ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



39) Pht Sa Pht Sâm


PHT SA PHT SÂM dch là “Hoan ng hoan tiếu”. (Khi nói vui tươi, Khi cưi vui v ). Có nghĩa là rt hoan h khi ging nói. Còn dch nghĩa là “Đi trượng phu” và “Vô thượng sĩ”.

Đây là Bo cung th nhãn n pháp. Khi hành trì thành tu n pháp này, nếu là người ti gia thì có th được làm quan cn thn (quan chc cao cp), người xut gia có th chng được qu v A-la-hán.



ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG



39. Pht Sa Pht Sâm


BASHÁ BHASNIN (BA SA PHA SÍ NIN)



NGÀI KIM-KHÔI ĐẠI-TƯỚNG



Kệ tụng :

 

Uy mãnh từ bi đại trượng phu

Điều phục chúng sanh xuất mê đồ

Cải ác tùng thiện tu chư độ

Bồi thực phưc huệ ngộ chơn như



THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp



NAM MÔ NGÀI KIM-KHÔI ĐẠI-TƯỚNG MA-HA-TÁT



Bảo-Cung Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Mười


Phạt Sa Phạt Sâm [39]

Án-- a tả vĩ, lệ, tát-phạ hạ.


Kinh nói rằng: “Nếu muốn được làm quan, lên chức, nên cầu nơi Tay cầm Cung-Báu.”



Thần-chú rằng: Phạt Sa Phạt Sâm[39]

Chơn-ngôn rằng: Án-- a tả vĩ, lệ, tát-phạ hạ.




Kệ tụng:


Tướng quân anh dũng mạnh vô địch

Bảo cung tại thủ xạ gian di

Khải toàn cao xướng vinh quan bổng

Ích chức gia thăng lạc hữu dư.



MAHAKARUNA DHARANI



39. BASHÁ BHASNIN 


BASHÁ BHASNIN “joyful speech, joyful smiles,” that is, happy to speak, very happy. It also means “great hero” and “unsurpassed knight.” It has these three meanings.

This is The Jeweled Bow Hand and Eye. When you cultivate it, if you are one who dwells at home, you may become a high official; if you are one who has left home, you may certify to the fruit of Arhatship.



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



39. BASHÁ BHASNIN 


How majestic and courageous, yet kind and compassionate is this great general

Who subdues and tames us beings so we can leave the paths of confusion.

We should change what’s bad, follow what’s good, and perfect our practice

By developing blessings and wisdom and awakening to True Suchness.



THE FORTY-TWO HANDS



10. The Jeweled Bow Hand and Eye

The Sutra says: “For promotions in official positions, use the Jeweled Bow Hand.”



The Mantra: Fa sha fa shen.

The True Words: Nan. E dzwo wei. Li. Sa wa he.



The verse:


The brave  and heroic general meets no opposition.
In his hand the Jeweled Bow shoots the crafty villains.
He returns triumphant amidst load song; the promotions in office are many.
With benefit to his office increased, happiness abounds.



with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ 24

 

Ẩn tu tịnh thấy cảnh am mây

Thanh tuấn thiền sư dáng huệ gầy

Kiếp trước ĐẠO-DUNG là tớ đó

Mà nàng Thiên Thụy hỏi ai đây ?


Ẩn tu dũng-tướng nhớ thời xa

Hoàng-tộc triều Lê điện Thái-Hoà

Vì Trịnh – Tú – Loan duyên trái khiến

Nửa chừng xuân gảy gánh tài hoa !


 

NHƯ Ý : ĐẠO-DUNG thiền sư là một vị cao tăng đời nhà LÝ, đến đời TRẦN vì kiêng tên quý của Trần Hưng-Đạo, người chép THIỀN quyển đổi lại là PHÁP DUNG.

 

Thiên-thụy Công-chúa là một tính nữ hộ pháp thường cúng dường Đạo-Dung thiền sư và sửa sang lại các ngôi  tự viện, truyện THẬT chưa biết ra sao cứ hiểu một cách trừu tượng, như hai câu thơ của Tô Đông-Pha: “ TIỀN KIẾP ĐỨC VÂN KIM NGÃ THỊ, Y HY DO KÝ DIỆU CAO ĐÀI.”  Dịch,  Kiếp trước Đức-vân nay chính Tớ, mơ hồ Còn Nhớ Diệu Cao Đài.

