ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI




64) Tt Ra Tăng A Mc Khê Da

 

Tt ra tăng. Hán dch là “thành tu – ái h”. Nghĩa là thường đem hết sc mình đ bo h che ch cho tt c chúng sanh.

A Mc Khê Da. Hán dch là “bt không, bt x”.

Bt không có nghĩa là hu. Nhưng đây có nghĩa là diu hu.

Bt x có nghĩa là “Bt x nht pháp”. Không t b mt vic gì, phi thông tho tt c các pháp. Nên có câu k:

 

“Chân như lý thượng bt lp nht trn.
Ph
t s môn trung bt x nht pháp”.


Nghĩa là:


“Trên phương din bn th, lý tánh tc chân như, thì không cn lp mt th gì na c, dù ch là ht bi.


Nhưng v mt s tướng, có nghĩa là vic hành trì, tu đo thì không được b qua mt pháp nào c”.

 

A MC KHÊ DA còn có nghĩa na là “ái chúng, hòa hp”. Nghĩa là thương yêu, hòa hp, thường cu giúp tt c chúng sanh.

Đây là Ph-Vit Th Nhãn n Pháp. Khi hành trì n pháp này thành tu, hành gi có th tránh được nn tù ti, bt kỳ nơi đâu, bt kỳ mi lúc, hành gi đu không b vướng phi các chướng nn v quan quyn na.

Câu chú này còn có nghĩa khác là trong t tánh ca mi chúng sanh đu có đ tánh t ti và tánh công đc thường vn tròn đy.

Quý v s hi: “Nếu tôi tu tp n pháp này, liu tôi có th phm pháp mà vn không b b tù hay sao?”

Không! Là Pht t, quý v không được phm pháp. Nếu quý v đã thông hiu Pht pháp và phát tâm tu hc Pht pháp ri, thì làm gì có chuyn phm pháp na? Còn nếu quý v làm chuyn phm pháp, tt nhiên phi b bt và tù.

Tuy nhiên, đôi khi có nhng người vô ti b bt tù. Đây là vì h chưa bao gi tu tp Bo ph th nhãn n pháp này.



ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG



64. Tt Ra Tăng A Mc Khê Da


SHRISINHAMUKHAYA (SÍT RI SIN HA MUÝT KHA DA)




BỔN-THÂN NGÀI DƯỢC-VƯƠNG BỒ-TÁT


Kệ tụng :


 

Hóa hiện Dược Vương đại bồ tát

Trừ “ÔN” diệt “DỊCH” cứu hằng sa

Phổ lịnh hữu tình ly tật khổ

Cam lộ biến sái hàm thức nha




NAM-MÔ DƯỢC-VƯƠNG B-TÁT (3 LN)

MA-HA-TÁT (1 LN) 



Ph-Vit Th Nhãn n Pháp

Th Mười Sáu

 (1 LN)

 

Tt Ra Tăng A Mc Khê Da [64]

Án-- v ra dã, v ra dã, tát-ph h.

  (108 LN)




ÔN là bnh truyn nhim.

DCH là bnh lây cho mi người.

CHO NÊN, NU QÚI V MUDIT TRỪ BNH ÔN DCH THÌ PHI TRÌ TNG


“Ph-Vit Th Nhãn n Pháp”




THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp





NAM MÔ BỔN-THÂN NGÀI DƯỢC-VƯƠNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT



 Phủ-Việt Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Mười Sáu



Tất Ra Tăng A Mục Khê Da [64]

Án-- vị ra dã, vị ra dã, tát-phạ hạ.




Kinh nói rằng: “Nếu muốn trong tất cả thời, tất cả chỗ, lìa nạn quan quân vời bắt, nên
                        cầu nơi Tay cầm cây Phủ-Việt.”


Thần-chú rằng: Tất Ra Tăng A Mục Khê Da [64]

Chơn-ngôn rằng: Án-- vị ra dã, vị ra dã, tát-phạ hạ.



