ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
35) Mục Ðế Lệ
Mục đế lệ là Dương chi thủ nhãn ấn pháp của đức Phật. Đó là nhánh cây
mà quí vị thường thấy Bồ-tát Quán Thế Âm cầm ở một tay, còn tay kia Bồ-tát cầm một tịnh bình. Nhành dương này được Bồ-tát nhúng vào tịnh bình rồi rưới lên cho tất cả mọi chúng sinh bị đau khổ. Nước này không như nước thường. Đó là nước cam lồ. Chúng sinh nào được nước này tưới nhuận sẽ có nhiều lợi lạc. Nước cam lồ có thể giúp cho mọi chúng sinh thoát
khỏi khổ lụy đói khát và bản tâm đạt được thanh lương.
MỤC ĐẾ LỆ còn dịch nghĩa là “giải thoát”.
Đó là giải thoát khỏi mọi khổ nạn, bệnh tật và chướng ngại. Nên Bồ-tát Quán Thế Âm thường dùng DƯƠNG CHI THỦ NHÃN ẤN PHÁP này để giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn và những điều bất như ý. Bề ngoài, chú này dường như không có gì quan trọng lắm, nhưng một khi quí vị công phu
hành trì ấn pháp này
thành tựu rồi, thì không những quí vị có thể giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi bệnh tật và khổ nạn mà còn có thể hàng phục cả thiên ma ngoại đạo. Khi những thiên ma ngoại đạo được thấm nhuận nước cành dương này, họ tự nhiên hồi tâm hướng thiện, thực hành theo chánh pháp. Do vậy, Dương chi thủ nhãn có diệu dụng vô cùng vô tận, không thể nghĩ bàn.
Giọt nước cam lồ từ bàn tay Bồ – tát Quán Thế Âm không những chỉ giúp cho
quí vị thoát khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn mà còn có một diệu dụng khác,
khi một người sắp chết, nếu có phước duyên, được Bồ – tát Quán Thế Âm rảy nước cam lồ thì có thể sống lại. Tất cả các loài cây cỏ thảo mộc đã khô héo nếu được nước cam lồ tưới xuống cũng được hồi sinh. Cây cỏ là loài vô tình, mà khi được nước cam lồ tưới tẩm còn được nảy mầm, đơm hoa, kết trái như vậy nên chúng sinh là loài hữu tình sẽ được lợi lạc biết bao. Đó là diệu dụng của Dương chi thủ nhãn ấn pháp.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
35. Mục Ðế Lệ
MUDHILI (MUÝT ĐI LI)
CÁC ĐỨC PHẬT CHẮP TAY NGHE TỤNG CHƠN-NGÔN
Kệ tụng :
Bế mục trừng tâm tụng chân ngôn
Nhất niệm bất sanh diệu thông huyền
Tam muội gia trì trí quang hiện
Chư Phật xưng tán thiện nữ nam
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
NAM-MÔ THẬP PHƯƠNG THƯỜNG TRỤ TAM-BẢO
Cúi lạy đấng tam giới Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Con nay phát nguyện rộng
Thọ trì DƯƠNG-CHI THỦ NHÃN ẤN PHÁP
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Ðều phát Bồ-Đề TÂM
Khi mãn báo-thân này
Sanh qua cõi Cực-Lạc.
NAM–MÔ THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN
QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT QUẢNG-ÐẠI VIÊN-MÃN
VÔ-NGẠI ĐẠI-BI-TÂM ÐÀ-RA-NI
Dương-Liễu.”
Thần-chú rằng: Mục Ðế Lệ [35]
Chơn-ngôn rằng: Án-- Tô tất địa, ca rị phạ rị, đa nẩm đa,
mục đa duệ, phạ nhựt ra, phạ nhựt ra bạn đà,
hạ nẳng hạ nẳng, hồng phấn tra.
Dương chi thủ nhãn độ quần manh
Phiền nhiệt bệnh khổ đắc thanh lương
Khô mộc phùng xuân trọng mậu thịnh
Tử nhi bất vong thọ vĩnh xương.
MAHAKARUNA DHARANI
35. MUDHILI
MUDHILI is the Buddha’s Willow Branch Hand and Eye. It is the
branch you see the Bodhisattva Who Regards the World’s Sounds carrying in one
hand while in the other the Bodhisattva carries the Pure Water Bottle. The
Willow Branch is dipped into the Pure Water Bottle and then sprinkled
over all living beings. The pure water is not like ordinary water. It’s sweet
dew. Living beings who are sprinkled with it
obtain many benefits. It can relieve their hunger and thirst and cause them to
be clear and cool.
MUDHILI means “liberation,” that is liberation
from all suffering and hardship, from all sickness, and from all inauspicious circumstances.
The Bodhisattva uses the Willow Branch to liberate all living beings from their
illnesses and difficulties and unlucky affairs. On the surface, the Hand and
Eye may not seem to be very important, but when you have cultivated it to
perfection, you can use it not only to liberate beings from their difficulties
and sicknesses and from inauspicious events, but you will also be able to
overcome all heavenly demons and externalist religions. When the heavenly
demons and externalists are sprinkled with the sweet dew, they will naturally
turn their thought to the good and offer up their conduct in accord with the
teaching. Thus, this Hand and Eye is endless, inexhaustible, and inconceivable
in its function.
The sweet dew water of the Bodhisattva Who Regards
the World’s Sounds can not only liberate you from all hardships, cure all illnesses, and free you of all inauspicious
circumstances, but it can even cause you to live when the time has come for you
to die. When dead plants and trees are sprinkled with sweet dew, they can come
back to life. Although trees and plants are basically insentient, if they are moistened
by the sweet dew, they can grow again; they may grow new branches and leaves,
bloom, and bear fruit. Living beings who obtain sweet dew gain even more
inexhaustible, wonderful advantages. That’s the Willow Branch Hand.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
35. MUDHILI
When not a single
thought arises, the esoteric is penetrated.
With the aid of
Samadhi, the brilliant light of wisdom is revealed.
Buddhas all laud
praise good men and good women who
Close their eyes,
clear their minds, and chant these true words.
The Sutra says: “For various illnesses of the body, use the Willow Branch Hand.”
