ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
34) MẠ MẠ
MẠ MẠ. Hán dịch là “ngã sở thọ trì” (Y GIÁO PHỤNG HÀNH). Đó chính là một loại mệnh lệnh hành động. Có
nghĩa là “mọi việc tôi làm bảo đảm chắc chắn phải được thành tựu”.
MẠ MẠ là Bạch phất thủ nhãn ấn pháp. ở Trung
Hoa, các đạo sĩ và Tăng sĩ Phật giáo thường sử dụng phất trần, các vị cao tăng
thường cầm phất trần khi đăng bảo tọa để thuyết pháp.
Bạch phất thủ nhãn
ấn pháp có công năng trừ sạch
mọi nghiệp chướng của thân, trừ được mọi chướng nạn và bệnh tật. Chỉ cần phất
lên thân vài lần là có thể tiêu trừ mọi nghiệp chướng và chữa lành mọi ma chướng
sinh ra bệnh tật.
Bạch phất thủ nhãn
ấn pháp có rất nhiều công dụng,
nhưng người biết cách dùng ấn pháp này lại rất ít. Tôi biết hiện nay có rất ít
người sử dụng được ấn pháp này.
Năm người Tây phương đầu
tiên vừa đi thọ giới Cụ túc ở Đài Loan đã trở về. Họ đã trở thành những vị Tỷ
Khưu, Tỷ Khưu Ni chân chính. Họ vừa về đến phi trường vào lúc 4 giờ 30 chiều
nay, chuyến bay 910 của hãng hàng không Trung Hoa. Ngày nay Phật giáo Giảng Đường
đã có được nhiều xe hơi nên toàn thể Phật tử hộ pháp trong đạo tràng cũng như
toàn thể Phật tử ở San Francisco – Cựu Kim Sơn – Hoa Kỳ - đều có thể ra phi trường
để đón mừng các vị tân Tỷ Khưu.
Bình thường, tôi chẳng
muốn đến phi trường nhưng trong chuyến bay ấy có chở về vài tượng Phật, nên tôi
ra phi trường để nghênh đón tượng Phật chứ không phải để đón các đệ tử của tôi.
Các đệ tử của tôi cũng không cần tôi đón, cũng chẳng cần đưa. Khi họ đi Đài
Loan thọ giới, tôi đã nói với họ rằng:
“Khi mê thì thầy độ
Khi ngộ rồi tự độ”.
Nay họ phải tự độ
chính họ, họ đã ra đi, nay lại trở về. Chắc chắn họ phải tự tìm ra con đường từ
phi trường về chùa. Họ chẳng cần tôi phải chỉ dẫn:
“Quẹo ở đó, đi
theo đường này, đó là đường về chùa”.
Điều buồn cười nhất là
khi họ viết thư báo cho tôi biết họ đã bỏ quên một thùng Kinh. Tôi bảo:
“Bỏ quên kinh chẳng
có gì quan trọng. Điều quan trọng chính là không có ai trong các con bị bỏ
quên”.
Năm người đi thọ giới
và nay năm người đều đã trở về. Sao vậy? Vì tôi đã mua bảo hiểm ở chư vị Bồ –
tát, nên để cho bất kỳ ai bị bỏ sót lại là điều không thể chấp nhận được. Nếu một
người không về, tức là chư vị Bồ – tát không thực hiện đúng hợp đồng. Thế nên
tôi rất tin tưởng rằng tất cả các giới tử sẽ trở về và dịch vụ bảo hiểm của chư
vị Bồ – tát không cần phải thanh toán hợp đồng.
Quí vị nên nhớ một điều.
Những người thọ giới Cụ túc trở về hôm nay là những vị Tổ khai sơn của Phật
giáo Mỹ quốc. Đừng xem việc này đơn giản. Điều này rất chân thực. Đừng như những
kẻ tự cho mình là Phật tử, chỉ nằm ở nhà mà thích gọi mình là “Tổ tại gia”. Thực vậy, cách đây vài hôm, có một vị Tổ sư tự phong đến đây và
muốn hát tặng cho tôi nghe. Tôi giễu cợt ông ta: “Thật chán khi nghe ông hát”. Ông ta chỉ bật lên: “ồ!”, một tiếng rồi bỏ đi.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
34. MẠ MẠ
MÀMÀ (MẠ MẠ)
BỔN-THÂN NGÀI ĐẠI-HÀNG-MA KIM-CANG
Kệ tụng :
Chiết phục ma ngoại hiện thần uy
Đại từ cứu thế pháp vương khôi
Bình đẳng phổ tế ba la mật
Hữu duyên chúng sanh hoạch yết đế
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
Phất-Trần.”
