ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



28) Phạt Xà Da Ðế 


Phạt xà da đếBàng-Bài thủ nhãn ấn pháp.

Phạt xà da đế. Hán dịch là “Quảng bác trang nghiêm”, còn có nghĩa là “Quảng đại”. Cũng dịch là “độ sinh tử”. Nếu quí vị tu tập hành trì Bàng Bài thủ nhãn ấn pháp này thì quí vị có thể vượt qua biển khổ sinh tử, có nghĩa là giải thoát. Nếu quí vị không công phu hành trì ấn pháp Bàng Bài thủ nhãn này, thì không thể nào vượt thoát bể khổ sinh tử, đến bờ giải thoát, niết bàn được.



ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


28. Phạt Xà Da Ðế 

BHASHIYATI (PHA SI DA TI)



BỔN-THÂN NGÀI NGHIÊM-TUẤN BỒ-TÁT



Kệ tụng :


Man binh dũng mãnh chiến vô địch

Khổng tước hùng uy trấn quần si

Bồ tát hiệu lệnh tuần thiên hạ

Hộ thiện trừ ác độ chúng mê




THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp






NAM MÔ BỔN-THÂN NGÀI NGHIÊM-TUẤN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT



Bàng-Bài Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Mười Lăm


Phạt Xà Da Ðế [28]

Án-- dược các sam nẳng, na dã chiến nại-ra,
               đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ.




Kinh nói rằng: “Nếu muốn xua đuổi loài hổ báo, sài lang và tất cả ác thú, nên cầu nơi
                        Tay cầm cái Bàng-Bài.”



Thần-chú rằng: Phạt Xà Da Ðế [28]

Chơn-ngôn rằng: Án-- dược các sam nẵng, na dã chiến nại-ra,
                                   đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ.





Kệ tụng:



Sài lang hổ báo mạnh hựu hung

Sư tử hùng bi cánh tranh nanh

Bàng bài cao cử giai hồi tỵ

Tuy phùng hiểm lộ diệc khang bình.




MAHAKARUNA DHARANI

 

28. BHASHIYATI 

    

BHASHIYATI is the Shield Hand and Eye.

BHASHIYATI is  Sanskrit and means “vast and adorned.” It also means “vast and great,” and “to cross over birth and death.” If you cultivate the Shield Hand and Eye, you can cross over the sea of birth and death. If you don’t cultivate it, you can’t. With the Shield Hand and Eye, you can cross over the bitter sea of birth and death, through the massive flow of afflictions, and arrive at the other shore--Nirvana.


 

MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



28. BHASHIYATI 


This ruthless army exhibits its matchless courage in battle.

This fierce, heroic peacock shocks the mountain sprites.

Bodhisattvas issue commands as they patrol the entire universe.

Protecting the good, dispelling evil, and clearing up confusions.


 

THE FORTY-TWO HANDS



 15. The Shield Hand and Eye     
   

The Sutra says: “For warding off tigers, wolves, and wildcats, and all evil beasts, use  

                         the Shield Hand.”



The Mantra: Fa she ye di.

The True Words: Nan. Yau ge shan nang nwo ye jan nai.
                                    La da o be li ye. Ba she ba she. Sa wa he.



The verse:


Wolves, tigers, and wildcats are savage and cruel.
Lions and bears are even fiercer yet.
When the shield is held up high, all of them take flight;
And though walking a dangerous road, one remains at ease.


with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ 64

 

Ẩn tu thường thấy hạng ngu thành

Niệm Phật thiện chung hoặc vãng sanh

Khiến nghĩ làng tu huyền luận giỏi

Bởi đâu khi tịch chẳng an lành?


 

NHƯ Ý : Ở trong cửa đạo mấy mươi năm, bút giả đã nhiều phen Thấy và Nghe hàng Phật-tử bình luận đại để như sau:

 Tại sao vị Hòa Thượng hay Pháp-sư này, khi sắp tịch lại hôn mê và có điềm xấu,  còn bà Cư-sĩ nọ lúc chết an ổn hoặc có những Triệu chứng đẹp lành ?

