ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



33) Dá Ra Dá Ra


 

Dá ra Dá ra dịch nghĩa là “hành động”. Đó là hành động như quân đội thi hành một mệnh lệnh hành quân. Hành quân là một mệnh lệnh nếu quí vị không tuân hành, có nghĩa là chống lệnh.

Đây là Bảo đạc thủ nhãn ấn pháp. Khi quí vị rung chuông, âm thanh vang lên khắp không gian, thông cả thiên đàng, chấn động cả ĐỊA GIỚI. Nếu quí vị cần thực hiện việc gì, chỉ cần rung chuông lớn, các loài chư thiên, thiện thần, yêu ma quỷ quái đều tuân theo mệnh lệnh của quí vị. Chẳng hạn như khi có động đất, quí vị chỉ cần rung chuông lên rồi ra mệnh lệnh: “Quả đất không được rung lên như vậy”, trái đất trở về trạng thái yên bình ngay.


(ĐỊA GIỚI  là "TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI")

  

Bảo đạc thủ nhãn ấn pháp cực kỳ diệu dụng. Nếu quí vị muốn hát với một âm điệu tuyệt vời, thì hãy công phu hành trì ấn pháp này. Khi công phu thành tựu rồi, tiếng hát của quí vị trong suốt như tiếng đại hồng chung vang lên trong không gian.




ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


33. Dá Ra Dá Ra

JÁLA JÁLA  (JÁ LA JÁ LA) 




BỔN-THÂN NGÀI TỒI-TOÁI BỒ-TÁT



Kệ tụng :

 

Nộ mục dương mi nhiếp tà ma

Uy đức vô biên hộ chư Phật

Nhất thiết chúng sanh đắc an lạc

Bồ tát sự tất tiếu ha ha




THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp





NAM-MÔ BỔN-THÂN NGÀI TỒI-TOÁI BỒ-TÁT MA-HA-TÁT



 Bảo-Đạc Thủ Nhãn Ấn Pháp
  Thứ Ba Mươi


Dá Ra Dá Ra [33]

Nẳng mồ-- bát ra hàm bá noa duệ.
                                                    Án-- a mật lật đảm, nghiểm bệ thất rị duệ,
                                                     thất rị chiếm rị nảnh, tát-phạ hạ.



Kinh nói rằng: “Nếu muốn có được tất cả Phạm-âm-thanh tốt nhiệm mầu, nên cầu nơi
                      Tay cầm chiếc Linh-Báu.”



Thần-chú rằng: Dá Ra Dá Ra [33]

Chơn-ngôn rằng: Nẳng mồ-- bát ra hàm bá noa duệ.

                                              Án-- a mật lật đảm, nghiểm bệ thất rị duệ,

                                                       thất rị chiếm rị nảnh, tát-phạ hạ.




Kệ tụng:


Phạm âm liệu lượng biến thái không

Khải lung chấn quý cảnh ngu mông

Huyền diệu biến hóa bảo đạc thủ

Văn thanh ly khổ giác hoa tông.



MAHAKARUNA DHARANI



33. JÁLA JÁLA 


JÁLA JÁLA means “moving into action,” that is, movement such as when an army mobilizes on command. The mobilization is a call to action, and if you don’t follow orders, you are disobeying the command.

This is Jeweled Bell Hand and Eye. When you ring the bell, its sound rings out and is heard in empty space and heard in the heavens; the entire great trichiliocosm quakes. If you want something done, just ring the bell and all the gods, people, ghosts, and spirits, as well as strange demons and weird creatures will obey your commands and follow the rules. For example, with earthquakes: you need only ring the bell and send out the command that, “The earth is not permitted to quake.”

The Jeweled Bell Hand is extremely useful. If you want to sing with a pleasing voice, cultivate the Jeweled Bell Hand and Eye and your voice will be as clear and as resonant as a bell, “Laaaaaaaanng.”--  like bells ringing in space. That’s the Jeweled Bell Hand and Eye.



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS




33. JÁLA JÁLA 


Such fierce glaring scowls cause the deviant demons to cringe!

Such boundless awesome virtue protects every Buddha!

Beings one and all attain both peace and happiness.

When Bodhisattvas deeds are done they laugh, Ho! Ho!”.



THE FORTY-TWO HANDS






30. The Jeweled Bell Hand and Eye

The Sutra says : “For accomplishing all superior Brahma sounds, use the Jeweled Bell
                         Hand.”


