ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



36) Y Hê Di Hê

 

Y Hê Di HêĐộc lâu trượng thủ nhãn ấn pháp. Hán dịch là “thuận giáo”. Nghĩa là một khi quí vị nhờ ai làm việc gì đó, họ đều ưng thuận. Khi quí vị dùng chánh pháp để giáo hoá, họ đều vâng lời. Câu chú này còn dịch là “Tâm Hướng Đến”. Nghĩa là trong tâm hành giả ước nguyện điều gì, nhờ năng lực của chú này đều được thành tựu.

Câu chú này khiến cho Ma – Hê – Thủ – La Vương, là một Thiên ma ngoại đạo thường cho rằng mình là vĩ đại nhất, cũng phải cung kính chắp tay đến nghe lời chỉ giáo khi nghe có người trị tụng thần chú này, không dám trái nghịch.

Thế nên khi quí vị trì niệm câu Y HÊ DI HÊ, thì Ma – hê – thủ – la vương liền đến, bất kỳ tâm nguyện của hành giả như thế nào, vị này liền thi hành ngay, đáp ứng đúng như sở nguyện của người trì chú.

 

( ĐỘC-LÂU là một cái SỌ NGƯỜI. BỒ-TÁT dùng câu chú Y HÊ DI HÊ và ĐỘC-LÂU để tu Ấn Pháp nầy, khi thành tựu viên mãn thì gọi là ĐỘC-LÂU-TRƯỢNG THỦ NHÃN ẤN PHÁP.

Khi qúy vị cầm Độc-Lâu-Trượng nầy lên, thì tất cả Quỷ Thần phải tuân theo hiệu lịnh, nếu không sẽ bị trừng phạt. UY LỰC của câu chú này không thể nghĩ bàn.)

 

ĐỘC-LÂU-TRƯỢNG THỦ NHÃN ẤN PHÁP

(the Skull Bone Staff Hand and Eye)


ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


36. Y Hê Di Hê


EHY EHY (Ê HY Ê HY)



NGÀI MA-HÊ-THỦ-LA THIÊN-VƯƠNG



Kệ tụng :

 

“MA-HÊ-THỦ-LA” mãnh hựu hung

Thưởng thiện phạt ác kiến kỳ công

Phổ độ quần mê đăng bỉ ngạn

Hóa lợi hữu tình vô thủy chung





THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp







 NAM-MÔ NGÀI MA-HÊ-THỦ-LA THIÊN-VƯƠNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT



  Độc-Lâu-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp
    Thứ Hai Mươi Tám

   

Y Hê Di Hê [36]

   Án-- độ nẳng, phạ nhựt-ra xá.



Kinh nói rằng: “Nếu muốn sai khiến tất cả quỷ-thần, nên cầu nơi Tay cầm cây
                      Gậy- Đầu-Lâu.”



Thần-chú rằng: Y Hê Di Hê [36]

Chơn-ngôn rằng: Án-- độ nẳng, phạ nhựt-ra .



Kệ tụng:

Bạch cốt hoàn giao thổ vị mai

Hành nhân tu pháp thiết cung đài

Luyện thành quỷ-thần tuân hiệu lệnh

Độc lâu trượng thủ bi nguyện hoài.




MAHAKARUNA DHARANI



36. EHY EHY 

 

EHY EHY is the Skull Bone Staff Hand and Eye. It means “complying with the teaching,” that is, when you tell someone to do something, he does it; when you teach him something, he conducts himself according to your teaching. It also means “the heart arrives,”  that is, whatever your heart wishes, you will attain it.

This sentence of the mantra causes the Maheshvara Heaven King, an externalist demon-king who thinks he is quite the greatest to place his palms together and offer up his conduct in accord with the teaching. There’s no way he can avoid it.

So when you recite EHY EHY he comes, and whatever your heart would like to have done, you need only tell him and he will carry out your orders immediately.

The Skull Bone is a human skull. The Bodhisattva uses this sentence of the mantra and piece of bone to practice and perfect his skill. When perfected, it’s called the Skull Bone Staff.

When you carry a Skull Bone Staff, all the ghosts and spirits must obey your commands or be punished. The power of this sentence of the mantra is inconceivable.




MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



36. EHY EHY 


The mighty god Maheshvara is bold, yet often cruel.

Rewarding good and punishing evil, his merit is outstanding.

He enables the masses sunk in confusion to climb upon the far shore.

