ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



31) Địa Rị Ni

 

ĐỊA RỊ NI. Hán dịch rất nhiều nghĩa. Thứ nhất là “thậm dũng” nghĩa là dũng khí mãnh liệt. Cũng có nghĩa là “tịch diệt hoặc khiết tịnh”.


“Thậm dũng” là dạng tướng động.


“Tịch diệt” dạng tĩnh.


Còn dịch là “Gia trì và thôi khai”.

- “Gia trì” có nghĩa là làm cho các ác pháp đều được chuyển hoá, hướng về phụng hành theo thiện pháp.


- “Thôi khai” là làm cho các nghiệp chướng, tai nạn của chúng sinh đều được tiêu trừ.


Đây là Cu-Thi-Thiết-Câu Thủ Nhãn Ấn Pháp. Gọi tắt là thiết câu ấn pháp, có công năng làm cho tất cả quỷ thần, thiên long bát bộ đến hộ trì cho hành giả. Nếu quí vị công phu hành trì thành tựu thủ nhãn này, thì có thể bảo thiên long làm mưa và sẽ có mưa ngay, nếu hành giả cần có gió, họ sẽ làm ra gió ngay, khi hành giả muốn mưa gió đừng hoành hành thế gian nữa, mưa gió sẽ hết ngay.

Quí vị sẽ nói: “Tôi không tin như vậy”. Đúng vậy! Đó chính là lý do mà tôi muốn nói cho quí vị nghe, tất cả chỉ là vì quí vị không tin. Không có niềm tin và không ở trong cảnh giới này thì khó lòng hiểu nổi.


Nếu muốn, quí vị có thể hỏi những người vừa mới từ Đài Loan trở về ngày hôm nay về cơn mưa ở Đài Loan. Khi tôi nói chuyện với Phật tử ở Đài Loan qua điện thoại, họ cho biết trời đang mưa và rất lạnh. Họ mong muốn thời tiết được ấm áp và bớt mưa. Tôi bảo họ hãy yên tâm, chuyện đó sẽ xảy ra. Họ lại thắc mắc:

- Sư phụ có thể khiến trời hết mưa hay sao?


Tôi chỉ nói vắn tắt:


- Quí Phật tử hãy đợi xem trời có tạnh mưa hay không?

Ngay khi tôi vừa cúp điện thoại, thì trời bắt đầu tạnh ráo. Họ đều cho đó là chuyện lạ kỳ. [1]


Thực ra, đó chẳng phải là gì khác, chính là năng lực của THIẾT CÂU THỦ NHÃN ẤN PHÁP. Quí vị chỉ cần kiết ấn và gọi: “Thiên long, đừng làm mưa nữa!” thì trời sẽ dứt mưa ngay. Loài rồng sẽ chấp hành theo lệnh của quí vị và chỉ khi quí vị đã thành tựu ấn pháp này và đã thông thạo thiết câu thủ nhãn. Rồng phun mưa sẽ tuân theo ấn pháp này và đình chỉ việc làm mưa liền.

 

Quí vị sẽ nghĩ là tôi nói đùa nhưng đúng là như vậy. Bây giờ, tôi đang giảng kinh cho quí vị nghe và tôi đang nói với quí vị bằng chân ngữ. Đây không phải là chuyện nói đùa.

 

[1]

Chú thích của người dịch từ Hoa văn sang Anh Ngữ

 

Những ai đã đến Đài Loan năm 1969 để dự giới đàn, đều có thể chứng kiến chuyện này. Trời mưa dầm ở Keelung Đài Loan ít nhất cũng là 48 ngày, nhiều nhất là 53 ngày. Chúng tôi đang ở Đài Loan để thọ giới. Cả tự viện không còn chất đốt, một khi củi đã bị ướt rồi, thì không còn cách nào để sưởi cho khô lại được. Tuy nhiên, vào sáng ngày 18/4 như đã nói ở trên, đúng ngay lúc chúng tôi vừa chấm dứt cuộc điện đàm thì mặt trời vừa hiện ra, bầu trời trở nên sáng trong và khí trời trở nên ấm áp liền.




ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


31. Địa Rị Ni

DHIRINI (ĐI RI NI)



NGÀI  SƯ-TỬ VƯƠNG-BINH



Kệ tụng :

 

 

SƯ-TỬ VƯƠNG-BINH nghiệm tụng độc

Thiên biến vạn biến vô lượng số

Đa đa ích thiện công viên mãn

Thành tựu bồ tát thắng quả thù





THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp




NAM-MÔ NGÀI  SƯ-TỬ VƯƠNG-BINH BỒ-TÁT MA-HA-TÁT



Cu-Thi-Thiết-Câu Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Ba Mươi Hai


Địa Rị Ni [31]


Án-- a rô rô, đa ra ca ra, vỉ sa duệ.
                                              
                                                       Nẳng mồ-- tát-phạ hạ.




Kinh nói rằng: “Nếu muốn được Thiên-thần, Long-vương thường đến ủng hộ, nên cầu
                         
                         nơi Tay cầm Cu-Thi-Thiết-Câu.”



Thần-chú rằng: Địa Rị Ni [31]

Chơn-ngôn rằng: Án-- a rô rô, đa ra ca ra, vỉ sa duệ.
                                   
                                     Nẳng mồ-- tát-phạ hạ.



Kệ tụng:



Cấp Tu, Khoái Độ chư long vương

Quả Vãng, Pháp Đại các thiện tường

Quy y tam bảo hộ đạo trường

Hành trụ tọa ngọa vĩnh an khang.




MAHAKARUNA DHARANI



31. DHIRINI 

 

DHIRINI is Sanskrit and has many meanings. The first is “very courageous,” that is , very high-spirited. It also means “still extinction, clean and pure.”

Still extinction is the mark of Samadhi and

very courageous is the mark of movement.

It also means “covering, holding, and breaking up,” this is, suppressing all unwholesome dharmas, maintaining all wholesome dharmas, and breaking apart all karmic obstacles and evils.


This is The Corpse  Iron Hook Hand and Eye which can employ ghosts and spirits and  summon them to come and protect you. If you practice this dharma, you can order the heavenly dragons to make it rain and it will rain. You can order them to make the wind blow and it will blow. If you want the wind and rain to stop, you can do that as well.


“I don’t bevieve it,” you say. Really? That’s exactly why I told it to you. Just so that you wouldn’t believe! Why do I want you not to believe?  Just for the sake of your not believing, that’s all.


If you like, you can ask the people who are returning from Taiwan today about the rain in Taiwan. When I called them on the telephone they told me it was raining and really cold. “Would you like it to be warm?” I asked them. “Okay. If you want it to stop raining, that’s very easy.”

“How  can you make it stop raining?” they asked.

“You just wait and see whether or not it stops,” I told them. And as soon as I hung up the phone, it stopped raining. They thought it was very strange.[1]


Actually, it was nothing but the strength of the Iron Hook Hand and Eye! You just point it and say, “Dragons! It’s not allowed to rain,” and it won’t rain the dragons will listen to your orders, but only if you have mastered this dharma and have understood the Iron Hook Hand. Then you can hook the rain dragons with it and they won’t dare let it rain.

 

You think I’m joking, but that’s all right. If you believe it’s the truth, that’s all right, too. But I’m lecturing the  Sutra for you now and I’m telling you the True Words, not jokes.

 

[1]

 

(As one who went to Taiwan in 1969 to take the precepts, I can testify to the above. It rained in Keelung, Taiwan at least forty-eight out of the fifty-three days we were there for the ordination. The monastery was unheated, and once something got wet, there was no way to dry it out. However, on the day mentioned above, it is a fact that the instant we hung up the phone, the sun came out, the sky cleared up, and the air grew warm.--  Trans.)

 


MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



31. DHIRINI 


Troops led by a lion king verify our chants and incantations,

That number from thousands to ten of thousands to infinite times.

Amassing goodness through beneficial deeds, our merit is made full

And we achieve Bodhisattvahood, reaching levels of supreme fruition.