The Mantra: Mu di li.
The True Words: Nan. Su syi di. Jya li wa li. Dwo nan dwo.
Mu dwo yi. Wa dz la. Wa dz la.
Pan two. He nang he nang. Hung pan ja.
The verse:
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 60
Ẩn tu nhìn khắp cảnh ban mai
Người vật ra đường chim nhảy bay
Tất cả chỉ vì lo vóc huyễn
Nhọc, già, bịnh, chết mấy ai hay?
NHƯ Ý : Giữa cuộc sống con Người buôn ba chạy Đông sang Tây, xuôi Nam ngược Bắc cũng gì lo Vấn đề Ở, ĂN, MẶC, trong sự CHEN LẤN sinh hoạt đó làm LÀNH thì ít, tạo ÁC thì nhiều.
Có nhà du lịch đến Ấn-Độ hỏi một Đạo-sĩ, ở Xứ này có DI-LẶC không ?
Đạo-sĩ đáp: Có chứ.
Đời người ai cũng trải qua cảnh SINH, GIÀ, BỊNH, CHẾT cùng những nhọc nhằn khổ não về THÂN TÂM, sau khi chết lại không biết mình đi về đâu mà không mấy ai nghĩ đến, đó thật là điều hết sức lạ.
Cổ thi nói:
"Ta thấy người khác chết.
Trong lòng nóng xót xa!
Chẳng phải xót kẻ mất.
Vì sẽ đến phiên ta!"
Kinh Bảo Tích nói: Bấy giờ Di Lặc Bồ tát bạch Phật rằng: "Bạch đức thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói những công đức lợi ích của Phật A Di Đà và thế giới Cực lạc. Lại bảo: Nếu có chúng sanh nào phát mười thứ tâm, một lòng chuyên niệm hướng về Phật A Di Đà, khi người ấy mạng chung sẽ được sanh về thế giới của đức Phật kia. Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là phát mười thứ tâm, và do tâm này sanh về Cực lạc?"
Phật bảo: "Này Di Lặc! Mười thứ tâm ấy không phải hạng người phàm phu, bất thiện có thể phát được. Những gì là mười tâm:
1. Đối với chúng sanh khởi lòng ĐẠI-TỪ không làm tổn hại.
2. Đối với chúng sanh khởi lòng ĐẠI-BI không làm bức não.
3. Với chánh pháp của Phật khởi lòng HỘ-TRÌ không tiếc thân mạng.
4. Với tất cả pháp lành sanh lòng thắng nhẫn, không CHẤP-TRƯỚC.
5. Tâm an vui trong sạch, tôn trọng, không tham LỢI-DƯỠNG, sự cung kính.
6. Tâm cầu CHỦNG-TRÍ của Phật, trong tất cả thời không xao lãng.
7. Đối với tất cả chúng sanh hằng tôn trọng CUNG-KÍNH, không khinh rẻ là
hèn thấp.
8. Không say đắm theo THẾ LUẬN, đối với phần Bồ đề sanh lòng quyết định.
9. Tâm THANH-TỊNH tu các căn lành, không hề tạp nhiễm.
10. Đối với các đức Như Lai, XẢ LÌA các tướng, lòng tùy niệm.
Di Lặc! Đó là mười thứ phát tâm của Bồ tát, do tâm nào sẽ được sanh về cõi Cực lạc của Phật A Di Đà. Di Lặc! Nếu có người nào trong mười tâm này, tùy ý thành tựu được một tâm, ưa thích muốn về Cực lạc, quyết không lẽ nào không được vãng sanh.
Tiết I:- Vấn Ðề Khổ Trong Ðạo Phật
Thử nhìn khi cuộc sống ban mai bừng dậy ở đô thành, ta thấy trên các nẻo
đường, khuôn chợ, hè phố, quả là hiện cảnh của một suối người ồn ào rộn rịp.
Trong ấy, có già trẻ nam nữ, có sang hèn, nghèo giàu, có kẻ xinh đẹp, người xấu thô, kẻ khoẻ mạnh vẹn toàn, người yếu gầy tàn tật. Số người đông đảo gồm nhiều hạng sai biệt ấy đang làm gì?
Tất cả đều đi về vấn đề mưu sinh, lo ăn, mặc và ở. Trong cuộc sống hỗn độn, cũng vì việc đó mà loài người tranh đua, giành giựt, lường gạt, cướp bóc, cho đến giết hại lẫn nhau. Từ thế kỷ nầy đến thế kỷ khác, hết đời trị đến đời loạn, giữa cái vui bào ảnh sự khổ triền miên, qua bao nhiêu lớp tang thương, loài người vẫn sống trong cảnh ấy.
Người xưa không thấy cảnh trăng ngày nay, người nay cũng không thưởng thức được cảnh trăng thời xưa, song vầng trăng đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của lớp người kim cổ!
( Cổ nhơn bất kiến kim thời nguyệt, kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhơn.)
Và nếu gương trăng có được mối suy tư, chắc cũng sẽ tự hỏi: “Dòng đời cứ
liên tục như thế, con người từ đâu sanh ra? Khi chết sẽ đi về đâu? Và cái gì là
cứu cánh của kiếp người?”
Nhưng vì gương nga không có mối suy tư, nên cuộc đời xưa nay vẫn như thế.
Nếu có chăng thì cũng chỉ một ít sự cảnh giác nho nhỏ về thân thế của loài
người - những cây sậy biết suy tư. Chẳng hạn như:
Khi tỉnh mộng, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa!
Hay:
Còn ai, ai tỉnh, ai mê?
Hỡi ai thiên cổ đi về những đâu?
Ðời đáng chán hay không đáng chán?
Cất chén quỳnh xin hỏi bạn tri âm?
Hoặc là:
Nghĩ thân phù thế mà đau,
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê!
Hoặc nữa:
Trong trời đất cổ kim, kim cổ,
Mảnh hình hài, không có, có không!
Nhưng con người chỉ thoạt bừng tỉnh đôi phút rồi mơ màng trở lại, nên cuộc đời đâu cũng vào đó, và thế nhơn vẫn nối dõi mãi kiếp sống mộng trong cõi ngàn năm mây bay.