Cố nhiên, chẳng phải tất cả người Xuất-gia đều như thế, chẳng hạn như Hòa Thượng Hoa-Nghiêm, Sư-cụ Vạn-An, Hòa Thượng Phi-Lai, Sư-cụ Tuyên-Linh... khi sắp Tịch hoặc biết Ngày giờ trước hoặc có Ánh sáng Hương lạ hoặc thấy Hoa sen lớn nở tươi đẹp, nhưng nói một cách xác thật phần đông hàng Cư-sĩ ngu dốt chân thành niệm Phật, khi mãn phần đều có điềm tốt hơn đa số hàng xuất Gia, Suy nghĩ lại Có lẽ do ba nguyên nhân như sau:

 

1)      Ngoài sự Phạm giới, có kẻ nương cửa Phật song chỉ ranh đua theo Danh lợi,  Chùa chiền, Đệ tử, Bổn đạo, gây Phe phái Quyến thuộc mà không ý thức đến sự Giải thoát.

 

2)    Có vị Tâm tuy tốt, nhưng quanh Năm suốt Tháng, việc Đạo đa đoan,  lâm cảnh ở Chùa làm DÂU Bá tánh, không mấy khi rảnh rỗi  để Tu hành.

 

3)     Có người khi ở ngoài đời, nghe một câu Pháp như hưởng vị Cam-Lộ,  thấy nhà Chùa như cảnh Tây-Phương giả, nhưng lúc vào Đạo lần Lần lờn với cảnh Già-Lam, như lời tục nói: Gần chùa gọi Phật bằng Anh, mất lòng TÔN KÍNH, đến khi học được nhiều Kinh Luận, lại thích nói Huyền luận Diệu, tỏa ra mình cao Siêu, sanh lòng Ngã mạnh, mà Không chú Tâm đến vấn đề sống chết luân hồi, do đó  nên phạm vào lỗi,

 

 

Đã lên non pháp quên tìm báu
Lần lựa đi về tiếc uổng công!

 


Lời xưa nói:

 

"Tu hành Nhứt niên Phật tại Tiền,

Nhị niên Phật tại tây Thiên,

Tam niên vấn Phật yếu Tiền."

 

Câu này có ý nghĩa:

 

sự tu hành năm đầu Phật như ở trước mặt,

năm thứ hai Phật đã về tây,

sang năm thứ ba ai muốn hỏi đến Phật hay bảo niệm Phật, phải trả tiền mới chịu nói tới, hoặc niệm qua ít câu.

 

Lời ngụ ngôn này cũng chỉ vào những điểm ở trên, hành giả cần phải lưu tâm chú ý.

 

Thanh sắc tài danh thế lợi trêu
Bể trần chìm nổi kiếp vô liêu!
Giai nhân kiệt sĩ chừ đâu vắng?
Dấu sử nghìn thu để hận nhiều!
Hươu Tần tranh đuổi khắp giang san
Cỏ xót, mây thương, cuộc thảm tàn!
Lầu Hán vui trăng ai đó mấy?
Hơn thua thù hận thuở nào tan?
May gặp Như Lai ánh huệ không
Nước dương quyết rửa sạch mê lòng!
Đã lên non pháp quên tìm báu
Lần lựa đi về tiếc uổng công!
Vượt hết non cao vực thẳm rồi
Bên đường bỗng thấy sắc hoa tươi
Mới hay siêu đọa do mình cả
Mà cõi mười phương cũng huyễn thôi.

 

Niệm Phật Phải Đoạn Tuyệt Phiền Não

 


Tiết 34.- Phương Diện Khai Tâm

 

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuấy động, thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng. Pháp thân huệ mạng ta bị phiền não phá hại, nên cũng gọi nó là phiền não ma.