Chơn-ngôn rằng: Án-- bát na di nảnh, bà nga phạ đế, mô hạ dã nhá,
nga mô hạ nảnh, tát-phạ hạ.
Dục tu thánh đạo chướng vô biên
Hạnh hữu đại bi bạch phất thủ
Khinh tảo số số chúng nan quyên
MAHAKARUNA DHARANI
34. MÀMÀ
MÀMÀ means “I, who accept and
hold.” It is a kind of command, a call to action. It means, “Everything I do
must certainly be successful!”
MÀMÀ is the White
Whisk Hand and Eye. In China Taoist Masters Buddhist Monks usually carry a
whisk Buddhist High Masters usually carry a whisk when they take the High Seat
to speak the Dharma.
The White Whisk Hand and Eye is used to dispel all obstacles
to the body, all karmic obstructions and painful illnesses. A few swats with the brush will cure you of your
karmic obstacles or demon-obstacle sicknesses.
The White Whisk Hand and Eye has many uses, but the people
who know how to use it are very few; I know that at present there are very few.
The first Westerners to have received the Complete Precepts
are returning from Taiwan as genuine Bhikshus and Bhikshunis. They will arrive
at the airport at 4:30 this afternoon on China Airlines, Flight 910. We have
lots of cars today so all the Buddhist Lecture Hall Dharma protectors, as well
as all the Buddhists in San Francisco who want to go to the airport to welcome
them may go.
Originally I wasn’t going to go to the airport, but there
are several Buddha images coming on the flight and I’m going to the airport to
welcome them, not my disciples. My disciples don’t need me to welcome them and
they don’t need me to see them off. When they left I told them,
“When deluded, one’s Master takes one across;
when enlightened, one takes oneself across.”
Now they have taken themselves across; they’ve run off and
returned, and they can certainly find their way home from the airport. They
don’t need me to tell them, “Turn there; take that road, that’s the road home…”
The funniest thing was when they wrote that they had lost a
box of Buddhist Sutras. I said, “Losing a box of Sutras is not important. What is
important is that none of you got lost.” Five of them left and
five returned. Why? I had already bought insurance from the Bodhisattvas and so
it was not permissible for any of them to get lost. Not one of them could fail
to return. If one hadn’t returned, the Bodhisattvas would have had to pay on
the policy. So I was quite confident that all of them would return together,
and the Bodhisattvas’ insurance agents don’t need to pay the policy.
You should remember this clearly: those who are returning
today are Pioneer American Buddhist Patriarchs. Don’t look upon them lightly.
This is true and real. It’s not like people who call themselves Buddhist and
sit at home as “stay-at-home” Patriarchs. A few days
ago, in fact, one of the self-made Patriarchs came here and said he wanted to
sing me a song. “I hate it when you sing!” I teased,
and he said, “Oh!” and ran away.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
34. MÀMÀ
Repressing
cults and demons with displays of awesome spirit,
His
great compassion saves the world; he is a King of Dharma.
With
magnanimous equality he rescues us, expansively perfecting paramitas.
Beings with and without affinities attain gate.
THE FORTY-TWO HANDS
The Sutra says: “For getting rid of evil obstacles and difficulties, use the White Whisk
Hand.”
The Mantra: Mwo mwo.
The True Words: Nan. Bwo now mi ning. Pe ye wa di
Mwo he ye re. Ye mwo he ning. Sa wa he.
The verse:
With karma of past killing heavy as a mountain,
You wish to practice the Sagely Way, but obstacles are unbounded.
How fortunate to have the Great compassion White Whisk Hand.
Again sweep lightly, and again so that piled-up hardships vanish.
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 7
Ẩn tu riêng chạnh nỗi riêng mình
Túc trái gây nên, mối bất-bình
Tích phước tu-hành rồi tạo nghiệp
Cánh bèo trôi giạt biển phù sinh.