Trong giấc mơ vô tận ấy, ai là người đã thức tỉnh?
Thuở xưa Ðức Thích-Ca khi còn là Thái-tử, nhân lúc đi du ngoạn ngoài bốn cửa thành, Ngài đã nhận thức sâu xa cái khổ của kiếp người qua các tướng già, bịnh, chết. Và Ngài cũng đã phát giác con đường thoát khổ qua hình dáng tự tại của vị Sa-môn xả hết sự dục nhiễm ở đời, xuất-gia đi tìm chân lý.
Cho nên sau khi đắc đạo, Ðức Mâu-Ni Thế-Tôn hằng đem thuyết bát-khổ, tam-khổ để cảnh giác hàng môn đệ khuyên họ thắp sáng ngọn đuốc tự tỉnh, cố gắng vượt suối băng đồi, dìu dắt nhau hướng về chân trời giải thoát.
Bát-khổ là gì?
Ðó là tám nỗi khổ của kiếp người gồm có: sanh, già, bệnh, chết,
thương xa lìa, oán gặp gỡ, sự mong cầu không toại ý, và năm ấm lẫy lừng.
Về mối khổ thứ nhất, theo huệ nhãn của Đức Phật thấy, thì con người khi còn ở trong thai, tâm thức mơ màng, sống giữa cảnh giới nhơ nhớp tối tăm như cảnh tù ngục. Khi bà mẹ dùng thức ăn quá nóng, thai nhi như bị nằm gần lò lửa, và khi dùng thức ăn quá lạnh, thai nhi như ở trong chỗ giá băng. Ðến ngày sanh nở, đứa trẻ thoát ra khỏi thai cung lẫn lộn với máu huyết, ở trong trạng thái nguy hiểm thừa sống thiếu chết. Khi mới sanh ra con người chỉ là một khối thịt non, cơn đói khát, lúc lạnh nóng, khi bị kiến muỗi cắn đốt, duy biết khóc la. Tình trạng ấy thật đáng thương xót, mà loài người trong vô lượng kiếp vẫn mãi chịu sự SANH khổ đó. Vì thế nên tiên đức đã than:
“Vừa khỏi bào thai lại nhập thai.
Thánh-nhơn trông thấy động bi ai!
Huyễn thân xét lại toàn nhơ khổ.
Dứt vọng mau về tánh bản lai”.
Cây cỏ đã có lúc tươi tắn sởn sơ, rồi sẽ phải đi đến chỗ điêu tàn cằn cỗi. Con người cũng thế, có sanh tất có già, sanh đã khổ mà già cũng khổ. “Nhớ thuở còn thơ dong ngựa trúc. Thoắt trông nay tóc điểm màu sương!” Con người dù là thư sinh mặt trắng hay thiếu nữ má hồng, ngày kia cũng phải trải qua cảnh ấy. Khi đã đến tuổi xế tàn, thì con người chịu đủ các thứ suy khổ: da nhăn tóc bạc, lưng mỏi gối dùn, tai lãng mắt lờ, răng long má cóp, ăn chẳng biết ngon, ngủ không yên giấc. Như thân cây đã trải qua bao sương nắng rồi đến lúc ủ rũ xác xơ, con người chịu nhiều nỗi lao lực lao tâm rồi lại tới cảnh suy già tàn tạ, tình trạng ấy nào có vui chi? Vì thế Đức Phật mới bảo: GIÀ là khổ!
Lão-tử đã than: “Ta có họa lớn, vì ta có thân”. Thật vậy, đã có thân thì khi đói
khát, lúc thời tiết nóng lạnh, khi muỗi mòng cắn đốt, lúc cực nhọc vất vả, con
người đều cảm thấy khổ. Nói riêng về sự đau bệnh, không ai có thể tránh khỏi,
khác chăng chỉ ít nhiều nặng nhẹ mà thôi. Các chứng ngoại cảm nội thương, nếu nhẹ thì chỉ một đôi bữa hay năm mười ngày, như nặng có khi triền miên trải qua năm tháng, làm cho con người chịu nhiều nỗi nhọc mệt khổ đau. Nếu vương nhằm những ác bệnh như: lao trái, phong cùi, ung thư, cổ trướng... mà lại gặp cảnh nghèo nàn, không tiền thang thuốc, đời kẻ ấy kể như đã mất hết sinh thú.Có thân là có bệnh, có bệnh tức có khổ, cái thuyết “BỊNH là khổ” quả thật một mối đáng quan tâm, mà người đời hầu hết đều mơ màng, ít ai suy gẫm sâu để tìm lối thoát.
Như đóa hoa, trải bao phen tươi tốt lại đến lúc tàn tạ héo khô, kiếp nhơn sinh
mãn thuở trắng răng sang hồi đầu bạc, rồi kết cuộc đi về nẻo chết. Ðó là nói theo thông thường, thật ra cái chết không hẹn kẻ ấu thơ hay người tuổi tác. Trước khi chết con người thường trải qua cơn đau khổ về thể chất lẫn tinh thần.
Về thể chất thì khi thần thức sắp rời bỏ báo-thân, đương nhơn bị sức nghiệp ác làm cho chân tay co rút, mình mẩy nhức đau.
Về tinh thần thì còn nỗi hãi hùng kinh sợ, hoặc tham luyến tiếc thương đối với thân nhơn, tài sản.
Chúng-sanh vì chấp ngã, phần nhiều hay tham sống sợ chết, nên sự chết là mối lo ngại của con người. Hơn nữa, biển nghiệp mênh mang, khi chết không biết thần thức sẽ trôi giạt về đâu, thật là một điều đáng bi thảm! Vì thế Đức Phật đã bảo: CHẾT là khổ!
Sống trong đời ai cũng có thân bằng quyến thuộc. Ðó là những người ân, những kẻ đồng lao cộng khổ, hay những người cùng gần gũi nhau, hiểu biết nhau, nên nếu chưa phải là bậc giải thoát, tất không tránh khỏi sự tương quan về tình cảm. Vì thế, trong hoàn cảnh xa lìa người thân mến, ai cũng cảm thấy một nỗi buồn!