THE FORTY-TWO HANDS





32. The Chu Shih Iron Hook Hand and Eye


The Sutra says: “For causing the good spirits and dragon kings to constantly surround
                         and guard one, use the Chu Shih Iron Hook Hand.”


The Mantra: Di li ni.

The True Words: Nan. E gu lu. Dwo la jye la. Wei sha yi.
                                    Na mwo sa wa he.



The verse:


The dragon kings named “Quickly Cultivate” and “Hurry Up and Save,”
And the good spirits “Fruit of the Past” and “Dharma Greatness”.
Took refuge with the Triple Jewel and guard the Field of the Way,

Walking, standing, sitting, reclining, they always are at ease.


with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ 95

 

Ẩn tu nhìn lắm kẻ chơi vơi

Gào khóc quên tu cũng huyễn thôi !

Niệm PHẬT để cho tròn tánh PHẬT

Kiếp người chẳng uổng được thân người.

 

NHƯ Ý :  Hiện-tại và Tương-lai còn biết bao kẻ Gào Khóc Than-Van trong biển khổNếu biết sợ khổ mà không sớm lo tu, thì chư Phật cũng đành Thương-Xót Lặng Nhìn vậy thôi.





KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT


Đời Diêu Tần, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn-văn ra Hán-văn
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.



PHẨM THỨ NHẤT

 

DUYÊN KHỞI 

PHẦN THÔNG-TỰ


 

Chính tôi được nghe như thế nầy. Một thuở nọ, đức Phật kiết hạ tại núi Kỳ-Xà-Quật, gần thành Vương-Xá với chúng Đại Tỳ-kheo một muôn hai nghìn người. Đó là các vị trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ma-Ha Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Tu-Bồ-Đề, La-Hầu-La, Phú-Lâu-Na, A-Nan, A-Nan-Đà, Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề, Gia-Du-Đà-La…

Lại có tám muôn vị Đại Bồ-Tát khắp mười phương cùng đến tham dự. Đó là các ngài : Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát, Phổ-Hiền Bồ-Tát, Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Di-Lặc Bồ-Tát, Địa-Tạng Bồ-Tát, Diệu-Âm Bồ-Tát, Đại-Cường Tinh-Tấn Dõng-Mãnh Bồ-Tát, Đà-La-Ni Tự-Tại Công-Đức-Lâm Bồ-Tát, Trang-Nghiêm-Vương Bồ-Tát ... tất cả đều có năng lực thâm nhập vô lượng tam muội môn, tổng trì môn, giải thoát môn, đã chứng Pháp thân, đắc ngũ nhãn, biện tài vô ngại, thần thông du hý, biến hiện đủ loại thân tướng khắp các quốc độ để cứu vớt chúng sanh.

Lại có vô lượng Đại-Phạm-Thiên Vương, Tự-Tại-Thiên Vương, Đế-Thích-Thiên Vương, Đâu-Suất-Thiên Vương, Đao-Lợi-Thiên Vương cùng vô số quyến thuộc dự hội.

Lại có Long Vương, Khẩn-Na-La Vương, Càn-Thát-Bà Vương, A-Tu-La Vương, Ca-Lâu-La Vương ... cùng vô số quyến thuộc câu hội.

Lại có Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu và vua A-Xà-Thế cùng hoàng tộc, quần thần câu hội.

Lại có hơn năm trăm vị Trưởng-Giả cư sĩ của thành Vương-Xá cùng vô số quyến thuộc câu hội.

Tất cả đại chúng đều cung kính cúi lạy dưới chân Phật, rồi lui ngồi một bên.

 


DUYÊN KHỞI 

PHẦN BIỆT-TỰ

 

Lúc bấy giờ, trong hàng Ưu-bà-tắc có một vị trưởng-giả tên là Diệu-Nguyệt, trú ngụ tại thành Vương-Xá, từng quy y Tam-Bảo và thọ trì năm giới cấm, cùng đến dự pháp hội. Vị Trưởng-Giả này từ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp quá khứ, từng gần gũi thừa sự cúng dường vô lượng vô biên muôn ức hằng hà sa đức Phật, y theo Chánh pháp tu hành. Hiện tại làm thân cư sĩ, vợ con đông nhiều, nhà cửa nguy nga, kho đụn đầy rẫy. Tuy ở giữa cảnh ràng buộc mà vẫn trưởng dưỡng tâm trí giải thoát.