There is no beginning or end to the creatures he benefits and transforms.



THE FORTY-TWO HANDS




28. The Skull Bone Staff Hand and Eye


The Sutra says : “For summoning all ghosts and spirits, use the Skull Bone Staff
                          Hand.”



The Mantra : Yi syi yi syi

The True Words : Nan. Du nang. Wa dz la he.




The verse :



Bleached bones in the barren waste, before the grave’s been filled:
The practictioner cultivates this dharma by setting up an altar for offerings.
Once accomplished, ghosts and spirits obey  all commands.

With the Skull Bone Staff Hand one must hold to compassion and vows.


with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ  34

 


Ẩn tu ngại lỗi luận đua tranh

Nói cũng vì người thuyết khác hành

Thái cực AI-PHÂN nhơn-ngã đó

Lạnh lùng huyễn lợi với hư danh !


 

NHƯ Ý :  Người Thật Tu Dù Hiểu Đạo , SONG vẫn dè dặt không thích lý luận nhiều vì sợ phạm lỗi VỌNG NGÔN và tranh đấu. Nếu bắt buộc phải nói cũng chỉ để CẢNH GIÁC kẻ ngôn thuyết và thực hành chẳng giống nhau thôi.

 

Có một vị tu THIỀN đã nói:  Thầy Tôi bác bỏ không cho SÁM HỐI, bảo thân tâm ta chính là PHẬT, đem vị Phật này lễ sám vị Phật khác thật rất sai lầm.

 

Xin  nhắc lại một lời, chính thân tâm BẬC thầy của vị tu thiền đó có xác thật được như thân tâm của chư Phật hay chưa; các Bật Tôn Đức khoán đạt trong Phật giáo đã nói: Danh từ Minh Đức Nhất-quán của đạo NHO, Cóc Thần Thái-cực của đạo LÃO, và  Bồ-đề Niết-bàn của đạo PHẬT, cũng điều chỉ cho tâm thể chân như mà thôi, trong CHÂN NHƯ TÂM đâu có ranh giới giữa ta người,  người thật tu đã rõ danh lợi là hư huyễn, nói ra cũng để nhắc nhở lẫn nhau,  TUYỆT không có ý hơn thua tranh chấp.

 

 

Tiết 38 Cách Đoạn Tuyệt Thị Phi


 

Hàng phàm phu vì chưa chứng vào CHÂN TÂM BÌNH ĐẲNG, còn ranh giới phân biệt giữa ta và người, nên trong đời sống, sự hơn thua phải quấy khen chê có đến muôn ngàn, không ai tránh khỏi. Dù cho chư Phật Bồ Tát vì lòng đại bi thị hiện giữa cõi trần để độ sanh, cũng phải chịu cảnh thị phi thương ghét. Cổ ngôn có câu:

 

Thùy nhơn bối hậu vô nhơn thuyết.
Na cá nhơn tiền bất thuyết nhơn!

 

Lời này ý nói: "Không có ai chẳng bị kẻ khác chỉ trích chê bai sau lưng, nhưng ở trước mặt người ta không nói ra mà thôi." Đây là câu thành ngữ xác thật, do sự kinh nghiệm của người xưa.

 

Những sự thị phi làm cho hành giả, nếu không sáng suốt bình tĩnh, nhiều khi phải xao động sanh phiền não, rất chướng ngại cho đường tu. Cho nên ở đây nêu ra vấn đề này để tìm cách phá giải. Muốn dứt trừ thị phi, phải y theo ba sự kiện:

 

Điều thứ nhứt: Phải xét sửa lỗi mình, đừng nhìn nói lỗi người. Ví như con trâu đen thấy cò trắng đứng trên mình thì để yên; khi con quạ bay đến đậu lại lấy sừng quơ đuổi; nó không ngờ mình còn đen nhiều hơn con quạ.

Phàm phu cũng thế, thích lời khen, ghét tiếng xấu, ưa bươi móc điều dở của người, không dè mình cũng nhiều lỗi lầm, chẳng có chi là tốt đẹp! Cho nên nguyên tắc của người tu là phải tự phản tỉnh xét sửa lấy mình, đừng nên nhìn nói điều dở của người.

 

Xét sửa lỗi mình thì càng ngày càng sáng, nhìn nói lỗi người tất càng gây thêm việc trái oan.

