ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
49) Na Ra Cẩn Trì
Na ra cẩn trì. Hán dịch là “Hiền ái” hoặc là “Hiền thủ” cũng
dịch là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”. Nghĩa là người đứng đầu trong các bậc Thánh
hiền, họ là thượng thủ, là bậc khéo tìm cách bảo bọc, che chở cho chúng sanh,
khéo độ thoát cho chúng sanh đến quả vị tối cao.
Đây là Bảo Bình thủ nhãn ấn pháp. Cũng gọi là Hồ Bình ấn pháp. Bình nước này có thể tẩy trừ mọi uế trược ở thế
gian, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi bệnh khổ. Bồ tát tu tập thành tựu ấn pháp
này sẽ có năng lực hộ niệm cho toàn thể chúng sanh. Khi quý vị tu tập pháp ấn
này thành tựu rồi, quý vị sẽ có khả năng cứu giúp mọi loài chúng sanh, giúp họ
ngăn ngừa được mọi tai ương, chướng nạn. Nên còn được gọi là “Thiện hộ”, “Thiện
đảnh”.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
49. Na Ra Cẩn Trì
NILAKANSTA (NI LA KANH SÍ TA)
NGÀI LONG-THỌ BỒ-TÁT
Kệ tụng :
Quán Âm thị hiện Long Thọ tôn
Phổ nhiếp quần cơ ly hỏa khanh
Phản bổn hoàn nguyên thành chánh giác
Vi trần phẫu xuất pháp giới kinh
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
cầu nơi Tay cầm cái Hồ-Bình.”
Thần-chú rằng: Na Ra Cẩn Trì [49]
Hồ-bình cam lộ nhuận quần manh
Cô mộc phùng xuân mậu hựu xương
Vạn bệnh kham trừ hiển đại dụng
Sinh sinh hóa hóa diệu vô phương.
MAHAKARUNA DHARANI
49. NILAKANSTA
NILAKANSTA means
“worthy love, foremost worthy,” the foremost leader of the worthies. It also
means “good protection, good crown.” The cultivator is able to protect all
living beings and be mindful of them and to deliver them to the very highest
position of enlightenment.
This is the
Jeweled Bottle Hand and Eye, also called the HU Bottle Hand
and Eye. This bottle can get rid of all the
world’s filth, relieving living beings of all their illnesses. The Bodhisattva
who cultivates this Hand and Eye is fully able to protect and be mindful of all
living beings. When you have cultivated the Hand and Eye to accomplishment, you
will be able to help all beings and to prevent all hardships and disasters.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
49. NILAKANSTA
Contemplating Sounds
shows up as Venerable Dragon Tree,
Who, gathering those
who are ready, helps them leave the fiery pit.
Finding our way to
the source is realizing proper enlightenment.
The Sutra of Dharma
Realm is unveiled from within a mote of dust.
THE FORTY-TWO HANDS
The Sutra says: “For wholesome and harmonious retinues, use the Hu Bottle Hand.”
The Mantra: Now la jin chr.
The verse:
Sweet dew from the Precious Jug nourishes living things.
As dried up wood is touched by spring, it buds again and again.
Elixir for a myriad ills, its great function is revealed.
Infinite living transformations of incomparable wonder.
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 33
Ẩn tu tuy biết ý cao siêu
Mà chẳng thích ưa lý luận nhiều
Căn tánh người nay đà kém loạn
Nói hay LÀM phỏng được bao nhiêu ?
NHƯ Ý : Như trên chỉ nói Ý bao hàm, chưa nói đến ý DUNG quán, đối với không Chân-như chẳng chấp KHÔNG, Bất-không chân như chẳng chấp CÓ, mới dung nhập vào Tự-thể chân như được.
Nhưng hãy thôi, nói ra nhiều cũng chỉ luẩn quẩn trong vòng LÝ luận, chẳng được thật ích chi; Người thời cuối MẠT pháp, căn cơ yếu kém nhiều phiền VỌNG rối loạn, niệm Phật dù chấp TƯỚNG, tham thiền chấp TỊNH cảnh còn CHƯA làm được, huống chi là điểm cao xa.