Kệ tụng:


Nghiêm hình bức cung khấp quỉ thần

Hàm oan linh ngữ lý nan thân

Nhược dục thoát ly luy tiết khổ

Thả tu phủ việt thủ an thân



MAHAKARUNA DHARANI



64. SHRISINHAMUKHAYA 

   

 

SHRISIN means “accomplishment, loving protection”—loving protection towards all living beings.

HAMUKHAYA means “not empty, not rejecting.” Not empty refers to existence, but this existence is wonderful existence.

Not rejecting means that not one dharma is cast aside; all dharma are studied. So it is said:

In the practice of the Buddha’s work, not a single dharma is rejected;

In the substance of True Suchness, not a single dust mote is established.

 

HAMUKHAYA also means “loving assembly, harmoniously united.” This refers to cherishing all living beings and living in harmony with them.


This is the Jeweled Ax Hand. If you cultivate it, you won’t undergo imprisonment and in all places, at all times, you will avoid legal problems.

 

The sentence also means that, within your own self nature you comfortably accomplish all merit and virtue.

 

You may wonder, “If I cultivate this dharma, can I break the law and avoid being put in jail?”

 

No! You must not break the law! If you cultivate this dharma and understand the Buddhadharma, how could you break the law? Since you haven’t broken the law, of course you won’t be arrested or imprisoned.

 

Sometimes, however, innocent people are arrested and jailed. This is because they have never cultivated the Jeweled Ax Hand and Eye.


 

MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS

 


64. SHRISINHAMUKHAYA 


Transforming and appearing as the Great Bodhisattva Medicine King,

He expels disease and eradicates plagues, saving millions.

Enabling beings to escape pestilence and leave suffering,

His sweet dew is sprinkled on the sprouts of those with feeling and awareness.




THE FORTY-TWO HANDS


16. The Ax Hand and Eye



The Sutra says: “For avoiding difficulties with the law at all times and in all places, use
                        the Ax Hand.”


The Mantra: Syi lu seng e mu chywe ye.

The True Words: Nan. Wei la ye. Wei la ye. Sa wa he.



The verse :


Tortured  for a confession, even ghosts and spirits cry.
Taken prisoner and put in jail, one’s innocence is hard to assert.
If one wishes to be free from the pain of incarceration,
One should cultivate the Ax Hand, and so remain at peace.

 

with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ 66


 

Ẩn tu quyết chí gạt trần tình

Mặc nỗi khen chê lẫn bất bình

Sức yếu phải cam phần kém yếu

Tình đời ví nhẹ đạo tâm sinh.

 

NHƯ Ý:  Hoa nở  để rồi Tàn, Trăng tròn để rồi Khuyết, Bèo hợp để mà Tan,  Sum Vầy để Ly Biệt, niệm Đạo khác với Tình Đời, học Đạo chẳng Luyến Tình, Luyến Tình không phải Đạo.

 

Tiết 35.- Đối Trị Dục Nhiễm

 

Các phiền não về tham không ngoài sự đắm nhiễm ngũ dục lục trần. Từ cội gốc tham, sanh ra các chi tiết xấu khác như: bỏn sẻn, ganh ghét, lường gạt giả dối... gọi là “tùy phiền não”.


Ngũ dục, chỉ cho năm món nhiễm gồm: sắc dục, tiền của, quyền danh, ăn mặc, ngủ nghỉ.

Lục trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

 

Trong lục trần đã thâu nhiếp ngũ dục, nhưng sở dĩ lập riêng danh từ ngũ dục, là muốn nêu ra năm món nhiễm nặng của chúng sanh trong cảnh lục trần. Lục trần nói với tánh cách bao quát, ngũ dục với tánh cách đặc biệt. Nơi đây nói thêm lục trần là để chỉ cho các thứ nhiễm khác mà trong ngũ dục không có như: thích âm nhạc ca hát, mê tiểu thuyết nhảm nhí v.v...


Khi tâm tham nhiễm ngũ dục lục trần khởi động, cách đối trị tổng quát, là nên quán sát thuần thục bốn lý: Bất Tịnh, Khổ, Vô Thường, Vô Ngã.