Có những Phật tử tuy ăn chay, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, nhưng chỉ chú ý về hình thức, không quan tâm đến việc dứt trừ phiền não vọng duyên. Nên biết, nếu phiền vọng tăng một phần, tất đạo tâm phải thối một phần, dù có tụng kinh, niệm Phật cũng không được thanh tịnh. Cho nên trong Kinh Pháp Bảo Đàn, đức Lục Tổ đã bảo:

Người mê tu phước chẳng tu đạo
Bảo rằng tu phước ấy là đạo
Bố thí cúng dường phước không lường
Nơi lòng ba ác vẫn còn tạo.

 

Chữ Đạo của đức Lục Tổ nói, chỉ cho chân tâm thanh tịnh. Tất cả đường lối tu hành đều là phương tiện trở về chân tâm ấy. Chứng được chân tâm mới hoàn phục tánh bản giác, thoát nỗi khổ luân hồi, mà điểm căn bản để tu chứng, là phải dứt trừ phiền não vọng niệm.

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật cũng dạy: "Bậc sa môn hành đạo đừng giống như con trâu kéo chiếc cối xay, thân tuy hành đạo mà tâm đạo chẳng hành. Nếu tâm đạo được hành, cần gì dùng thân hành đạo?" Niệm Phật, sám hối, ngồi thiền, lễ bái, kinh hành, đều là phương tiện phá trừ vọng nghiệp, mở rộng chân tâm. Nếu thân, miệng áp dụng hình thức ấy, mà lòng còn dẫy đầy nghiệp chướng tham, sân, si, thì đâu gọi là hành đạo? Trái lại, tuy không dùng hình thức đó, nhưng tâm vẫn luôn luôn trong sáng như gương nguyệt hồ thu, mới thật là người hành đạo.

Khi xưa vua Hương Chí hỏi Tổ Bát Nhã Đa La rằng: "Các vị tu hành khác đều tụng kinh, sao Ngài lại không tụng?"

Tổ đáp: "Bần tăng hơi thở ra không tiếp xúc các duyên, hơi thở vào không ở trong ấm giới, thường chuyển thứ kinh ấy đã ngàn muôn ức quyển rồi!" Tổ muốn nói rằng mình hằng tụng vô tự tâm kinh, tâm kinh ấy là chẳng trụ trước muôn duyên bên ngoài, và bên trong hằng vắng lặng không thấy có năm ấm mười tám giới, cả tướng trong, ngoài, chính giữa cũng đều dứt tuyệt. Đây là ý nghĩa "tâm hành đạo".

Tuy nhiên, cũng đừng chấp theo điều nói trên, mà bác bỏ ăn chay, bố thí, sám hối, niệm Phật, tụng kinh. Bởi các sự kiện ấy về mặt huệ nó giúp cho hành giả mau tiêu nghiệp chướng, sớm ngộ bản tâm; về mặt phước nó lại khiến cho người tu được quả báo đẹp vui, sanh về các cõi lành, hoặc miền Tịnh Độ để tiếp tục đường tu không còn thối chuyển. Mà phước huệ lưỡng toàn mới thành Phật được.

Cho nên các bậc đại Bồ Tát tuy đã ngộ suốt nguồn tâm, nhưng vẫn tu muôn phước để trang nghiêm Phật độ. Như đức Di Lặc Bồ Tát tuy đã lên ngôi Nhất Sanh Bổ Xứ, xong mỗi ngày vẫn sám hối sáu thời để cầu tiêu trừ tế chướng, mau chứng quả Diệu Giác của Phật Đà. Nên biết lời dạy trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương và lời của Tổ Bát Nhã Đa La ở trên, chỉ có tánh cách phiến diện hoặc bán dụ, để phá trừ lối tu chấp tướng quên tâm mà thôi.

Để kết lại vấn đề, người tu tịnh nghiệp ngoài phương diện niệm Phật, trì chú, tụng kinh, sám hối, còn phải chú trọng về phương diện "khai tâm". Muốn cho tâm mở mang sáng suốt, để giúp kết quả niệm Phật mau thành tựu được sanh về Tây Phương, phải dứt trừ phiền não.

