ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
29) Ma Ha Phạt Xà Da Đế
Câu chú này có nghĩa
là “Pháp Tối thắng, Đạo Quảng đại”.
Pháp là quảng đại, tối
thắng và đạo cũng quảng đại, tối thắng. Đạo Pháp nầy là chân lý vượt lên trên
tất cả mọi sự thù thắng nhất trên đời.
Đây là Bảo Kích thủ nhãn ấn
pháp. Ấn pháp này có công năng hàng phục các loại thiên ma và ngoại đạo.
Công năng của ấn pháp này rất lớn. Chẳng hạn ấn pháp này có thể bảo vệ quốc gia
chống nạn ngoại xâm. Nếu quốc gia của quí vị sắp bị xâm lăng, và nếu quí vị
hành trì ấn pháp này thì vô hình trung, quân giặc bắt buộc phải rút lui.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
29. Ma Ha Phạt Xà Da Đế
MAHA BHASHIYATI (MA HA PHA SI DA TI)
NGÀI ĐẠI-LỰC THIÊN-TƯỚNG
Kệ tụng :
Đại khổ đại lạc đại từ bi
Tu chư thiện pháp lực vô úy
Bảo xử hàng ma hộ hành giả
Tam tai bát nạn nhất thời thôi
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
NAM-MÔ NGÀI ĐẠI-LỰC THIÊN-TƯỚNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT
Bảo-Kích Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi Sáu
Ma Ha Phạt Xà Da Đế [29]
Án-- thẳm muội dã, chỉ nảnh hạ rị,
hồng phấn tra.
Kinh nói rằng: “Nếu muốn xua đuổi giặc nghịch ở phương khác đến, nên cầu nơi Tay
cầm cây Bảo-Kích.”
Thần-chú rằng: Ma Ha Phạt Xà Da Đế [29]
Chơn-ngôn rằng: Án-- thẳm muội dã, chỉ nảnh hạ rị,
hồng phấn tra.
Kệ tụng:
Nhân Quý chinh liêu dũng vô địch
Nê hà cứu giá lập công kỳ
Cao ly đầu hàng triều thánh đế
Tha phương nghịch tặc tuyệt tông tích.
MAHAKARUNA DHARANI
29. MAHA BHASHIYATI
This line means “the most victorious, vast Dharma Way.”
The Dharma is great and it is most
supreme; the Way is also great and most supreme. It’s the most supreme and vast
Dharma Way.
This
is the Jeweled Halberd Hand and Eye,
which conquers heavenly demons and subdues externalist religions. It also has
many other uses; for example, it can protect the country against enemies. If
your country is about to be invaded and you cultivate this dharma, you can,
without any outward manifestation, cause the enemy to retreat.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
29. MAHA BHASHIYATI
Wherever there is great pain or great joy, there
will be great compassion.
Cultivate wholesome Dharmas with a strength that
knows no fear.
The jeweled pestle quells demons and protects
practitioners
While also warding off the three disasters and eight difficulties.
THE FORTY-TWO HANDS
26. The Jeweled Halberd Hand and Eye
The Sutra says: “For warding off invading enemies, use the Jeweled Halberd Hand.”
The Mantra: Mwo he fa she ye di.
The True Words: Nan. San mei ye. Jr ning he li.
Hung pan ja.
The verse:
When Jen Kuei stormed Korea; his bravery was matchless.
The rescue from the quicksand revealed his uncommon strength.
After Korea submitted to the Celestial rule,
That country’s rebellious thieves vanished without a trace.
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 70
Ẩn tu Nguyễn Huệ nhớ Anh-hào
Điệp-điệp quân thanh, chiến cuộc thâu
Trúc kết sang sông mờ bóng cũ
Mây ngàn cỏ nội đỉnh Tây sầu !