The Mantra: Je la je la.

The True Words: Na mwo bwo nwo syin bwo na ji. Nan.
                           E mi li dan. Yan sheng shr li yi.
                           Shr li nyan li ning. Sa wa he.



The verse:



The Brahma sound is heard loud and clear throughout empty space,

Informing the deaf, skaking the blind, and startling the foolish and dull.

Esoteric and wonderful are the transformations of the Hand of the Jeweled Bell,

For on hearing the sound, one escapes suffering--
                                through the School of Enlightement Flower.





with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.




BÀI SỐ  44

 

Ẩn tu nghĩ chuộng sắc thanh-duyên

Thanh sắc đâu bằng cõi Bảo Liên

Sắc rực ánh vàng thanh suối ngọc

Tô Đà hương phạn lại tham thiền.

 

Ẩn tu nghĩ kẻ sắc thanh tranh

Thanh sắc đâu bằng cõi Thái Thành

Sắc đẹp ba hai thanh phạm tám

Ăn xong thiền duyệt lại kinh hành.

 

 

NHƯ Ý: Xưa có một Ca-sĩ Thanh sắc vẹn toàn, khi thốt lời nơi miệng bay ra mùi thơm HOA SEN, có vị thượng QUAN đem  việc đó đến thỉnh một bậc cao tăng Đắc đạo. Cao tăng đáp: Ca-kỷ đó tiền thân là một NI CÔ đã tụng KINH PHÁP HOA hơn 30 năm, vì cô còn thích Sắc đẹp Tiếng thanh nên mới cảm Thọ quả báo ấy.

 

TÂM ưa chuộng sự hay đẹp của NGŨ TRẦN là ý niệm chung của chúng sanh,  nhất là với phái nữ, nhưng Thanh sắc trong Tam Giới làm sao  sánh được với cõi Hoa sen, người sanh về cõi CỰC LẠC (Bảo Liên, Thái Thành...) sẽ được 32 Tướng hảo trong đó có tướng Phạm âm đủ 8 vọng.

 

Cho nên, nếu chuộng Sắc thanh, nên tụng KINH niệm PHẬT hồi hướng công đức Cầu-sanh Cực-lạc, đừng để Tiếc uổn như vị Ni-cô kia.


 

Biết Khổ Phải Ý Thức Đến

Sự Giải Thoát

 

Ba cõi đều vô thường, các pháp hữu vi không có chi là vui

(Tam giới giai vô thường. Chư hữu vô hữu lạc - Kinh Pháp Hoa).

 

Người niệm Phật phải cầu sanh về Tây Phương để thoát vòng sống chết luân hồi; lần lần tu chứng đến cảnh THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH của Niết Bàn, chớ không nên cầu sự phước lạc hư giả ở thế gian. Niệm Phật như thế mới hợp với mục đích giải thoát, với tâm từ bi cứu khổ ban vui của đức Thế Tôn.

 

Và muốn được như vậy hành giả phải thường quán sát suy tư về Bát-Khổ của kiếp người cho đến nỗi khổ vô tận vô biên trong SÁU cõi. Nếu chẳng quán như thế, thì tâm cầu giải thoát khó sanh, ý nguyện về Tây Phương không thiết, làm sao ngày kia bước lên bờ Giác, dùng con thuyền Bát Nhã độ khắp bến mê?

 

Khi xưa đức Phật đã than: “Trong đời mạt pháp, các đệ tử ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít ai quan niệm đến vấn đề sanh tử!” Không tha thiết đến sự liễu thoát sanh tử là vì thiếu tri giác, do bởi không thiết thật quán xét nỗi khổ trong kiếp luân hồi.

 

Những người này chẳng những phụ ơn Phật, mà cũng phụ cả chính mình, thật đáng tiếc thương đau xót!

 

( Niệm Phật Phải Vì Thoát Sanh Tử)

 

Thanh sắc tài danh thế lợi trêu
Bể trần chìm nổi kiếp vô liêu!
Giai nhân kiệt sĩ chừ đâu vắng?
Dấu sử nghìn thu để hận nhiều!
Hươu Tần tranh đuổi khắp giang san
Cỏ xót, mây thương, cuộc thảm tàn!
Lầu Hán vui trăng ai đó mấy?
Hơn thua thù hận thuở nào tan?
May gặp Như Lai ánh huệ không
Nước dương quyết rửa sạch mê lòng!
Đã lên non pháp quên tìm báu
Lần lựa đi về tiếc uổng công!