 

1. "Bất Tịnh" là chỉ cho thân không sạch, tâm không sạch, và cảnh không sạch.


Thân không sạch, là phải quán xét thân ta và người bên ngoài nhờ có lớp da che giấu, bên trong chỉ toàn những thứ hôi tanh nhơ nhớp như: thịt, xương, máu, mủ, đờm, dãi, phẩn, nước tiểu v.v... Đã thế mà các thứ nhơ nhớp bên trong còn bài tiết ra cửu khiếu bên ngoài. Suy xét kỹ, sắc thân của chúng sanh không có chi đáng ưa thích.


Tâm không sạch, là khi tâm sanh tham nhiễm tất nó đã thành xấu xa nhơ bợn, chẳng khác chi hồ nước trong bị cáu bùn làm bẩn đục. Hồ nước đục không thể soi bóng sắc cây núi trời mây, tâm nhơ bợn mất hết thần thông trí huệ. Nên nhớ câu:

Biết tu hành chớ phí uổng công.
Tâm bình tịnh thần thông trí huệ!

Người đã phát nguyện bước lên đường tu, phải lập chí lần lần dứt trừ tâm phiền não nhiễm dục từ thô đến tế.


Cảnh không sạch, là cảnh giới cõi ngũ trược này dẫy đầy bùn đất, đá sỏi, chông gai, lại dung chứa vô số chúng sanh từ thân đến tâm đều nhơ bợn. Cho nên cảnh Uế Độ này không có chi đáng say mê tham luyến.


2. "Khổ" là chỉ cho thân khổ, tâm khổ và cảnh khổ.


Thân khổ, là thân này đã nhơ nhớp, lại bị sự sanh già bịnh chết, nóng lạnh, đói khát, vất vả cực nhọc chi phối, làm cho khổ sở không được tự tại an vui.


Tâm khổ, là khi tâm ta khởi phiền não, tất bị lửa phiền não thiêu đốt, giây phiền não trói buộc, roi phiền não đánh đuổi sai khiến, khói bụi phiền não làm tăm tối nhiễm ô. Cho nên người nào khởi phiền não tất kẻ đó thiếu trí huệ, vì tự làm khổ mình trước nhứt.


Cảnh khổ, là cảnh này nắng lửa mưa dầu, chúng sanh vất vả trong cuộc mưu sinh, mỗi ngày ta thấy trước mắt diễn đầy những hiện trạng nhọc nhằn bi thảm.


3. "Vô Thường" là thân vô thường, tâm vô thường và cảnh vô thường.


Thân vô thường là thân này mau tàn tạ, dễ suy già rồi kết cuộc sẽ phải đi đến cái chết. Người xưa đã than:

Nhớ thuở còn thơ dong ngựa trúc.
Thoát trông nay tóc điểm màu sương.

Mưu lược dõng mãnh như Văn Chủng, Ngũ Tữ Tư; sắc đẹp dễ say người như Tây Thi, Trịnh Đán, kết cuộc:

Hồng nhan già xấu, anh hùng mất.
Đôi mắt thư sinh cũng mỏi buồn.

 

Tâm vô thường, là tâm niệm chúng sanh thay đổi luôn luôn, khi thương giận, lúc vui buồn. Những niệm ấy xét ra huyễn hư như bọt nước.


Cảnh vô thường, là chẳng những hoàn cảnh xung quanh ta hằng đổi thay biến chuyển, mà sự vui cũng vô thường. Món ăn dù ngon, qua cổ họng rồi thành không; cuộc sum họp dù đầm ấm, kết cuộc cũng phải chia tan; buổi hát vui rồi sẽ vãng; quyển sách hay, lần lượt cũng đến trang cuối cùng.

 

4. "Vô Ngã" nghĩa là không có ta, không tự thể, tự chủ. Điều này cũng gồm có thân vô ngã, tâm vô ngã và cảnh vô ngã.