Điều này chính nhiều vị học Phật đã thú nhận, đến đạo tràng NGHE-PHÁP mọi việc đều không, ra ngoài xúc chạm DUYÊN-CẢNH mọi việc đều lại có ; thành thử lắm khi cũng đổ NGHIỆP chướng, hoặc có nghiệp nặng quá mỗi ngày NGUYỆN 7 BIẾN ĐẠI BI 1 NGÀN CÂU NIỆM PHẬT, mà khi có khi không chẳng làm sao giữ cho đều được, sức tu thật sự của người thời nay hầu hết đều như thế, chắc có lẽ ĐỨC THƯỜNG-TINH-TẤN BỒ TÁT cũng mỉm cười.
TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh Cực-lạc
BÀI KỆ THỨ 49
Một câu A Di Ðà
Cần ở điểm TIN sâu.
Mầm hoa sen chín phẩm
Từ tâm đây nhô đầu.
( Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại tín thâm
Liên hoa cửu phẩm
Sưu tại thử tâm.)
LƯỢC GIẢI
Lòng TIN là phần tư lương trước tiên của môn Niệm Phật. Hoa sen chín phẩm ở Tịnh Ðộ cũng từ lòng Tin này mà nẩy mầm nhô đầu lộ mọc lên. Nhưng Tin cần phải sâu chắc, có thể tóm gọn trong ba điểm:
Một là tin cõi Cực Lạc trang nghiêm tốt đẹp kia vẫn THẬT CÓ, không phải chuyện hư huyễn hay thí dụ. Vì đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, Ngài đã diễn tả rành rẽ từng chi tiết của cảnh ấy trong ba kinh Tịnh Ðộ. Vì đã có rất nhiều người niệm Phật trong đời hiện tại, do tâm thanh tịnh, từng chứng kiến cảnh giới này.
Hai là tin sự vãng sanh về cõi kia cũng hiện thật. Vì đức A Di Ðà Thế Tôn không bao giờ NGUYỆN SUÔNG, nói mà chẳng thật hành. Vì từ xưa đến nay có rất nhiều người niệm Phật, khi lâm chung hiện ra điềm lành, được Tây phương Tam Thánh hiện thân tiếp dẫn sanh về Cực Lạc.
Ba là tin mình dù còn phiền hoặc, DÙ NGHIỆP CHƯỚNG NẶNG NỀ ĐẾN ĐÂU, nếu chí tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh tất sẽ được tiếp dẫn. Vì trong kinh Vô Lượng thọ đã nói, kẻ tạo nghiệp ngũ nghịch thập ác khi lâm chung dùng mười niệm cũng được vãng sanh. Vì trong truyện ký đã có ghi, những kẻ tạo ác nhiều như Hùng Tuấn, Duy Cung, nhờ biết hồi tâm niệm Phật đều được sự tiếp dẫn.
BÀI KỆ THỨ 50
Một câu A Di Ðà
Cần ở nơi NGUYỆN thiết
Lòng về tợ lửa nung
Mắt thương khóc ra huyết.
( Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại Nguyện thiết.
Thốn tâm dục phần
Song mục lưu huyết.)
NGUYỆN là phần tư lương thứ hai của môn Niệm Phật. Nhưng Nguyện phải tha thiết, KHÔNG THAM LUYẾN TRẦN CẢNH, gia tư, quyến thuộc, không mong cầu hưởng sự vui phước báu nhơn thiên nơi đời sau. Chỉ nguyện mau sanh về Cực Lạc, để thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, để sớm thấy Phật và chứng kiến cảnh trang nghiêm của Liên Bang, để độ thoát mình, kẻ oan, người thân và vô lượng chúng sanh trong vòng chìm đắm. Chí nguyện cầu sanh ấy nung nấu như lửa đốt lòng, đôi mắt thương cảm tha thiết trông về hầu như tuôn ra huyết lệ.
