ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



24) Tát Bà Tát Bà 

 

Tát bà tát bà. Hán dịch là “nhất thiết lợi lạc”. Câu chú này bao hàm cả Bảo ấn thủ nhãn ấn pháp, nghĩa là mang đến mọi thứ lợi lạc cho mọi người.

Bằng cách hành trì ấn pháp này, quí vị có khả năng đem sự an vui lợi lạc đến cho hết thảy mọi loài chúng sinh. Thiên vương, Diêm vương, Quỷ vương đều chấp hành theo người trì tụng ấn chú này. Quí vị bảo họ: “Hãy thả tội nhân này ra” thì Diêm vương liền tức khắc thả ra liền. Vì sao vậy? Vì quí vị đã có được Bảo ấn này.

 

Bảo ấn này cũng như ấn của vua vậy. Trên chiếu thư có ngọc ấn của vua thì khắp thiên hạ, ai có trách nhiệm gì cũng phải tuân theo chiếu thư mà thi hành, không ai dám chống lại. Với Bảo ấn, quí vị có thể làm lợi lạc, an vui cho mọi loài chúng sinh. Quí vị có thể chỉ bảo cho họ biết sự lợi lạc để phát nguyện hành trì. Và sẽ đạt được sự an lành. Vì vậy nên gọi là “Nhất thiết lợi lạc”.

Người Trung Hoa đều biết có một vị Tiên, biết sử dụng một ấn chú gọi là “Phiên thiên ấn”. Người con của Quảng Thành vương cũng có một phiên thiên ấn. Chính là ấn này vậy. Đạo Lão gọi là “Phiên thiên ấn”. Bồ-tát Quán Thế Âm gọi là “Bảo ấn”.

 

Nếu quí vị dụng công hành trì thì nhất định sẽ thành tựu Bảo ấn này. Khi thành tựu rồi, nếu có người vừa mới chết hoặc sắp chết, quí vị chỉ cần trì ấn này vào một tờ giấy, và viết vài dòng cho Diêm vương: “Hãy tha cho người này sống lại ngay. Hãy tha cho anh ta trở về dương gian”. Diêm vương không dám từ chối. Diệu dụng của Bảo ấn có thể giúp cho người chết sống lại. Nhưng để sử dụng được Bảo ấn này, trước hết quí vị phải thành tựu công phu tu tập đã. Nếu công phu chưa thành tựu thì chẳng có kết quả gì.

 

Thế nào nghĩa là thành tựu công phu tu hành? Cũng giống như đi học. Trước hết, quí vị phải vào tiểu học, rồi lên trung học, rồi thi vào đại học. Rồi cuối cùng có thể được học vị Tiến sĩ.

Tu tập để thành tựu Bảo ấn này cũng như đạt được học vị Tiến sĩ vậy. Nhưng tạm ví dụ vậy thôi, chứ Bảo ấn này không có gì so sánh được.

Tát bà tát bà nghĩa là “lợi lạc cho tất cả mọi loài chúng sinh”. Quí vị thấy sự diệu dụng vô biên đến như thế. Nên gọi ấn này là Bảo ấn. Nếu quí vị muốn sử dụng được Bảo ấn này thì phải công phu tu trì qua cả bốn mươi hai thủ nhãn. TÁT BÀ TÁT BÀ chỉ là một trong bốn mươi hai ấn pháp ấy mà thôi.

 

Có người nghe tôi giảng như vậy sẽ khỏi nghĩ rằng: “Ta sẽ tu tập Bảo ấn này ngay để bất kỳ lúc nào có người sắp chết, ta sẽ sử dụng ấn này, ra lệnh cho Diêm vương không được bắt người ấy chết”. Quí vị cứ thực hành, quí vị có thể giúp người kia khỏi chết, như đến khi quí vị phải chết, thì chẳng có người nào giúp quí vị thoát khỏi chết bằng Bảo ấn này cả.

 

Tôi đã có dịp sử dụng ấn này hai lần. Một lần ở Mãn Châu và một lần ở Hương Cảng. Lần ở Mãn Châu là trường hợp cứu một người sắp chết. Người này chắc chắn sẽ chết nếu tôi không sử dụng Bảo ấn này. Vào một chiều trời mưa ngày 18 tháng 4 âm lịch. Một người tên là Cao Đức Phúc đến chùa Tam Duyên, nơi tôi đang ngụ. Anh ta quỳ trước tượng Phật, cầm một cây dao bọc trong giấy báo, chuẩn bị sẵn sàng chặt tay để cúng dường chư Phật. Quí vị nghĩ sao? Anh ta khôn ngoan hay không? Dĩ nhiên là quá ngu dại. Tuy nhiên, “sự ngu dại của anh ta lại xuất phát từ lòng hiếu đạo”.

 

Quí vị biết không. Mẹ anh ta bị bệnh trầm trọng gần chết. Do vì thường ngày mẹ anh ta nghiện thuốc phiện nặng. Nhưng bệnh bà quá nặng đến mức hút thuốc phiện cũng không được nữa. Bà ta nằm co quắp, chẳng ăn uống gì. Đầu lưỡi đã trở sang màu đen, môi miệng nứt nẻ. Bác sĩ Đông, Tây y đều bó tay, không hy vọng gì còn chữa trị được. Nhưng người con trai của bà nguyện: “Lạy Bồ-tát rất linh cảm, con nguyện đến chùa Tam Duyên chặt tay cúng dường chư Phật. Với lòng chí thành, con nguyện cho mẹ con được lành bệnh”.

 

Ngay khi chàng trai sắp chặt tay, có người nắm tay anh ta lôi lại đằng sau rồi nói: “Anh làm gì thế, anh không được vào đây mà tự sát”.

 

 

Anh ta trả lời:

- “Tôi chỉ chặt tay cúng dường chư Phật, cầu nguyện cho mẹ tôi được lành bệnh. Ông đừng cản tôi”.

Chàng trai chống lại, nhưng người kia không để cho anh ta chặt tay nên liền cho người báo cho Hoà thượng trụ trì biết. Hoà thượng cũng không biết phải làm sao, Ngài liền phái cư sĩ Lý Cảnh Hoa, người hộ pháp đắc lực của chùa đi tìm tôi.

 

Dù lúc ấy, tôi vẫn còn là chú Sa-di. Tôi được giao nhiệm vụ như là tri sự ở chùa Tam Duyên, chỉ dưới Hoà thượng trụ trì. Tôi chỉ là một chú tiểu, nhưng không giống như những chú tiểu cùng ăn chung nồi, cùng ngủ chung chiếu. Tôi thức dậy trước mọi người và ngủ sau tất cả mọi người. Tôi làm những việc mà không ai muốn làm và chỉ ăn một ngày một bữa trưa, không ăn phi thời. Tu tập chính là sửa đổi những sai lầm vi tế. Nếu khi chưa chuyển hoá được những lỗi lầm nhỏ nhặt ấy, có nghĩa là mình còn thiếu năng lực trong công phu.

 

Hoà thượng trụ trì giao việc đó cho tôi. Tôi liền đến bạch Hoà thượng:

- “Phật tử đến cầu Hoà thượng cứu giúp. Nay Hoà thượng lại giao cho con. Hoà thượng làm cho con thật khó xử”.

Hoà thượng trụ trì bảo:

 

- “Con hãy đem lòng từ bi mà cứu giúp họ”.

Hoà thượng dạy những lời rất chí lý. Tôi vốn chẳng ngại khó nhọc, nên khi nghe những lời đó, tôi rất phấn khích, tôi thưa:

- “Bạch Hoà thượng, con sẽ đi”.

 

Tôi bảo chàng trai:

 

- “Anh hãy về nhà trước, tôi sẽ theo sau”.

 

Anh ta nói:

 

- “Nhưng thầy chưa biết nhà con?”

 

Tôi đáp:

 

- “Đừng bận tâm về tôi. Hãy cứ về nhà trước”.

Lúc ấy là vào khoảng năm giờ chiều, mặt trời vừa xế bóng. Anh ta đi theo đường lộ chính, còn tôi đi theo đường mòn. Nhà anh ta cách chùa chừng sáu dặm. Anh ta quá đỗi sửng sốt khi về đến nơi, anh ta đã thấy tôi ngồi đợi anh trong nhà.

- “Bạch thầy, sao mà thầy biết nhà con mà đến sớm thế?”

 

Tôi nói:

 

- “Có lẽ anh vừa đi vừa chơi, hoặc anh ham xem bóng đá hay truyền hình gì đó”.

 

Cậu ta đáp:

 

- “Thưa không, con cố hết sức đi thật nhanh để về nhà”.

 

Tôi nói:

 

- “Có lẽ xe đạp của anh đi không được nhanh như xe tôi, nên tôi đến trước”.