Thân vô ngã là thân này hư huyễn không tự chủ, ta chẳng thể làm cho nó trẻ mãi, không già chết. Dù cho bậc thiên tiên cũng chỉ lưu trụ được sắc thân trong một thời hạn nào thôi.


Tâm vô ngã, chỉ cho tâm hư vọng của chúng sanh không có tự thể; như tâm tham nhiễm, niệm buồn giận thương vui thoạt đến rồi tan, không có chi là chân thật.


Cảnh vô ngã là cảnh giới xung quanh ta như huyễn mộng, nó không tự chủ được, và bị sự sanh diệt chi phối. Đô thị đổi ra gò hoang, ruộng dâu hóa thành biển cả, vạn vật luôn luôn biến chuyển trong từng giây phút, cảnh này ẩn mất, cảnh khác hiện lên.

Khi quán xét từ thân tâm đến cảnh giới đều bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã, hành giả sẽ dứt trừ được tâm tham nhiễm.

 

Bởi chúng sanh thiếu mất trí huệ, thường sống trong sự điên đảo, không sạch cho là sạch, khổ cho là vui, vô thường cho là thường, vô ngã cho là ngã, rồi sanh ra mê say đắm nhiễm, nên đức Phật dạy phải dùng bốn pháp này để quán phá bốn sự điên đảo đó.


Chẳng hạn như phẩn uế, ta cho là thối tha nhơ nhớp, nhưng loài chó lợn vì nghiệp mê nhiễm, thấy là thơm sạch ngon, nên đua nhau tranh giành. Sự dục nhiễm ở nhơn gian, loài người cho là vui sạch đáng ưa thích, nhưng chư thiên cho là hôi tanh nhơ nhớp, chẳng khác chi ta thấy loài chó, lợn ăn đồ ô uế. Sự dục nhiễm của chúng sanh rất si mê điên đảo đại khái là như thế, nên người tu phải cố gắng lần lượt phá trừ.

 

Nhưng làm thế nào biết được ai

là CHÂN tu, GIẢ tu?

 

Lại để chỉ rõ thế nào là chân tu, cùng tư cách của bậc chân tu, xin dẫn chứng thêm một đoạn trong bài kệ Vô Tướng, Kinh Pháp Bảo Đàn của đức Lục Tổ:


Nếu là bậc chân tu
Không thấy lỗi của đời.
Nếu như thấy lỗi người
Mình chê, là kém dở!
Người quấy, ta đừng quấy
Ta chê, tự có lỗi.
Muốn phá tan phiền não
Hãy trừ tâm thị phi
Thương ghét chẳng để lòng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ!


(Pháp Bảo Đàn Kinh, Vô Tướng kệ)


Những hàng con Phật hoặc xuất gia hoặc tại gia, đều tự xem mình là người tu hành lo đạo. Nhưng làm thế nào biết được ai là chân tu, giả tu? Về điều này, đức Lục Tổ đưa ra một cách giảo nghiệm rất đơn giản, Ngài bảo: "Nếu là bậc chân tu, không thấy lỗi của đời."


Mà thật thế, bậc chân tu luôn luôn tự nhìn để sửa lỗi, trụ nơi tịch định; dứt hẳn lòng ngã nhơn phân biệt, có tâm tư đâu nghĩ đến việc hay dở tốt xấu của người!

Kẻ giả tu trái lại, tâm nhơn ngã hơn thua ganh ghét dẫy đầy, mở miệng ra là phê bình chỉ trích, nói điều hay dở của thế gian; rất cách xa với đạo.Bởi thế, khi còn thấy lỗi người rồi khinh báng chê bai, tất nhiên tỏ ra mình đã kém dở trước nhất, vì tâm hãy còn vọng động phân biệt, thiếu đức trí huệ từ bi, sẽ chiêu cảm lấy tội báo về sau.