Nếu nhận thức sâu thêm, câu niệm Phật tuy là tướng mà cũng chính là tánh, bởi lý không ngoài sự, tức niệm là Phật, tức niệm là tâm. Cho nên trong sáu chữ hồng danh, phước huệ gồm đủ, sự lý viên dung, vừa đưa người tu mau đến thể viên giác diệu tâm, vừa khiến hành giả được tịnh báo vãng sanh cõi Phật.

 


Tiết 42.- Cách Đối Trị Tổng Quát


Nghiệp tham, sân, si biểu hiện dưới nhiều hình thức, không thể tả xiết! Nơi đây chỉ nói tổng quát bốn điều căn bản để đối trị những nghiệp ấy:

 

1. Dùng TÂM đối trị: - Người mê với bậc giác ngộ chỉ có hai điểm sai biệt: tịnh là chư Phật, nhiễm là chúng sanh. Chư Phật do thuận theo tịnh tâm nên giác ngộ, đủ thần thông trí huệ; chúng sanh bởi tùy nơi trần nhiễm nên mê hoặc, bị sống chết luân hồi. Tu Tịnh Độ là đi sâu vào Niệm Phật Tam Muội để giác ngộ bản tâm, chứng lên Phật quả.

Vậy trong niệm Phật, nếu thấy bất cứ một niệm vọng động nào khác nổi lên, liền phải trừ ngay và trở về tịnh tâm. Đây là cách dùng tâm để đối trị.

 

2. Dùng LÝ đối trị: - Nếu khi vọng niệm khởi lên, dùng tâm ngăn trừ không nổi, phải chuyển sang giai đoạn hai là dùng đến quán lý. Chẳng hạn như khi tâm tham nhiễm nổi lên, quán lý: bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã. Tâm giận hờn phát khởi, quán lý: Từ bi hỷ xả, nhẫn nhục nhu hòa, các pháp đều không.

 

3. Dùng SỰ đối trị: - Những kẻ nghiệp nặng, dùng lý đối trị không kham, tất phải dùng sự, nghĩa là dùng đến hình thức. Thí dụ, người tánh dễ sân si, biết rõ nghiệp mình, khi phát nóng bực sắp muốn tranh cãi, họ liền bỏ đi và uống từ từ một ly nước lạnh để dằn cơn giận xuống. Hoặc như kẻ nặng nghiệp ái, dùng lý trí ngăn không nổi, họ lựa cách gần bậc trưởng thượng, làm Phật sự nhiều, hoặc đi xa để lãng quên lần tâm nhớ thương. Câu: "Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng!" thật ra chính là "Càng xa xôi mặt, càng thưa thớt lòng!" Bởi tâm chúng sanh y theo cảnh, cảnh đã vắng tức tâm mất chỗ nương, lần lần sẽ phai nhạt.

 

4. Dùng SÁM tụng đối trị: - Ngoài ba cách trên từ tế đến thô, còn có phương pháp thứ tư là dùng sám hối trì tụng để đối trị. Sự sám hối, niệm Phật, trì chú hoặc tụng kinh, mà giữ cho đều đều, có năng lực diệt tội nghiệp sanh phước huệ. Vì thế thuở xưa có nhiều vị trước khi thọ giới hay sắp làm Phật sự lớn, thường phát nguyện tụng mấy muôn biến chú Đại Bi, hoặc một tạng Kinh Kim Cang Bát Nhã.

Bên Trung Hoa, các cư sĩ khi hợp lại Niệm Phật Ðường để kiết thất, nếu ai nghiệp nặng niệm Phật không thanh tịnh, hay quán Phật không được rõ ràng, vị pháp sư chủ thất thường bảo phải lạy hương sám. Đây là cách đốt một cây hương dài, rồi thành kính đảnh lễ hồng danh Phật sám hối, cho đến khi nào cây hương tàn mới thôi. Có vị suốt trong thời kỳ kiết thất bảy ngày hoặc hai mươi mốt ngày, toàn là lạy hương sám.

Bốn cách trên, hành giả tùy trường hợp mà đối trị tổng quát ba nghiệp tham sân si. Nếu bền bỉ chí tâm, thì không việc chi chẳng thành tựu.