Ngay khi vào thăm bà mẹ, tôi thấy không thể nào cứu sống bà ta được. Nhưng tôi vẫn quyết định cố gắng hết sức để cứu bà. Tôi dùng Bảo ấn viết mấy dòng:

 

 “Chàng trai này có tâm nguyện rất trí thành, nguyện chặt tay cúng dường chư Phật để cứu mẹ sống. Tôi đã ngăn cản anh ta chặt tay. Bằng mọi cách, xin cho mẹ anh ta được sống”.

 

Tôi gửi Bảo ấn đi, sáng hôm sau bà ta vốn đã nằm bất động suốt bảy, tám ngày nay, chợt ngồi dậy gọi con trai bằng tên tục.

 

- “Phúc ơi... Phúc ờ... mẹ đói quá, cho mẹ tí cháo...”

Chàng trai suốt bảy, tám ngày nay không nghe mẹ gọi. Nay cực kỳ vui sướng. Anh ta chạy đến bên giường nói với mẹ:

- “Mẹ ơi, mẹ đã nằm liệt giường suốt tám ngày nay. Nay mẹ khoẻ rồi chứ?”

 

Bà ta trả lời:

- “Chẳng biết bao lâu nữa. Mẹ bị rượt chạy trong một cái hang tối đen thăm thẳm không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng ánh sao hay đèn đuốc gì cả. Mẹ chạy và cứ chạy hết ngày này qua ngày khác để tìm đường về nhà mình. Mẹ có kêu, nhưng chẳng ai nghe. Cho đến đêm hôm qua, mẹ mới gặp một vị sư khổ hạnh mang y cà sa đã mòn cũ, vị này đã dẫn mẹ về nhà... Con cho mẹ ăn tí cháo loãng để cho đỡ đói”.

 

 “Người con nghe mẹ nói đến vị sư”, liền hỏi:

 

- Nhà sư mẹ gặp dung mạo như thế nào?

 

Bà đáp:

 

- “Ngài rất cao. Nếu mẹ được gặp lại, mẹ sẽ nhận ra ngay”.

Lúc đó tôi đang nghỉ trên giường. Anh ta liền đến bên tôi, chỉ cho mẹ và hỏi:

- “Có phải vị sư này không?”

 

Bà nhìn tôi chăm chú rồi kêu lên:

 

- “Đúng rồi, chính thầy là người đã đưa mẹ về nhà”.

 

Lúc đó, toàn gia quyến chừng mười người, gồm cả già trẻ, đều quỳ xuống trước mặt tôi thưa:

- Bạch Thầy, Thầy đã cứu mẹ con sống lại. Nay toàn gia đình chúng con cầu xin được quy y thọ giới với Thầy. “Bất luận nhà chùa có việc gì, con nguyện đem hết sức mình xin làm công quả, và tuân theo lời chỉ dạy của Thầy để tu hành”.

Về sau, dân cả làng này đều đến chùa xin quy y và cầu xin tôi chữa bệnh cho họ. Tôi bảo:

- “Tôi chỉ có phép chữa bệnh bằng cách đánh đòn. Quí vị có chịu thì tôi chữa”.

Họ đồng ý và tôi phải chữa. Có nghĩa là bắt người bệnh nằm xuống, đánh một người ba hèo bằng cái chổi tre. Đánh xong, tôi hỏi:

- “Đã hết bệnh chưa?”


Thật là ngạc nhiên. Họ lành bệnh thật!

Đó là một chuyện phiền phức xảy ra ở Mãn Châu. Lần thứ 2 tôi dùng Bảo ấn này là ở Hương Cảng. Khi bố của cô Madalena Lew 79 tuổi bị bệnh. Các vị bói toán đều bảo rằng ông ta chắc chắn sẽ qua đời trong năm nay. Ông ta đến gặp tôi xin quy y Tam Bảo để cầu nguyện gia hộ cho ông được sống thêm ít năm nữa.

Ông thưa:

- “Bạch Thầy. Xin Thầy giúp cho con được sống thêm một thời gian nữa”.

Tôi bảo:

-“ Thế là ông chưa muốn chết. Tôi sẽ giúp cho ông sống thêm 12 năm nữa? Được chưa?”

Ông rất mừng vội đáp:

 

-“Thưa vâng, được như thế thật là đại phúc”.

Rồi tôi chú nguyện cho ông ta và ông ta được sống thêm 12 năm nữa.

Tuy nhiên, quí vị không nên dùng ấn pháp này để giúp cho người ta khỏi chết hoặc là cứu họ sống lại khi họ đã chết rồi. Nếu quí vị làm như vậy, quí vị trở nên đối đầu với Diêm vương. Lúc ấy Diêm vương sẽ nói:


- “Được rồi. Thầy đã giúp cho người ta khỏi chết, nay Thầy phải thế mạng”.


Đến khi quí vị gặp cơn vô thường; chẳng có ai dùng Bảo ấn này để giúp được cả. Nếu quí vị nghĩ rằng mình có thể sử dụng Bảo ấn để cứu mình khỏi chết là quí vị lầm. Diệu dụng của ấn pháp cũng giống như lưỡi dao, tự nó không thể cắt đứt được chuôi dao của chính nó. Nên khi quí vị gặp bước đường cùng, thì cũng giống như chuyện vị Bồ – tát bằng đất nung:

Bồ Tát bằng đất nung đi qua biển.
Khó lòng giữ thân được vẹn toàn.

Vậy nên nếu quí vị dù đã thông thạo trong khi sử dụng ấn pháp này, cũng phải công phu hành trì thêm. Vì lý do này mà tôi ít để ý đến việc riêng của người khác nữa.




ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG



24. Tát Bà Tát Bà 

SABHO SABHO (SA PHÔ SA PHÔ)



BỔN-THÂN NGÀI HƯƠNG-TÍCH BỒ-TÁT  



Kệ tụng :

 

HƯƠNG-TÍCH BỒ-TÁT đại uy thần

Thanh hoàng xích bạch hắc quỷ binh

Phục lao chấp dịch thính giáo hóa

Cảm ứng đạo giao cứu quần sanh




THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp







NAM-MÔ BỔN-THÂN NGÀI HƯƠNG-TÍCH BỒ-TÁT MA-HA-TÁT


Bảo-Ấn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Mốt

Tát Bà Tát Bà [24]

Án-- phạ-nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát-phạ hạ.



Kinh nói rằng: “Nếu muốn được miệng nói biện luận hay khéo, nên cầu nơi Tay cầm
                         chiếc Ấn-Báu.”


Thần-chú rằng: Tát Bà Tát Bà [24]

Chơn-ngôn rằng: Án-- phạ-nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát-phạ hạ.





Kệ tụng:


Khẩu nhược huyền hà biện tài hùng

Ngôn từ khảo diệu âm lượng hồng

Lý sự viên dung pháp tánh áo

Truyền Phật-tâm-ấn vạn thiện đồng.



MAHAKARUNA DHARANI



24. SABHO SABHO 

 

The sentence SABHO SABHO accompanise the Precious Seal hand and Eye and means “benefit and happineness to all.”

 

By cultivating this Hand and Eye, you can bring profit and joy to all begins. The gods, King Yama’s generals in the hells, and the ghost kings will all obey you can say, “Release that offender at once,” and they will. Why? Because you have the Precious Seal.

 

The Precious Seal is like the emperor’s seal. When a document bears the imperial seal, everyone honors it and conducts his affairs accordingly. No one dares oppose it. With your Precious Seal, you can benefit and bring joy to everyone . You can tell them which advantages to seek, and they will obtain them.

 

 

If you work hard and accomplish your caltivation of the Precious Seal, then if someone is on the verge of death, you can put your seal on a piece of paper and write a few lines to King Yama saying, “Let that person go right away. Let him return. You must not let him die.” King Yama won’t dare oppose you. The wonderful function of the Precious Seal can bring the dead back to life. But in order to use it, you must first have cultivated it successfully. If you haven’t, it won’t be of any great use.

 

What is meant by successfully cultivating it? It’s like going to school. First, you attend elementary school. Then you go to high school, and on to college. Eventualy, you may get a Ph.D. Cultivating the Precious Seal successfully is like getting a Ph.D., except it’s much higher than a Ph.D. The Precious Seal benefits and aids all living beings and brings them joy. Do you see how wonderful it is? If you wish to use it, then cultivate the Forty-two Hands and Eyes. SABHO SABHO is one of them.

 

Hearing me speak this way, someone is thinking, “I’ll cultivate the Precious Seal right away, and then whenever anyone is about to die I’ll give them a seal and not allow King Yama to let them die.” Go ahead, you can prevent them from dying if you like, but when it comes time for you to die, there may not be anyone who can give you a seal.