BÀI KỆ THỨ 51
Một câu A Di Ðà
Cần ở chỗ HẠNH chuyên.
Chỉ nêu cao một niệm
Dứt sạch cả muôn duyên.
( Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại Hạnh chuyên
Ðơn đề nhứt niệm
Trảm đoạn vạn duyên.)
Sau rốt, HẠNH là phần tư lương thứ ba của môn Niệm Phật. Song Hạnh cần phải tinh chuyên. Ðiều này có thể tóm lại trong hai câu:
"Rủ sạch muôn duyên.
Một lòng niệm Phật".
Muốn rủ sạch muôn duyên, phải thấu đáo cảnh Ta Bà là khổ, mọi sự vật đều vô thường, như huyễn mộng, mà không còn niềm tham luyến. Muốn một lòng Niệm Phật, phải hâm mộ cảnh Cực Lạc y báo, chánh báo vui đẹp trang nghiêm, mong mỏi cầu về như con thơ nhớ mẹ, như lữ khách tưởng nghĩ trở lại quê xưa.
Ba điểm Tín, Nguyện, Hạnh trên tuy giải thích riêng từng phần, song thật ra cả ba đều liên quan hỗ trợ lẫn nhau. Như cái đảnh có ba chân, nếu thiếu một phải sụp đổ tất cả vậy.
( Một câu “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”,
bao gồm GIỚI, ĐỊNH, HUỆ thoát TA-BÀ
và TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh CỰC-LẠC)
NGHI THỨC
ĐẠI-BI THỦ-NHÃN ẤN PHÁP
( PHÁT NGUYỆN TU THEO BỒ TÁT QUÁN-THẾ-ÂM)
Nếu có vị Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hay Đồng-nam, Đồng-nữ nào muốn tụng trì chú này, trước tiên phải phát tâm Từ-bi đối với Chúng-sanh, và sau đây y theo tôi mà phát nguyện:
1) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau biết Tất-cả pháp.
2) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm được mắt Trí-huệ.
3) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau độ các Chúng-sanh.
4) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm được Phương-tiện khéo.
5) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau lên thuyền Bát-nhã.
6) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm Được-qua biển khổ.
7) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau được Giới-định-đạo.
8) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm lên non Niết-bàn.
9) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con mau về nhà Vô-vi.
10) Nam mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm,
Nguyện con sớm Đồng-thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi Địa-ngục,
Ðịa ngục liền mau tự tiêu tan.
Nếu con hướng về loài Ngạ-quỷ,
Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu-la,
Tu la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các Súc-sanh,
Súc sanh tự được Trí-huệ lớn.
Nam-mô Ðại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát
( 10 lần)
( Niệm “ NAM MÔ ĐẠI-BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” ít nhứt 10 lần trở lên, để y theo hạnh Đại-bi của ngài mà tu hành theo.)
Thiên-Thủ Thiên-Nhãn Quán-Thế-Âm Bồ-Tát
Quảng-Ðại Viên-Mãn Vô-Ngại Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni
(1 lần)
Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da.1
Nam-mô a rị da2, bà lô yết đế thước bác ra da3, Bồ-đề tát đỏa bà da4, ma ha tát đỏa bà da5, ma ha ca lô ni ca da6, án7, tát bàn ra phạt duệ8, số đát na đát tỏa9.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da10, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà11.
Nam-mô na ra cẩn trì12, hê rị ma ha bàn đa sa mế13, tát bà a tha đậu thâu bằng14, a thệ dựng15, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già16, ma phạt đạt đậu17, đát điệt tha.
Án18, a bà lô hê19, lô ca đế20, ca ra đế21, di hê rị22, ma ha bồ-đề tát đỏa23, tát bà tát bà24, ma ra ma ra25, ma hê ma hê, rị đà dựng26, cu-lô cu-lô kiết mông27, độ lô độ lô, phạt xà da đế28, ma ha phạt xà da đế29, đà ra đà ra30, địa rị ni31, thất Phật ra da32, dá ra dá ra33.