 

Điều thứ hai: Khi bị sự thị phi khinh báng, nên an nhẫn, đừng tìm cách biện minh. Ví như tờ giấy trắng bị vết mực làm lem, cứ để yên, nó chỉ dơ một chỗ đó rồi lần lần phai nhạt; nếu lấy đồ lau chùi, tất sẽ hoen ố cả toàn diện. Luận Niệm Phật Bảo Vương Tam Muội nói: "Bị oan ức chớ cầu biện minh, nếu biện minh tất oán hận càng sanh."

 

Bởi người đã cố tâm nói xấu, ta biện minh tức là cho kẻ đó nói sai, dĩ nhiên sẽ sanh sự oán thù tranh cãi, mà vô tình lại làm cho quần chúng hay biết, và để ý nghi ngờ mình. Thông thường, người mới tu hay thấy mình phải kẻ khác quấy. Người tu hơi lâu, thấy mình và kẻ khác đều có phải có quấy.

 

Người tu càng lâu, duy chỉ thấy mình quấy.

 

Tại sao thế? - Bởi khi việc khinh báng xảy ra, nếu hiện tại mình không sai quấy tất kiếp trước cũng lỗi lầm, nên đời nay phải chịu quả. Giả sử kiếp trước ta không có biệt nghiệp trực tiếp gây nên lỗi, thì cũng do cộng nghiệp tội ác, mới đồng sanh trong cõi ngũ trược này.

 

"Đã mang lấy nghiệp vào thân.

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa."

 

Lời của cụ Nguyễn Du nói, cũng thầm hợp với lý đạo.

 

Điều thứ ba: Người tu phải giữ vững lập trường, tin chắc lý nhân quả, đừng xao động vì tiếng hay dở bên ngoài. Kinh Pháp Cú nói: "Ngọn núi cao đứng vững giữa cơn giông tố. Người chân chánh an nhiên giữa tiếng thị phi."

 

Tất cả tiếng khen chê bên ngoài không làm cho ta tốt hoặc xấu, siêu hay đọa, mà tốt xấu siêu đọa đều do nơi ta.

 

Nếu ta gây nhân lành dù người có khinh là xấu xa tội ác, ta vẫn được siêu thăng. Trái lại, ta gây nhân ác, tuy người quý trọng ngợi khen, ta vẫn phải chịu đọa lạc.

 

Do hiểu lẽ này, một thiền sư Việt Nam đã viết ra những lời thi ý tứ rất thanh tân siêu thoát:

 

Thị phi ngôn trục triêu hoa lạc
Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn!
Hoa lạc, vũ tình, sơn tịch tịch
Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

 

Tạm dịch:


Thị phi tiếng rụng theo hoa sớm
Danh lợi lòng băng với bão đêm!
Mưa tạnh, hoa rơi, non vắng vẻ
Chim kêu xuân lại quá bên thềm.

 

Đừng quan tâm đến danh lợi thị phi, hãy để cho nó rơi theo hoa sớm, lạnh với mưa đêm, rồi tan biến lần lần. Kìa một tiếng chim kêu, một mùa xuân đã qua, sao ta không lo tu tập?

 



BÀI KỆ THỨ  63

 


Một câu A Di Ðà
Như ngọc lắng trong nước
Ngàn muôn tạp niệm rối
Chẳng dứt tự thành không.


( Nhứt cú Di Ðà
Như thủy thanh châu
Phân vân tạp niệm
Bất đoạn tự vô.)



LƯỢC GIẢI



Hạt châu Thủy Thanh có công năng lóng nước đục thành trong. Câu niệm Phật cũng thế, không luận vọng niệm nhiều ít, hành giả cứ chuyên chú giữ chắc sáu chữ hồng danh lâu ngày, tạp niệm tự nhiên tan mất. Ðiểm đáng lưu ý trong đây là không nên khởi tâm dứt trừ vọng niệm.

 

Vì vọng niệm vốn như huyễn, cố tình muốn dẹp, nó lại càng tăng.