 

I have used the Precious Seal twice, once in Manchuria and once in Hong Kong. In Manchuria it was a grave emergency, because the person would surely have died had I not give her a seal. One rainy afternoon, on the eighteenth of the fourth month, a person named Cao Đức Phúc (Kao Te Fu) came to Three Conditions Temple where I was staying. He knelt before the Buddha images, unwrapped a chopping knife from a newspaper and lifted it; ready to chop off his hand and offer it to the Buddha. What do you think? Was he intelligent or wise? Of course, he must have been very studpid. His stupidity, however, was “stupidity for the sake of filial piety.”

 

You see, his mother was deathly ill. She had been an opium addict and her addiction had progressed to the point that she was too ill even to smoke opium. She lay in a coma, not eating or drinking. Her tongue had turned black and her lips had split open. Both Chinese and Western doctors had given up hope of curing her, but her son said, “The Bodhisattvas are most efficacious. I will go to Three Conditions Temple and chop off my hand as an offering to the Buddhas. With a sincere heart I will pray that my mother’s illness may be cured.”

 

Just as the boy was about to cut off his hand someone grabbed him from behind saying, “What are you doing?” You can’t commit suicide here!”

 

“I’m chopping off my hand as an offering to the Buddha,” said the boy, “so that my Mother’s illness might be cured. You can’t stop me.” The boy struggled, but the person wouldn’t let him go and reported the incident to the Venerable Abbot. The Abbot said there was nothing he could do, and he sent his most influential Dharma protector, cư sĩ Lý Cảnh Hoa (Li Ching-Hua), to get me.

 

Although I was still a Shramanera, a novice, I was then serving as superintendent at Three Conditions Temple, a position second only to the Abbot’s. As a novice, however, I wasn’t one of the “eating, sleeping, and drinking” novices. I got up before everyone else, not after I did the jobs that no one else wanted to do and I never ate except once a day at lunch. I didn’t have private snacks. Cultivation is just changing your little faults. Not changing them shows a lack of ability to cultivate.

 

Well, the Venerable Abbot sent for me and I said to him, “Someone asks for your help and you hand the problems to me. You won’t pay attention to such matters, and yet you give me too much trouble.”

 

“Be compassionate,” said the Abbot, “and help him out.” The Abbot said a few nice words to me and I was persuaded. “Very well,” I said, “ I’ll go.” Then I said to the boy, “Ride your bicycle home and I will follow you.”

 

“But do you know the way?” he asked.

 

“Never mind about me,” I said, “just go home.”

 

It was about 5:00 o’clock when he left, and the sun was just setting. He took the main road and I took a smaller one. The house was about six miles away and when he arrived, he was surprised to see me sitting there, waiting for him. “Old Cultivator, how did you get here first?” he asked.

 

 

“You probably dallied on the way,” I said. “Or else you stopped off to see a movie or play ball.”

 

“No!” said the boy. “I rode straight home as fast as I could.”

 

“Well,” I said, “your bicycle isn’t as fast as mine because I got here first.”

 

As soon as I saw his mother, I felt that there was no way to save her life. I decided to try anyway and wrote out a seal which read:

 

“This boy is so sincere that he tried to cut off his hand to save his mother’s life. Now that I have prevented him from doing this, this woman must not die, no matter what.”

 

Then I sealed it and sent it off. The next morning the woman, who had been in a coma as if dead for seven or eight days, sat up and spoke to her oldest son, calling him by his nickname.

 

“Phúc ơi... Phúc ờ” (Chu-tzu, Chu-tzu) she said, “I’m hungry. Bring me some rice gruel.” The boy, who had not heard his mother call his name for over a week, was extremely happy. He ran to her side, saying, “Mama! You were sick for so many days and didn’t say a word. Are you well now?”

 

She said, “For I don’t know how many days, I was running in a black cave without the light of the sun, moon, stars, or a lamp. I ran and ran, day after day looking for my home. I called out, but no one came. Then last night I met a poor monk in a tattered robe who guided me back home. Now, I would like to eat some rice gruel.”

 

“What did the monk look like?” her son asked.

“He was very tall,” she said. “I’d surely recognize him if I saw him again.”

“Is that him?” said the boy, pointing at me. I was already asleep on the couch.

“Yes!” she exclaimed, “He’s the one who brought me back!”

 

 

Then the entire family of over ten people, young and old, knelt before me saying that I had saved their mother’s life and then they all took refuge with me. “Whatever you tell us to do, we will gladly follow your instructions,” they said.

 

Not long after that, the entire village came to take refuge and asked me to cure their illnesses. I said, “I’ll cure you by hitting you!” and I hit them each three times with my whisk brush. As I hit them, I asked, “Are you well now?” and, to their surprise, they were cured.

 

That was the troublesome affair which took place in Manchuria. The second time I used the seal was in Hong Kong. When Madalena Lew’s father, who was over seventy, became ill, the fortune tellers and diviners all told him he would certainly die within the year. He came and asked to take refuge in order to save his life.

 

“Master,” he said, “can you prevent my death?”

 

“So you don’t want to die?” I said. “I’ll let you live another twelve years. How’s that?”

“Fine, of course,” he said. Then I did a little something for him and he lived twelve more years.

 

However, you shouldn’t use this this dharma to prevent people from dying or to bring them back from the dead. If you do, you’ll become King Yama’s competitor and King Yama may say, “Very well, since you prevented his death, I’ll take your life.” When it’s time for you to die, I’ll take your life.” When it’s time for you to die, no one will give you a seal. If you think you can seal yourself, you’re wrong. Your Dharma skills are like a knife that cannot cut its own handle, and when you run into difficulty, it will be the same as with the clay Bodhisattva:

 

When the clay Bodhisattva crosses the sea,

He has a hard time protecting his own body.

 

So, if you’ve mastered this dharma, you still must cultivate. For this reason I no longer mind other peoples’s business. Whoever dies, dies, and I pay no  attention to them. I don’t take care of such matters anymore.




MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



24. SABHO SABHO 


Accumulated Fragrance Bodhisattva is an awesome and mighty spirit.

Ghosts of blue, yellow, red, white, and black hue

Toil and slave, obeying the teaching and changing themselves.

When responses mesh the Way, all kinds of beings are saved.



THE FORTY-TWO HANDS




31. The Jeweled Seal Hand and Eye

The Sutra says : “For mouth karma which is eloquent, clever and wonderful, use the
                           Jeweled Seal Hand.”



The Mantra : Sa pe sa pe.

The True Words : Nan. Wa dz la. Ning dan re yi. Sa wa he.




The verse :



One’s  mouth is like a flowing river of heroic eloquence,

With phrasings ingenious  and subtle, and sounds clear and resonant.

In the Dharma nature’s mystery principle and specific interfuse;

As the Buddha’s mind seal is transmitted, the myriad good qualities unite.




with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ 96

 

Ẩn tu tâm PHẬT hội Tào Khê

Kiếp ngoại trời xuân sáng bốn bề

Hoa nở sắc hương thành Chủng trí

Gió thông kim cổ đạo Bồ-đề.

 

NHƯ Ý : Người Niệm-Phật khi đi đến trình độ Phật tức Tâm, đã cùng dung hòa với nước suối Tào-Khê rồi, thì sẽ thấy ánh sáng không thuộc thời gian của mùa xuân Kiếp ngoại, chừng ấy không còn âm dương Kim cổ, tất cả Hoa hương Muôn sắc đều là đạo Bồ-đề, là NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ của Phật.




Chốn cũ chân-như lắm nẻo về,
Đường tuy khác lối vẫn đồng quê.
Trong THIỀN có TỊNH trời Lư-lảnh,
Nơi TỊNH gồm THIỀN nước ĐỘNG-KHÊ
Tiến bước nguồn-tâm ngời tuyệt sáng,
Quay nhìn bể-tục ngát hương thề.
Bao giờ học kẻ cười hoa được,
Đem ý sen lành rải bến mê.



VÔ-NHẤT
THÍCH THIỀN-TÂM.


Trời xanh-xanh,
Trăng thanh-thanh.
Xa đôi hạt trắng lướt bay nhanh,
Gió nhẹ khẽ rung cành.

Trên mặt nước,
Bóng trăng in.
Dịu-dàng buông ánh-sáng lung-linh,
Một niệm dứt bao-tình.

Dưới mái tranh,
Giữ đạm thanh.
Chim chiều luyến ổ lượn chung-quanh,
Nguyện lòng tìm đến bến vô-sanh.
Nương-nép bóng cha lành,
Một dạ quyết tu-hành.


Hương-Giang Thất.
Vô-Nhất tăng.
Thích Thiên-Tâm.