 

 

BÀI KỆ THỨ 49

 

Một câu A Di Ðà
Cần ở điểm Tin sâu.
Mầm hoa sen chín phẩm
Từ tâm đây nhô
 đầu.

( Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại tín thâm
Liên hoa cửu phẩm
Sưu tại thử tâm. )



LƯỢC GIẢI


Lòng Tin là phần tư lương trước tiên của môn Niệm Phật. Hoa sen chín phẩm ở Tịnh Ðộ cũng từ lòng Tin này mà nẩy mầm nhô đầu lộ mọc lên. Nhưng Tin cần phải sâu chắc, có thể tóm gọn trong ba điểm:


Một là tin cõi Cực Lạc trang nghiêm tốt đẹp kia vẫn thật có, không phải chuyện hư huyễn hay thí dụ. Vì đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, Ngài đã diễn tả rành rẽ từng chi tiết của cảnh ấy trong ba kinh Tịnh Ðộ. Vì đã có rất nhiều người niệm Phật trong đời hiện tại, do tâm thanh tịnh, từng chứng kiến cảnh giới này.


Hai là tin sự vãng sanh về cõi kia cũng hiện thật. Vì đức A Di Ðà Thế Tôn không bao giờ nguyện suông, nói mà chẳng thật hành. Vì từ xưa đến nay có rất nhiều người niệm Phật, khi lâm chung hiện ra điềm lành, được Tây phương Tam Thánh hiện thân tiếp dẫn sanh về Cực Lạc.


Ba là tin mình dù còn phiền hoặc, dù nghiệp chướng nặng nề đến đâu, nếu chí tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh tất sẽ được tiếp dẫn. Vì trong kinh Vô Lượng thọ đã nói, kẻ tạo nghiệp ngũ nghịch thập ác khi lâm chung dùng mười niệm cũng được vãng sanh. Vì trong truyện ký đã có ghi, những kẻ tạo ác nhiều như 
Hùng Tuấn, Duy Cung, nhờ biết hồi tâm niệm Phật đều được sự tiếp dẫn.

BÀI KỆ THỨ 98


Một câu A Di Ðà
Hóa độ kẻ vô loại
Hùng Tuấn vào minh ty
Duy Cung trừ chướng tội.

( Nhứt cú Di Ðà
Hữu giáo vô loại
Hùng Tuấn nhập minh
Duy Cung diệt tội.)


LƯỢC GIẢI


Môn niệm Phật chẳng những làm lợi ích cho các bậc Thượng Thượng căn như trên, lại còn hóa độ đến cả hàng vô loại như Hùng Tuấn, Duy Cung mà trong 
Mấy Ðiệu Sen Thanh đã trích dẫn.


Bài kệ trên đại ý chỉ rõ: Pháp Tịnh Ðộ gồm thâu lợi độn, giúp ích khắp ba căn.

 

HÙNG-TUẤN

 

Sư Hùng Tuấn, họ Châu, người Thành Đô, giảng thuyết hay, nhưng không giới hạnh. Sau ông hoàn tục theo quân ngũ, rồi cạo tóc trở lại làm tăng. Xét bổn phận mình, sư cũng biết hổ thẹn ăn năn, nên thường niệm Phật.

Trong niên hiệu Đại Lịch đời Đường, Hùng Tuấn đau bịnh chết ngất, thần hồn xuống âm phủ. Diêm chúa quở trách, sai quỉ áp giải vào địa ngục. Sư kêu to lên rằng:

“Trong Quán kinh nói: Kẻ tạo tội ngũ nghịch, khi sắp chết niệm Phật mười niệm cũng được vãng sanh. Tôi tuy tạo tội, song không phạm ngũ nghịch, cứ theo công quả niệm Phật, đáng được sanh về Tịnh độ. Nếu chẳng thế, thì chư Phật trong ba đời đều thành vọng ngữ!”