NHƯ Ý : Chư THIỀN ĐỨC của Trung Hoa và Nhật Bản đều nói, các bậc chư hầu khanh Tướng, Anh Tuấn Tài Năng hầu hết là từ cửa TAM BẢO mà thác Sanh, bởi tu hành Tất có PHƯỚC HUỆ hưởng quả quyền quý cao sang, trong hoàn cảnh đó dễ đam mê tạo nghiệp, gây mối oan trái bất bình, rồi bị Luân Hồi khổ lụy, nên nếu không được GIẢI THOÁT thì sự tu của ĐỜI NÀY là mối thù của KIẾP THỨ 3.
Tiên đức hằng răn nhắc:
"Nếu tu mà không chuyên cầu giải thoát, thì sự tu nơi kiếp này là MỐI THÙ TRONG KIẾP THỨ BA."
Sở dĩ có việc ấy, bởi kiếp thứ nhứt lo kham khổ tu hành, nên chuyển sanh qua kiếp thứ nhì được hưởng quả báo thông minh giàu sang quyền thế. Trong kiếp thứ hai này, do giàu sang nên dễ mê theo cảnh quyền quý, vợ đẹp con xinh, cùng các thú vui vật chất nơi cõi trần.
Đã nếm mùi dục lạc tất dễ sanh đắm nhiễm, càng đắm nhiễm càng đi đến chỗ sa đọa tối tăm, dám làm nhiều điều ác để củng cố lợi quyền và thỏa lòng tham vọng. Kiếp thứ nhì đã gieo nhân như thế, kiếp thứ ba làm sao khỏi bị đọa lạc tam đồ?
Có kẻ gạn:
"Kiếp trước đã có công tu gieo nhân tốt, không lẽ sang kiếp thứ nhì trí huệ căn lành đều mất, để đến nỗi phải bị đọa hay sao?"
- Xin đáp:
"Căn lành tuy có, nhưng nghiệp ác từ vô lượng kiếp chưa phải đã tiêu trừ. Mà trong cảnh trần, việc lành rất khó làm như leo lên cây cao, điều ác rất dễ phạm như tuột xuống dốc lở.
Người xưa đã chẳng bảo:
“Trọn đời làm lành, lành còn chẳng đủ; một ngày làm ác, ác tự có dư” đó ư?
Như những người giàu sang quyền thế mà chúng ta hiện thấy, kiếp trước họ đều có ít nhiều công đức bố thí tu phước làm lành, nhưng kẻ hướng về nẻo thiện không bao nhiêu, người say đắm danh lợi vinh hoa lại chiếm phần đa số.
Thử hỏi có mấy vị đỗ cao quyền quý chịu xuất gia, sống một cuộc đời khắc khổ đạm bạc, hướng về mục đích giải thoát thanh cao?
Ngay như người xuất gia, khi chưa có địa vị còn kham nhẫn tu hành, lúc đã được quyền danh, nhiều kẻ lễ bái tôn trọng cúng dường, lại dễ bị cảnh phù trần ràng buộc. Hiện tại ta thấy có biết bao hàng Tăng Ni thiện tín, trước còn tinh tấn hành trì, sau lần lần biếng trễ bỏ tu hoặc hoàn tục thối đạo, nói chi đến kiếp sau?"
Kinh nói:
"Bồ Tát còn mê khi cách ấm,
Thanh Văn còn muội lúc ra thai."
"Cách ấm" là trải cách từ ấm thân này sang ấm thân khác. Như thân hiện tại là tiền ấm, chuyển sanh thân kiếp sau gọi là hậu ấm; trải qua sự xen cách từ thân trước đến thân sau như thế, bậc Bồ Tát chưa đắc đạo phải bị hôn mê.
Trong kinh, có nơi khác lại nói:
"Hạng phàm thường khi nhập thai, trụ thai và xuất thai đều hôn mê.
Bậc Chuyển Luân Thánh Vương do phước báo, lúc nhập thai thì biết, khi trụ thai, xuất thai phải bị hôn mê.
Hàng Thanh Văn lúc nhập thai, trụ thai đều có thể tỉnh biết, song khi xuất thai lại hôn mê.