Tức tâm là độ lý không ngoa
Tịnh khác Thiền đâu, vẫn một nhà
Sắc hiển trang nghiêm miền Diệu Hữu
Không kiêm vô ngại cõi hằng sa
Trời Tây sáng đẹp màu châu ngọc
Nguyện Phật bao la đức hải hà
Ngoảnh lại đường tu, ai sớm tỉnh?
Nỗi thương ác đạo mãi vào ra!


Tây Trai lão nhơn 



Thiền và Tịnh đều là những ưu-điểm giống như nhau : giản dị, khái quát và trực thiệp. Nhất là Tịnh-độ rất thích hợp và lợi ích đối với căn-tánh thời nay.


Chính Hư-Vân Thiền-sư, một bậc Bồ-tát, tuy hoằng-dương Thiền-Tông để làm mô-phạm và hóa-độ những vị có túc-căn về thiền, song vẫn khuyên người niệm Phật. Việc đức Quán-Thế-Âm hướng dẫn Khoan-Tịnh Pháp-sư đến cõi Cực-Lạc, cũng Không ngoài điểm đại-bi cấp cứu, hợp pháp hợp cơ, đối với thời mạt-hậu này. Còn chỗ bác phá của chư tôn-túc, là phá lối chấp sai lầm của hạng Không-thiền, Cuồng-thiền để phò trợ Thiền-tông, chớ không phải bác phá bậc tu thiền chân-chánh.


Hai hạng Không và Cuồng trên thường nói: “Bản-thân ta là Phật, cần chi phải niệm Phật, như trên đầu lại để thêm cái đầu Khác làm sao cho hợp?”.  Hoặc bảo: “Bản thân ta là Phật, cần chi phải lễ Phật sám-hối, đem ông Phật nầy lạy ông Phật Khác là điều vô lý !”. Đó là những lời cầu cao nói suông, quên xét mình còn là hạng phàm-phu đầy tội chướng.


Tóm lại, vì những ưu-điểm giống nhau, mà Thiền và Tịnh đều Không thể bị mai một.

 

Nếu biết Khéo dùng thì môn nầy lại hổ-trợ cho môn Kia.

 

CỰC LẠC DU LÃM KÝ



TIẾT 29.- BỐN MÔN NIỆM PHẬT


 

Niệm Phật không phải chuyên chỉ về miệng niệm, mà dùng tâm để tưởng niệm, cũng là niệm Phật. Cho nên trong môn Niệm Phật ngoài phương pháp Trì Danh, còn có ba pháp khác nhau nữa là: Thật Tướng, Quán Tưởng và Quán Tượng.

 

THẬT TƯỚNG NIỆM PHẬT

 

Thật Tướng Niệm Phật, tức là nhập vào Ðệ Nhất Nghĩa tâm, là niệm tánh Phật bản lai của chính mình. Đây là quán pháp thân thật tướng của Phật, kết quả sẽ chứng được Chân Như Tam Muội. Phương pháp này vẫn thuộc về Thiền, nhưng cảnh giới do tâm Thiền hiển lộ lại là Tịnh Độ, nên cũng nhiếp về Tịnh Độ.

 

Pháp này không gồm thâu bậc trung, hạ căn, và nếu không phải là bậc thượng thượng căn, tất không thể ngộ nhập. Vì thế trong tông Tịnh Độ ít có người đề xướng, mà phần hoằng hóa lại thuộc về các vị bên Thiền Tông.

 

Nhưng theo thiển ý: khi còn đi trên đoạn đường hành trì chưa đạt đến địa vị Viên Giác, thì tất cả pháp môn đều thuộc về phương tiện, niệm Phật cũng là phương tiện mà tham thiền cũng là phương tiện. Theo ba kinh Tịnh Độ, đức Thích Tôn mở phương tiện chỉ bày cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, khuyên chúng hữu tình nên niệm Phật cầu sanh về thế giới ấy để không còn bị luân hồi, mượn cảnh duyên thắng diệu tiếp tục tu hành mau tiến lên Phật quả. Niệm Phật tinh chuyên cũng tỏ ngộ như bên Thiền Tông, nhưng điểm chánh yếu của môn Niệm Phật là cầu vãng sanh, còn tỏ ngộ được bao nhiêu cũng thuộc về phần thứ yếu.

 

Cho nên pháp Thật tướng niệm Phật, luận về chỗ cứu cánh, vẫn nhiếp thuộc Tịnh Độ. Nhưng nếu nói đến phương tiện vãng sanh nó vẫn chưa chính thức thuộc về Tịnh Độ, như ý nghĩa ba kinh Tịnh Độ mà đức Thích Tôn đã đề xướng. Có lẽ do điểm này nên chư Tổ bên Tịnh Tông chỉ đề cập để cho rộng thêm về nghĩa lý Tịnh Độ, mà không rộng tuyên hóa để khuyên người tu chăng? 

 


Ðại sư Vĩnh-Gia gặp Lục-tổ

và được Tổ ấn chứng

 

 

Hồi đó, Sư nghe nói lối truyền tâm ấn (Nhĩ đề diện mệnh, khẩu thọ tâm hội, tức là "đối diện rỉ tai, lời trao tâm lãnh") của phái Tào-khê, tức Lục-tổ ở Chùa Nam Hoa, được truyền thừa y bát từ Phật Thích Ca, Sư bèn không quản ngàn dặm đường xa, tới kiếm Lục-tổ để cầu ấn chứng.

Sư tới Chùa Nam Hoa thì gặp Lục-tổ đương thuyết pháp. Sư đắp y, tay cầm tích trượng tiến lên pháp tòa, đi nhiễu bên phải ba vòng, rồi đứng trước Lục-tổ, không cúi đầu đảnh lễ mà quát lên một tiếng lớn.

Tổ hỏi:

–Người xuất gia gọi là Sa-môn phải có phép tắc, phải đủ ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh. Tại sao ông tới đây mà lại có thái độ thô lỗ như vậy, một chút lễ phép cũng không có?

Sư đáp:

–Sanh tử là việc lớn, vô thường quá mau.

Sư muốn nói rằng việc dụng công tu tập quá cấp bách, làm gì còn thời gian để làm lễ nữa? Làm gì còn thời gian để lo những điều tiểu tiết? Ðể nghiên cứu cái gì là ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh? Chẳng còn chuyện gì to lớn bằng chuyện sanh tử, quỷ vô thường đến bất chợt lúc nào không hay, vậy tôi còn thời gian nào để hành lễ nữa?

Tổ bèn nói:

–Sao chẳng thể giải cái không sanh và liễu ngộ cái không mau chóng?

Ý Tổ muốn nói rằng sao không nghiên cứu pháp vô sanh? Sao không minh bạch đạo lý của cái không mau?

Sư thưa lại:

–Thể giải (tự tánh) tức là không sanh, liễu ngộ (tự tánh) rồi thì vốn không có mau chóng.

Ý Sư nói rằng đừng nói tới nghiên cứu, bởi nghiên cứu không kiếm ra sanh tử, khi minh bạch rồi thì không có cái gì gọi là mau chậm, cũng không có cái vô thường.

Tổ bảo:

–Nếu ông đã nói rằng thể giải tức vô sanh, ngộ rồi thì vốn không có mau, vậy ai là kẻ phân biệt?

Ý nói rằng ai là người có ý nghĩ phân biệt đó?

–Phân biệt cũng chẳng phải ý. Nghĩa là không có tâm niệm tại chỗ phân biệt.

Lúc đó, Lục-tổ bèn ấn chứng cho Ðại sư Vĩnh-Gia:
–Ðúng thế! Ðúng thế!

Sư thấy Tổ đã ấn chứng cho mình, bèn dùng đầy đủ oai nghi lễ tạ Tổ, sau đó Sư xin cáo từ.

Tổ thấy Sư tới nơi chỉ nói mấy câu rồi ra đi, mới hỏi rằng:
–Sao lại ra đi quá mau như vậy?

Sư thưa:

–Vốn tự không động, há có mau ư? Sư muốn nói bổn lai không đến, không đi, thì có gì là mau chậm.

–Ông thiệt đã chứng được ý vô sanh.
–Vô sanh có ý sao?

–Không ý, cái gì phân biệt được?

–Phân biệt cũng không phải ý.

–Ông có thể liễu, nhưng không nên đi.

Lúc đó Sư biết rõ Lục-tổ quả đã ấn chứng cho mình, nên Sư ở lại chùa Nam-hoa một đêm. Người đương thời gọi Sư là "Nhất-túc-giác" ngộ một đêm. Ðó là công án về chuyện Ðại sư Vĩnh-Gia gặp Lục-tổ và được Tổ ấn chứng.