Nói xong chắp tay niệm Phật, bỗng thấy bảo đài ánh sáng hiện giữa hư không, Diêm chúa liền tha cho về để tiếp tục tu niệm.

Sau khi sống lại, Hùng Tuấn liền vào Tây Sơn chuyên tâm trì niệm. Được bốn năm, một hôm sư từ biệt đại chúng, ngồi chắp tay niệm Phật mà vãng sanh.

 

DUY-CUNG

 

Đời Đường, sư Duy Cung người ờ Kinh Châu, giới hạnh kém, thường uống rượu đánh bạc. Lúc rảnh cũng tụng niệm, hồi hướng cầu về An Dưỡng. Trong chùa có sư Linh Quy thường a dua bắt trước theo. Hàng lân lý thấy thế, đặt lời hát rằng: “Duy Cung tạo nghiệp dữ. Linh Quy là bạn lữ. Địa ngục muôn từng vào. Đừng trách chi quỉ sứ!”

Duy Cung nghe được, nói: “Mỗ tuy tạo tội, song nương nhờ Phật lực mười niệm vãng sanh, há lại đọa ác đạo ư?” Một hôm sư đau bịnh, Linh Quy có việc ra khỏi chùa, thấy hai thiếu niên, một vị tay cầm nhạc khí. Hỏi từ đâu đến, đáp rằng: “Chúng ta từ Tây phương tới đón rước Cung thượng nhơn!” Vị kia lấy trong áo ra một hoa sen, cánh hoa khép mở buông tỏa ánh sáng lạ. Cả hai hướng về chùa rảo bước.

Linh Quy đứng bồi hồi suy nghĩ, rồi vội vã trở lại chùa. Vừa đến cửa đã nghe tin Duy Cung mãn phần. Nhân đó sư cảm ngộ sám hối, chí thiết tu hành, sau thành một bậc danh đức.

 

TRƯỜNG-LINH

 

Thích Trường Linh, người huyện Trấn Hải tỉnh Triết Giang, vào tuổi trung niên mới đến xuất gia tại một ngôi chùa ở Mâu Sơn. Năm sau, sư thọ giới Sa Di nơi chùa Phổ Đà. Kế tiếp tới Phổ Ninh Tự thọ Tỳ kheo giới.

Ban sơ, Trường Linh tỏ ra rất có đạo tâm. Nhưng sau vì lãnh trụ trì một ngôi chùa nhỏ, không ai quản thúc, nên tự do lui tới giao tiếp với bạn bè xấu ác. Rồi dần dà sư nhiễm quen thói hư, phóng đãng chơi bời, lãnh đám tụng kinh mướn, đua lợi tranh danh, cho đến ăn thịt uống rượu.

Lúc lớn tuổi, sư nghĩ lại việc cũ, sanh lòng ăn năn hổ thẹn. Được tin Liễu Thanh hòa thượng ở sơn am gần chùa Phổ Đà, tổ chức hội niệm Phật chuyên tu Tịnh độ. Trường Linh khẳng khái xếp lại mọi việc, mang y bát đến tham dự. Sau khi nghe Liễu công thuyết pháp chỉ dạy, sư mới biết đường lối của Tịnh tông, liền dứt bỏ hết tập quán xấu, một lòng tin sâu nguyện thiết, niệm Phật cầu sanh Tây phương.

Năm Dân Quốc thứ hai mươi, hàng nhơn sĩ ở Đại Sơn thỉnh Trường Linh đến trụ trì chùa Siêu Quả núi Bồng Lai thuộc mặt biển phía tây bắc Phổ Đà Tự, để hướng dẫn chư thiện tín tu hành. Lúc ấy sư đã suy yếu lớn tuổi, thỉnh thoảng hay phát chứng suyễn. Sang năm Dân Quốc thứ hai mươi mốt, vào ngày mùng tám tháng bảy. Trường Linh dự biết ngày lâm chung, bảo chúng rằng:

“Xin thỉnh vài vị Tăng tới niệm Phật, giúp tôi sanh về Tây phương!”