NHƯ Ý : Khi xưa TÔN SĨ NGHỊ đêm hai chục vạn quân Thanh, trùng trùng điệp điệp tràn sang xâm lấn Việt-Nam, người như rừng cây, rượu như ao nước, VUA QUANG TRUNG (Nguyễn-Huệ) kết bè Trúc vượt sang sông tiến đánh, chỉ trong một Trận trống chiến vừa thâu, muôn Binh Tan-tác, TRẠNG TRÌNH (Nguyễn Bỉnh-Khiêm) có ghi câu Sấm : “Chừng nào Trúc mọc sang Sông, mặt Trời sẽ lại đỏ hồng non Tây”, nhưng NON TÂY cũng chỉ đỏ một thời, nay duy còn lại sắc Mây u ẩn.
Ý Nghĩa Cao Cả Trong Sự Xuất Gia
Tìm Ðạo Của Ðức Phật
Những chiến sĩ chiến thắng quân địch ở ngoài chiến trường, thường được ca tụng là anh hùng. Càng chiến thắng được nhiều quân địch càng được hoan hô là anh hùng cái thế. Nhưng những kẻ anh hùng cái thế ấy, như Nã Phá Luân, Thành Cát Tư Hãn, Xê Ða, liệu có thắng được chính mình?
Cho nên thắng người đã khó mà thắng mình lại khó hơn. Ðức Phật đã thắng cả ngoại cảnh lẫn nội tâm, đã thắng được giặc Ma Vương của Dục Vọng. Ðức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Ðại Hùng Ðại Lực.
Ngài không phải vì quyền lời riêng mình mà chiến đấu. Ngài chiến đấu vì tình thương. Mà tình thương ở đây cũng không phải chỉ nhằm tình thương trong phạm vi hẹp hòi của gia đình: thương cha mẹ, vợ con, bạn bè. Tình thương ở đây là tình thương chúng sanh, tất cả sự sống trên cõi đời. Tình thương ấy nó rộng sâu như trời bể, thiết tha như tình mẹ thương con. Ðức Phật thật xứng đáng với danh hiệu Đại Từ Ðại Bi.
Vì tình thương ấy, Ngài đã hoan hỷ lìa bỏ ngôi báu cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, đàn hay múa đẹp, mùi ngon vị lạ để sống một đời kham khổ, đạm bạc, thiếu thốn, giữa rừng thiêng nước độc. Một khi mà rời bỏ thứ mà người đời cho là quý báu nói trên, Ngài không một phút giây nào hối tiếc, muốn quay về để hưởng thụ lại. Bằng cớ là Ma Vương đã sai con gái mình giả làm nàng Gia Du đến kêu gọi van xin Ngài trở về cung, mà Ngài không một chút bận tâm thối chuyển. Ngài xứng đáng với danh hiệu là Ðại Hỷ Ðại Xả.
Cho nên ngày nay, mỗi khi xưng tán danh hiệu Ngài, chúng sanh không thể không suy ngẫm cái ý nghĩa sâu sắc và đúng đắn mà người đời từ xưa đến nay đã tôn xưng Ngài là Ðại Hùng, Ðại Lực, Ðại Từ, Ðại Bi, Ðại Hỷ, Ðại Xả.
Phật Học Phổ Thông
HT. Thích Thiện Hoa
NAM-MÔ
Ðại Hùng, Ðại Lực, Ðại Từ, Ðại Bi, Ðại Hỷ, Ðại Xả
BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT
Tiết III.- Ý Nghĩa Xuất Gia Của Ðạo Phật
Bởi những lạc thú của đời chưa phải là tuyệt đối an vui, nên mới có nhiều xu hướng giải thoát khác nhau. Và để thực hiện những xu hướng đó, phần đông các giáo phái đã lựa hình thức xuất-gia, vì tục duyên là cảnh tham nhiễm và bao mối dây ràng buộc đối với người muốn đi trên đường giải thoát. Riêng về sự xuất-gia của đạo Phật, thì có ba ý nghĩa hay ba giai đoạn:
1.- Giai đoạn thứ nhất là xuất-thế-tục-gia. Ðây là phương diện thoát ly gia đình, dứt hết tục duyên để yên tâm học đạo.
Kinh Hiền-Ngu có đoạn nói:
“Nhà thế tục là ổ hang ân ái, nơi đủ các sự ràng buộc, là cảnh giả tạm vô thường. Những kẻ được hưởng phước lạc ở cõi người cho đến cõi trời, đã phóng túng say mê theo dục vọng.