Cảnh tử biệt tuy sầu, nhưng còn dễ nguôi hơn cảnh sanh ly làm cho người mãi trông mong thương nhớ! “Thà rằng tử biệt, ai nỡ sanh ly”, đó là câu tục ngữ biểu dương sự buồn khổ của đương nhơn trong tình chia cách. Có người đã vì cảnh biệt ly mà sầu thương vàng võ, đôi khi đi đến cái chết. Cho nên thương mà xa cách, xác thật là sự khổ của kiếp người.
Thương xa lìa đã khổ, mà oán gặp gỡ cũng khổ. Ở gần những kẻ không đồng
tâm chí, không hiểu biết nhau, thường có sự trái nghịch ý kiến, có mối buồn giận bất hòa, làm sao sanh được niềm tươi vui an lạc? Nếu những người ấy là kẻ đối đầu, rắp tâm mưu hại nhau, thì thật đương nhơn phải sống trong phút giây âu lo hồi hộp. Trong trường hợp oan gia gặp gỡ, mà lại lâm vào hoàn cảnh khó nỗi thoát ly, thì kiếp nhơn sinh đã hầu như vô vị, sự khổ còn chi hơn? Ðức Phật nói oán ghét gặp gỡ rất khổ, là như thế đó.
Con người sống với nhiều hy vọng. Có kẻ nghèo muốn cầu cho giàu hoặc sự
sanh nhai vừa đủ, xấu muốn được đẹp, không danh phận muốn được thi đỗ hay có địa vị cao sang, đau bịnh tàn tật muốn được vẹn toàn khỏe mạnh, gia đình tan tác muốn cho tụ hội đoàn viên, nam nữ thương nhau muốn cho được phụng loan hòa hợp, không con muốn cho có người thừa tự, con cháu ngỗ nghịch muốn cho nó trở nên thảo thuận hiền lương; tóm lại từ việc nhỏ đến to, con người có muôn ngàn ước vọng. Nếu sự mong ước đó không thành, tất kẻ ấy phải ôm lấy sự buồn rầu đau khổ. Cho đến có người vì thất vọng mà mang bịnh hoặc quyên sinh. Nên sự mong cầu không toại ý cũng là một mối khổ của kiếp người.
Chân tánh của ta bị năm uẩn che lấp, năm uẩn nầy cũng gọi là năm ấm, tức là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm ấm đây đại khái chỉ cho phiền não. Như một khoảng không gian trong tạnh mà bị khói lửa un xông, thì không khí ở nơi đó trở nên ngột ngạt nóng bức.
Tâm tánh trong sạch của ta cũng như thế, nếu bị khói lửa phiền não ngũ ấm un xông, thì con người ấy đâu còn sự sáng suốt, mát mẻ, an vui?
Những vị tu hành đi sâu vào thiền định, không những thấy một niệm phi
pháp là khổ nhọc, mà một niệm hợp pháp cũng là mối trần lao. Cho nên các bậc thánh-giả đã quan niệm năm ấm chẳng khác nào kiếp lửa thiêu đốt thế gian. Chúng-sanh ba cõi đều còn trong phạm vi mù mịt nóng bức của năm ấm, nhưng riêng về loài hữu-tình ở Dục-giới, nghiệp phiền não có phần thô trọng hơn. Vì thế Đức Phật đã bảo: năm ấm lẫy lừng là khổ!
Trong Bát-khổ trên đây, bốn món trước thuộc về khổ vật chất, bốn món sau
thuộc về khổ tinh thần. Sự khổ về vật chất, tinh thần của kiếp người, có thể khái quát trong tám điều ấy. Ngoài thuyết Bát-khổ còn có thuyết Tam-khổ là:
Khổ-khổ,Hoại-khổ, và Hành-khổ.
Khổ-khổ là sự khổ tăng thượng, đại ý chỉ cho trên mối khổ nầy còn thêm nỗi khổ khác; chẳng hạn như trên sự nghèo nàn còn thêm tật bệnh, trên khổ vật chất còn thêm khổ tinh thần.
Hoại-khổ là nỗi khổ sau khi cuộc vui đã hoại, đại khái chỉ cho sự buồn khổ trên cảnh tướng vô thường. Thí dụ như khi bạn bè thân quyến tụ hợp là vui, lúc chia tay lại buồn; khi đắc thời được quyền chức thì vui, lúc thất thế mất công danh lại khổ.
Hành-khổ là sự khổ do nghiệp hoặc lưu hành trong tâm thức, nhẹ thì nó làm cho chúng-sanh mờ mịt tán loạn không được an điềm sáng suốt, nặng thì khiến cho nổi lên nghiệp tham, sân, si vui buồn bất định.
Trong Tam-khổ đây, chúng-sanh ở cõi dục có đủ ba, nơi cõi sắc chỉ có Hoại-khổ và Hành-khổ; còn cõi Vô-sắc duy có Hành-khổ.
Tóm lại, dù Tam-khổ hay Bát-khổ, đều y cứ trên pháp hữu vi. Nếu chúng-sanh
còn chấp trước pháp hữu vi dù thô hay tế, tất còn có khổ. Chính sự vui của thế gian, Đức Phật cũng cho là mối vui điên đảo, là khổ chớ không phải thật vui. Nên Ngài đã bảo: “Ba cõi đều vô thường. Các pháp hữu vi không có chi là vui”. (Tam giới đại vô thường. Chư hữu vô hữu lạc).
Sự vui chân thật theo đấng Ðiều-Ngự, là cảnh vắng lặng, trong sạch, sáng suốt, giải thoát của Niết-bàn thuộc đức Trí, và lòng thương xót cứu độ chúng-sanh thuộc đức Bi.
Tiết II:- Tịnh Ðộ Phương Tây
Về Uế-độ, đại khái như cõi Ta-Bà hiện tại mà chúng ta đang ở, không có chi kỳ
đặc đáng kể. Dưới đây, xin trích dẫn các kinh Vô-Lượng-Thọ, Quán-Vô-Lượng-Thọ, Phật-Thuyết-A-Di-Đà, lược thuật về chánh-báo, y-báo cõi Cực-Lạc, một Tịnh-độ vị trí thuộc phương Tây của thế-giới nầy. Hiểu qua y chánh cõi Cực-Lạc, tức sẽ quan niệm chung được những y chánh các cõi tịnh ở mười phương; vì quan cảnh cõi Cực-Lạc thế nào, những Tịnh-độ khác về sự thanh tịnh trang nghiêm, cũng tương tợ như thế ấy.