 

 

Thiền sư PHÁP DUNG

 

(Đời thứ 15, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi)

 

 

Sư h Lê quê  Bi Lý, là dòng dõi Châu mc Ái châu Lê Lương dưới thi

Đường. Tri mười lăm đi làm Châu mc, gia tc vinh hin. Cha là Huyn Nghi hiu Tăng Phán. Sư hình thái đp đ, ging nói trong thanh, đi vi kinh văn ngc k không đâu chng tán tng.

 

Thu bé, Sư theo Tăng thng Khánh H xut gia. Khánh H thy Sư khen là kỳ đc, bèn đem pháp n trao cho. T đó, Sư mc ý ngao du sơn thy, tùy duyên hóa đo.

 

Kế, Sư dng  chùa Khai Giác trên ngn Thu Phong. Hng ngày môn đ tìm đến tham vn đy tht.

 

 

Mt hôm, đ t Pháp-Dung hi:

 

- Liu đt sc không, sc là phàm hay là Thánh?

 

Sư ng thinh đáp bài k:

 

Ung công thôi hi sc cùng không,

Hc đo gì hơn phng T tông.

Ngoài tri tìm tâm tht khó thy,

Thế gian trng quế đâu thành tòng.

Đu lông trùm c càn khôn thy,

Ht ci bao gm nht nguyt trong.

Đi dng hin tin tay nm vng,

Ai phân phàm Thánh vi tây đông.

 

 

(Lao sanh hưu vấn sắc kiêm không,

Học đạo vô như phỏng Tổ tông.

Thiên ngoại mích tâm nan định thể,

Nhân gian thực quế khởi thành tùng.

Càn khôn tận thị mao đầu thượng,

Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.

Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ,

Thùy tri phàm Thánh dữ tây đông?)

 

Sau, Sư v núi Ma-ni  ph Thanh Hóa, dng ngôi chùa Hương Nghiêm ri tr trì. Niên hiu Thiên Cm Chí Bo th nht (1174) nhm năm Giáp Ng, ngày mùng 5 tháng 2, Sư không bnh mà tch.

 

Môn nhân là Đo Lâm... làm l ha táng, xây tháp th Sư ti bn sơn.

 

 

THÍCH THANH TỪ

THIỀN SƯ VIỆT NAM

 

 

Chuyện tình buồn nhất triều Trần:

Công chúa THIÊN THỤY  Trần Khánh Dư

 

Câu chuyện giữa Công chúa THIÊN THỤY và tướng Trần Khánh-Dư vẫn luôn là 1 trong những mối tình oan trái nhất của lịch sử Việt Nam cho tới ngày hôm nay.

 

Công chúa Thiên Thụy có tên thật là Trần Quỳnh-Trân, con gái Vua Trần Thánh-Tông. Người đời ít biết tới Công chúa Thiên Thụy bởi những thông tin về bà trong sử sách không có nhiều.

 

Tuy nhiên, nếu nói tới 1 trong những mối tình ngang trái nhất triều Trần nói riêng hay của lịch sử Việt Nam nói chung, chắc hẳn người ta không thể bỏ qua chuyện giữa Công chúa Thiên Thụy và Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư. Trong câu chuyện tình yêu này, cuối cùng Công chúa Thiên Thụy vẫn là người đau khổ nhất.

 

Mối tình say đắm giữa Công-chúa và Tướng-quân

 

Tương truyền, Công chúa Thiên Thụy được Trần Thánh Tông vô cùng yêu mến bởi bà vừa xinh đẹp lại vừa dịu hiền. Ngày ấy, Trần Khánh Dư vì lập công lớn trong lần đầu quân Nguyên Mông xâm lược nước ta vào năm 1257 nên được vua nhận làm con nuôi, phong chức vụ thường chỉ có hoàng tử nắm giữ là Phiêu kỵ Đại tướng quân, đồng thời ban cho ông làm Nhân-Huệ vương. 

Trần Khánh Dư thường xuyên được phép ra vào cung cấm, vậy nên Công chúa Thiên Thụy và ông cũng có không ít dịp gặp mặt nhau. Công chúa cảm mến sự kiêu dũng của vị tướng trẻ, Trần Khánh Dư cũng có ý với bà, chẳng bao lâu sau, 2 người yêu nhau say đắm.