Vượt hết non cao vực thẳm rồi
Bên đường bỗng thấy sắc hoa tươi
Mới hay siêu đọa do mình cả
Mà cõi mười phương cũng huyễn thôi.

 

(Niệm Phật Phải Đoạn Tuyệt Phiền Não)

 

 

BÀI KỆ THỨ 41

 

Một câu A Di Ðà
Mầu tròn Tam Ðế lý.
Như ao rất thanh lương
Tợ lửa to thiêu hủy.

( Nhứt cú Di Ðà
Diệu viên Tam Ðế.
Tối thanh lương trì
Ðại mãnh hỏa tụ.)




LƯỢC GIẢI


Tam Ðế là ba lý chắc thật: 
Không, Giả, Trung.

 

KHÔNG Ðế hiển công dụng phá tình chấp.

GIẢ Ðế hiển công dụng lập các pháp.

TRUNG Ðế hiển công năng dứt đối đãi.

 

Trung Quán Luận có bài kệ:


Các pháp nhân duyên sanh
Ta nói tức là Không.
Cũng gọi là Giả Danh.
Cũng là nghĩa Trung Ðạo.


Các pháp vì hư huyễn chẳng có thật thể, nên gọi là Không. Vì sanh diệt vô thường nên gọi là Giả. Vì tự tướng lồ lộ hiện bày, chẳng thể nói riêng là Không, là Giả, dứt ngôn thuyết tâm tư, nên gọi là Trung. Kinh Pháp Hoa nói:

"Các pháp từ xưa nay. Tự tướng hằng tịch diệt" chính là nghĩa này.

 

Trong ba đế, Không bao hàm cả Giả, Trung. Giả và Trung cũng đều lại như thế, nên gọi là “MẦU TRÒN”, cũng gọi là Tam Ðế Tương Tức.


Dùng trí tuệ quán chiếu, các pháp đã như thế, thì CÂU HỒNG DANH cũng đủ lý Tam Ðế nhiệm mầu tròn thông như vậy. Hiểu được lý này, tất có thể ứng dụng hạnh Niệm Phật siêu vào cảnh giới đại tịch diệt, như đống lửa lớn cháy hừng đốt tiêu tất cả rác rến, TRẦN CẤU, như ao to mát mẻ dứt trừ tất cả hơi nóng của não phiền.

Hành giả sẽ lần lần chứng vào chân cảnh Tịnh Bảo Nguyệt Quang Minh tam muội vậy.

 


TRÍ KHẢI

 

Trí Khải đại sư, họ Trần, tự Đức An, quê ở Vĩnh Xuyên thuộc Kinh Châu, tinh Hồ Bắc. Đại sư ứng thế vào khoảng các đời Lương, Trần, Tùy. Bà mẹ mộng thấy mây thơm năm sắc hiện ra đoanh vây nơi thân rồi vào bụng, mà cảm mang thai ngài. Đêm đại sư đản sanh, trong nhà hương thơm bát ngát, thần quang chiếu sáng rực rỡ:

Ngài sanh ra đã bẩm tướng lạ: mày thanh tú, mắt dài sáng, mỗi tròng mắt có hai con ngươi nằm ngang. Nơi hai tay, mọi cùi chỏ đều có bốn cục xương gu. Khi nằm tất  nghiêng bên hữu, chắp hai tay. Lúc ngồi thì thường kiết già dây mặt về Tây. Vừa hơi lớn, thấy tượng Phật liền lạy; gặp người xuất gia, tỏ dáng cung kính.

Năm lên bảy ngài theo mẹ vào chùa Quả Nguyện. Nghe một vị tăng tụng phẩm Phổ Môn, liền đọc lại thuộc lòng, như đã có học tập từ trước. Lúc mười bảy tuổi, đang khi lễ Phật rồi quì xuống thệ nguyện xuất gia, ngài bỗng như vào mộng, thấy cảnh giới biển rộng mênh mông, nước ngâm trong vắt. Gần mé biện có một tòa non cao chớn chở, mây phủ lưng chừng, mặt trời chiếu sáng. Khi ấy ngài thấy mình đứng dưới núi, trên đảnh có vị tăng cúi xuống đưa cánh tay dài kéo lên, dẫn vào một ngôi già lam, bảo: “ Về sau, ông sẽ trụ nơi đây để hoằng hóa”.