Tuy hưởng dụng ngũ dục thế gian, nhưng vẫn hoài bão đại nguyện độ sanh của chư Đại Bồ-Tát. Tuy ở trong chốn bùn lầy dơ bẩn mà vẫn sẵn sàng xả ly thân mạng, tài sản, quyến thuộc để gieo trồng hạt giống Bồ-Đề. Tuy ở trong căn nhà lửa chập chùng hiểm nạn, mà vẫn thực hành Tuệ-giác Vô-lậu, hết lòng thương tưởng chúng sanh như con một, thể hiện Pháp thí oán, thân bình đẳng.

Trưởng-giả Diệu Nguyệt từ trong đại chúng bước ra, đi nhiễu quanh đức Phật ba vòng. Rồi đến trước Như-Lai, chấp tay quì xuống, gối bên hữu chấm sát đất, cung kính bạch với đức Phật rằng:

- "Hi hữu Thế-Tôn ! Hi hữu Thế-Tôn ! Được làm thân người là khó, như con rùa gặp bộng cây nổi, nhưng được gặp Phật ra đời còn khó gấp muôn phần.

Gặp Phật ra đời đã khó, nhưng được nghe Chánh pháp lại còn khó gấp muôn phần. Được nghe Chánh pháp đã khó, nhưng làm thế nào để nương theo giáo nghĩa tu tập lại còn khó gấp vô lượng phần.

Bởi vì sao ? Theo chỗ con xét nghĩ, thì trong tám muôn bốn ngàn pháp mầu mà Như-Lai đã chỉ dạy, nhằm đưa hết thảy chúng sanh ngộ nhập Phật tri-kiến, phải có một pháp mầu cứu vớt những hạng chúng sanh tội khổ, mê đắm, xấu ác. Hôm nay con phụng vì hết thảy chúng sanh tội khổ nơi thời Mạt pháp, cũng như phụng vì các bậc trưởng-giả, cư-sĩ, bà-la-môn, sát-đế-lợi, thủ-đà-la tại thành Vương-Xá nầy, mà khẩn cầu đức Thế-Tôn rủ lòng thương xót, ban cho chúng con một cách thức tu hành thật dễ dàng để giải thoát, một con đường thật vắn tắt để hoàn thành Phật Trí.

Như đức Thế-Tôn từng chỉ dạy, đời Mạt pháp các chúng sanh trong cõi Diêm-phù-đề cang cường, ngỗ nghịch, tâm tạp, nghiệp nặng, mê đắm ngũ dục, không biết hiếu thuận cha mẹ, không biết cung kính Sư-trưởng, không thực lòng quy y Tam-Bảo, thiếu năng lực thọ trì năm giới cấm, làm đủ mọi chuyện tệ ác, phỉ báng Thánh nhân v.v... Cho nên con suy gẫm như thế này, phải có một môn tu thật giản đơn, thật tiện lợi nhất, dễ dàng nhất để tất cả những chúng sanh kia khỏi đọa vào các đường ác, chấm dứt luân chuyển sanh tử khắp ba cõi, được thọ dụng pháp lạc, sớm bước lên địa vị Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

Vì sao như vậy ? Sau khi Như Lai diệt độ khoảng một ngàn năm trở đi, đó là thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, các kinh điển dần dần ẩn mất, chúng sanh căn cơ hạ liệt, ám độn, ngã chấp sâu dày, tâm tưởng thô trệ, tà kiến lan tràn, say sưa làm các nghiệp ác để tự vui.