Chánh-báo cõi Cực-Lạc
1. Thân tướng trang nghiêm: Thân thể của nhơn dân cõi Cực-Lạc đều là sắc
chân kim, đủ 32 tướng, dung nghi xinh đẹp nhiệm mầu, hình mạo đồng nhau
không có ai hơn kém. Tất cả đều thọ thân thể vô cực, tự nhiên. Thân tướng của Tây-Phương-Tam-Thánh lại càng muôn phần trang nghiêm vi diệu.
2. Thọ mạng vô lượng: Người ở cõi Cực-Lạc đều sống lâu vô lượng vô biên A tăng-kỳ-kiếp, trừ những vị có bản nguyện đi đến các cõi khác để độ sanh muốn trụ thọ mạng dài hay ngắn đều được tùy ý.
3. Thần thông tự tại: Dân chúng cõi Cực-Lạc đều có ngũ thông là: Thiên-nhĩ thông, Thiên-nhãn-thông, Tha-tâm-thông, Túc-mạng-thông, và Thần-túc-thông. Nếu vị nào chứng quả A-la-hán, thì kiêm được Lậu-tận-thông.
4. Thường ở trong chánh định: Tất cả đều trụ nơi chánh-định-tụ.
5. Không đọa ác đạo: Kẻ nào được sanh về cõi ấy, tất không còn bị đọa vào ba đường ác là: Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh.
6. Hóa sanh nơi hoa sen: Nhơn dân cõi Cực-Lạc đều hóa sanh nơi hoa sen
trong ao thất bảo, thuần là người nam, không có sự ái-dục và thai-sanh.
7. Thân thể tinh sạch: Chúng-sanh ở cõi Cực-Lạc thọ thân kim cương, thể chất thơm tho tinh sạch, không có các uế vật như mồ hôi, đàm dãi, đại tiểu tiện; không thọ các sự khổ: sanh, già, bịnh, chết, thân ái, biệt ly, oán thù gặp gỡ, mong cầu không toại ý và năm ấm lẫy lừng.
8. Vui như bậc lậu-tận: Nhơn dân ở cõi ấy thân tâm thường được an vui như bậc Lậu-tận-Tỷ-khưu.
9. Đạo tâm không lui sụt: Những kẻ sanh về cõi nầy, đều thành bậc A-Bệ-Bạt-Trí, đối với đạo vô thượng không còn thối chuyển, tu hành mạnh mẽ tinh tấn cho đến khi thành Phật.
10. Trí huệ biện tài: Nhơn dân cõi Cực-Lạc có vị đọc tụng, thọ trì, diễn giảng kinh pháp; có vị tư duy diệu nghĩa, nhập định tham thiền; tất cả đều đủ trí huệ biện tài.
11. Được Vô-sanh-nhẫn: Đã sanh về cõi ấy tất sẽ chứng được vô-sanh-pháp nhẫn và các môn thâm-tổng-trì.
12. Cúng dường chư Phật: mỗi buổi sớm mai, nhơn dân nước Cực-Lạc thường đem các thứ hoa quí lạ đi cúng dường chư Phật ở mười phương. Nếu muốn cúng dường hương mầu, y phục, bảo cái, tràng phan; do nhờ nguyện lực của Phật A-Di-Đà, đồ cúng dường quí đẹp đúng theo ý muốn, liền hiện trên không nhóm lại như mây, rồi uyển chuyển rơi xuống đạo tràng thành pháp cúng dường.
Khi cúng dường và nghe thuyết pháp xong, trong khoảnh khắc, tất cả đều trở về bản quốc trước giờ thọ thực.
13. Không ba ác-đạo: Ở cõi Cực-Lạc không có các loài Địa-ngục, Ngạ-quỷ,
Bàng-sanh, cho đến không nghe điều chi bất thiện huống nữa là có thật.
14. Gần gũi Thánh-chúng: Người sanh về cõi Cực-Lạc, thường được gần gũi
các bậc đại Bồ-Tát như Quán-Âm, Thế-Chí, Văn-Thù, Phổ-Hiền, chung quanh
mình toàn là bậc thượng thiện, không có thầy tà bạn ác.
15. Oai lực tự tại: Các bậc Thanh-Văn, Bồ-Tát ở Cực-Lạc, thần thông rộng lớn, oai lực tự tại, có thể nhiếp trì tất cả thế-giới trong bàn tay.
16. Thân quang rực rỡ: Ánh sáng nơi thân của chúng Thanh-Văn ở cõi ấy chiếu xa một tầm, còn quang minh của hàng Bồ-Tát chiếu xa từ 100 do-tuần đến Tam thiên-đại-thiên-thế-giới.
17. Nhiều Thanh-Văn, Bồ-Tát: Chúng Thanh-Văn ở pháp hội đầu tiên của Phật A-Di-Đà nhiều đến vô số. Các chúng Bồ-Tát cũng như vậy. Đức Bổn-Sư bảo ngài A-Nan: “Người có trí huệ thần thông như bọn ông Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền-Liên, đến kế các bậc Bồ-Tát, Thanh-Văn trong pháp hội đầu tiên ấy, cũng không biết số lượng là bao nhiêu, huống chi các pháp hội khác!”
18. Bậc Bổ-xứ-vô-biên: Chúng-sanh sanh về cõi Cực-Lạc đều là bậc A-bệ-bạt-trí. Trong ấy những vị Nhất-sanh-bổ-xứ Bồ-Tát rất nhiều, không thể dùng toán số tính kể được, chỉ có thể đem số vô lượng vô biên A-tăng-kỳ để nói mà thôi.
Y-báo cõi Cực-Lạc
1. Quốc độ bằng phẳng: Toàn cõi Cực-Lạc bằng phẳng, trong sạch không một điểm trần, không có núi Tu-Di, Kim-Cang và tất cả các núi, cũng không có các biển lớn nhỏ, sông, suối, giếng, hang.
