ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI


30) Đà Ra Đà Ra

 

Tiếng Phạn rất khó hiểu. Ngay cả những ai đã học tiếng Phạn thông thạo rồi cũng khó có thể hiểu được mật chú và giảng giải rõ ràng được. Tôi chỉ nhờ hiểu một chút ít thần chú Đại Bi mà thôi.

Đà Ra Đà RaQuân trì thủ nhãn ấn pháp. Trong bình Quân trì này chứa nước cam lồ. Bồ-tát Quán Thế Âm dùng cành dương liễu rưới nước cam lồ lên khắp chúng sanh trong sáu đường. Bất luận ai gặp nạn khổ hay bệnh tật gì, nếu được Bồ-tát Quán Thế Âm rưới nước cam lồ thì đều giải thoát khỏi tai nạn ấy.

Đà Ra Đà Ra. Hán dịch là “Năng tổng trì ấn”, là tâm lượng của toàn chúng sinh. Chính là Bồ-tát Quán Thế Âm dùng Cam lồ thủ nhãn ấn pháp, Quân trì thủ nhãn ấn phápDương chi thủ nhãn ấn pháp-- tất cả ba ấn pháp ấy-- để rưới nước cam lồ lên toàn thể chúng sinh, cứu độ chúng sinh ra khỏi tam đồ lục đạo.



ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


30. Đà Ra Đà Ra


DHARA DHARA (ĐA RA ĐA RA)



NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT

HIỆN THÂN TƯỚNG TRƯỢNG PHU 



Kệ tụng :

 

Hiện đại trượng phu thân kỳ đặc

Pháp tướng trang nghiêm ly chư quá

Dĩ đức cảm nhân tâm thành phục

Vọng chi nghiễm nhiên tức ôn hòa





THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp




NAM-MÔ ĐẠI-BI  QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT MA-HA-TÁT

HIỆN THÂN TƯỚNG TRƯỢNG PHU 

 


Quân-Trì Thủ Nhãn Ấn Pháp
 Thứ Hai mươi Bốn


   
 Đà Ra Đà Ra [30]
 

 Án-- phạ nhựt-ra, thế khê ra, rô tra hàm tra.




Kinh nói rằng: “Nếu muốn sanh lên cõi Phạm-Thiên, nên cầu nơi Tay cầm bình
                        Quân-Trì.”


Thần-chú rằng: Đà Ra Đà Ra [30]

Chơn-ngôn rằng: Án-- phạ nhựt-ra, thế khê ra, rô tra hàm tra.


(OṂ VAJRA ŚEKHARA RUTA MAMTA. 
Án-- phạ nhựt-ra, thế khê ra, rô tra hàm tra.)




Kệ tụng:


Thanh tịnh vô nhiễm Đại Phạm Thiên

Thọ thắng diệu lạc phúc báo toàn

Đản năng trì thử quân trì thủ

Thân thân sinh bỉ thọ như sơn.



MAHAKARUNA DHARANI

 

30. DHARA DHARA 

    

This Sanskrit is difficult to understand. Even those who have studied Sanskrit are unable to understand the mantra or explain its meaning. I understand a bit of the meaning of the Great Compassion Mantra, however.

This is The Kundi Hand and Eye in which the Bodhisattva who Regards the World’s Sounds keeps the sweet dew. The Bodhisattva puts a willow branch in the bottle and then sprinkles the sweet dew on living beings. No matter what your problem is or what sickness you have, if you get a drop of the Bodhisattva’s sweet dew, you’ll get better.

DHARA DHARA means “able to unite, seal, and hold” the hearts of all living beings. This is just to say that the Bodhisattva uses the Sweet Dew Hand and Eye, The Kundi Hand and Eye, and the Willow Branch Hand and Eye--  all three of them--  to sprinkle the sweet dew on living beings, rescuing them and taking them across.

 



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



30. DHARA DHARA 


Appearing as a most unusual rare and mighty hero,

His adorned classic features are free of any flaws.