 

Một nhà hiền triết đã nói kinh nghiệm này qua câu: "Càng muốn đè nén, chính là cố tâm làm cho nó thêm phát khởi." (Tương dục án chi, tất cố hưng chi). Khi xưa có một Tú Tài đến phỏng đạo nơi bậc cao đức, vị Thiền sư này hỏi: “Cư sĩ tên họ chi?" Tú Tài đáp: "Thưa, đệ tử nhũ danh Trương Chuyết". Chữ Chuyết có nghĩa là vụng về. Thiền Sư nghe xong bảo: “Với đạo khéo còn chẳng có, huống chi đến vụng!" Tú Tài nghe qua liền ngộ vào Bất Nhị pháp môn, làm kệ trình lên rằng:

 


Ánh linh lặng chiếu khắp hằng sa
Phàm thánh nguyên lai bản tánh ta
Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện
Sáu căn vừa động bị mây lòa
Dứt trừ phiền não càng thêm bịnh
Tìm tới Chân Như cũng vẫn tà
Tùy thuận các duyên không trở ngại
Niết bàn sanh tử tợ không hoa.

 


Theo ý hai câu luận bài kệ trên, phiền não vốn là không, là huyễn, cứ mặc nhiên giữ chánh niệm, nó sẽ tự tiêu tan. Nếu khởi ý dứt trừ thì phiền vọng lại hóa thành có. Chân Như là thể tánh tự nhiên, biết lặng lẽ dung hợp với tự nhiên, tánh Chân Như sẽ hiển lộ. Nếu khởi tâm tìm tòi xu hướng, tức có niệm phân biệt, trái với thể bản nhiên, đó chính là tà vọng.

 

Ðể bổ túc ý trên, xin ghi thêm lời của Ðàm Hư đại sư, một bậc cao tăng cận đại thuộc giáo phái Thiên Thai bên Trung Quốc.


Ðây Phật Tổ quê hương
Xứ xứ hiện phong quang
Nước non miền đất rộng
Ưng tự có biên cương
Ðộng vật tùy sanh trưởng
Thực vật tự phô trương
Nắng mưa tùy đổi tiết
Tháng năm tự đoản trường
Vinh hư muôn tượng hiện
Là tự thể chân thường
Nếu cố ý cầu toàn
Trở lại bị tổn thương!

 

Lại để chỉ rõ thế nào là CHÂN TU, cùng tư cách của bậc chân tu, xin dẫn chứng thêm một đoạn trong bài kệ Vô Tướng, Kinh Pháp Bảo Đàn của đức Lục Tổ:

 


Nếu là bậc chân tu
Không thấy lỗi của đời.
Nếu như thấy lỗi người
Mình chê, là kém dở!
Người quấy, ta đừng quấy
Ta chê, tự có lỗi.
Muốn phá tan phiền não
Hãy trừ tâm thị phi
Thương ghét chẳng để lòng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ!

 

(Pháp Bảo Đàn Kinh, Vô-Tướng kệ)

 



GIÁC MINH DIỆU HẠNH BỒ TÁT

 

Đời nhà Minh niên hiệu Sùng Trinh thứ 16, có Bồ Tát dùng phương tiện giáng thần ở Ngô môn, tự xưng là Giác Minh Diệu Hạnh, thường khuyên dạy về Phật pháp. Đến năm Thuận Trị thứ tư đời nhà Thanh, do nhân duyên trước, ngài lại giáng đàn, tùy cơ nói pháp, khai diên về môn Tịnh độ. Trước tiên, Bồ Tát dùng lời kệ khai thị rằng:

 

Pháp yếu của chư Phật,
Nhiệm mầu chẳng nghĩ bàn!
Bởi pháp chẳng nghĩ bàn,
Không thể diễn hết ý.
Đấng cha lành Mâu Ni,
Thương xót khắp quần sanh,
Nói chỗ không thể nói,
Dắt kẻ trước người sau,
Lại dùng phương tiện lạ,
Chỉ rõ cõi Cực Lạc,
Bảo phát nguyện vãng sanh,
Vượt ngang ba đường ác.


Bởi Phật A Di Đà,
Nguyện lớn nhiếp muôn loài,
Như nghe danh thọ trì,
Quyết sanh không còn nghi.
Nếu người có đại lực,
Tâm niệm thường chuyên nhất,
Thành tựu tam muội sâu,
Đường Tây phương như tin,
Nay ta y thánh giáo,
Tâm niệm thường chuyên nhất,
Thương các ngươi mê lầm,
Hiện tiền cũng thấy Phật.


Đây chằng phải duyên nhỏ,
Sắp diễn pháp lợi sanh.