Người quấy mặt người, ta đừng quấy, nên học bậc trí nhơn, để lòng trong sáng như gương, việc sắp đến không đón trước, việc đã qua chẳng luyến mơ, tâm linh sáng suốt bình đẳng khắp mọi nơi, sẽ có sự diệu ứng vô cùng! Nếu động niệm ganh ghét, nói lời khinh chê, thì bên trong chân tánh đã bị nhiễm ô, bên ngoài lại chuốc lấy việc oán thù tranh chấp, sự sai lầm tội lỗi càng thêm.

Cho nên muốn được an nhàn khỏi phiền não, đừng phê luận việc phải quấy của người. Câu "Hãy trừ tâm thị phi" còn có ý nghĩa sâu là: trừ tứ cú, tuyệt bách phi. "Nằm thẳng đôi chân nghỉ", tức là cảnh giới đại giải thoát, chỉ cho sự tham học đã xong, đói thì ăn, mệt nằm ngủ.

Bậc chân tu luôn luôn có lập trường sáng suốt vững chắc, không quan tâm đến sự khen chê thương ghét bên ngoài. Như thuở xưa Nghĩa Thanh thiền sư sau khi đắc pháp với ngài Phù Sơn, đến ngụ nơi chùa của Viên Thông Tú hòa thượng. Tuy ở trong đại chúng nhưng Sư không tham thiền hỏi đạo, mỗi ngày chỉ nằm ngủ.

Vị tăng chấp sự đem việc ấy bạch lại. Ngài Viên Thông cầm tích trượng đến tăng đường, thấy Sư đang nằm nhắm mắt liền quở rằng: "Nơi đây không có thừa cơm gạo để cho thượng tọa ăn rồi nằm ngủ!" Sư nói: "Thế thì hòa thượng bảo tôi phải làm gì?" Thông hỏi: "Sao không đi tham thiền?"

 - Đáp: "Thức ngon chẳng giúp gì cho người đã ăn no." Hòa thượng bảo: "Có nhiều người không bằng lòng thượng tọa." Sư nói: "Giả sử bằng lòng, thì tôi sẽ được gì?" Thấy lời nói khác thường, ngài Viên Thông hỏi tiếp: "Thượng tọa đã từng tham kiến vị nào?"

- Đáp: "Tôi từ nơi ngài Phù Sơn đến đây." Hòa thượng nói: "Thảo nào ông lại chẳng cứng đầu!" Liền nắm tay nhau cả cười, rồi đi về phương trượng.

Sau Nghĩa Thanh thiền sư nối pháp cho ngài Đầu Tử Ngung. Vào hôm mùng bốn tháng năm, niên hiệu Nguyên Phong thứ sáu đời Tống, thiền sư tắm gội rồi lên pháp tòa từ biệt đại chúng, lưu bài kệ xong, liền buông bút tọa hóa. Như Nghĩa Thanh thiền sư tác phong phóng khoáng, sống chết tự do dường ấy, có phải Ngài đã lãnh hội câu: "Thương ghét chẳng để lòng. Nằm thẳng đôi chân nghỉ" đó ư?

 

BÀI KỆ THỨ 19

 

Một câu A Di Ðà
Mở toang cửa Bát Nhã
Muôn pháp cõi thập hư
Một miếng nuốt tất cả.

( Nhứt cú Di Ðà
Khai Bát Nhã môn
Thập hư vạn pháp
Nhứt khẩu bình thôn.)

 

LƯỢC GIẢI


Bát Nhã là trí huệ. “Thập hư” có nghĩa: cõi hư không ở mười phương. Một câu Phật hiệu nếu niệm cùng cực, tất mở toang được trí huệ và bao hàm muôn pháp ở mười phương hư không. Muốn một miếng nuốt trọn muôn pháp cõi thập hư, bên trong hành giả phải tiêu trừ bốn đại, năm uẩn thuộc Ngã Chấp, bên ngoài xả bỏ sáu trần cùng thời gian, không gian thuộc Pháp Chấp.

Khi chuyên giữ một câu Phật hiệu, xả trừ quan niệm chấp thân tâm và thế giới như thế, đến lúc sức cực công thuần, tâm của đương nhân bỗng mở rỗng rang, bao trùm muôn pháp khắp mười phương như bọt nước hòa tan đồng sức hàm chứa cùng biển rộng. Ðó gọi là “một miếng nuốt tất cả”.