Kiến pháp tràng, lập tông chỉ,
Minh minh Phật sắc Tào-Khê thị.

Ðệ nhất Ca-diếp thủ truyền đăng,
Nhị thập bát đại Tây thiên ký.
Pháp đông lưu, nhập thử thổ,
Bồ-đề Ðạt-ma vi Sơ tổ.

Lục đại truyền y thiên hạ văn,
Hậu nhân đắc đạo hà cùng số.

Chân bất lập, vọng bổn không,
Hữu vô câu khiển bất không không.
Nhị thập không môn nguyên bất trước,
Nhất tánh Như Lai thể tự đồng.



 

(Vĩnh Gia Chứng Ðạo Ca- Sa-Môn Huyền Giác soạn

Hòa Thượng Tuyên Hóa Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự Los Angeles,

California, Mỹ Quốc, tháng 2 năm 1985)


 


Bồ Đề Đạt Ma

Ngộ Tánh Luận

 

Dịch và Phụ Chú: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH


THAY LỜI TỰA


“Nấu cát muốn thành cơm, dầu nấu đến nhiều kiếp cũng chẳng thể thành.

Dùng thức tâm phan duyên phân biệt vô thường để tu hành mà muốn được pháp thân Như Lai thường trụ cũng đồng với ví dụ trên”. Đây là lời phán dạy Ngài A Nan của đức Phật trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.

Kinh Viên Giác cũng nói:

Bổn nhơn từ thuở mới phát tâm tu hành của chư Phật Như Lai đều dùng “Trí huệ giác”.

Nhơn và quả của Đại thừa không ngoài phạm vi “Ngộ” và “Chứng” bổn tâm tự tánh.

Thiền tông nói “minh tâm kiến tánh” đó là “tỏ ngộ bổn tâm tự tánh” vậy.

Sau khi tỏ ngộ rồi y cứ theo bổn tâm tự tánh ấy để hiển phát thành công hạnh, đó gọi là “xứng tánh hạnh”, là “chơn thiệt tu tập” là “vô lậu nghiệp”. Đây mới đúng là “nhơn Phật” để thành tựu “quả Phật” khi viên mãn, ngoài đây không có nhơn nào khác để có thể thành Phật được. Nếu có phương pháp nào khác, cũng của đức Thế Tôn chỉ dạy, đều là những phương tiện để hỗ trợ, để dẫn phát chơn ngôn mà thôi.

Vì thế nên về Phật thừa, vấn đề “quán tâm” để “tỏ ngộ tự tánh” là phần việc tối khẩn yếu của tất cả những người học Phật, tu Phật và quyển “NGỘ TÁNH LUẬN” của Đức Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đây là kim chỉ nam vậy.

(Tục Tạng Kinh, tập thứ 110)


Ngày tiền an cư năm Tân Hợi (1971), lần đầu tiên đọc quyển Ngộ Tánh Luận tôi tự cảm thấy như quá quen thuộc về ý nghĩa hàm súc trong ấy. Với nguồn cảm hứng ấy, tôi phiên dịch ra Việt văn, đồng thời theo sự cảm ngộ mà phân đoạn, đặt tên cho mỗi đoạn và ghi lời “phụ chú”.

Lời “phụ chú” sau mỗi đoạn mà tôi đã tự phân ra phần lớn là những lời trích lấy từ các kinh các luận mà tôi chợt nhớ lại theo nguồn cảm hứng trong khi đọc nguyên văn, còn tự ý mình lại là phần nhỏ. Có lẽ vì ý nghĩa trong quyển Ngộ Tánh Luận đây nhiều chỗ trùng hợp với văn các kinh các luận mà tôi đã từng ghi nhớ, nên lúc đọc tôi tự cảm như quá quen thuộc chăng!

Nói là “phụ chú” vì chỉ là ghi thêm câu văn trong các luận, lời dạy trong các kinh, hoặc vài ý nghĩ giản yếu, cốt để phụ giúp cho nguyên văn được sáng tỏ hơn, dễ hiểu dễ nhận hơn, đồng thời để chứng minh với “thánh giáo lượng”.

Viết xong đọc lại, tôi sửng sốt ngẩn ngơ với số đoạn XXXII (32), vì con số 32 đoạn đây ngẫu nhiên trùng với con số 32 chương của quyển kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật mà Chiêu Minh Thái tử nhà Lương đã phân định từ ngàn xưa. Phải chăng đây là oai thần của Tam Bảo, là sự hộ niệm của Liệt Tổ! Cũng có thể là như thế; vì khi đọc lại những đoạn phụ chú, tôi tự thấy dường như không phải hoàn toàn của chính mình, mà gần như có ai đó ngầm mách vậy. Bằng có là, nếu giờ đây, bắt đầu làm mới lại, chắc rằng tôi không thể làm giống được, làm được y như vậy.

Và như thế, nếu quyển này có mang lại ít nhiều công đức thì đó là công đức của Tam Bảo, của Liệt Tổ, cộng với căn lành của mọi người, của chúng sanh mà thôi.

 

Ngày tiền an cư năm Qúi Sửu (1973)

Hân Tịnh Tỳ Kheo

Thích Trí Tịnh

Cẩn chí



TỌA THIỀN NIỆM PHẬT

 

 

Trong bài tựa Phạm Võng Bồ tát giới, có dạy rằng:

 

 

“Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô thường, mau hơn nước dốc Ngày nay dù còn, khó bảo đảm ngày mai”.

 

 

“Đại chúng! Mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn, chớ biếng nhác trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ; ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật tham thiền, chớ để thời gian luống qua vô ích mà sau này phải ăn năn…”.

 

 

Nhưng phàm muốn làm việc gì cho được lợi ích, chúng ta cần phải “biết làm”. Việc ở đây muốn y chỉ lời dạy nhiếp tâm niệm Phật, tham thiền. Lẽ tất nhiên, chúng ta phải biết làm sao để nhiếp tâm niệm Phật, tham thiền cho trúng cách, đúng phương pháp, tức là biết cách tọa thiền niệm Phật.

 

 

Vậy trước khi học, về phần thực hành, chúng ta nên hiểu sơ qua về mục đích của phương pháp tọa thiền.

 

 

A.- MỤC ĐÍCH CỦA PHƯƠNG-PHÁP TỌA-THIỀN

 

 

Tọa thiền là một phương pháp rất thông dụng, chẳng những trong đạo Phật mà ở ngoại đạo cũng vẫn có từ xưa.

 

 

Tọa thiền tức là ngồi để tham cứu một vấn đề gì. Thế nên, tọa thiền không phải là một phương pháp chứng quả thành đạo, mà là một trong vô lượng phương tiện giúp cho thân được an, để cho tâm không loạn và được chánh niệm chánh quán. Ngoại đạo chỉ chú trọng nơi thân mà không để đến tâm, trong khi thật ra, tâm mới là phần chánh, đáng chú trọng hơn cả.

 

 

 

B.-PHƯƠNG-PHÁP TỌA-THIỀN

 

 

Dưới đây là phần thật hành mà ngài Thượng Tọa Vạn Đức dạy với tất cả sự kinh nghiệm mà ngài đã thâu hoạch từ nhiều năm.

 

 

Phần này chia làm ba:



1.- ĐIỀU-THÂN

 

 

Thân lúc nào cũng làm duyên trợ cho tâm. Thế nên, nếu thân có những cử động thô thiển, khí lực sôi nổi, và lẽ tất nhiên tâm ý sẽ phù động, do đó khó mà nhập định được. Cho nên, trước khi tọa thiền, cần phải điều hòa thân. Vậy phải điều hòa thân bằng cách nào?

 

      

     Phải điều dưỡng sự ăn uống: Sự ăn uống đối với thân rất hệ trọng, vì bệnh thường phát sanh do nơi sự ăn uống. Có những thực vật hạp với cơ thể người này nhưng lại không thể hạp với người kia và trái lại. Dù sao, không nên dùng những thứ có dầu mỡ nhiều, tránh những chất hăng, kích thích thần kinh như càfé đậm, rượu, trà đậm, thuốc hút v.v... mà chỉ nên dùng những món ăn sơ sài trong sạch.

      

 

Trước giờ tọa thiền, không nên ăn quá no mà chỉ ăn vừa đủ, vì nếu ăn quá no sẽ làm mệt dạ dày, ngồi không yên ổn. Không ăn chiều, lẽ tất nhiên là thích hợp đặc biệt với việc tọa thiền niệm Phật.

 

 

 Y phục: Trước khi tọa thiền, phải tắm rửa cho thân thể được sạch sẽ để tránh khỏi ngứa ngấm trong người.