2. Bảy báu làm đất: Quốc-độ của Phật A-Di-Đà, đất là lưu ly xen với thất bảo, trong ngoài chói suốt nhau, dưới có tràng kim cương thất bảo nâng đỡ. Tràng nầy hình bát giác đều đặn, mỗi phía do tám thứ báu hợp thành. Mỗi hạt bảo châu phóng ra ngàn tia sáng, mỗi tia sáng có 84.000 sắc chói, đất lưu ly sang như ngàn ức mặt trời. Mặt đất lưu ly bằng phẳng, có giây hoàng kim cùng thất bảo giăng phân khu vực và đường xá. Mỗi khu vực rộng rãi bao la, cảnh trí kỳ lệ nhiệm mầu, trang nghiêm thanh tịnh.
3. Khí hậu điều hòa: Khí hậu ở cõi Cực-Lạc không nóng không lạnh, thường mát mẻ điều hòa, không có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
4. Lưới báu trang nghiêm: Trên hư không có vô lượng lưới báu chia từng khuôn, giăng che khắp Phật-độ. Lưới nầy giây bằng chất nhuyễn kim hoặc chơn châu, trang nghiêm bằng vô lượng kỳ trân tạp bảo, quang sắc rực rỡ như sao. Chung quanh mỗi khuôn lưới có treo nhiều linh báu, mỗi khi gió nhẹ thoảng qua, các bảo linh ấy phát ra vô lượng pháp âm mầu nhiệm. Chư thiện nhơn nghe rồi tự nhiên sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
5. Sáu thời mưa hoa: Ở cõi Cực-Lạc, ngày đêm sáu thời mưa xuống hoa Mạn đà-la, gió nhẹ phi phất, hoa bay khắp Phật-độ. Hoa nầy nhu nhuyễn, thơm tho; chư thiện nhơn lúc bước chân đi, hoa lún xuống bốn tấc, khi giở chân lên, hoa tròn nguyên như cũ. Thánh-chúng thưởng ngoạn và thọ dụng mưa hoa xong, Mạn-đà-la hoa lần lượt biến mất, mặt đất trở lại vẻ trang nghiêm, tịnh khiết.
6. Bảo trì thơm sạch: Ở cõi Cực-Lạc nơi nơi đều có bảo trì rộng rãi mênh mang, trong ao đầy dẫy nước Bát-công-đức trong sạch thơm tho, vị như cam-lộ. Những ao nầy do từ một thứ báu đến bảy thứ báu tạo thành, như thành ao bằng hoàng kim, đáy ao trải cát thủy tinh; thành ao bằng bạch ngân, xa cừ, mã não, đáy ao trải cát lưu ly; hoặc thành ao bằng bạch ngọc, đáy ao trải cát kim cương nhiều màu.
7. Nước ao tùy ý: Các thượng thiện nhơn lúc vào ao để tắm, tùy theo ý muốn, nước tự dâng lên, hoặc ngập đến đầu gối, đến bụng, đến cổ. Nước nầy từ như ý-châu-vương sanh ra, tùy tâm người mà lên xuống, hoặc sâu, hoặc cạn, hoặc ấm, hoặc mát, rất điều hòa, thuận thích.
8. Sen báu nhiệm mầu: Mỗi ao có sáu mươi ức hoa sen thất bảo. Mỗi hoa sen tròn lớn 12 do-tuần, có trăm ngàn ức cánh, đủ các màu xinh đẹp, màu nào chiếu ánh sáng nấy. Nước Bát-công-đức chảy lên xuống theo cọng sen hoặc lòn vào cánh hoa, phát ra tiếng thanh tao diễn nói pháp mầu: Khổ, Không, Vô-thường,Vô-ngã và các môn Ba-la-mật.
9. Cây đạo tràng thọ: Cây bồ-đề nơi đạo tràng của Phật do các thứ báu hợp
thành, chất báu căn bản tên là Nguyệt-Quang-Ma-Na-Trì-Hải-Luân. Thân cây
trang nghiêm bằng ngọc anh lạc treo rủ xuống, chiếu ra ngàn muôn sắc. Trên
ngọn cây có lưới báu phủ giăng; nơi thân cây và lưới báu tùy thời ứng hiện vô
lượng Phật-sự trang nghiêm.
10. Bảo thọ phát âm: Khắp cõi Cực-Lạc có những cây thất bảo mọc theo hàng lối ngay thẳng, có thứ cây thuần một chất báu, hoặc hai, ba, cho đến bảy chất báu hợp thành. Các hàng cây, thân cây, cành, lá, hoa, trái đều có sự tương đối cân phân. Tất cả Phật-sự ở cõi Cực-Lạc và mười phương thế-giới đều hiện bóng rõ nơi thân cây như vật hiện trong gương sáng. Những hoa xinh đẹp sắc vàng Diêm-phù-đàn xen trong kẽ lá, sáng rỡ như những vòng lửa. Trên hoa tự nhiên có trái thất bảo hình như chiếc bình quý của trời Đế-Thích.
Sự trang nghiêm của bảo thọ nhìn xem không thể xiết! Gió mát từ thân cây nhẹ nhàng phát ra, nổi lên năm thứ âm thanh vi diệu, tự nhiên hòa tấu, còn nhiệm mầu hơn tiếng nhạc của trời Tha-Hóa ngàn muôn ức lần! Âm thanh của bảo thọ diễn nói pháp mầu!
Chúng-sanh ở cõi ấy tai nghe tiếng tăm, mắt thấy màu sắc, mũi ngửi hương
thơm, lưỡi nếm vị ngon, thân tắm ánh sáng, ý duyên diệu pháp của cây báu, đều được sáu căn thanh triệt, trụ nơi bất thối chuyển.
