi kiết già niệm Phật mà thoát. Lúc ấy quả nhiên nhằm ngày Khai ấn trong nhà. Ông hưởng dương năm mươi bảy tuổi.




HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC

 

"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách

Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"

  

Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ

 

Mùa an cư năm Canh Tý (1960) 

Dịch giả: Liên-Du kính ghi


Comments

Popular posts from this blog