Mạ mạ phạt ma ra34, mục đế lệ35, y hê di hê36, thất na thất na37, a ra sâm Phật ra xá-lợi38, phạt sa phạt sâm39, Phật ra xá da40, hô lô hô lô ma ra41, hô lô hô lô hê lỵ42, ta ra ta ra43, tất rị tất rị44, tô rô tô rô45, bồ-đề dạ bồ-đề dạ46, bồ-đà dạ bồ-đà dạ47, di đế rị dạ48, na ra cẩn trì49, địa rị sắc ni na50, ba dạ ma na51, ta bà ha52.
Tất đà dạ53, ta bà ha54. Ma ha tất đà dạ55, ta bà ha56. Tất đà du nghệ57, thất bàn ra dạ58, ta bà ha59. Na ra cẩn trì60, ta bà ha61. Ma ra na ra62, ta bà ha63. Tất ra tăng a mục khê da64, ta bà ha65. Ta bà ma ha, a tất đà dạ66, ta bà ha67.
Giả kiết ra a tất đà dạ68, ta bà ha69. Bà đà ma yết tất đà dạ70, ta bà ha71. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ72, ta bà ha73. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ74, ta bà ha75.
Nam-mô hắt ra đát na, đa ra dạ da76.
Nam-mô a rị da77, bà lô yết đế78, thước bàng ra dạ79, ta bà ha80.
Án tất điện đô81, mạng đa ra82, bạt đà dạ83, ta bà ha84.
(Tụng mỗi ngày ít nhất là 5 LẦN CHÚ ĐẠI-BI trở lên )
Tổng-Nhiếp-Thiên-Tý Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Bốn Mươi Hai
(1 lần)
Ma Bà Lỵ Thắng Yết Ra Dạ [74]
Đát nể dã thá, phạ lồ chỉ đế, thấp phạ ra dã,
tát bà đốt sắc, tra ô hạ di dả, Sá-phạ hạ.
( Tụng mỗi ngày ít nhất là 5 LẦN THỦ NHÃN trở lên
như trì “Tổng-Nhiếp-Thiên-Tý Thủ Nhãn Ấn Pháp” chẳng hạn.)
Nhựt-Quang Bồ-tát Đà-ra-ni
Nam mô Bột-đà cù na mê. Nam mô Đạt-mạ mạc ha đê. Nam mô Tăng-già đa dạ nê.
Để chỉ bộ tất tát đốt chiêm nạp mạ.
( 3 lần)
(Tụng 1 LẦN lạy 1 LẠY )
Nguyệt-Quang Bồ-tát Đà-ra-ni
Thâm đê đế đồ tô tra. A nhã mật đế ô đô tra. Thâm kỳ tra. Ba lại đế. Gia di nhã tra ô đô tra. Câu la đế tra kỳ ma tra. Sá-phạ hạ.
( 5 lần)
Đệ-tử (Pháp-danh) thay mặt cho CHA-MẸ QÚA-KHỨ, CHA-MẸ HIỆN TẠI (Pháp-danh)... cùng pháp-giới chúng-sanh.
CHÍ TÂM SÁM HỐI :
ĐẠI-BI SÁM PHÁP
Đệ tử cùng pháp-giới chúng-sanh, hiện-tiền một tâm, vẫn đủ ngàn pháp, đều có sức thần, cùng với trí sáng, trên sánh chư Phật, dưới đồng muôn loài. Bởi niệm vô-minh, che ánh sáng kia, nên đối cảnh hôn mê, khởi lòng chấp nhiễm, trong pháp bình- đẳng, sanh trưởng ngã nhơn. Lại do ái-kiến làm gốc, thân miệng làm duyên, trong nẻo luân-hồi, gây nên đủ tội: thập-ác, ngũ-nghịch, báng pháp, báng người, phá giới phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng-kỳ, bức người tịnh-hạnh, xâm tổn thường-trụ, đồ vật thức ăn, dù ngàn Phật ra đời, khó bề sám hối. Những tội như thế, không lường không ngằn, khi bỏ báo thân, phải đọa tam-đồ, chịu vô-lượng khổ.