 

Lúc ấy các tín hữu trong đàn đều cung kính chắp tay yên lặng. Bồ Tát lại dạy tiếp:

– Các ngươi nên biết, môn Niệm Phật đây đích thật là tâm tông của chư Phật, là con đường giải thoát thẳng tắt nhất của hàng nhơn thiên. Nay các ngươi tuy có lòng tin, tuy thực hành hạnh niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng nếu tâm nguyện không chí thiết, thì chẳng khác chi người đi biển gặp được châu báu mà lần lựa về tay không, tất cũng luống nhọc công vô ích! Thuở xưa, nếu ta không nhờ tâm nguyện chí thiết, thì đâu được như ngày hôm nay.

Đời Minh Đế nhà Tấn, ta nguyên là một người bần dân. Trong cảnh quá nghèo khổ, duyên may được nghe biết Phật pháp, ta phát đại nguyện rằng:

 

“Con vì túc nghiệp nên mới chịu quả báo khổ cực nầy. Nếu hiện đời con không được thấy Phật A Di Đà, được sanh về cõi Cực Lạc để thành tựu tất cả công đức, thì dù cho xả thân, nguyện không thối chuyền”.

 

Phát thệ rồi, trong bảy ngày đêm ta chuyên tinh nhớ niệm không thôi nghỉ, liền được tâm khai, thấy Phật A Di Đà tướng tốt rực rỡ, ánh sáng soi khắp mười phương. Lúc ấy, trước Phật ta được nhờ ân thọ ký. Đến năm bảy mươi lăm tuổi, ta ngồi niệm Phật thoát hóa, vãng sanh về Tây phương.

 

Sau khi đắc quả, bởi nguyện độ sanh sâu nặng, ta trở lại cõi nầy tùy phương hiên hóa. Từ đó, hoặc thị hiện làm thân Tỳ kheo, hoặc làm thân cư sĩ, hoặc làm vua, hoặc làm quan, hoặc làm người nữ, hoặc làm kẻ ăn xin, hoặc ấn hoặc hiện, hoặc thuận hoặc nghịch; đều tùy duyên nói pháp, dẫn dắt người mê.

 

Nay ta lại vì các ngươi chỉ rõ lẽ chánh tà, mở bày môn Tịnh độ. Các ngươi phải một lòng một ý, bền tu pháp môn nầy, quyết định sẽ được lợi ích lớn, không còn sợ lầm lạc! Nếu kẻ nào tâm chí bền chắc, thì không đợi sau khi vãng sanh, mà trong đời hiện tại cũng được thấy Phật. Hãy ghi nhớ bài kệ sau đây của ta mà tu tiến:

 

Nói ít một câu chuyện,
Niệm nhiều một câu Phật,
Đánh chết được vọng niệm,
Hiển pháp thân chân thật.

 

Một tín hữu thưa: – Bạch ngài! Con niệm Phật không được nhất tâm, chẳng biết phải dùng phương tiện nào?

 

Bồ Tát dạy: – Ngươi nên ngồi yên lặng, dứt hết mọi tư tưởng, từ từ mà niệm. Điều cốt yếu phải làm sao cho tiếng hợp với tâm, tâm hòa cùng tiếng, niệm lâu như thế, tự nhiên sẽ thấy lòng mình trong lặng. Chừng ấy tâm cảnh chiếu sáng, dứt sự đối đãi, chứng vào Niệm Phật tam muội.

Nhưng nên nhớ lúc bình nhật cần phải niệm nhiều, từ ngàn cho đến số muôn câu tâm không gián đoạn, thì căn khí mới dễ thành thục. Nếu cưỡng ép muốn cho tâm mau qui nhất, tất trọn không thể được nhất tâm.

 

Một tín hữu khác lại thưa: – Bạch Bồ Tát! Thế nào là nghĩa: Tâm hành xứ diệt?

 

Ngài dạy: – Tâm hành xứ diệt là chỗ tuyệt đải, không còn dấu vết của niệm phàm Thánh, là chân tâm thường trú của Phật. Còn tâm hành xứ hữu là nghiệp tâm hoặc thiện hoặc ác trong vòng sống chết luân hồi của chúng sanh.

Vọng tâm nầy nối tiếp nhau không xen hở. Nếu khi niệm Phật ngươi gia công miên mật, không còn mảy may tạp vọng, mới mong được đôi phần tương ứng.

Phài dè dặt, đừng có vừa thật hành được nửa năm hay mười tháng, rồi tự cho là mình đã khổ công tu niệm. Nên biết ý nghĩ tự đắc ấy chính là chỗ chướng đạo! Lại tuy có gia công, nhưng nếu niệm lực chưa được vững như non đồng vách sắt, xô không ngã, lay chẳng động, thì sức niệm vẫn chưa thành một khối.