Họ không có con mắt trí huệ để nhận xét: đó là cảnh giả dối không thật, là hố lửa sâu thiêu đốt kẻ ngu si tham vọng, là hầm cạm bẫy đưa dắt chúng-sanh vào nơi ác thú luân-hồi. Giả sử có vị nào xây tháp bằng bảy báu, công đức ấy cũng chưa bằng cho người đi xuất-gia, vì tháp thất bảo kia có ngày sẽ bị kẻ tham ác ngu si phá hủy.
Những ai cản trở người phát tâm xuất-gia, kẻ đó sẽ bị tội đọa vào Địa-ngục Hắc-ám, hoặc bị đui mù. Ví như nước tất cả các sông lớn, sông nhỏ, ngòi, lạch, khe, suối, đều chảy về biển, sự thọ tội báo của kẻ ấy cũng sẽ như thế. Cho người đi xuất-gia hay chính mình xuất-gia, công đức sâu rộng như trời xanh biển thẳm”. (Trích lược).
Ðại khái, muốn được xuất trần, trước tiên phải lìa nhà thế tục, và sự lợi hại đã diễn tả như trên.
2.- Giai đoạn thứ hai là xuất-phiền não-gia. Sau khi lìa nhà thế tục, người tu phải y theo lời Phật dạy, cố gắng lần lượt dứt trừ những nghiệp tham lam, giận hờn, si mê, để ra khỏi nhà phiền não, vào cảnh thanh lương. Về ý nghĩ nầy, Ðạo-An pháp sư có mấy lời cảnh sách theo lối văn liên vận tuy chất phát bình dị, nhưng đầy ý nghĩa:
“Ông đã xuất-gia, xa lìa mẹ cha. Cạo tóc hủy hình, khoác mảnh áo dà. Ngày từ thân thuộc, lớn nhỏ lệ sa. Diệt tình vui đạo, chí cao thiên hà. Nên giữ tâm ấy, học nghiệp cho minh. Nếu còn đem tâm theo đường sắc thinh. Lửng lơ năm tháng, đạo nghiệp không thành. Ðức hạnh ngày tổn, tiếng xấu càng sanh. Thầy bạn hổ thẹn, người tục cười khinh. Xuất-gia như thế, chỉ thêm nhục mình. Nay lời khuyên nhắc, phải gắng chuyên tinh!
Ông đã xuất-gia, nhẹ tình quân thân. Phải nên cố gắng, chí nhìn thanh vân. Xa miền danh sắc, phong thái siêu trần. Vàng ngọc chẳng quý, duy đạo là hơn. Giữ tiết thanh cao, nghèo khổ không sờn. Tu đức độ mình, độ khắp thế nhơn. Nếu như cải tiết, theo lối phong trần. Ngồi chẳng ấm chiếu, chạy khắp tây đông. Thân như sai dịch, danh lợi mê lòng. Giới đức kém thiếu, đạo lý chẳng thông. Ðàn tín bình luận, bạn hữu xa lần. Xuất-gia như thế, năm tháng uổng không. Nay lời khuyên nhắc, tự thương tự phòng!
Ông đã xuất-gia, tối hoặc thông minh. Học dù nhiều ít, hạnh phải chuyên tinh. Bậc thượng thiền quán, bậc trung tụng kinh. Bậc hạ gieo phước, chùa tháp kinh dinh. Ðâu nên hôm sớm, một việc không thành. Xuất-gia như thế, luống uổng kiếp sinh. Nay lời khuyên nhắc, chớ nên phụ mình!”
3.- Giai đoạn thứ ba là xuất-tam-giới-gia. Sau khi đã hàng phục phiền não, người tu phải cố gắng đi sâu vào thiền định, phá tan hết hoặc-nghiệp để vượt ra ba cõi, thoát nẻo luân-hồi. Ðây mới là bước cứu cánh của xuất-gia. Và theo cổ-đức, đây mới gọi là làm xong việc lớn của người tăng sĩ. Một vị thiền khách đã diễn tả sự đắc ý ấy như sau:
“Tay với vòm Nam-đẩu.