Lại trong đời này, do túc, hiện nghiệp, hoặc bị các nghiệp: lửa phiền thiêu đốt, tật bịnh vây quanh, duyên ngoài lôi cuốn, tà ma quấy nhiễu, làm ngăn đạo pháp, khó nỗi tiến tu.
May gặp thần-chú Viên-Mãn Đại-Bi có thể mau trừ, những tội như thế, cho nên nay con, hết lòng tụng-trì, con nguyện nương về, Quán-Âm Bồ Tát, cùng Phật 10 phương, phát lòng Bồ-Đề, tu hạnh chân-ngôn, cùng với chúng-sanh, tỏ bày các tội, cầu xin sám-hối, nguyện đều tiêu trừ.
Nguyện đấng Đại-bi, Quán-âm Bồ-tát, ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ, khiến cho chúng con, duyên chướng trong ngoài, thảy đều dứt sạch, mình, người, hạnh nguyện, cùng được viên thành, mở tánh bản-tri, dẹp trừ ma-ngoại, ba nghiệp siêng cần, tu nhân Tịnh-độ.
Nguyện cho chúng con, khi bỏ thân này, không vào đường khác, quyết được sanh về, thế giới Cực-Lạc của Phật Di-Đà, rồi được thừa sự, Đại-bi Quán âm, đủ các tổng-trì, rộng độ quần phẩm, đồng thoát khổ-luân, đều thành Phật-đạo.
Đệ-tử sám-hối phát nguyện rồi, xin quy mạng đảnh lễ Tam-bảo
(lễ 1 lạy, rồi tiếp qua niệm Phật, hồi hướng)
Con nguyện lâm chung không chướng ngại.
A-Di-Đà đến rước từ xa.
Quán-Âm cam lồ rưới nơi đầu.
Thế-Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát-na lìa ngũ-trược.
Khoảng tay co duỗi đến liên-trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ-Tôn.
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền chứng Vô-Sanh-Nhẫn.
Không rời An Dưỡng lại Ta-Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần-lao làm Phật-sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành-tựu.
Nam-mô Tây-phương Cực-Lạc thế-giới,
đại-từ, đại-bi tiếp dẫn đạo sư
A-DI-ĐÀ-PHẬT.
(1 lần)
Nam-mô A-DI-ĐÀ Phật
(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)
( Lại CHUYÊN NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là ngoài thời khóa kể trên, trong một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp THÂN TÂM vào danh hiệu “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà bàn luận biết được. Cho nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.
Tuy nhiên, nếu qúi vị thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1 THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”, chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như “CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).
LONG-THỌ ĐẠI SĨ
Long Thọ Đại sĩ, tiếng Phạn gọi là Nàgàrjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ 700 năm. Tương truyền ngài sanh duới cây A Châu Đà Na, cây nầy có 500 vị Long thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ .
Trong quyển Tam Bảo Cảm Ứng Lục có trích dẫn: “Theo kinh Kim Cang Chánh Trí, thì thời quá khứ, ngài Mã Minh đã thành Phật, hiệu là Đại Quang Minh Như Lai. Ngài Long Thọ hiệu là Diệu Vân Tướng Như Lai. Lại theo kinh Đại Trang Nghiêm Tam Muội, ngài Mã Minh là vị Cổ Phật hiệu Nhật Nguyệt Tinh Minh. Ngài Long Thọ là Diệu Vân Tự Tại Vương Phật”.