 

 

Sau đó, trời lạnh thì mặc áo ấm, trời nóng thì dùng y phục mỏng, rộng rãi và sạch sẽ.

 

 

Đai lưng (lưng quần) lúc nào cũng phải nới rộng ra.

 

 

Những điều trên đây giúp cho sự hô hấp dễ dàng và không bị lay chuyển bởi thời tiết.

 

      

     Giữ thân cho được ngay thẳng và vững vàng: (nghĩa là làm thế nào mà khi quên nó, không nghiêng ngã hay lay động). Muốn được như vậy, chỉ có cách duy nhất là ngồi, vì đi, đứng hay nằm không thể đạt được mục đích vừa nói trên.

      

 

Nhưng nếu ngồi mà thòng hai chân xuống, thì khi quên, thân lại cũng không vững. Hơn nữa, lúc ở trong nhà, thất, có bàn, ghế, giường v.v… thì không nói chi, nhưng khi ra ngoài vườn tược, đồng ruộng hay đến núi rừng để tọa thiền, khó tìm ra chỗ ngồi có thể thòng chân xuống được dễ dàng.

 

 

Thế nên, chỉ có cách rút chân xếp bằng lại, là giúp cho chúng ta ngồi ngay thẳng và vững vàng mà thôi.

 

 

     Cách ngồi: Có nhiều cách ngồi mà hành giả cần phải chọn lựa cho thích hợp với mình.

      

      

 

    CHƠN: Toàn già (cũng gọi là kiết già hay Kim Cang tọa). Gác bàn chân trái lên đùi bên mặt, gác bàn chân mặt lên đùi bên trái, gót hai bàn chân đều phải sát vào bụng.

     

    

 

   Bán già, có hai cách:

    

 

   -Hàng ma tọa: gác bàn chân mặt lên đùi bên trái (như ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát).

    

 

   -Kiết tường tọa: gác bàn chân trái lên đùi bên mặt (như ngài Phổ Hiền Bồ tát).

    

 

Trong ba cách ngồi, khi ngồi phải tập cho đầu gối đồng sát xuống chiếu như nhau, hai mông cùng chịu đều như nhau thì mạch máu không bị cấn, chân không bị tê, cũng không nên dùng nệm quá dày.

 

Một điều nên để ý, là thường lúc ban sơ, khi vừa ngồi kiết già hay nghe một chân nặng một chân nhẹ. Để sửa chữa khuyết điểm đó, chỉ có một cách là dùng hai tay chống xuống chỗ ngồi để nâng toàn thể thân lên và hạ bên chân hay mông nhẹ xuống trước, bên nặng xuống sau, đôi ba lần thì hai chân hoặc hai mông sẽ đều, không còn cảm tưởng nặng nhẹ nữa.

 

 

TAY: Hai bàn tay để ngửa, bàn tay mặt đặt lên trên bàn tay trái, vừa sát bụng và để nhẹ trên hai bàn chân, hai đầu ngón tay cái đâu lại (Tam muội ấn).

 

 

Phương pháp để bàn tay như vậy, theo cổ đức nói, làm cho điện lực trong thân lưu thông đều đặn, không biến thoát ra ngoài, giúp cho tâm dễ an ổn.

 

 

 

LƯNG: Tay chân đều đâu vào đó rồi, phải lay chuyển thân thể độ ba, bốn lần cho được ung dung và phải giữ xương sống ngay thẳng, chẳng khác nào một cây cột đối với cái nhà. Nếu cột xiêu thì nhà đổ vậy.

 

 

ĐẦU, CỔ : Đầu và cổ cũng phải giữ cho ngay, nhưng không được ngước thẳng quá.

 

 

MẮT: Mắt hơi nhắm lại, để chỉ còn thấy tướng trắng hay sáng sáng bên ngoài thôi, đừng mở hẳn sẽ tán loạn; mà cũng đừng nhắm hẳn sẽ bị hôn trầm.

 

 

MIỆNG: Miệng phải ngậm lại, chót lưỡi để trên chân răng hàm trên, răng phải để cho thong thả, đừng cắn cứng lại, nhờ đó hơi thở sẽ nhẹ nhàng.




2.- ĐIỀU TỨC

 

 

Khi thân đã nghiêm chỉnh rồi, bấy giờ hành giả mới bắt đầu thở ra nhẹ nhàng nhưng cho dài, tâm nghĩ tất cả ô trược trong thân đều tựa theo không khí mà ra ngoài hết. Đến khi hít vô cũng phải nhẹ nhàng và cho dài, nghĩ bao nhiêu điều thanh tịnh bên ngoài đều vào trong hết.

 

 

Làm như vậy được hai ba lần hay đến năm bảy lần nếu cần, cho trong thân được khoan khoái.

 

 

Sau đó phải giữ hơi thở nhẹ nhàng thong thả, suông êm, dài ngắn cho quân bình.

 

 

Nên để ý, khi điều hòa hơi thở, hành giả thường gặp hai lỗi sau:

 

 

     PHONG TƯỚNG: tức là hơi thở ra hít vào, nghe có tiếng gió, do vì hơi thở quá mạnh.

      

 

     SUYỄN TƯỚNG: tức là tuy thở ra vào không nghe tiếng nhưng lại gấp rút hoặc rít sáp không thông.

      

 

Nếu khi ngồi tĩnh tọa mà thấy hai tướng trên đây, đó là triệu chứng tâm không được an định.

 

 

Nếu khéo điều nhiếp, dùng sổ tức thở ra hít vào thong thả, ít lâu sẽ thuần thục, tự nhiên hơi thở sẽ điều hòa, huyết mạch được lưu thông, trong người sẽ được ung dung khoan khoái.

 

 

Thế nên, điều hòa hơi thở là một công phu hệ trọng đối với phép tĩnh tọa.



3.- ĐIỀU TÂM

 

 

Trước khi tọa thiền, hành giả có phát tâm trước, hoặc sổ tức, hoặc quán bất tịnh, hoặc niệm Phật v.v…

 

 

Nếu đã phát tâm niệm Phật, thì hành giả phải nghĩ ta bà ngũ trược, nhớp nhơ, là nguồn gốc của muôn ngàn thống khổ, nơi thân và hiện cảnh, phải làm thế nào thoát ly cho được, tức là phải yểm ly (chán nản) sanh tử nơi ta bà mà cầu sanh về Cực Lạc.

 

Hành giả nhớ ngay đến cảnh Cực Lạc thuần vui không khổ, có đủ thắng duyên, thắng cảnh trợ lực cho hành giả mau thành Phật quả, quảng độ chúng sanh, đến Đức Phật A Di Đà tướng hảo quang minh, lúc nào cũng duỗi lòng từ tiếp dẫn chúng sanh về Lạc quốc.

 

 

Lúc bấy giờ, hành giả khởi niệm câu dài: “Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật”, rồi lần lần thâu ngắn lại còn sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” hay bốn chữ “A Di Đà Phật” lúc đầu niệm lớn, sau niệm thầm để nhiếp tâm cho an trụ vào đó.

 

Khi niệm ra tiếng hoặc thầm, đều cần thiết là phải niệm cho tiếng nổi rõ trong tâm chậm rãi, tâm ý nghe rõ, nhận rõ từng tiếng từng chữ, tức là “Quán trí hiện tiền”.

 

 

Nếu không, tâm sẽ tạp niệm (tán loạn), hay ngủ gục (hôn trầm) . Nếu tán loạn, không rõ, lơ là hay khi hôn trầm muốn đến, hành giả phải cử tâm ngay bằng cách chú ý đến câu niệm Phật.

 

 

Có khi hành giả cố gắng kiềm tâm, nhưng tâm vẫn chạy và nếu tâm chạy mãi, thì có cách phải niệm Phật và nghĩ ở đầu hai ngón tay cái, đầu hai ngón chân cái hoặc nghĩ ở nơi cái rún mà niệm.

 

 

Làm như vậy, thần kinh hệ sẽ hạ xuống, tức cái tâm sẽ hạ xuống mà bớt tán loạn.

 

 

Còn nếu bị hôn trầm thì phải nghĩ ở đỉnh đầu hay ở trán mà niệm thì sẽ hết, vì ý chí phấn khởi.

 

 

Hoặc hành giả có thể niệm theo phương pháp “Thập niệm ký số”, là khi niệm Phật, phải ghi nhớ rành rẽ từ một đến mười câu, hết mười câu liền trở lại một, cứ như thế xoay vần mãi. Nhưng phải niệm trong vòng mười câu mà thôi, không được hai mươi hoặc ba mươi câu, lại không nên lần chuỗi vì dùng tâm ghi nhớ. Có thể phân làm hai đoạn từ một đến năm, từ sáu đến mười. Hoặc còn thấy kém sức lại chia ra làm ba hơi, từ một đến ba, bốn đến sáu, bảy đến mười.