Duy có bậc Bồ Tát chứng Vô Sanh Nhẫn, lúc nhập thai, trụ thai và xuất thai đều tỉnh giác."
Đôi khi hạng phàm phu do nghiệp duyên đặc biệt cũng nhớ được kiếp trước, nhưng đây chỉ là trường hợp ít có trong muôn một. Hoặc đó là Bồ Tát thị hiện để cho chúng sanh biết có luân hồi, ngoài ra tất cả khi chuyển sanh đều bị mê muội.
Khi đã hôn mê, thì bao nhiêu sự hiểu biết về đạo lý và những tâm nguyện nơi kiếp trước, đều vì vô minh che lấp khiến cho lãng quên.
XÓA SẠCH DUYÊN TRẦN
(Phỏng dịch “Thất Bút Câu” của ngài LIÊN-TRÌ )
I
XÓA SỰ HIẾU DƯỠNG THEO ĐỜI
Công ơn sanh dưỡng
Biển thẳm non cao
Gấm vóc trân tu đáp được nào ?
Cha mẹ lìa trần cấu
Đạo con mới thành tựu !
Ôi chà chà !
Giải thoát xuất trần nhân lớn lao
Phàm tình đâu đã hiểu !
Cháu hiền cùng con thảo
Chân không, lẽ diệu mau tham cứu !
Bởi thế nên đem
Năm sắc kim chương xóa sạch làu !
II
XÓA TÌNH VỢ CHỒNG ÂN ÁI
Vợ chồng duyên đẹp
Loan phượng mến yêu
Mối giây ân ái thuở nào tiêu ?
Mộng tình theo lẽo đẽo
Duyên hết lìa đôi nẻo !
Ôi chà chà !
Vấn vương vui hết lại buồn đau
Tam đồ thêm khổ não !
Xét rõ phá oan gia
Tìm của đạo mầu mau thoát tháo.
Bởi thế nên đem
Cá nước duyên kia xóa sạch làu !
III
XÓA LÒNG QUYẾN LUYẾN CON CHÁU
Cháu con đeo đẳng
Như thịt bứu thừa.
Vì con cháu chịu kiếp trâu lừa !
Họ Đậu non Yên xưa
Ngày nay còn đâu nữa ?
Ôi chà chà !
Nghĩ lo trăm kế lại ngàn mưu
Cũng về nơi Ô hữu !
Trở lại tánh Bản lai
Dẫu rằng vạn kiếp trường xuân hảo !
Bởi thế nên đem
Con cháu kim lan xóa sạch làu !
IV
XÓA BỎ NIỆM CÔNG DANH
Công danh khoa bảng
Riêng chiếm ngao đầu
Vui mừng đắc ý buổi thanh thu !
Ấn vàng ngời tinh đẩu
Danh đẹp thơm trường cửu
Ôi chà chà !
Bao nhiêu thanh thiếu những mong cầu
Tóc xanh thành bạch thủ !
Khi tỉnh giấc hoàng lương
Một tiếng cười khan đời mộng ảo !
Bởi thế nên đem
Quý hiển công danh xóa sạch làu !
V
XÓA BỎ SỰ THAM SANG GIÀU
Của tiền giàu có
Xe ngựa nhà lầu.
Lẫy lừng thanh thế sánh vương hầu.
Khi cầu nhiều kiếp khổ
Lúc được lo nghiêng đổ !
Ôi chà chà !
Đạm thanh biết đủ thắng trân tu !
Áo gai dường cẩm tú !
Khoảng trời đất tiêu dao
Nhà rộng của nhiều đâu đủ báu?
Bởi thế nên đêm
Tài sản điền viên xóa sạch làu !
VI
XÓA TÂM MÊ ĐẮM SẮC TÀI
Cầm kỳ văn họa
Tài sắc phong lưu
Gieo vàng tỏ ngọc vẻ tươi mầu !
Cờ thi hòa rượu đấu
Cầm ca dìu dặt tấu !
Ôi chà chà !
Gấm hoa xán lạn suốt canh thâu
Nhã nhạc lừng ngưu đẩu !
Gìa chết chợt đến nơi
Cấp cứu trầm luân ai đảm bảo ?