Năm mười tám tuổi, ngài nương theo Pháp Chữ thượng nhơn ở Quả Nguyên Tự tại Sương Châu xuất gia. Kế đó, lại đến chùa núi Đại Hiền học tập Luật tạng, tụng kinh Vô Lượng Nghĩa, kinh Pháp Hoa, và tu Phổ Hiền Quán. Vào đầu niên hiệu Thiên Gia, nghe danh đức của Huệ Tư thiền sư ở núi Đại Tô tại Quảng Châu, đến tham bái. Huệ Tư vừa nhìn thấy ngài liền bảo:

“Ta với ông xưa kia đồng nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở Linh Sơn đại hội, túc duyên theo đuổi, nay lại gặp nhau!”

Nhân đó thiền sư khai thị về Tứ an lạc hạnh, và dạy cách kiến nhập Phổ Hiền đạo tràng. Đại sư lãnh giáo, nương tại đây nhập quán tu Pháp Hoa tam muội. Vừa được hai thất, khi tụng kinh Pháp Hoa đến phẩm Dược Vương câu: “Thị chân tinh tấn, thị danh chân pháp cúng dường Như Lai …”, thân tâm chợt rỗng không, lặng lẽ vào định. Trong định, ngài thấy hội Linh Sơn vẫn còn hiển hiện đông đảo chưa tan, liền thấu suốt ý chỉ Pháp Hoa và các pháp tướng, túc thông thầm phát.

Đại sư đem sở chứng bạch với ngài Huệ Tư. Thiền sư than thở ngợi khen bảo: “Chỉ riêng ông mới chứng, duy có ta mới biết! Định cảnh ấy thuộc về tiền phương tiện và Pháp Hoa tam muội. Chỗ phát túc thông thuộc Sơ Triền Đà Ra Ni môn. Từ đây về sau, dù cho ngàn muôn văn tự pháp sự, cũng không thể làm cạn nguồn biện luận của ông được!”

Niên hiệu Đại Kiến năm đầu đời Trần, ngài đến chùa Ngỏa Quan ờ Kim Lăng khai giảng Pháp Hoa. Vua sắc chỉ đình triều một ngày, bảo quần thần tề tựu lại chùa nghe giảng đề kinh. Năm Đại Kiên thứ bảy, đại sư đến núi Thiên Thai ở miền duyên hải để tránh duyên an dưỡng. Đi tới ngọn núi phía nam, ngài trông thấy cảnh bỗng bồi hồi xúc động. Nơi đây có vị thần tăng hiệu là Định Quang đã cư ngụ từ ba mươi năm trước. Khi gặp nhau, thần tăng bảo: “Ông còn nhớ điềm ta đưa lên núi chăng? Ở sơn lãnh phía bắc có một nơi ngân địa, hãy lên đó kiến lập già lam độ chúng”.

Đại sư y lời đến xem thấy cảnh đúng như điềm ứng trước, liền xây dựng chùa, trồng cây thông, dẫn nước suối, khiến cho ngôi tự viện càng thêm u nhã. Từ đó ngài giảng diễn các kinh giáo đại thừa, như Pháp Hoa, Kim Quang Minh, luận Ma Ha Chỉ Quán, rộng mở về thiền pháp, hàng tăng tục nương về ngày càng thêm đông, về phần chư thần quy hướng, như cha con Quan thánh và Võ An Vương đêu hiển linh cầu thọ giới, xin làm đệ tử hộ pháp.

Không bao lâu, đại sư lại nhận lời thỉnh của vua nhà Trần, trở về Kim Lăng giảng kinh Pháp Hoa Văn Cú tại chùa Quang Trạch. Nhà Trần mất, ngài vào Lô Sơn, kế lại châu du cac miền Kinh, Dương hoằng pháp. Năm Khai Hoàng thứ mười bốn đời Tùy, lại trở về núi Thiên Thai.