Using virtue to move people, his mind remains humble and sincere.

He is stern in appearance, yet gentle in nature.





THE FORTY-TWO HANDS



 

24. The Kundi Hand and Eye

  
The Sutra says: “For birth in the Brahma heavens, use the Kundi Hand.”


The Mantra: Two la two la

The True Words: Nan. Wa dz la. Shr chywe lu. Ja syin ja.




The verse:


Those in the great Brahma heaven, pure and undefiled,
Experience wondrous bliss--their blessed reward is full.
Just maintain this Kundi Hand,
And you’ll be born there with a lifespan as long as that of a mountain.



with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.





BÀI SỐ 27


 

Ẩn tu luân chuyển nghĩ bao đời !

Thân-thế bèo đưa, sóng nghiệp trôi !

Lỗi bởi tâm mình chưa CHUYỂN VẬT !

Những riêng thương thẹn khó nên lời.


 

NHƯ Ý : Kinh Lăng Nghiêm nói : “Nhược năng chuyển vật tức Đồng Như Lai”, người tu Phật phải tự chủ,  bên TRONG Không để cho Phiền-não vọng tâm lôi cuốn, bên NGOÀI không để cho vật Duyên-trần sai sử được như thế là CHUYỂN VẬT trái lại tất bị vật chuyển.




BÀI KỆ THỨ  22

 

Một câu A Di Ðà
Khiến được Ðại Tổng Trì
CHUYỂN hết tất cả VẬT
Sử dụng mười hai thì.

(Nhứt cú Di Ðà
Ðắc Ðại Tổng Trì
Chuyển nhứt thiết vật
Sử thập nhị thì.)



 LƯỢC GIẢI


Ðại Tổng Trì là sự thông suốt nắm giữ tất cả pháp với tầm mức lớn lao rộng rãi. "Muốn được tất cả, phải bỏ tất cả". Ví như tấm gương sáng lớn mà đem vật gì che áng ở trước, dù là một bình hoa đẹp, tất chỗ đó mất sự chiếu soi tự tại.

 

 Chơn tâm của chúng ta là tấm gương Ðại Viên Cảnh Trí, nếu chấp giữ một pháp nào, dù đó là Phật lý cao siêu mầu nhiệm, tất cũng sẽ bị kém mất sức chiếu soi tự tại, sự thông suốt tất cả pháp. Như thế làm sao được Ðại Tổng Trì?

 

Kinh nói:

 

"Thấy biết mà giữ sự thấy biết là gốc vô minh. Thấy biết không giữ sự thấy biết, đó mới chính Niết bàn".

(Tri kiến lập tri, tức vô minh bản. Tri kiến vô kiến, tư tức Niết Bàn).

 

Cho nên chuyên nhứt câu niệm Phật, xả bỏ tất cả, hành giả quyết sẽ được Ðại Tổng Trì, Ðại Tam Muội.


Kinh Lăng Nghiêm nói:

 

"Nếu chuyển được vật, tức đồng với Như Lai".

(Nhược năng chuyển vật, tức đồng Như Lai).

 

Chúng sanh tâm thường hướng ngoại, không biết các pháp là huyễn, cho nên bị cảnh lục trần xoay chuyển, như con trâu lâm cảnh xỏ giàm dắt đi, hằng chịu sự phiền não buộc ràng không được tự tại. Nếu quán xét các pháp là huyễn, giữ một câu Phật hiệu xoay chiếu vào trong thì tâm lần lần thanh tịnh tự tại, sẽ làm chủ được các pháp, không còn bị các pháp sai sử làm chủ nữa.

Ðó gọi là "chuyển vật" là đồng với Như lai. Trái lại, tức là bị vật chuyển, đồng với chúng sanh vậy.


Ấn Quang pháp sư bảo:

 

 "Một lòng không trụ, muôn cảnh đều nhàn!"

(Nhứt tâm vô trụ, vạn cảnh câu nhàn).