  

 

Cần để ý: niệm nhớ và nghe phải rõ ràng, vọng niệm mới không xen vào được.


 

Dùng phép này lâu sẽ được nhất tâm.


Điều tâm là pháp môn tu chủ chánh. Nếu có sự biến chuyển nơi thân, không nên để ý đến, mà phải chuyên gìn chánh niệm.



PHƯƠNG PHÁP GIẢI TỌA (XẢ THIỀN)

 

 

Khi xả thiền, hành giả làm ngược lại tất cả. Nghĩa là trước hết phải xả nơi tâm, kế xả nơi tức và sau cùng là xả thân.

 

 

      

     XẢ TÂM: Hành giả phải nhớ lại, coi hiện giờ mình ngồi chỗ nào, nãy giờ mình làm gì, nhớ coi mình có bị tán loạn hay hôn trầm không, và dù có hay không, cũng vẫn hồi hướng công đức về Tây Phương để trang nghiêm Tịnh độ.

 

      

     XẢ TỨC: Sau khi xả tâm xong, hành giả mở miệng thở ra vài hơi thật dài để cho khí nóng trong người giảm bớt, và để hồi phục lại trạng thái bình thường như trước khi tĩnh tọa.

      

 

     XẢ THÂN: Tâm, tức đều xả xong, lúc bấy giờ hành giả se sẽ giao động nơi lưng và cổ. Khi mạch lạc chạy đều, từ từ duỗi hai tay ra, lấy hai bàn tay xoa nhè nhẹ với nhau, rồi xoa lên mắt, kế từ từ mở mắt. Sau đó, uốn lưỡi một vài lần và nuốt chút nước miếng.

      

 

Tay và mắt xả xong, đến lượt hai chân. Trước hết phải lấy tay xoa hai bắp vế, rồi tháo lần lần hai chân ra, thoa hai bắp chuối và hai bàn chân. Khi nghe hai chân nóng hết rồi, hành giả chuyển động nhè nhẹ toàn thân rồi đứng dậy, đi tới đi lui.



NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ TỌA THIỀN CÓ KẾT QUẢ

 

 

Hôn trầm, ngủ nghỉ là một chướng trong việc tu thiền, thế nên, nơi thân phải bớt ngủ nghỉ.

 

 

Phật dạy đầu hôm cuối đêm thì tham thiền, nửa đêm thì tụng kinh để tự tiêu tức, nhưng nếu mình không kham nổi thì nên bớt sự ngủ nghỉ. Ban đêm thì chỉ nghỉ ba canh, từ 11 giờ đến 04 giờ sáng thôi, đó là lời dặn dò của cổ đức vậy. Còn nơi tâm thì phải có sự điều nhiếp theo hai cách dưới đây:

 

     1) Không niệm tham dục.

 

     2) Không niệm sân hận.

      

 

Nếu thực hành hai cách này mà không đắc lợi trên đường chánh định, hành giả phải kiểm điểm lại nơi tâm coi sanh tội lỗi chi không. Hằng ngày phải nói lời dịu dàng, hòa nhã cho tâm lóng xuống. Đối với người và vật, giữ cho tâm mát mẻ và luôn luôn nhẹ nhàng.

 

 

  3) Ngoài giờ tĩnh tọa, phải giữ câu niệm Phật không rời tâm.

 

 

Tâm tương ứng với chánh định thì phát ra khinh an, trong thân sẽ thấy khoan khoái. Thân tâm hiệp nhất, thân cảnh không hai. Lúc bấy giờ, hành giả ở trong định vắng lặng sẽ thấy thân tướng Phật, nghe Phật thuyết pháp và những cảnh giới nhiệm mầu không sao kể xiết…

 

Đó là tướng niệm Phật thiện căn phát hiện do công phu tọa thiền niệm Phật mà thành công vậy.



(Trích Liên Hữu Văn Tập)


 

Tài liệu nầy chính Thượng Tọa Trí Tịnh đã dạy cho sinh viên Tăng, Ni và Cư-sĩ Nam, Nữ tại ĐẠI HỌC VẠN HẠNH.



NGÔ BỈNH TÍN

 

(Trích ở bộ Phật Tổ Thống Kỷ)

 

Ông Ngô Bỉnh Tín, tự Tử Tài, người Minh Châu. Năm Thiệu Hưng triều Tống làm quan nơi triều, vì gây với Tần Cối mà bị đuổi. Ông về làng cất am ở, ngày đêm tịnh tọa quán Phật niệm Phật.

 

Ông sắm một cái hòm, ban đêm vào nằm trong đó. Cắt một đồng tử cứ đến đầu canh năm gõ hòm mà xướng to rằng: “Ông Ngô Bỉnh Tín về đi thôi! Tam giới không an chẳng nên ở, Tây phương Tịnh độ có liên đài. Ông Ngô Bỉnh Tín về đi mau!”. Ông nghe tiếng liền trỗi dậy TỌA THIỀN NIỆM PHẬT.

 

Ít lâu, Tần Cối chết, triều đình triệu ông về giữ Lễ Bộ Thị Lang, rồi bổ nhiệm Thường Châu, năm Thiệu Hưng thứ lại triệu về triều. Đi đến quán dịch ở Tiêu Sơn, ông tịnh tọa, giây lát ông gọi những người tùy tùng bảo lắng nghe, mọi người đều nghe tiếng thiên nhạc du dương từ Tây phương lần đến.

 

Ông nói: “Kim đài đã đến, tôi xin đi!”. Dứt lời, ông liền tắt thở.

 


 

Thứ Ba Mươi Mốt


Khẩu nhược huyền hà biện tài hùng
Ngôn từ khảo diệu âm lượng hồng
Lý sự viên dung pháp tánh áo
Truyền Phật-tâm-ấn vạn thiện đồng.


Tát Bà Tát Bà [24]

Án-- phạ-nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát-phạ hạ.



BÀI KỆ THỨ 21


 

Một câu A Di Ðà
Vào tam muội Bảo Vương
Như đất đều nâng đỡ
Tợ trời che khắp miền.

(Nhứt cú Di Ðà
Nhập vương tam muội
Tự địa quân kình
Như thiên phổ cái.)


LƯỢC GIẢI


 

Niệm Phật tam muội cũng gọi là Bảo Vương tam muội. Khi chứng được tam muội này, diệt vô lượng tội chướng, tăng vô biên phước huệ, độ vô số chúng sanh, đức hóa lan rộng khắp mọi nơi như trời che đất chở. Từ nơi Niệm Phật Bảo Vương tam muội này, Bồ Tát rưới vô lượng mưa pháp độ khắp chúng sanh. Như trong kinh Hoa Nghiêm, Ðức Vân Bồ Tát đã bảo Thiện Tài đồng tử:


"Thiện nam tử! Chư đại Bồ Tát có vô biên hành môn trí huệ thanh tịnh. Ðó là: môn Trí Quang Phổ Chiếu Niệm Phật, thường thấy các thứ cung điện nghiêm sạch nơi tất cả quốc độ của chư Phật.

Môn Linh Nhứt Thiết Chúng Sanh Niệm Phật, tùy nơi tâm ưa thích của các chúng sanh, đều khiến cho được thấy Phật và được thanh tịnh.

Môn Linh An Trụ Lực Niệm Phật khiến cho được vào mười lực của Như Lai.

Môn Linh An Trụ Pháp Niệm Phật khiến cho thấy vô lượng chư Phật được nghe pháp mầu.

Môn Chiếu Diệu Chư Phương Niệm Phật, thấy trong tất cả thế giới, các Phật hải đều đồng nhau không sai khác.

Môn Nhập Bất Khả Kiến Xứ Niệm Phật, thấy tất cả cảnh vi tế trong các việc thần thông tự tại của chư Phật.

Môn Trụ Ư Chư Kiếp Niệm Phật, trong tất cả kiếp thường thấy các việc làm của Như Lai không tạm mất.

Môn Trụ Nhứt Thiết Thời Niệm Phật, trong tất cả thời thường thấy Như Lai đồng ở gần bên không xa lìa.

Môn Trụ Nhứt Thiết Sát Niệm Phật, trong các quốc độ đều thấy thân Phật vượt hơn tất cả không chi sánh bằng.

Môn Trụ Nhứt Thiết Thế Niệm Phật, tùy nơi tâm mình ưa thích, thấy khắp chư Như Lai trong ba đời.

Môn Trụ Nhứt Thiết Cảnh Niệm Phật, khắp trong tất cả cảnh giới, thấy chư Như lai lần lượt hiện thân.

Môn Trụ Tịch Diệt Niệm Phật, trong một niệm thấy chư Phật trong tất cả cõi thị hiện vào Niết Bàn.