Do đó tự nhiên chiêu cảm động đất, đói kém, tật dịch, binh đao, bão lụt, mất mùa, gió bão, thời tiết viêm nhiệt bức não. Thánh nhân lại không xuất hiện. Tuổi thọ giảm dần. Nếu ai phát khởi tâm chí tu hành, cũng không thể tu tập các môn Giới luật, Thiền định, Trí tuệ, Giải thoát vô lậu. Không thể tu tập Tứ-niệm-xứ, Bát-chánh-đạo, Tứ-chánh-cần. Không thể tu tập Tứ-vô-lượng-tâm, không thể tu tập Sáu-ba-la-mật, hoặc là Bố-thí ba-la mật, nhẫn đến Trí-huệ ba-la-mật, không thể tu tập bằng các phương tiện của Quán Trí để ngộ nhập Phật Tri Kiến. Không thể chứng đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Không thể chứng nhập Sơ-thiền nhẫn đến Tứ-thiền. Không thể chứng nhập Niết-bàn Diệu-tâm. Không thể vào sâu vô lượng Tam-muội, Thần-thông Du-hí của chư Bồ-Tát, nhẫn đến không thể thâm nhập cảnh giới thù thắng trang nghiêm của chư Phật, hoặc rải cỏ nơi đạo tràng, đánh rền trống pháp hàng phục ma quân.

Vì lý do như vậy, mà đệ tử chúng con xét nghĩ nên phát khởi Vô-thượng Bồ-đề-tâm. Khẩn cầu đức Thế-Tôn chỉ dạy giáo pháp nhiệm mầu, mong lợi lạc hết thảy tội khổ chúng sanh ở thời kỳ cuối cùng của Chánh pháp".

Trưởng-giả Diệu-Nguyệt vừa dứt lời thưa thỉnh, thì bỗng đại địa chấn động mãnh liệt. Khắp hư không, hoa mạn-đà-la, hoa ma-ha mạn-đà-la, hoa mạn-thù-sa, hoa ma-ha mạn-thù-sa, tuôn rắc như mưa. Từ phương Tây, xuất hiện vô lượng vô số hằng hà sa đám mây ngũ sắc, mây chiên đàn hương, mây y phục cõi trời, mây âm nhạc cõi trời, mây hoa sen báu trắng bạch v.v... Trong những đám mây ấy phát ra tiếng sấm lớn, đồng một lúc chầm chậm bay về, nhóm lại phía trên đỉnh núi Kỳ-Xà-Quật. Tất cả đại chúng đều vui mừng, hớn hở, tự biết ấy là điềm lành chưa từng có.

Bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu từ trong đại chúng, bước ra trước Phật đảnh lễ xong, bèn chấp tay thưa:

- "Bạch đức Thế-Tôn, vì duyên cớ gì mà hiện điềm lành nầy ?"



DUYÊN KHỞI 

PHẦN CHÁNH-TÔNG

 

Liền khi ấy, đức Như-Lai từ nơi tướng lông trắng chặng giữa chân mày, phóng ra hào quang chiếu khắp vô lượng vô biên vi trần số thế giới mười phương mà nói lời nầy:

- "Lành thay ! Các thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân ! Nay ta vì lời thưa thỉnh của Ưu-bà-tắc Diệu-Nguyệt, và của Ưu-bà-di Vi-Đề-Hy, lại nương theo Bổn nguyện của vô lượng vô số bất khả thuyết chư Phật, mà tuyên dương giáo nghĩa bí mật vi diệu tối thắng đệ nhất, nhằm cứu độ hết thảy chúng sanh ở trong thời kỳ Phật Pháp cuối cùng.

Giáo nghĩa nầy, chư Phật quá khứ đã nói, chư Phật hiện tại đang nói, và chư Phật vị lai sẽ nói. Tất cả chúng sanh đời Mạt pháp sẽ nương nơi giáo nghĩa này mà được giải thoát rốt ráo, mãi mãi xa lìa các đường ác, hiện đời an ổn, sau khi mạng chung đuợc sanh về cõi Phật, chứng ngôi vị Bất-thối, dần dần tu tập cho đến khi đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề.

Nầy cư sĩ Diệu-Nguyệt, hãy chăm chú lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói:

- "Diệu-Nguyệt, tất cả các loại chúng sanh chết ở nơi đây, rồi sanh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung thì các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rõ ràng. Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng, thì bay lên hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.

Chúng sanh nào tình ít, tưởng nhiều thì vào hàng phi tiên, bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng.