Thuở xưa cư sĩ Bàng Uẩn đến tham khấu đức Mã Tổ hỏi: "Thế nào là ý của Tổ Sư Ðạt Ma từ Tây Phương đến?". Mã Tổ đáp: "Ðợi khi nào ông uống một hớp hết nước sông Tây Giang, ta sẽ nói cho biết!". Cư sĩ nghe xong bỗng đại ngộ.


Hành giả niệm Phật nên theo dõi bước đại ngộ này, đừng quan thiệp vào lý giải.


Sự An Nhẫn Của Cư Sĩ Phó Xuân-Phố

 

Phó Xuyên, tự Xuân Phố, người thời Trung Hoa Dân Quốc, quê ở xã Đông Quách, huyện Thanh Giang, tỉnh Giang Tây. Thuở bé ông mồ côi cha sớm, mẹ là Nhiếp thái phu nhơn thủ tiết, chịu khổ nuôi dưỡng, khuyến khích học hành cho đến lúc nên người.


Xuân Phố từng nhậm các chức sự như: huấn khoa viên tại huyện thự Thanh Giang, cảnh sát trưởng nơi trấn Chu Đàm, và hiệu trưởng Nghĩa Vụ học hiệu ở Chương Thọ. Ông là người thông minh mẫn tiệp, hằng tham dự các công vụ. Mỗi khi có việc chi khó khăn, hàng quan thân thường mời đến nhờ giúp ý kiến giải quyết.


Nhiếp thái phu nhơn từ lâu đã thờ kính Quán Thế Âm Bồ Tát, và niệm Phật trường trai.


Năm Dân Quốc thứ mười bảy, thái phu nhơn nhiễm bịnh, ông phát nguyện triều Phổ Đà lễ Đại Sĩ, nhờ đó không thuốc mà bịnh tự lành. Tháng Chín năm Dân Quốc thứ hai mươi (1931), Xuân Phố mới đến Phổ Đà để hoàn nguyện. Khi ông chí thành lễ động Phạm Âm, cảm đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân tướng mặc áo trắng, tay cầm tịnh bình và cành dương liễu. Ông lại cầu Bồ Tát gia bị cho biết đời trước, thấy tiền thân mình là một vị tăng tu hạnh đầu đà, y phục thô sơ lam lũ.


Do duyên sự đó, Xuân Phố tỉnh ngộ, biết việc luân hồi không phải hư huyễn, chí xuất trần càng tha thiết. Ông nhờ Nguyệt Tịnh pháp sư giới thiệu cho tham yết ngài Ấn Quang và Đức Sum pháp sư nơi chùa Báo Quốc tại tỉnh Tô Châu, mới nghe được pháp yếu của tông Tịnh Độ. Sau khi ấy, ở Hoằng Hóa Xã xuất bản kinh sách chi cũng đều có tặng cho. Nhờ đó sự tin hiểu về Phật pháp của ông càng thâm thúy. Lúc bấy giờ Xuân Phố mới quyết định tiến thẳng lên đường đạo, quy y thọ giới Ưu Bà Tắc với Đức Sum pháp sư, được pháp hiệu là Thiền Xuyên, tự Hàng Tây.


Sau khi vào đạo, cư sĩ tín nguyện sâu thiết, tinh tấn niệm Phật không biếng trễ. Năm Dân Quốc thứ hai mươi hai, ông được mời làm chủ giảng ở Niệm Phật Lâm tại Lộc Giang, dẫn dắt khuyến dụ người tu tiến rất nhiều. Cư sĩ thể chất vốn yếu, thường hay đau bịnh, lại vì tánh tình liêm khiết nên gia đạo vẫn nghèo, lắm lúc bị nợ nần thiếu hụt.