Phải tu tập liên tục, đừng nên thấy có chút ảnh hưởng liền dừng nghỉ. Đó là lỗi “Bán đồ nhi phế” khiến cho công phu trước luống uổng, không được mảy may lợi ích chi. Đây là căn bịnh lớn của người học đạo, cần phải lưu ý. Nên biết rằng: Phật pháp như bể cả, càng vào càng rộng sâu, quyết không thể dùng chút ít tri kiến mà thấu hiểu hết được. Sự tu tập cần phải trọn đời, dụng công đến chỗ non cùng nước tận, chớ có quan niệm xem thường!

 

Khi ấy, ông Cố Định Thành đứng lên xin thỉnh giáo thêm về phương thức niệm Phật.

Ngài bảo: – Nầy thiện nam tử! Tâm thể vốn ly niệm, vọng niệm từ tư tưởng mà sanh. Tư tưởng ấy nguyên giả dối, khiến cho người lưu chuyển trong vòng sanh tử. Ngươi nên biết một câu A Di Đà Phật đây, chẳng từ tưởng mà sanh, không theo niệm mà có, chẳng trụ trong ngoài, không có hình dáng. Niệm như thế thì dứt các vọng tưởng, cùng với chân thân nhiệm mầu thanh tịnh của Như Lai, chẳng đồng chẳng khác, không thể phân biệt. Niệm như thế thì phiền não trần lao không dứt không buộc, chỉ là nhât tâm.

Được như thế mới gọi là CHẤP TRÌ DANH HIỆU, mới gọi là nhất tâm bất loạn. Chừng ấy công tịnh nghiệp thành tựu, bước thẳng lên ngôi thượng phẩm. Nay ngươi nên phát nguyện lớn, cầu sanh về Cực Lạc, rồi chí thành cảm thiết xưng niệm A Di Đà Phật. Phải quyết ý khiến cho tiếng nương theo tâm, tâm duyên theo tiếng, tâm cùng tiếng hợp nhau.

 

Dụng công như thế lâu ngày không để sơ thất, chăm chú như mèo rình chuột, tất sẽ được vào Chánh ức niệm tam muội. Nếu muốn tu tiến thêm, phải tham cứu nhiều hàng tri thức, rộng hỏi các bậc cao minh, tất sẽ tỏ ngộ được ý mầu TỨC TÂM THÀNH PHẬT.

Kế tiếp cư sĩ  Vô Hủ thưa thỉnh: – Bạch ngài! Xin từ bi chi dạy cho con phần khái yếu về sự tu tập. Từ lúc bình nhật cho đến khi lâm chung, con phải hành trì như thế nào?

 

Bồ Tát nói: – Đại để người tu tịnh nghiệp khi đi, đứng, nằm, ngồi, lúc khởi cư ăn uống đều nên hướng về phương Tây. Như thế cơ cảm mới dễ thành, căn cảnh mới dễ thục. Trong thất chỉ nên cúng một tượng Phật, một pho kinh, một bàn thờ, một lư hương, một bàn, một ghế, chẳng nên để nhiều đồ vật khác.

 

Ngoài sân cũng phải quét dọn trống trải sạch sẽ để đi kinh hành niệm Phật cho thuận tiện. Nên giữ tâm mình vắng lặng không vướng một mảy tơ, muôn niệm đều quên, trong không thấy thân, ngoài không biết cảnh. Cũng không nghĩ đến hành động hôm nay của ta đây là việc tu hành. Như thế thì cùng với đạo ngày càng gần, với đời ngày càng xa, có thể thành tựu tịnh nghiệp.

 

Nếu lúc bình thời ngươi rũ sạch được muôn duyên, một lòng niệm Phật; thì khi lâm chung mới có thể không còn quyến luyến đến gia đình sự nghiệp, vui vẻ thanh thoát mà đi. Đấy há chẳng phải là tác phong của bậc đại trượng phu ư! Ta bảo như thế là muốn cho ngươi chuyên chí tu hành, không còn vướng bận điều chi. Và đây chính là điều kiện rất quan trọng, thiết yếu!

Đến như pháp tu Tịnh độ, vẫn không ngoài hai chữ CHUYÊN và CẦN. Chuyên thì không quản đến việc chi khác. Cần thì không bỏ phí một phút giây.