11. Bảo tòa quý lạ: Ở cõi Cực-Lạc, Phật, Bồ-Tát cùng Thánh-chúng đều ngồi tòa sen báu. Các liên tọa nầy do từ một hai, cho đến vô lượng chất báu hợp thành, màu sắc đẹp lạ, quang minh sáng rỡ, nhu nhuyễn lớn nhỏ xứng theo thân thể người ngồi. Tòa sen của Phật có 84.000 cánh, mỗi cánh rộng 250 do-tuần, có 100 màu. Nơi mỗi cánh hoa lại hiện 84.000 lằn gân, phóng ra 84.000 tia sáng, có trăm ức châu ma-ni xen lẫn vào. Đài sen bằng chất Thích-ca-tỳ-lăng-già-bảo, trang nghiêm xen lẫn tám muôn thứ ngọc kim-cương, ma-ni. Sự kỳ lệ của liên tòa nầy vô cùng, đây là chỉ kể phần sơ lược.
12. Cung điện trang nghiêm: Những giảng đường, tinh xá, lâu các, cung điện của Phật, Bồ-Tát, nhơn dân nơi cõi Cực-Lạc, do vô lượng trân bảo hợp thành, trăm ngàn muôn lần quý đẹp hơn Tự-Tại-Thiên-cung. Những đền đài nầy có thứ nổi lên giữa hư không, cao lớn tùy theo ý muốn của người ở, có thứ không theo ý muốn mà trụ trên bảo địa. Đây là do công hạnh tu hành có hơn kém mà trụ xứ khác nhau, nhưng sự thọ dụng về ăn mặc thì đều bình đẳng.
13. Thức uống ăn tinh khiết: Nhơn dân cõi Cực-Lạc khi muốn uống ăn thì bát khí thất bảo như: vàng, bạc, lưu ly, tùy ý hiện ra trước mặt. Trong các thứ đồ báu ấy có đầy đủ trăm vị ẩm thực, ăn vào tự nhiên tiêu hóa không còn cặn bã, có vị chỉ thấy sắc, nghe hương tự nhiên no đủ, không cần phải ăn uống.
Khi sự việc đã xong, bảo khí tự nhiên ẩn mất, đúng thời lại hiện ra, không cần phải dọn dẹp.
14. Pháp phục tùy tâm niệm: Y phục của dân chúng ở cõi nầy, tùy tâm niệm liền hiện ra nơi thân. Tất cả y phục đều quý đẹp tự nhiên, không cần phải cắt, may, nhuộm, giặt.
15. Hóa cầm nói pháp: Đức Phật A-Di-Đà vì muốn cho pháp âm lưu thông, hóa hiện ra vô số thứ chim tạp sắc kỳ lạ như: Bạch-hạc, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng-mạng, Hồng, Nhạn, Oan-ương.... Các thứ chim nầy ngày đêm sáu thời kêu lên tiếng hòa nhã, diễn nói những pháp như: năm căn, năm lực, bảy phần bồ-đề, tám phần thánh-đạo. Chúng-sanh ở cõi ấy nghe rồi, tự nhiên sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
16. Hương thơm bay khắp: Ở cõi Cực-Lạc, từ mặt đất cho đến hư không, cung điện lâu đài, ao nước cây hoa, đều do vô lượng tạp bảo, trăm ngàn thứ hương kết thành, sự trang nghiêm kỳ diệu vượt hơn các cõi trời. Mùi hương bay xa đến mười phương thế-giới, hàng Bồ-Tát nghe rồi đều tu Phật hạnh.
17. Vạn vật nghiêm đẹp: Tất cả muôn vật ở cõi nầy đều nghiêm, sạch, sáng,
đẹp, hình sắc lạ thường, vi diệu cùng cực, không thể diễn tả và nói hết số lượng.
18. Quốc độ sáng trong: Cõi Cực-Lạc sáng sạch trong ngần, in bóng vô số thế-giới của chư Phật ở mười phương. Sự ảnh hiện nầy rất phân minh, như người nhìn vào gương soi thấy mặt mình.
BÀI KỆ THỨ 58
Một câu A Di Ðà
Như cọ gỗ lấy lửa
Gỗ nóng khói phát sanh
Chớ tạm dừng lần lựa.
( Nhứt cú Di Ðà
Loại như toản hỏa
Mộc noãn yên sanh
Tạm đình bất khả. )
LƯỢC GIẢI
Thời xưa ở Ấn Ðộ, khi muốn lấy lửa người ta cọ hai thanh gỗ khô vào nhau. Cọ đến khi nào gỗ nóng phát sanh ra khói, mới để đồ dẫn hỏa vào, tự nhiên lửa bắt phừng cháy. Nếu cọ nửa chừng, hoặc đến lúc đã nổi khói mà bỏ dở tạm dừng, thì gỗ sẽ lần lần nguội đi không phát ra lửa được.
Sự hành trì câu A Di Ðà cũng như thế. Khi chúng sanh ở Ta Bà phát tâm niệm Phật cầu về Cực Lạc, thì nơi ao báu ở Tây phương đã nở hiện một búp sen. Nếu hành giả mỗi ngày đều tinh tấn trì niệm, hoa sen ấy sẽ lần lần to lớn. Như nửa chừng bỏ dở, hoa sen cũng lần khô héo rồi tàn. Bởi đóa sen chín phẩm nơi liên trì, đều do công đức của hành giả mà thành tựu. Ngày kia công hạnh thành, báo thân mãn, thần thức của đương nhơn sẽ gởi vào thai sen đó mà hóa sanh. Cho nên người tu tịnh nghiệp chớ nên niệm Phật nửa chừng rồi bỏ dở, hoặc biếng trễ lần lựa tạm dừng. Vì trễ sót như thế tất nhiên thai sen sẽ hỏng.
Viết đến đây, bút giả nhớ lại độ trước có được cô Diệu Thuần ở quận Ba Tri tỉnh Bến Tre, thuật lại cho nghe điềm mộng như sau:
- Bạch thầy! con nằm mơ thấy đến một ngôi chùa, trước chùa có ao to rộng, nước trong suốt, các đóa hoa sen nhiều sắc, hoặc lớn hoặc nhỏ đua nhau tươi nở. Gần bờ ao có một hoa sen to lớn độ bằng chiếc mâm thau tròn. Nhưng đóa hoa ấy lại bị cái chụp úp lên. Con lại gần dở cái chụp thì hoa sen tan rã từng cánh rồi tàn rụng.