Môn Viễn Ly Niệm Phật, trong một niệm thấy tất cả Phật từ chỗ mình ở đi ra.

Môn Trụ Quảng Ðại Niệm Phật, tâm thường quán sát mỗi mỗi thân Phật đầy khắp tất cả các pháp giới.

Môn Trụ Vi Tế Niệm Phật, khoảng một đầu lông có bất khả thuyết Như Lai xuất hiện, đều đến tận nơi mà thừa sự.

Môn Trụ Trang nghiêm Niệm Phật, trong một niệm thấy tất cả cõi đều có chư Phật thành Ðẳng Chánh Giác hiện sức thần biến.

Môn Trụ Năng Sự Niệm Phật, thấy tất cả Phật hiện ra nơi đời phóng ánh sáng trí huệ, chuyển bánh xe pháp.

Môn Trụ Tự Tại Tâm Niệm Phật, tùy tâm mình ưa thích, tất cả chư Phật đều biết và hiện ảnh tượng.

Môn Trụ Tự Nghiệp Niệm Phật, biết tùy theo nghiệp lành chứa nhóm của chúng sanh, hiện ra ảnh tượng khiến cho giác ngộ.

Môn Trụ Thần Biến Niệm Phật, thấy Phật ngồi trên hoa sen tươi nở rộng lớn đầy khắp pháp giới.

Môn Trụ Hư Không Niệm Phật, quán sát Như Lai có nhiều thân như mây, trang nghiêm pháp giới và hư không giới...".


Môn Niệm Phật xuất sanh nhiều tam muội và lợi ích khắp chúng sanh như thế, nên gọi là Vương tam muội, và như trời che đất chở.



ĐỨC THANH

 

Đức Thanh đại sư, tự Trừng Ấn, lúc lớn tuổi lấy hiệu là Hám Sơn lão nhơn, con nhà họ Thái ở Kim Lăng. Bà mẹ nằm mộng thấy Quán Thế Âm Bồ Tát bồng đứa đồng tử trao cho mà mang thai ngài. Đến khi sanh ra, có hai lớp bọc trắng. Năm mười chín tuổi ngài xuất gia, chuyên tâm niệm Phật. Một đêm đại sư mộng thấy đức A Di Đà hiện thân đứng giữa hư không, về phía mặt trời lặn. Tướng Phật mày mắt rõ ràng, sáng suốt trang nghiêm, từ đó thường hiển hiện trước mặt. Kế tiếp ngài đến non Ngũ Đài tu thiền ngộ được bản tâm, phát nguyện chích máu tả kinh Hoa Nghiêm, mỗi nét bút niệm Phật một câu. Lâu ngày động tịnh đều như một.

Năm Vạn Lịch thứ mười đời nhà Minh, đại sư trụ tích tại Lao Sơn. Lý Thái hậu nghe danh mến đức, xuất tiền của cho người đến cất chùa, tứ bảng hiệu là Hải Ấn Tự. Bấy giờ Thái hậu thường sai quan Trung sứ đi tu tạo chùa tháp các nơi. Trong hàng quyền quý có kẻ hiềm khích với quan Trung sứ, lập mưu xúi nhóm đạo sĩ phái Đông Xưởng đánh trống đưa đơn đầu cáo, nói ông xâm chiếm đạo viện sửa làm cảnh chùa. Việc ấy gây liên lụy đến đại sư, ngài bị truất bỏ tăng phục, đày tới Lôi Châu. Khi từ giã đại chúng ra đi, Ngài vẫn an nhiên, viết lời kệ tỏ ý chí rằng:

 

Cà sa cởi lớp đổi nhung trang
Tùy tiện nơi đâu cũng đạo tràng!
Dẫu gặp cảnh duyên dường lửa đỏ
Tấm lòng băng tuyết dễ chi tan?

 

Tùy chỗ đi đến, đại sư vẫn mang lớp tục trang thuyết pháp, lại phát nguyện hoằng dương kinh đại thừa, sớ luận các bộ như: Lăng Nghiêm, Lăng Già, Viên Giác. Năm Vạn Lịch thứ bốn mươi hai, ngài được ân chiếu xá tội và cho hoàn tăng phục. Trên đường về qua Lô Sơn, đại sư thích cảnh thanh u, kết am ở dưới ngọn Ngũ Nhũ Phong, noi theo gương Viễn Công, đào hồ trồng sen, phân định thời khắc tu Tịnh độ rất tinh tấn.

Bấy giờ có vị tu thiền ở Hải Dương, trong khi cầu thọ giới pháp, nhân hỏi về yếu chỉ Tịnh độ. Đại sư bảo: “Đức Thế Tôn chỉ dạy nhiều phương tiện tu hành để ra khỏi vòng sống chết luân hồi, tiến lên Phật quả. Tựu trung duy có môn Niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, là rất thiết yếu mau lẹ. Pháp môn nầy không ai thưa hỏi mà đức Phật tự nói, đủ thấy tầm mức quan trọng đến dường nào! Môn ấy trùm khắp ba căn, thâu cả bốn chúng, không phải quyền tiện vì bậc hạ căn mà lập ra.

Kinh nói: “Muốn thanh tịnh cõi Phật, trước thanh tịnh tâm mình!” Cho nên người tu Tịnh độ phải lấy tịnh tâm làm căn bản. Muốn tâm được thanh tịnh, điều cần nhứt là giữ giới căn cho trong sạch. Các giới tuy nhiều, nhưng yếu ước lại không ngoài ba nghiệp của thân, bốn nghiệp của miệng và ba nghiệp của ý. Giữ mười nghiệp nầy sạch lành, là chánh nhân của Thiên cung, Tịnh độ, trái lại là nhân của nẻo khổ tam đồ. Dùng tâm giữ giới thanh tịnh như thế, khởi lòng bi cảm nhàm chán nỗi khổ nhơ ác ở Ta Bà, phát nguyện cầu sanh Cực Lạc để mau thành đạo quả độ mình độ loài hữu tình, mà lập chánh hạnh niệm Phật. Cách thức niệm Phật lại tùy tiện theo căn cảnh của mỗi người, nhưng cần phải thật tâm thật hạnh mới đem đến hiệu quả thiết thật!’’

Lại có cư sĩ Tịnh Tâm đến xin chỉ dạy, hỏi:

“Tại sao có nhiều người niệm Phật không tinh tấn và khó thành một khối?”

 

Đại sư khai thị:

“Điểm quan yếu bậc nhất của sự tu hành là: tha thiết vì thoát ly nỗi khổ sống chết luân hồi. Nếu không tha thiết nghĩ đến điều nầy, thì làm sao có thể niệm Phật tinh tấn và thành một khối được? Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, mỗi niệm buông theo vọng tưởng, gốc tình ái bám sâu, ngay ở cõi người vui ít khổ nhiều, còn trong nẻo luân hồi thì sanh lên cõi nhơn thiên như đất nơi móng tay, đọa xuống ba đường ác như đất miền đại địa!

 

Cổ nhơn đã bảo:

“Tam đồ một đọa ngàn muôn kiếp. Tái phục nhơn thân biết lúc nào?” Nếu trong đời nầy không thống thiết vì sự khổ sống chết luân hồi, mỗi niệm vẫn theo tình nhiễm, muốn đem lòng tin hời hợt niệm Phật để cầu thoát ly, thì khác nào mong dùng một gáo nước để cứu muôn xe lửa đỏ? Tu hành như thế chỉ e khi mất thân người khó bề lại được, một phen bê trễ tiếc hận lâu dài! Vậy phải phát lòng tinh tấn, dùng hạnh niệm Phật vượt phá muôn ngàn vọng tưởng, tùy thời tùy chỗ đều giữ cho câu Phật hiệu được hiện tiền. Quyết tâm hạ công phu khổ thiết như thế, lâu ngày sẽ được thuần thục tương ưng, và câu niệm Phật tự thành một khối.

 

Việc nầy toàn do nơi mình suy gẫm và hết lòng gắng sức. Nếu đem câu niệm Phật làm hình thức bên ngoài, chăc chắn khó mong có ngày được vãng sanh giải thoát!”

Đại sư ở Lô Sơn được mấy năm rồi sang trụ tích tại Tào Khê. Tháng mười niên hiệu Thiên Khải thứ ba, ngài ! cảm bịnh nhẹ, bảo người rằng:

“Lão Tăng duyên đời đã sắp hết!”

Rồi tắm gội đốt hương, ngồi ngay thẳng mà viên tịch. Lúc ấy có ánh sáng chói hừng trời. Đại sư hưởng thọ được bảy mươi tám tuổi.

Comments

Popular posts from this blog