Từ nay mỗi SÁNG sớm thức dậy, sau khi lễ Phật, ngươi nên tụng một quyển KINH A DI ĐÀ, rồi tùy sức niệm Phật Kế đó quỳ đọc bài văn “MỘT LÒNG QUY MẠNG …” để phát nguyện hồi hướng, vì bài văn ấy lời giản dị mà ý đầy đủ.

Ban sơ thân tâm chưa yên, mỗi ngày chỉ khóa tụng HAI thời, kế đó thì tăng lên đến BỐN thời, nếu có thể, lên đến SÁU thời. Ngoài ra thì niệm thả không ký số, hoặc niệm thầm, hoặc niệm ra tiếng, chỉ nhiếp tâm chuyên nhớ mà thôi.

 

Lại, phép trì danh cần phải mỗi chữ mỗi câu, rành rẽ rõ ràng, tâm và tiếng hòa hợp nương nhau, không xen lẫn mảy may tư tưởng tạp vọng. Niệm như thế lâu ngày, công lực sẽ tự thành thục, quyết định được sanh về cõi Liên bang. Chừng ấy ngồi tòa sen báu lên Bất thối luân, tự tại giải thoát, há chẳng phải là điều đáng hoan hỷ ư? Nên cố gắng! Cố gắng!

 

Bồ Tát giáng thần thuyết pháp, trước sau kể có 24 hội. Các đệ tử của ngài là bọn ông Thường Nhiếp thay phiên ghi chép, kết họp thành bộ Tây Phương Xác Chỉ, khắc bản lưu truyền.

 


LỜI PHỤ : Phần thánh nhơn khuyến hóa, gồm có sự tích và lời dạy của chư thánh: – Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, đức Đạo sư A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Kỳ Bà Ca Tôn giả, Mã Minh Đại sĩ, Long Thọ Đại sĩ, Thiên Thân Luận sư, Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát. Trong đây, vì chọn phần giảng yếu, bút giả chỉ diễn dịch lại sự và lời của bốn vị sau cùng mà thôi. Để kết thúc phần nầy, Ấn Quang Pháp sư có ghi lời bình chú như sau:


– Kinh Duy Na nói: “Tuy biết các cõi Phật. Cùng chúng sanh đều không. Mà thường tu Tịnh độ. Để giáo hóa quần sanh”.

 

Sở dĩ như thế, vì các bậc đại thừa Bồ Tát không vị nào chẳng lấy tâm Bồ đề làm căn bản, và tu Tịnh độ làm trang nghiêm. Bởi nếu không như thế, thì chẳng làm sao đầy đủ mười hạnh nguyện Phổ Hiền được.

 


-Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới nói: “Các bậc đại Thanh văn vì không tán dương công đức thanh tịnh của mười phương Tịnh độ, vì không khen ngợi các sự thần biến của chư Phật Thế Tôn, vì không được các trí tuệ thần thông nghiêm tịnh cõi Phật, nên nơi hải hội Hoa Tạng Hoa Nghiêm tuyệt không nghe không thấy”.

 

Thế thì biết, nếu hàng phàm phu nào có thể phát tâm trong sạch, hồi hướng về Tịnh độ, tất công đức sẽ hơn các bậc đại Thanh văn kia quá bội trăm ngàn muôn ức lần. Kẻ ấy quyết định mau được vào cảnh giới Hoa Nghiêm Bất Tư Nghị.

 

Cũng trong kinh Hoa Nghiêm, đức Văn Thù Sư Lợi bảo Thiện Tài đồng tử đi tham phỏng các bậc Đại thiện tri thức. Trước tiên, Đồng từ tham học với ngài Đức Vân được nghe dạy về pháp môn Niệm Phật.

 

Sau rốt, khi Thiện Tài đến thưa thỉnh, Phổ Hiền Bồ Tát cũng đem mười đại nguyện vương khuyên ngài và tất cả đại chúng ở Hoa Tạng thế giới, gồm 51 giai vị: Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, Đẳng giác đều nên phát tâm tu mười đại nguyện vương ấy, hồi hướng cầu sanh Cực Lạc.

 

Xem đấy thì biết môn Tịnh độ cao thâm bao quát đến ngần nào! Tiếc thay cho những vị chi biết giảng triết lý thiên thông, cao đàm luận vô tướng, rồi xem thường chê bai người niệm Phật. Những vị ấy trí tuệ quả thật có hơn đức Văn Thù, Phổ Hiền chăng?

Comments

Popular posts from this blog