Khi chư tăng đến, sư lại nói: “Hiện sắp tới rằm Trung ngươn, xin trước tiên hành khóa Chẩn tế, để làm lợi vui cho khắp kẻ âm người dương”. Sau ba ngày pháp sự viên mãn, sư liền thỉnh chúng sang ngọa thất thương lượng về cách thức trợ niệm, rồi tự cử xướng trước, mọi người đều niệm theo đến hết một cây hương. Sáng sớm ngày mười hai, Trường Linh bảo nấu nước trầm đàn, tự tắm gội sạch sẽ, xong đắp y cầm cụ, nhờ người dìu lên đại điện niệm hương lễ Phật, rồi trở về ngọa thất.

Khi cho người khiêng chiếc bảo khám tới ; xong, sư vào trong ngồi ngay thẳng, gương mặt lộ vẻ tươi cười, nói: “Trước xin cảm tạ các vị đã gần gũi chiếu cố đến tôi trong mấy tháng. Sau nguyện mong tất cả đều cố gắng niệm Phật, để cùng nhau tái hội ở Liên bang! Lúc nầy so với thuở bình thời chẳng đồng, nên vì tôi niệm đủ mười sáu chữ: “Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật”. Chúng đáp tuân mạng, rồi cử xướng trì niệm.

Trường Linh cũng chắp tay niệm theo, hiện nét tươi sáng vô tả! Được một lúc sư buông tay trái xuống để lật ngửa trên đầu gối, tay mặt vịn vào vách bảo khám, sẽ cúi đâu mà viên tịch, thân tâm an vui, không lộ một chút chi thống khổ.

Bấy giờ đúng ngọ ngày mười hai tháng bảy. Sư hưởng thọ được sáu mươi tuổi.

 

LỜI BÌNH:

 

Đức Thế Tôn bảo: “Kẻ tạo tội Ngũ nghịch, Thập ác, lúc lâm chung chí tâm niệm hồng danh A Di Đà mười niệm đều được vãng sanh”. Điều trên đây tuy do hạt giống niệm Phật kiếp trước đã đến thời kỳ thành thục, nhưng cũng toàn nhờ sức tín nguyện hạnh trong hiện đời cảm thông với từ lực của đức A Di Đà, nên mới được như thế.

Sư Trường Linh nhiều năm cẩu thả may trong cảnh muộn biết hồi đầu, khi lâm chung được điềm tốt, âu cũng là một loại như các vị Hùng Tuấn, Duy Cung đó ư? Hai vị Tăng thuật lại chuyện nầy là Hựu Quán và Nguyệt Tịnh có nói: “Đại chúng ở chùa Pháp Võ non Phổ Đà hơn vài mươi năm nay, tuy nghe Ấn Quang đại sư hoằng dương khen ngợi pháp nhiệm mầu đặc biệt đới nghiệp vãng sanh của môn Tịnh độ, song hãy còn nửa tin nửa ngờ.

Đến khi thấy sư Trường Linh, một người đã tạo nhiều tội mà được vãng sanh, mới không còn nghi lời thiết thật của đức Thế Tôn đã nói trong Quán kinh, cùng điểm chỉ dạy của Ấn Quang trưởng lão.

Do đó toàn thể chư Tăng Ni thiện tín ở vùng hải đảo non Phổ Đà, đều cảm động phát tâm tự tu và hoằng dương môn Tịnh độ, để làm thỏa mãn bản hoài ứng thế của chư Phật.



Nếu là bậc chân tu
Không thấy lỗi của đời.
Nếu như thấy lỗi người
Mình chê, là kém dở!
Người quấy, ta đừng quấy
Ta chê, tự có lỗi.
Muốn phá tan phiền não
Hãy trừ tâm thị phi
Thương ghét chẳng để lòng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ!


(Pháp Bảo Đàn Kinh, Vô Tướng kệ)



HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC

 

"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách

Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"

  

Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ

 

Mùa an cư năm Canh Tý (1960) 

Dịch giả: Liên-Du kính ghi

Comments

Popular posts from this blog