 

Bi kịch khi YÊU 1 người nhưng phải CƯỚI 1 người khác

 

Tưởng chừng chuyện tình công chúa và tướng quân sẽ đi đến 1 cái kết mãn nguyện, nhưng trớ trêu thay, 1 lời dạm hỏi từ Hưng-Đạo vương Trần Quốc-Tuấn đã khiến cho 2 người vĩnh viễn không thể ở bên nhau. Hóa ra, Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn cũng đem lòng say mê Công chúa Thiên Thụy, thế nên Trần Quốc Tuấn mới xin cưới Thiên Thụy cho con trai. Trần Thánh Tông không thể từ chối Hưng Đạo vương nên đành hứa gả con gái.

 

Vậy là Công chúa Thiên Thụy đành bước lên kiệu hoa, về với Hưng Vũ vương. Thế nhưng vì tình yêu quá mãnh liệt, cả Công chúa lẫn Trần Khánh Dư đều không thể dứt tình. Hai người vẫn lén lút gặp nhau và không may, việc này đã bị phát giác. Sự kiện chấn động hoàng cung này không thể che giấu nổi, khi ấy Vua Trần Nhân Tông đã lên nối ngôi, vì tình CHỊ em lại tiếc tướng tài, ông chỉ đành giả vờ ban lệnh đánh chết Nhân Huệ vương, tịch thu gia sản, tước bỏ chức quan rồi lén thả ông về quê.

 

Sau sự kiện ấy, Trần Khánh Dư ngày ngày bán than ở thái ấp của phụ thân, còn Công chúa Thiên Thụy trở về sống trong cung điện riêng. Đến năm 1282, quân Nguyên Mông lại xâm lược lần thứ 2, Vua Trần Nhân Tông đang sầu lo thiếu tướng tài thì thấy Trần Khánh Dư chèo thuyền than đi qua. Mừng rỡ quá, nhà vua vội vàng mời Trần Khánh Dư quay lại triều, phong làm Phó đô tướng quân để chuẩn bị chống giặc.

Trần Khánh Dư theo xa giá của vua về cung. Thế rồi "tình cũ không rủ cũng tới", ông gặp Công chúa Thiên Thụy, 2 người lại quấn quýt bên nhau. Đến nỗi chính sử còn phải ghi: "Rốt cuộc Trần Khánh Dư cũng không sửa được lỗi lầm cũ".

 

Giấy không gói được lửa, câu chuyện của 2 người vẫn bị phát giác, vì để giữ thể diện hoàng gia, Vua Trần Nhân Tông buộc phải khuyên CHị gái XUẤT-GIA.

 

(Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)


 

Tống Biệt


NHỰT THĂNG HUYNH

 

Nếu chẳng chung nhau bước một đường,
Xui chi gặp gỡ khiến lòng thương.
Mấy năm mơ mối tình hương lửa,
Đơn bóng rèm thưa lạnh gió sương.
Cũng bởi em yêu người “THOÁT TỤC”,
Nên đời mang nặng khổ đơn phương.
Sầu cho mộng ước đầu dang dở,
Ôm khối tình si luống đoạn trường.

 

( Nguyên sau ngày Cố HÒA THƯỢNG đi rồi, mấy tháng sau đó, do vì nhớ em nên ANH NĂM của ngài mới soạn lại các áo quần, sách vở, đem cất để làm kỷ niệm. Lúc mở cặp táp ra thì trong đó chỉ có ba bốn cuốn tập và một vài quyển sách học khi ngài thi bằng Thành Chung còn sót lại mà thôi.

Vì nhớ em và cũng vô tình nên anh năm ngài lật ra xem, ban đầu cũng không lưu ý gì cho mấy nên chỉ xem sơ qua mà thôi. Mấy lần sau đó nhân có thời giờ rảnh rang nên mới xem kỹ và ngắm lại các nét chữ viết của em mình để “TÌM XEM KỶ NIỆM” thì bỗng trong quyển vở học của ngài rớt ra một phong thư, mà phong thư đó vẫn CÒN niêm kín chớ chưa có mở. Bìa ngoài như có đề tên người gởi là Tạ Thị Kim-Loan.)

 

( VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THIỀN TÂM MỘT CAO TĂNG CẬN ĐẠI)


 

Tiết 7

Muốn Sớm Thoát Khổ, Nên Tu Tịnh Độ

 

Nhiều vị học Phật, vì ưa chuộng huyền lý cao siêu, cho môn Niệm Phật là của ông già bà cả, hạng căn cơ thấp kém. Nhưng họ đâu biết Tịnh Độ là cửa mầu thâm diệu đi sâu vào PHẬT TÁNH, là con thuyền chí bảo để mau thoát khỏi luân hồi.