Truyện Phú Pháp Tạng cũng nói về ngài như sau: “Bản vị nguyên là Phật Diệu Vân, ứng tích ở ngôi Hoan Hỷ Địa”. Truyền ký về ngài có nhiều điểm thần kỳ, như việc mở Thiết tháp ở Nam Thiên Trúc học về Mật giáo; được Đại Long Bồ Tát đem vào hải cung đọc kinh Hoa Nghiêm và các kinh điển đại thừa.
Vì thế, ngài một thân mà kiêm làm Tổ sư của tám tông phái Phật giáo.
Sau khi đắc pháp với Tôn giả Ca Tỳ Ma La, làm vị Tô thứ bốn bên Thiền tông, Long Thọ Đại sĩ đi hoằng hóa các nơi và có trứ thuật nhiều bộ luận. Trong luận Tỳ Bà Sa của ngài viết, có đoạn khen ngợi về Tịnh độ như sau:
Nếu người muốn thành Phật,
Xưng niệm A Di Đà,
Ứng thời vì hiện thân,
Nên nay con quy mạng.
Do sức nguyện Phật kia,
Mười phương chư Bồ Tát,
Đến nghe pháp cúng dường,
Nên con cúi đầu lễ.
Các Bồ Tát cõi ấy,
Đầy đủ những tướng hảo,
Thân đẹp tự trang nghiêm,
Nên con lạy quy y.
Chư Bồ Tát Cực Lạc,
Mỗi ngày trong ba thời,
Cúng dường Phật mười phương,
Nên con cúi đầu lạy.
Nếu người trồng căn lành,
Nghi thì hoa không nở,
Kẻ lòng tin thanh tịnh,
Hoa nở được thấy Phật.
Hiện tại Phật mười phương,
Dùng các thứ nhân duyên,
Khen công đức Di Đà,
Nên con quy mạng lễ.
Cõi Cực Lạc nghiêm đẹp,
Mầu nhiệm hơn thiên cung,
Công đức rất sâu dầy,
Nên con lễ chân Phật.
Ngài lại tạo bộ luận Đại Trí Độ, trong đoạn khai thị về pháp môn Tịnh độ có dạy:
“Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và những tội đời trước. Các pháp tam muội khác, có môn trừ được nghiệp dâm không thể trừ được nghiệp sân. Có môn trừ được nghiệp sân không thể trừ nghiệp dâm. Có môn trừ được nghiệp si, không thể trừ dâm, sân. Có môn trừ được ba độc tham, sân, si, không thể trừ các tội đời trước. Môn Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và các thứ tội chướng. Lại nữa, Niệm Phật tam muội có phước đức lớn, hay độ chúng sanh. Chư Bồ Tát muốn mau diệt tội chướng, được nhiều phước đức, sớm độ chúng sanh, không chi hơn tu môn Niệm Phật tam muội…”
Hỏi: Bồ Tát phải thường ở cõi trần lao để giáo hóa chúng sanh, sao lại nguyện sanh về Tịnh độ?
– Đáp: Nếu chưa vào Vô sanh nhẫn của Bồ Tát vị, chưa được thọ ký, chưa đến ngôi Bất thối chuyển, mà xa lìa chư Phật, tất sẽ chìm trong biển phiền não, hư mất hết các căn lành! Như thế, đã không thể độ mình, làm sao độ chúng sanh được?
Ví như kẻ dùng chiếc thuyền không bền chắc để đưa người, khi gặp sóng to gió lớn, tất thuyền sẽ bị hư rã, mình và người đều chết đắm. Lại như người đem ấm nước sôi đổ vào ao băng tuyết, muốn cho ao băng tuyết tiêu tan, ban sơ chỉ tan được chút ít, kết cuộc chính nước sôi ấy sẽ trở thành băng tuyết. Bồ Tát chưa vào Vô sanh pháp vị mà xa lìa chư Phật cũng lại như thế!