CÔNG NGHIỆP lợi sanh của đại sư rất nhiều, nơi đây chỉ thuật phần đại khái. Trước sau, ngài tạo 36 ngôi chùa lớn, tổ chức cho biên chép 15 pho đại tạng kinh, độ hơn 14.000 vị xuất gia, trong đó có 32 bậc cao đồ đắc pháp, tạo 800.000 tượng Phật, Bồ Tát bằng vàng, đồng, cây chiên đàn, hoặc những thứ gỗ khác, khai 63 ao phóng sanh ở các vùng Hộ, Khê, Lương dài khoảng ba trăm dặm, soạn thuật các tập như Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Ma Ha Chỉ Quán, Kim Quang Minh Văn Cú, Quán Kinh Sớ cùng nhiều kinh luận khác, mở những đàn truyền giới và các khóa diễn giảng khuyến hóa ngư dân miền duyên hải bỏ nghề chài lưới, cùng viết biểu tấu với vua nhà Trần xin xuống chỉ cấm việc sát sanh quanh vùng bờ biển núi Thiên Thai.

Tóm lại, trong hai đời Trần và Tùy, ngài là bậc đại pháp vương hội trì chánh giáo. Thái tử Tấn Vương Quảng (Dạng để), từng thỉnh ngài đến hoàng cung cầu xin thọ giới Bồ Tát và tôn hiệu là Trí Giả đại sư. Sau ngài lại về quê cũ ở Kinh Châu, kiến thiết chùa Ngọc Tuyền, giảng dạy kinh pháp để báo ân người hương lữ.

Về ý nghĩa pháp môn Tịnh độ, trong Thập Nghi Luận, đại sư đã khai thị yếu lược như sau:

 

“Muốn quyết định được sanh về Cực Lạc, phải có đủ hai hạnh: Yếm ly, Hân nguyện, nghĩa là CHÁN bỏ và VUI cầu.

 

– Yếm ly là thế nào?

 

Nên xét nghĩ: hàng phàm phu chúng ta từ kiếp vô thỉ đến nay, vì đắm say tự ràng buộc theo năm điều dục lạc là: sắc đẹp, tiền của, danh vị, ăn uống và ngủ nghỉ, mà bị luân hồi trong sáu đường, chịu đủ không ngằn sự khổ não.

Nếu chẳng khởi TÂM chán bỏ, thì biết chừng nào mới được thoát ly? Phải quán xét tâm giả tạm nầy, bề ngoài chỉ một lớp da mỏng manh che phủ, bên trong chứa đầy các thứ tanh hôi như: ruột, gan, óc, phổi, xương, thịt, máu, mủ, đàm, dãi, nước tiểu, phẩn uế. Cửu khiếu lại thường tiết ra các thứ không sạch, các lỗ chân lông hằng ra mồ hôi bợn nhơ.

Kinh Niết Bàn nói: “Thân nầy như vòng thành nhơ uế, loài quỉ La Sát ngu si hằng tham trước nương ở trong đó. Người có trí ai lại đắm luyến huyễn thân?”

Lại trong kinh bảo: Thân nầy không bền lâu, là chỗ nhóm họp của các thứ khổ, các thứ nhơ nhớp; là nơi sanh khởi các thứ ung nhọt ghẻ lác, các bịnh trong và ngoài. Thân nầy do phiền não dâm dục gây ra, là nghiệp chủng không sạch: Do tinh cha huyết mẹ hòa hợp, là mầm giống không sạch.

Ở trong thai mẹ chật hẹp tối tăm nhơ nhớp, là chỗ trụ không sạch. Khi còn trong thai dùng chất máu huyết để sống, là sự ăn uống không sạch. Do sản môn sanh ra, là chỗ sanh không sạch. Từ bé đến già bề ngoài bao lớp da mỏng, bên trong đầy thứ tanh nhơ, lại đủ các sự suy yếu bịnh khổ, là cả thân không sạch.

Lúc chết rồi lại sình thối nát rã, vòi tửa lúc nhúc, là kết cuộc không sạch. Thường quán sát bảy điều không sạch như thế, tất sẽ sanh niệm chán lìa. Dù chưa thể liền dứt được nghiệp vợ chồng, thì phiền não ái dục cũng lần lần nhẹ bớt.

Lại phát nguyện mong sớm bỏ thân nhơ nhớp khổ não, cầu sanh Cực Lạc, được thân bằng chất báu ngọc kim cương đủ 32 tướng tốt, lần lần tiến chứng vào thân pháp tánh sáng suốt lặng trong.