 

Khi tâm trụ nơi các pháp thì thấy thời gian có lâu mau, bị cảnh giới làm cho loạn động, sanh niệm ưa, chán, ghét, thương, khổ, vui, cùng vô lượng phiền não.

 

Như trên, khi hành giả giữ câu niệm Phật thanh tịnh, không để cho vật chuyển, thì trong mười hai thời của ngày đêm, hằng được nhàn nhã, tự tại, tùy ý sử dụng mọi sự, việc nào đáng làm trước hoặc làm sau đều theo tuần tự, chẳng khác vị Ðông y sĩ tùy nghi sử dụng các hộc thuốc của mình.

 


Tóm lại, nếu khéo biết tu hành thì cách tự tại sử dụng trong mười hai thời, sự làm chủ xoay chuyển các pháp, cho đến chứng đắc cảnh giới Ðại Tổng Trì, then chốt đều do ở nơi câu niệm Phật.


Kinh văn:

 

Nếu chuyển được vật, tức đồng Như Lai. Thân tâm tròn đầy sáng suốt, là đạo tràng bất động.

 

 

Giảng:

 

“Nếu chuyển được vật, tức đồng Như Lai.

 

Nghĩa lý câu nầy như thế nào?

 

Bị vật xoay chuyển có nghĩa là dính mắc với bất kỳ cảnh vật bên ngoài nào mà ông gặp phải, bất kỳ hoàn cảnh nào mà ông đang ở trong đó, và bị kẹt dính trong đó. Ngay khi ông bị dính mắc, là ông bị chạy theo vật. Tâm tánh của ông bị mất tự chủ và chạy đuổi theo cảnh vật bên ngoài.

 

Một khi đã chạy đuổi theo cảnh vật bên ngoài rồi thì càng chạy đuổi theo, càng xa mục đích. Và càng xa mục đích, càng chạy đuổi theo. Cũng như khi quý vị bị lạc đường, càng khó tìm ra lối về càng trở nên bực dọc, càng trở nên bực dọc, càng đi xa lối về. Càng đi xa lối về, càng rơi vào con đường lầm lạc. Chạy theo vật và bị vật xoay chuyển cũng có cùng ý nghĩa như vậy.”

 

Thế nào là ý nghĩa của “chuyển được vật?” Có nghĩa là không chạy theo cảnh vật; mà thay vì vậy, khiến vật phải xoay chuyển theo mình và chạy theo mình.

 

“Vật thì vô tri,” - quý vị nói - “Làm sao nó chạy theo con được?” Nhưng vật hữu tình có thể chạy theo con người, và con người chúng ta có thể chạy theo vật, vì chúng ta đều là sinh vật. Nhưng làm sao mà vật có thể chạy được?

Đừng nên quá cứng ngắt trong kiến giải của mình.

 

Vật xoay chuyển quý vị, hoặc quý vị xoay chuyển vật; nếu quý vị không chạy theo vật, thì vật sẽ bị xoay chuyển bởi quý vị: ý nghĩa ở chỗ nếu quý vị nhận ra chân tâm, thì tất cả mọi cảnh giới bên ngoài chỉ là biểu hiện từ tâm.

 

Nó chỉ là vật hiện ra từ trong chân tâm quý vị. Vì nó là vật trong tâm quý vị, tại sao quý vị còn muốn chạy theo nó nữa? Đừng chạy theo chúng nó nữa.

Cơ bản là vốn chẳng có sự phân cách giữa quý vị và vật. Chuyển được vật có nghĩa là nhận ra mọi vật chỉ là lưu xuất từ tâm.

 

Bị xoay chuyển bởi hoàn cảnh có nghĩa là “quay lưng lại với giác ngộ và hòa nhập vào trần cảnh.” Đi ngược lại với giáo lý giác ngộ và tạo mối quan hệ với cảnh trần, với thế gian, đó là bị vật xoay chuyển. Quay lưng lại với giác ngộ và hòa nhập vào trần cảnh là tạo mối quan hệ với vật.