Lúc ấy, giữa hư không bỗng có tiếng nói: "Hoa sen đó là của liên hữu Minh Phúc!". Sau khi tỉnh giấc, sáng ra con đem điềm mộng thuật lại cho đạo hữu Minh Phúc ở tiệm vàng tại bản quận nghe. Ðạo hữu tỏ sắc lo sợ bảo: "Chết nỗi! Thầy dặn tôi mỗi ngày niệm Phật tối thiểu phải một ngàn câu. Tôi tinh tấn đã được vài năm, nhưng gần đây vì công việc quá bề bộn, nên suốt ba tháng nay biếng trễ không niệm một câu nào. Bây giờ chị thấy hoa sen héo rụng, và chư vị đã mách bảo như thế, tôi phải sám hối gắng tinh tấn lại mới được!". Thưa thầy! Con đã biết hoa héo rụng là do Minh Phúc giải đãi, nhưng chưa rõ tại sao lại có cái chụp ấy?.
Bút giả đáp:
- Chiếc chụp tượng trưng cho Ngũ Cái nói về phương diện chung, hoặc Ngũ Dục về phương diện riêng. Ngũ Cái là: tham, sân, si, nghi, hối. Ngũ dục là: sắc đẹp, tiền của, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. Chúng sanh thường bị những điều trên che đậy, làm cho tham đắm si mê, không biết tỉnh ngộ tu hành.
Minh Phúc tất bị một hoặc nhiều phần trong các điều ấy che mờ, nên mới biếng trễ không niệm Phật, khiến cho hoa sen công đức phải héo tàn. Nhưng từ đây biết giác ngộ gắng tu thì đóa hoa sen khác sẽ tiếp tục mọc lên, thay cho đóa hoa trước. Ðừng nên e ngại rằng nó tàn rồi mất hẳn, mà phế bỏ sự tu trì.
Khi xưa cô thị nữ của bà Kinh Dương phu nhơn, trước tiên cũng giải đãi nên hoa sen héo tàn, sau giác ngộ tinh tấn, hoa lại mọc lên tươi tốt. Kết cuộc cô được vãng sanh Cực Lạc, cô trở về báo mộng cho phu nhơn biết.
Tuân-Thức Đại Sư
(Sư họ Diệp, quê quán ở Thái Châu, nhân bà mẹ lễ cầu đức Quán Thế Âm mà sanh ra. Ngài thọ cụ giới lúc 20 tuổi, ban đầu học luật, kế lại vào Chùa Quốc Thanh tập về giáo quán Thiên Thai. Đại sư chuyên trí cầu về Cực lạc, tu pháp Bát Chu Tam muội, khổ hạnh đến mửa ra máu. Với lòng kiên quyết, Ngài lấy cái chết làm kỳ hạn, không thôi nghỉ.
Đêm lại, sư mơ màng thấy đức Quán Thế Âm chỉ tay vào miệng lôi ra mấy con trùng, đầu ngón tay của Bồ tát nước cam lồ túa ra chảy vào cổ họng mình, nhân đó mà hết bịnh.
Sau Ngài ở Chùa Bảo Vân suất lãnh đại chúng đồng tu tịnh nghiệp. Đại sư có trứ tác mấy pho sách: Di Đà Sám Pháp, Tịnh Độ Quyết Nghi, Thập Niệm Pháp, Vãnh Sanh Lược Truyện lưu hành ở đời. Lúc lâm chung, Ngài đốt hương lễ Tam bảo cầu chứng minh, rồi niệm Phật mà thoát, hưởng 69 tuổi.)
Đại sư nói: Người tu tịnh nghiệp, khi làm công việc chi, dù trải qua nhiều sự duyên phiền nhọc, song trong tâm lúc nào cũng không quên câu niệm Phật. Ví như người đời có việc chi cần yếu giải quyết chưa xong, bỗng gặp duyên khác đến, tuy tới lui ngồi xuống, giao tiếp nói cười, làm việc này khác lăng xăng, nhưng trong tâm không ngớt lo nghĩ đến chuyện trước kia.
Người niệm Phật phải tập tâm niệm của mình cũng y như thế, nếu niệm có thất lạc, phải thâu nhiếp lại, lâu ngày thành thói quen, chừng ấy sự nhớ niệm được tự tại.
Cho nên kinh Lăng Nghiêm nói: "Nếu cứ thế mà nhiếp tâm, tự nhiên có thể ngăn được niệm ác. Giả sử muốn làm ác, do vì nhớ Phật nên việc ác kia không thành, như người trong thân có mùi thơm, tự nhiên hơi hôi sẽ tan đi mất".
Sớm mai thức dậy phục sức xong rồi, nên chấp tay hướng về Tây niệm Phật. Nên lấy hơi dài, niệm liên tiếp luôn hết một hơi, kể là một niệm, niệm đủ mười hơi là mười niệm. Nhưng đừng nên quá cố gắng, hơi hoặc dài ngắn, tiếng hoặc cao thấp, niệm hoặc chậm mau, đều tùy tiện theo sức mình.
Niệm xong, phát nguyện vắn tắt cầu sanh Tây phương. Nếu có thờ Phật, nên đối trước Phật mà niệm, nhưng khi mới vào và lui ra, đều phải lễ ba lạy. Pháp thập niệm này rất tiện lợi cho người có nhiều duyên sự. Nếu mỗi ngày đều thật hành y theo đây, lấy trọn đời làm kỳ hạn, thì quyết định sẽ được vãng sanh.
Niệm Phật Phải Dự Bị Lúc Lâm Chung
Bên đường xe tang buồn đi qua
Chiều hôm mồ hoang sương trăng tà
Vô thường đời trần thương ôi mau!
Người đi rồi lần sang phiên ta.
Nghìn xưa xa vời trong mông lung
Tài hoa tan về nơi vô cùng!
Luân hồi không cầu đường siêu thăng
Dù cho hiền minh sao anh hùng?
Hoàng hôn mây hồng in non xa
Dung hoa thầm khô theo suy già
Di Đà chuyên tu phòng lâm chung
Tương tư mơ về trời Liên Hoa.
HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC
"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách
Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"
Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ
Mùa an cư năm Canh Tý (1960)
Dịch giả: Liên-Du kính ghi
Comments
Post a Comment