Bởi hàn vi nên tình đời thường sơ bạc, gia dĩ nghiệp chướng phát hiện, tiếng thị phi chịu cũng rất nhiều. Ông hằng muốn xuất gia, nhưng vì số vận mãi long đong, nên cơ duyên chưa thuận tiện. Tuy quanh mình gia lụy buộc ràng, nhưng bởi chí nguyện chán cõi trược cầu vãng sanh tha thiết, sớm hôm cư sĩ vẫn tinh tấn lễ niệm, dù đau bịnh cũng gắng gượng, không khi nào sơ sót.


Mùa Xuân năm Dân Quốc thứ hai mươi bảy (1938), cư sĩ mộng thấy đức Quán Thế Âm hiện thân, bảo cho biết quy kỳ vào hạ tuần tháng Bảy. Đến rằm Trung Nguơn, sau hội Vu Lan Bồn, cư sĩ ngã bịnh, song vẫn nhứt tâm niệm Phật, hầu như quên bịnh khổ, uống ăn. Ngày hai mươi sáu bịnh trở nặng, người nhà thương khóc, cư sĩ cười bảo: "Tôi sẽ vãng sanh vào ngày vía đức Địa Tạng, hãy nên vui mừng, đừng bi lụy." Đến ngày ấy, cư sĩ lại ghế ngồi kiết dà, kiết ấn Di Đà định, nhìn chăm chú tượng Phật, rồi an nhiên qua đời. Lúc đó, gương mặt ông bỗng sáng rạng rỡ hơn lúc sanh bình, thân thể lần lần lạnh, chỉ có đỉnh đầu còn nóng.


Sau khi cư sĩ vãng sanh, vị tọa chủ chùa Thông Tuệ và Đại Nhân pháp sư đồng đến lo liệu cho việc nhập khám, nhục thân của cư sĩ vẫn ngồi thẳng như lúc bình thời. Trước ngày ấy gió mưa rất lớn, nhưng vào nửa đêm đến khi đốt lửa làm lễ trà tỳ, trời bỗng sáng tạnh, hương lạ bay ngào ngạt, không phải mùi trầm đàn cũng không phải mùi hoa lan. Từ nóc khám, một đạo bạch quang phóng lên hư không, rồi bay thẳng về Tây. Lúc ấy vào tiết sơ Thu, khí hậu viêm nhiệt, cư sĩ chết đã ba ngày mà thây không hôi, lại phóng mùi thơm và ánh quang minh, nên ai nấy đều khen lạ. Bấy giờ cư sĩ đã bốn mươi tám tuổi.


Thời mạt pháp người niệm Phật nhiều, mà thành công ít, bởi vì không nguyện thiết tin sâu. Luận về tư cách bậc trượng phu, thầy Mạnh Tử bảo:

 

"Giàu-sang không làm cho kiêu dâm,

Nghèo-hèn không làm cho đổi chí,

Uy-vũ không làm cho khuất phục."


Pháp thế gian còn như thế, huống là người theo Phật pháp tu Tịnh Độ cầu siêu phàm nhập thánh ư?


Như cư sĩ Phó Xuân Phố: nhà nghèo, thân bịnh, gia lụy, mà vẫn nhẫn nại lướt qua, chuyên tâm niệm Phật, ngàn tiếng khen chê chẳng quản, trăm điều mài bẻ không sờn. Nhờ đó đến khi lâm chung biết ngày giờ trước, điềm lạ hiện bày. Như thế đủ thấy môn Tịnh Độ là bi nguyện triệt để của Như Lai, nếu chịu quyết tâm, không ai chẳng lên thuyền giải thoát.

 

Xem gương cư sĩ xong, bỗng cảm khái tự hỏi:

 

Tánh linh nguyên cũng vẫn đồng,

Siêu đọa bởi sao sai khác,

Khúc điệu Cao Sơn vang lại đó,

Lắng nghe Lưu Thủy mấy ai đây?

 

Nên viết ra khuyên người mà cũng để nhắc mình vậy.

 

Sức yếu phải cam phần kém yếu

Tình đời ví nhẹ đạo tâm sinh.



Comments

Popular posts from this blog