Mình nghiêng dựa Bắc-thần.
Ngước nhìn ngoài vũ trụ.
Ai ấy bạn siêu nhân?”
Tóm lại, người xuất-gia dù chưa ra khỏi nhà tam giới, ít nhất cũng phải thoát ly nhà thế tục và nhà phiền não. Nếu kẻ đã cạo tóc mặc pháp phục, mà chỉ lo củng cố chùa chiền xem như cảnh tư hữu của mình, quanh năm mưu cầu danh lợi hoặc tranh dành đệ-tử bổn đạo, xem như hàng quyến thuộc của mình, thì tuy lìa khỏi sự ràng buộc về gia đình của đời, nhưng chưa thoát ly sự ràng buộc về gia đình của đạo.
Như thế cũng chưa đúng với ý nghĩa xuất-gia thứ nhất. Cho nên một vị tăng hay ni, dù có chùa chiền, đệ-tử bổn đạo, phải xem là nhân duyên giả huyễn, đừng sanh lòng tham đắm. Nên giữ đúng theo lời Phật dạy: “Bồ-Tát tuy thị hiện có vô biên quyến thuộc nhưng nơi tâm vẫn không quyến thuộc”. (Bồ-Tát tuy thị hiện vô biên quyến thuộc, nhưng tâm hằng vô quyến thuộc). Và, nếu như một vị tăng vân thủy không lưu trụ nơi đâu, xem có vẻ siêu thoát, nhưng nơi ngôn hạnh còn lộ vẻ tham sân si, cũng chưa đúng với phong thái xuất-gia, bởi kẻ ấy còn trong nhà phiền não.
Bậc thiền đức khi xưa đã gọi xuất-gia là việc trọng hệ khó khăn không phải khả năng của quan VĂN hay VÕ có thể làm được, là như thế đó.
Phật Học Tinh Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
tự Liên Du
BÀI KỆ THỨ 90
Một câu A Di Ðà
Hợp cơ cả trời, người
Ba căn tánh cao thấp
Chín phẩm sen rạng ngời!
( Nhứt cú Di Ðà
Cơ đậu nhơn thiên
Sâm si tam bối
Yên ánh cửu liên!)
LƯỢC GIẢI
"Tam bối" trong bài kệ là chỉ cho ba hạng người: thượng căn, trung căn, hạ căn.
"Cửu liên" tức chín phẩm sen, cũng phân ra ba cấp thượng trung hạ, mỗi cấp lại có ba bậc thượng trung hạ nữa, nên thành ra chín. Ðó là các phẩm: Thượng thượng, Thượng trung, Thượng hạ; Trung thượng, Trung trung, Trung hạ; Hạ thượng, Hạ trung, Hạ hạ.
Ấn Quang đại sư nói: "Phật pháp tùy cơ, có khó dễ thấp cao. Ðối với pháp cao khó thì bậc hạ căn không kham tu. Với pháp thấp dễ bậc thượng căn lại chẳng cần tu. Riêng môn Tịnh Ðộ có đặc điểm rất mực nhiệm mầu, vừa cao siêu vừa thuận dễ thích ứng cả ba căn, hạng nào cũng thấy cần thiết và có thể tu tập được.
Nói về phần CAO SIÊU thì nơi hội Hoa Nghiêm, mười phương hải hội Bồ Tát trong năm mươi mốt vị: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hướng, Thập Ðịa và Ðẳng Giác, đều theo lời khuyên của Phổ Hiền đại sĩ tu tập môn này.
Bàn đến chỗ THUẬN DỄ thì những chúng sanh nhiều tội chướng, cho đến tạo nghiệp Ngũ Nghịch, Thập Ác cũng có thể niệm Phật sanh về cực lạc.
Cho nên kẻ chê pháp Tịnh Ðộ là thấp kém tức chưa hiểu chi về môn này và cũng phạm lỗi khinh báng các bậc Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đó!"