Chúng sanh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ phát sanh vào cõi người. Bởi vì sao như vậy ? Bởi tưởng là thông sáng, tình là mê tối. Nếu tình và tưởng ngang bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống.

Chúng sanh nào tình nhiều, tưởng ít thì sẽ lạc vào bàng-sanh, nhẹ thì làm chim bay, nặng thì làm thú chạy.

Chúng sanh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng, sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ, thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.

Chúng sanh nào có chín phần tình và một phần tưởng, thì sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ thì vào nơi địa ngục hữu gián, nặng thì sẽ đọa vào ngục Đại A-tỳ. Nếu ngoài cái tâm thuần tình ấy, còn kiêm thêm các trọng tội như hủy giới cấm của Phật, khinh báng Đại-thừa, thuyết pháp sai lầm, đắm tham của tín thí, lạm thọ sự cung kính, và phạm vào thập ác ngũ ngịch, thì sẽ chiêu cảm quả báo luân chuyển sanh về các ngục Vô-gián ở khắp mười phương.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ ! Trong thời kỳ Chánh pháp diệt tận, chúng sanh nơi cõi Diêm-phù-đề tình nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sanh kia.

Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân - mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn lànhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.

Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT.

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào, đủ lòng tin thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được Y báo, và Chánh báo của Phật A-Di-Đà ở cõi Cực-Lạc. Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ-đẳng Tam-muội của đức A-Di-Đà được Phật tiếp dẫn về Tịnh-độ Tây-phương. Vĩnh viễn xa lìa các đường ác, không còn luân hồi sanh tử. Đó gọi là quả vị Bất-thối-chuyển. Từ lúc ấy nhẫn nại về sau, vượt qua Thập-địa, chứng Vô-thượng-giác.

Diệu-Nguyệt nên biết, đây thật là pháp vi diệu thù thắng đệ nhất, mà chư Phật dùng để cứu độ khắp hết thảy chúng sanh. Đây thật là môn tu thích đáng khế hợp mọi căn cơ mà chư Phật dùng để đưa hết thảy muôn loài xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết-bàn tại thế, thành Phật trong một đời.

Đây là môn tu Đại oai lực, Đại phước đức mà chư Phật giúp chúng sanh vượt thắng thân phàm phu, mà thâm nhập cảnh giới Chơn-thường.

Đây là môn tu Đại bát-nhã, Đại thiền-định, mà chư Phật dùng làm thuyền bè đưa hết thảy chúng sanh qua thấu bờ bên kia, không còn sanh già bịnh chết, hoàn toàn hưởng dụng pháp lạc.

Đây là môn tu Đại trang-nghiêm, đại thanh-tịnh, mà chư Phật dùng để đưa hết thảy chúng sanh vào giới luật, nhiếp chúng sanh vào oai nghi, an ổn khoái lạc.

Đây là một môn tu Đại nhu-hòa, Đại nhẫn-nhục, mà chư Phật giúp hết thảy chúng sanh tự tại giữa khổ và vô thường mà thành tựu Tri Kiến Phật.

Đây là môn tu Đại Bồ-đề, Đại siêu-việt, mà chư Phật dùng làm cứu cánh để giúp hết thảy chúng sanh thành Phật, như Phật ngay trong một kiếp.

Đây là môn tu Đại từ-bi, Đại dũng-mãnh, mà chư Phật dùng để giúp chúng sanh có được cái Tâm bằng Tâm chư Phật, có được cái nguyện bằng Nguyện chư Phật, mau chóng vượt qua địa vị phàm phu và tự chứng Pháp thân từng phần.

Lại nữa trong quá khứ vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, nhẫn lại đến nay, chư Phật cũng chỉ dùng một pháp Niệm Phật nầy để độ khắp chúng sanh. Trong hiện tại cũng có vô lượng vô biên hằng hà sa chư Phật ở mười phương cũng đang thuyết giảng giáo nghĩa Niệm Phật nầy để rộng cứu vớt chúng sanh.