Cho nên có những bậc thượng căn vì chưa nhận thức Tịnh Độ, mà mãi bị trầm trệ trong nẻo mê tân. Và có kẻ căn tánh chỉ tầm thường, nhưng do tu Tịnh Độ mà sớm bước lên đường giải thoát. Xin thuật ra đây đôi chuyện để chư học giả so sánh.

 

Đời Đường bên Trung Hoa, nơi chùa Hương Sơn đất Lạc Dương có sư Thích Giám Không. Sư nguyên tục tánh họ Tề, người ở Ngô Quận. Thuở còn nhỏ ông nghèo khổ, tuy học hành siêng năng nhưng ít ghi nhớ. Lớn lên, ưa làm thi văn song chỉ tầm thường. Ông hay đi lại vùng Ngô, Sở yết kiến hàng hầu bá, nhưng không được sự giúp đỡ bao nhiêu. Khi có tiền đầy xâu thì sanh đau yếu, tiền hết bịnh mới lành.

 

Đầu niên hiệu Nguyên Hòa, ông dạo chơi xứ Tiền Đường, gặp năm mất mùa, nghĩ đến chùa Thiên Trúc để cầu thực. Nhưng vừa đi tới phía tây Cô Sơn Tự, ông đói quá không thể tiến bước nổi, liền lại ngồi bên bờ suối tuyết, rơi lệ ngâm vài câu bi phẫn. Thoạt có vị Phạn tăng theo dòng suối đến ngồi nhìn ông mỉm cười hỏi:

 

“Pháp Sư đã nếm đủ hương vị lữ du chưa?”

Ông đáp:

 “Hương vị lữ du có thể gọi đã nếm đủ, nhưng bỉ nhơn tục danh là Quân Phòng, đã từng làm pháp sư đâu?”

Phạn tăng nói:

“Ông không nhớ lúc giảng kinh Pháp Hoa ở chùa Đông Đức hay sao?”

Đáp: “Tôi từ khi sanh thân đến nay đã bốn mươi lăm tuổi, hằng bàng hoàng nơi vùng Ngô, Sở, chưa từng để bước đến kinh đô, đâu lại có chuyện giảng kinh ở miền Lạc Trung như thế?”

Phạn tăng bảo:

“Chắc ông bị lửa đói thiêu đốt, nên quên cả việc xưa rồi!”

 

Nói xong, liền lần trong đãy lấy ra một QUẢ TÁO lớn ước bằng nắm tay, trao cho và bảo:

“Quả táo này sản xuất ở nước của ta, bậc thượng trí ăn vào biết rõ việc quá khứ vị lai; người hạ căn cũng có thể nhớ được chuyện kiếp trước”.

Ông tiếp lấy quả táo ăn xong, vốc nước suối uống, thoạt mờ mệt muốn ngủ, liền tựa đầu, gối vào đá mà nằm. Giây phút tỉnh dậy, nhớ tiền thân làm pháp sư giảng kinh, cùng những bạn đồng tu, rõ rệt như việc ngày hôm qua, nhân rơi lệ hỏi rằng:

“Chấn Hòa Thượng bây giờ ở đâu?”

Phạn tăng đáp: “Công chuyên tinh chưa tới mức, nên chuyển sanh làm vị tăng ở đất Tây Thục, nay cũng đã dứt được vọng duyên”.

Lại hỏi: “Thần thượng nhơn và Ngộ pháp sư hiện thời ra sao?”

Đáp: “Thần thượng nhơn túc duyên trả chưa xong. Còn Ngộ pháp sư bởi đứng trước tượng đá Chùa Hương Sơn phát nguyện giỡn:

“Nếu kiếp này tu không chứng đạo, thân sau nguyện là bậc quý thần”, nên hiện đã sanh làm Đại Tướng.

 

Trong năm người bạn vân thủy khi xưa, duy ta được giải thoát, ba vị kia thì như thế, riêng ngươi còn đói khổ nơi đây!”

Ông thương khóc nói:

“Tôi kiếp trước hơn bốn mươi năm, ngày chỉ ăn một bữa, thân duy đắp một y, việc phế tục quyết dứt căn nguyên, cớ sao còn kém phước để đến nỗi hôm nay phải ra người đói khổ?”