Ðiều dẫn giải trên cho ta thấy, pháp môn Tịnh Ðộ thích hợp với tất cả căn tánh thượng trung hạ của hàng nhơn thiên. Ba căn tánh ấy tuy có cao thấp so le, song nếu tu môn niệm Phật, tất sẽ tùy theo công hạnh, đều được nêu danh nơi chín phẩm sen sáng đẹp rạng ngời ở cõi Tây phương Cực Lạc.
HÀNH-TU
Thích Hành Tu họ Trần, con nhà nông ở thôn Sa tại Thái Châu. Ông nhà nghèo, dốt nát không biết một chữ, hoàn cảnh cùng quẫn khó bề sanh sống. Một hôm ông đến mé song nhảy xuống tự trầm, được một người áo trắng vớt đem lên, khéo lời khuyên bảo, nên có chỗ tỉnh ngộ. Năm ba mươi mốt tuổi, ông vào chùa xuống tóc làm tăng.
Sau khi xuất gia, Hành Tu khổ hạnh mấy năm, tiết đông và hạ chỉ một manh áo. Sư từng hành cước đến non Phổ Đà triều lễ, giữa chừng lạc đường, gặp một lão nhơn dẫn về nhà đãi đằng và mời ngơi nghỉ. Sáng ra nhìn quanh, thấy nơi đó chỉ là một gò đất hoang vu mà thôi. Khi trở về, sư đóng cái khám bằng gỗ đem vào vùng mả hoang ở ngoài cửa thành nam hôm sớm ngồi tham thiền. Nhiều lúc sư tịnh tu đến năm bảy ngày không ăn. Một đêm vào canh ba, bỗng nghe có người gõ vào khám nói: “Nếu có thể thọ pháp, phải cách khám thấy nơi sông có chiếc thuyền to, đèn đuốc sáng rỡ, nhạc thổi rền vang đi ngang qua dưới cầu!” Nghe lời ấy, Hành Tu bỗng đại ngộ.
Sau sư dời về chùa Giác Ấn, chuyên tu Tịnh độ sáu năm. Mùa xuân niên hiệu Khang Hy thứ tư, Hành Tu bảo người rằng: “Ngày mùng hai tháng sáu sang năm, tôi sẽ về Tây phương!” Đầu mùa hạ năm sau, ai nấy đều tới dò la thăm hỏi. Quan Tri Châu e sư mê hoặc quần chúng, sai binh sĩ canh giữ và bảo:
“Nếu đến kỳ hạn mà không ứng nghiệm, thì sẽ bắt tội khép vào luật pháp!”
Mùng một tháng sáu, Hành Tu vẫn an nhiên như thường. Nhiều người vì lo lắng sợ hãi. Rạng ngày mùng hai, sáng sớm sư thức dậy viết kệ lưu lại rằng:
Ánh huệ sáng soi khắp đại thiên
Ngày cần lễ niệm, tối tham thiền.
Ngang mày treo sẵn Xuy mao kiếm
Địa ngục, Thiên đường mặc xuống lên!
Viết xong, vào ngồi trong khám gỗ, bảo người khiêng đến một cây cầu. Sư nhìn xung quanh đoạn bảo: “Không được! Chỗ nầy con người đều hình dáng súc sanh!” Rồi dạy khiêng tới cầu Đông Bá. Quần chúng và binh sĩ lũ lượt theo sau. Đến nơi sư bảo hướng mặt khám về phương nam, tay gõ mõ, miệng niệm Phật. Giây lát một làn khói nhẹ từ chót mũi sư bốc lên, phút chốc biến thành khối lửa đỏ bao trùm.
Trong lửa tiếng mõ câu Phật vẫn rành rẽ vang tới mây. Bỗng nghe nổ bựt một tiếng, nóc khám văng ra xa ngoài trăm bộ rớt xuống đất. Khi lửa tàn, còn sót lại một vật hình như hoa sen màu trắng, cứng rắn đập không vỡ.
LỜI BÌNH:
Tự phát lửa đốt thân, không phải hạng tầm thường trang sức bề ngoài có thể làm được. Kẻ chưa đắc đạo, dè dặt chớ mong sanh vọng tưởng ấy, để khỏi bị MA DỰA phát cuồng mà đọa vào ác đạo.
Comments
Post a Comment