 

Cũng như khi có người muốn mở một dịch vụ thương mãi mà không có đủ vốn, và có người khác giúp đỡ bằng cách đề nghị mua chứng khoán. Khi quý vị quay lưng lại với giác ngộ và hòa nhập vào trần cảnh, đó là cũng như thể quý vị hùn chung phần với cảnh trần. Quý vị đã tham gia cùng với nó. Có nghĩa là quý vị đã bị vật xoay chuyển.

 

Nếu quý vị xoay chuyển được vật thì quý vị sẽ là “quay lưng lại với trần cảnh và hòa nhập cùng giác ngộ.” Quý vị khác hẳn với những vật mà quý vị hiện đang nhìn thấy, quý vị tự tách biệt hẳn chúng và hòa nhập cùng tánh giác. Cũng giống như khi quý vị xoay bàn tay mình. Lưng bàn tay biểu tượng cho sự quay lưng lại với giác ngộ và hòa nhập vào trần cảnh. Lật ngửa bàn tay biểu tượng cho sự quay lưng lại với trần cảnh và hòa nhập cùng tánh giác.

 

Chỉ là trở bàn tay. Đó là ý nghĩa chuyển được vật. Nếu quý vị có thể chuyển được vật thì quý vị đồng với Như Lai. Tại sao Như Lai được gọi là Như Lai? Vì Ngài đã hồi đầu thị ngạn. Ngài là Đấng hiểu biết chân chánh, thế nên được gọi là Như Lai. Nếu quý vị đã nhận ra được chân tâm mình, thì quý vị tức đồng Như Lai.

 

“ Làm sao mà thân tâm được tròn đầy sáng suốt? Ông đã đạt được sự giác ngộ và có đồng thể tánh với Như Lai, thế nên ông có được sự sáng suốt và hòan toàn viên mãn, là đạo tràng bất động.” Thế nên bất kỳ quý vị ở đâu thì đó cũng là đạo tràng. Mọi nơi đều là Pháp thân.

 

“Đạo tràng” là nơi để công phu tu tập. Chẳng hạn như nơi Đức Phật ngồi dưới cây bồ-đề, tu tập thiền định, được khai ngộ, nên gọi nơi đó là Bồ-đề đạo tràng. Nay chúng ta đang ở trong Phật giáo Giảng đường, nên đây được gọi là Đạo tràng Phật giáo Giảng đường.

 

Nếu quý vị có thể chuyển được vật, thì bất kỳ ở đâu cũng là Pháp thân. Bất luận quý vị ở đâu đều là như như bất động. Bất luận đi đâu cũng là vô ngại. Bất luận đi đâu cũng là bất động đạo tràng.

 

“Bất động” là biểu thị cho một loại định lực. Quý vị chuyển được vật vì quý vị có định lực, là năng lực của Thủ Lăng Nghiêm đại định.

 

TUYÊN HÓA Thượng Nhân,

Vạn Phật Thánh Thành, Bắc Mỹ châu (Hoa Kỳ) lược giảng.

Đệ tử thọ Bồ-tát giới Phương Quả Ngộ ghi chép.

Thích Nhuận Châu, Tịnh Thất Từ Nghiêm Đại Tòng Lâm dịch



 

Trời xanh-xanh,
Trăng thanh-thanh.
Xa đôi hạt trắng lướt bay nhanh,
Gió nhẹ khẽ rung cành.


Trên mặt NƯỚC,
Bóng TRĂNG in.
Dịu-dàng buông ánh-sáng lung-linh,

Một niệm dứt bao-tình.


Dưới mái tranh,
Giữ đạm thanh.
Chim chiều luyến ổ lượn chung-quanh,
Nguyện lòng tìm đến bến vô-sanh.
Nương-nép bóng cha lành,

Một dạ quyết tu-hành.

 

Hương-Giang Thất.
Vô-Nhất tăng.
THÍCH THIÊN-TÂM.

Comments

Popular posts from this blog