Phạn tăng đáp: “Khi xưa ông ngồi trên pháp tòa hay nói nhiều việc dị đoan, khiến cho thính chúng sanh lòng nghi hoặc, lại giới hạnh còn có chỗ kém khuyết, nên phải bị báo ứng như hôm nay”.

Nói đoạn, lấy trong bát ra một chiếc gương hai bề đều trong suốt, bảo rằng:

“Việc đã qua ta không làm sao hơn được, nhưng ông muốn biết số phận sang, hèn, thọ, yểu về tương lai, cho đến việc đạo pháp hưng, suy, nên nhìn vào sẽ rõ”. Ông tiếp lấy gương xem hồi lâu rồi giao lại tạ rằng:

“Sự báo ứng, lẽ vinh khô, nhờ ơn đức của Ngài, nay đã biết được”. Phạn tăng cầm gương cất vào bát, nắm tay ông cùng đi, độ mười bước liền biến mất.

 

Đêm ấy, ông vào chùa Linh Ẩn xin xuất gia, hiệu là Giám Không, sau khi thọ giới Cụ Túc liền đi du phương tu hành, sự khổ tiết, cao hạnh ai cũng khen ngợi. Về sau Giám Không thiền sư gặp ông Liễu Sính ở chùa Thiên Trúc, tự trần thuật tiền nhân và bảo:

 

“Tôi sống được bảy mươi bảy, tăng lạp ba mươi hai, nay chỉ còn chín năm nữa là thọ số mãn. Sau khi tôi tịch, Phật pháp còn được như ngày hôm nay chăng?”.

Sính nghe nói lạ, gạn hỏi. Sư không đáp, chỉ đòi bút viết mấy hàng nơi vách bắc lầu Tàng Kinh như sau:

 

“Hưng hạt cát, suy cát sông Hằng. Thỏ đã bị lưới, chó vồ săn. Trâu cọp giao tranh sừng với răng. Ánh hoa đàm vẫn sáng nghìn năm”.

 

Đây là lời tiên tri của Sư. Câu trước nói về đạo pháp sẽ suy. Câu thứ hai chỉ cho sự phá đạo rất tàn khốc. Câu thứ ba ghi rõ thời gian hủy pháp ở vào năm Ất Sửu tiếp qua Bính Dần. Câu sau cùng nói: Tuy nhiên Phật pháp vẫn còn, ánh đạo không bị hủy diệt. Lời sấm trên ứng vào việc phá Phật pháp của Đường Võ Tông. Ông vua này đã ra lịnh hủy hoại bốn mươi bảy ngàn ngôi chùa, ép buộc hơn hai mươi vạn bảy ngàn tăng ni hoàn tục. (Trích Cao Tăng truyện, thiên Cảm Thông, tập 3)

 

Đời Nguyên bên Trung Hoa, vào năm Canh Ngọ niên hiệu Chí Thuận ở vùng Triết Tây bị thất mùa liên tiếp. Trong thành Hàng Châu, dân chúng đói chết nằm ngổn ngang đầy đường. Mỗi buổi sáng, quan phòng chánh mướn người khiêng tử thi chở đem bỏ xuống hang núi, sau tháp Thái Hòa. Trong số tử thi có thây một bà lão hơn mười hôm không hôi thúi, ngày nào cũng tự trồi lên nằm trên các thây chết khác.

 

Chúng lấy làm lạ, giòng giây kéo đem lên, soát trong người thấy có túi vải đựng ba bức đồ niệm công cứ A Di Đà Phật. Việc này truyền đến quan Hữu Tư, Ngài cho mua quan quách tẩn liệm và đem ra thiêu hóa. Khi củi đốt lên, trong khói lửa hiện ra tượng Phật, Bồ Tát, ánh sáng rực rỡ. Do nhân duyên đó, rất nhiều người phát tâm niệm Phật  (Trích Sơn Am Tạp Lục)

 

Xem sự tích trên, ta thấy như ngài Giám-Không kiếp trước từng làm giảng chủ; phù tục đã dứt căn nguyên, tu trì cũng nhiều tinh khổ, nhưng vì chưa chứng quả lại còn chút tỳ vết, nên phải chuyển thân làm kẻ sĩ đói khát khốn cùng. Kiếp xưa năm bạn đồng tu, chỉ một mình Phạn tăng được giải thoát.

 

( Niệm Phật Thập Yếu)



HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC

 

"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách

Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"

  

Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ

 

Mùa an cư năm Canh Tý (1960) 

Dịch giả: Liên-Du kính ghi

Comments

Popular posts from this blog