Nếu Bồ Tát chưa đủ nhẫn lực, chưa đủ phương tiện, muốn dùng chút ít công đức để ra hóa độ chúng sanh, sự lợi ích tuy có đôi phần, nhưng trái lại chính mình sẽ bị đọa lạc … – Lại nữa, nếu Bồ Tát mắt thường thấy sắc tướng của Phật, tai thường nghe âm thanh Phật nói, thì tâm sẽ được thanh tịnh, được pháp lạc, được trí tuệ lớn, kế đó y theo lời dạy tu hành tất sẽ mau giải thoát. Gặp Phật được vô lượng sự lợi ích như thế, tại sao không nhất tâm cầu về cõi Phật?
Như trẻ thơ không nên rời mẹ, người đi xa không rời lương thực, lúc nóng bức không rời gió nước trong mát, tiết nghiêm hàn không rời sưởi ấm, sang sông không rời thuyền câu, đau bệnh không rời thuốc hay; Bồ Tát không rời chư Phật còn quá hơn các việc như trên. Tại sao thế? Bởi dù là cha mẹ, hàng thân thuộc, bậc thiện tri thức, ngôi vua chúa, hay các đấng thiên vương, cũng không thể làm lợi ích cho chúng sanh bằng Phật. Chư Phật có đủ năng lực đưa loài hữu tình lìa các cảnh khổ, lần lần tiến tới ngôi vị Thế Tôn …
Hỏi: Làm thế nào để thường được gần gũi chư Phật?
-Đáp: Chúng sanh luân hồi từ vô thỉ kiếp, tạo vô lượng tội chướng nhân duyên. Cho nên, dù có tu phước đức, trí tuệ vẫn kém ít; dù có tu trí tuệ, phước đức cũng không được bao nhiêu. Bồ Tát khi cầu Phật đạo, cần phải thực hành sanh nhẫn và pháp nhẫn.
Do thực hành sanh nhẫn, đối với tất cả chúng sanh phát tâm từ bi hỷ xả, nên diệt được tội chướng trong vô lượng kiếp, sanh vô thượng phước đức căn lành. Do thực hành pháp nhẫn nên phá hết các vô minh về pháp chấp, sanh vô lượng trí tuệ. Nếu hai hạnh ấy được hòa hiệp, thì đời đời không xa rời chư Phật.
Lại một hạnh: “Ví như chúng sanh tâm dục nặng: thì đọa làm thân dâm điểu; tâm sân nặng thì thọ sanh trong loài độc trùng. Nếu kẻ nào thường niệm Phật, ưa thích cõi Phật, không tham phước báo cõi nhơn thiên, tất sẽ tùy tâm mến trọng của mình, quyết được sanh về Tịnh độ, thường gần gũi chư Phật…”
Về sau, ngài Long Thọ phú pháp cho tôn giả Ca Na Đề Bà, rồi nhập định như con ve bỏ xác mà hóa.
Trong kinh Lăng Già, về ngài Long Thọ, đức Phật đã có lời huyền ký với Đại Huệ Bô Tát răng:
Đại Huệ ông nên biết,
Chứng sơ Hoan hỷ địa,
Đời vị lai sẽ có,
Sau khi ta Niết bàn,
Tôn hiệu là Long Thọ,
Tỳ kheo danh đức lớn,
Duy trì pháp của ta,
Ở nước Nam Thiên Trúc
Trong thế gian hiển ngã,
Phá các tông Hữu, Vô.
Như thế, ngài Long Thọ ứng tích là bậc Sơ địa Bồ Tát bi trí rộng sâu, một thân làm Tổ sư của tám tông, mà vẫn phát nguyện cầu sanh Tịnh độ.
Niệm Phật Phải
An Nhẫn Các Chướng Duyên
Thi sĩ Nguyễn Du có lẽ đã tin sâu về thuyết nghiệp báo và sự
cải tạo nhân quả của nhà Phật, nên mới có câu:
Lời này đã
được nhiều bậc thức giả công nhận.
HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC
"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách
Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"
Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ
Mùa an cư năm Canh Tý (1960)
Dịch giả: Liên-Du kính ghi
Comments
Post a Comment