Bởi thế nên đem
Tài sắc văn chương xóa sạch làu!
VII
XÓA TÁNH ƯA THÍCH DU NGOẠN
Dạo chơi thắng cảnh
Thu đẹp xuân kiều !
Túi thi đàn rượu khắp ngao du!
Non nước vài thân hữu
Mưa khói mờ hoa liễu !
Ôi chà chà !
Ráng hồng suối bạc sánh phong lưu
Đâu nghĩ ngày mai hậu ?
Sáng tối thoáng qua mau
Thảng thốt quay đầu suy, bịnh, lão !
Bởi thế nên đem
Phong nguyệt tình vui xóa sạch làu!
LƯƠNG DUY CHÂU
Lương Duy Châu, quê ở Thiệu Hưng, làm người chấp sự tại am Long Đàm. Đến bốn mươi tuổi, ông MÙ CẢ ĐÔI MẮT, không còn làm việc để sanh sống được, muốn TỰ TỬ.
Có vị tăng trong am khuyên ngăn rằng:
“Buồn phiền mà chết như thế, chỉ thêm nghiệp chứ không được giải thoát. Ở thế giới Cực Lạc phương Tây có đức Phật hiệu A Di Đà. Nếu ông chí tâm thường trì niệm hồng danh, thì sẽ vĩnh viễn thoát khổ, sanh về cõi an vui.
Vậy sự đui mù có chi mà đáng ngại? Như ông chịu làm y theo lời, tôi NGUYỆN xin khất thực để giúp đỡ! Duy Châu cảm tạ, nguyện xin tuân hành.
Ông chí thiết niệm Phật được ba năm, đôi mắt bỗng nhiên sáng lại. Hơn nửa tháng sau, ông bảo chúng rằng:
“Tôi sắp đi xa!’’
Qua ba hôm, vào giờ Ngọ, Duy Châu ngồi chắp tay day mặt về Tây niệm Phật mà thoát hóa. Lúc ấy nhằm năm Càn Long thứ ba mươi tám.
LỜI BÌNH: -Từ truyện Trương Chung Quỳ đến đây, hoặc bởi những người KHÔNG quy y Tam bảo, hoặc do sự hiện tích có vẻ ly kỳ, nên soạn giả không sắp vào hàng tứ chúng, mà liệt vào hạng TẠP LƯU vãng sanh.
Cảnh Luân nghiệp quả đáng bi thương, kiếp phù sinh vẫn như mộng huyễn. Bao nhiêu nỗi khổ vui, vinh nhục, đắc thất đã trải qua: việc lo toan về bản thân, gia đình, xã hội chưa thấy ổn, mà cái chết đã kề cận một bên rồi!
Môn Niệm Phật đối với người tại gia rất cần thiết. Bởi THÂN đắm vào lò lửa trược trần, TÂM chìm trong ngục tù phiền não, khi một hơi thở chẳng vào thì nghiệp tam đồ kế tiếp. Nếu không nhờ sức Phật, làm sao đối địch nổi với cảnh nầy?
Với những kẻ tạo nghiệp chẳng lành đang bị ác báo, thì công đức của Phật hiệu, sự hộ trì của tha lực lại càng khẩn yếu. Đại khái như CHUNG QUỲ và DUY CHÂU, nếu chẳng nhờ một câu hồng danh thì làm sao được giải thoát?
Thế mới biết BI NGUYỆN của Phật thật vô cùng rộng sâu, chẳng bỏ sót một chúng sanh nào cả ?
Niệm Phật Phải Vì Thoát Sanh Tử
Vừa khỏi bào thai lại nhập thai.
Thánh nhơn
trông thấy động bi ai!
Huyễn thân
xét rõ toàn nhơ nhớp.
Thoát phá mau
về tánh bản lai.
Nhìn gẫm đường trần đầy
khổ nhọc
Lòng tưởng Tây Phương cõi Thiên Trúc
Đầu non trăng sáng tiếng chuông ngân
Canh khuya cầm quyển Lăng Nghiêm đọc.
HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC
"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách
Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"
Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ
Mùa an cư năm Canh Tý (1960)
Dịch giả: Liên-Du kính ghi
Comments
Post a Comment