 

– Còn Hân nguyện là thế nào?

 

Nên nghĩ, nay ta cầu sanh Tịnh độ, trước là để được sống trong cảnh lầu các, cây hoa, ao hồ, âm nhạc, chim lạ, đủ vô lượng thứ báu, vô lượng sự trang nghiêm vui đẹp ở Liên bang.

Sau đó, tiến tu để độ mình, thân bằng quyến thuộc, cùng tất cả chúng sanh trong vòng mê khổ. Nay ta nghiệp chướng nặng đầy, đạo lực yếu kém, nếu không biết tự lượng, mê ở cõi đời nhơ ác, cảnh duyên phiền não mạnh, tất sẽ bị sóng nghiệp cuốn lôi chìm đắm, sự độ mình không rồi, nói chi độ chúng? Như thế biết chừng nào mới thoát ly khỏi kiếp sa đọa luân hồi?

Nếu được về Cực Lạc, tất ở cõi nghiêm sạch trang nghiêm, sống lâu vô lượng kiếp, gần gũi chư Phật, Bồ Tát, đủ các thuận duyên tiến tu, không còn lo thối chuyển. Khi đã chứng quả vô sanh, phân vô lượng thân vào các cõi trược, độ vô biên loài hàm thức, nào có muộn gì?

Cho nên phát nguyện cầu sanh Tịnh độ, tức là phát tâm bồ đề, tức là phát tâm cầu Phật qụả, tức là phát tâm độ chúng sanh, tức là phát tâm nhiếp hóa chúng sanh về cõi Phật vậy”.

 

Năm Khai Hoàng thứ bảy đời Tùy, khi hóa duyên đã mãn, sắp nhập diệt, đại sư tập họp chúng bảo tụng các kinh Pháp Hoa, Vô Lượng Thọ, rồi khen ngợi rằng: “Lành thay Diệu Pháp Liên Hoa kinh, cha mẹ của pháp môn, bản tích rộng lớn, nhiệm mầu khó lường!

Lành thay Vô Lượng Thọ kinh, bốn mươi tám nguyện trang nghiêm Tịnh độ, ao sen cây báu, dễ vãng sanh mà ít kẻ nguyện cầu! Người tạo ngũ nghịch thập ác tướng địa ngục hiện, một niệm cải hối còn được sanh về, huống là bậc giữ giới chuyên tu, tất công phu không luống uổng vậy!”

Hàng đệ tử là Trí Lặng Pháp sư thưa thỉnh rằng: “Xin mở lượng từ bi, giải tỏ niềm nghi hoặc. Chưa rõ tôn đức chứng đến ngôi vị nào và khi mạng chung sẽ sanh về đâu?” Đại sư đáp: “Nếu ta không lãnh chúng, tất chứng vị Thanh tịnh lục căn. Vì tổn mình lợi người, nên chỉ đến ngôi Ngũ phẩm. Hiện thời các hàng thầy bạn theo hầu Phật và đức Quán Âm, Thế Chí đến rước ta vãng sanh!” Nói xong, hướng về Tây chắp tay xưng niệm A Di Đà Phật, Bát Nhã, Quán Âm rồi lặng lẽ như vào tam muội mà tịch.

Lúc ấy, nhằm ngày 24 tháng 11, đại sư thọ đựợc 67 tuổi. Khi sắp đưa linh quan về ngọn Phật Lũng để nhập tháp, mưa to xối xả không dứt. Các đệ tử cầu nguyện, mưa liền tạnh ráo, bầu trời trở nên trong sáng, gió thông vi vút tợ kêu thương, nước suối tràn reo như bi cảm.

Lúc đưa linh quan đến tháp, trời mưa hương hoa lạ rơi lác đác, mọi người cầu nguyện đều được cảm ứng. Đại khái như Thích Huệ Diên ở chùa Thiên Hương, tả kinh Pháp Hoa cầu đại sư xác nhận đã sanh về cõi nào? Đêm lại, năm mộng thấy ngài theo đức Quán Âm từ phương Tây đi đến bảo: “Ta về cõi Cực Lạc ở Hoa Tạng thể giới, ông đã dứt hết lòng nghi chưa?”

 

Đại sư là Sơ tổ tông Thiên Thai, lịch đại truyền thừa, đến nay môn phong hãy còn thạnh.



Comments

Popular posts from this blog