Trong đời vị lai, tất cả chư Phật nếu muốn cứu vớt hết mọi chúng sanh, thì cũng phải do nơi pháp Niệm Phật này. Do đó mà Như-Lai bảo rằng Niệm Phật là vua của tất cả các Pháp.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, hãy một lòng tin nhận lời dạy của Như-Lai. Hãy ghi nhớ kỹ lời dạy của Như-Lai. Hãy thực hành theo lời dạy của Như-Lai, và hãy chứng đắc Pháp Nhẫn tối tôn, tối diệu, đệ nhất nầy mà như lai đã ban cho.

Vì sao vậy ? Vì pháp của Như Lai là chân thật, là giải thoát, là an vui, là thuận theo sở cầu, sở nguyện của mọi chúng sanh. Vì pháp của Như-Lai là vắng lặng, không dính mắc, vô cấu nhiễm, thuận theo tình và tưởng của chúng sanh mà vẫn giúp chúng sanh thành tựu địa vị Phật Đà, không bị hư hoại, cho nên chẳng cần phải chán ghét lìa bỏ thế gian, ở trong chỗ ràng buộc mà tâm vẫn tự tại, thọ dụng pháp lạc. Và sau khi lâm chung được sanh về cõi Phật A-Di-Đà".





Thứ Hai Mươi Mốt



Vi diệu nan tư tử liên hoa

Bồ đề tốc chứng giải thoát pháp

Diện kiến thập phương Phật-đà-da

Tùng kim bất lạc lục đạo gia.




Phật Ra Xá Da [40]

Án-- tát ra tát ra, phạ nhựt-ra ca ra, hồng phấn tra.



BÀI KỆ THỨ 7


Một câu A Di Ðà
Là thành Phật tiêu chuẩn
Dùng tâm hạnh niệm Phật
Chứng vào Vô Sanh Nhẫn.


(Nhứt cú Di Ðà
Thành Phật tiêu chuẩn
Dĩ niệm Phật tâm
Nhập Vô Sanh Nhẫn.)



LƯỢC GIẢI


Niệm Phật chẳng riêng khi lâm chung được sanh về cõi Phật mà thôi.

Trong hiện tại nếu hành giả nhiếp cả sáu căn, giữ cho tịnh niệm nối luôn, và có thể ngay đời này được ngộ đạo, chứng vào Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Cho nên gọi: Niệm Phật là tiêu chuẩn thành Phật.



TỬ NGƯƠN

 

TỬ NGƯƠN đại sư, con nhà họ Mâu, quê ở Bình Giang, huyện Côn Sơn. Mẹ là Sài thị nằm mơ thấy một đức Phật vào nhà, hôm sau sanh ra ngài, nhân đặt tên là Phật Lai. Lớn lên, ngài đến chùa Diên Tường xuất gia, tu tập về môn Chỉ Quán. Một hôm, trong định nghe tiếng quạ kêu, ngài bỗng nhiên đại ngộ.

Từ đó, đại sư quy tâm về miền An Dưỡng, tự hiệu là Vạn Sự Hưu, trong cảnh thuận nghịch ghét thương, chưa từng động niệm. Mến phong thái Bạch Liên Xã của Viễn công ở Lô Sơn, ngài khắp khuyên người quy y Tam bảo, thọ trì Ngũ giới, niệm Phật năm câu để chứng minh năm giới và kết tịnh duyên. Đó là ý của đại sư muốn cho mọi người tịnh Ngũ căn, đắc Ngũ lực, thoát khỏi cảnh đời Ngũ trược về nơi Tịnh độ vậy. Ngài rút tuyển những yếu ngôn trong đại tạng, biên soạn thành quyển Thần Triêu Sám Nghi, thay thế chúng sanh trong pháp giới lễ Phật sám hối, cầu sanh Cực Lạc. Sau đại sư đến ven hồ Điện Sơn, lập ra Bạch Liên Sám Đường, suất lãnh hàng tăng tục đồng tu tịnh nghiệp. Trong khi ấy, lại soạn thuật quyển Viên Dung Tứ Đọ Tam Quán Tuyển Phật Đồ, để khai thị phần nhãn mục của Liên tông. Ngài có làm bài kệ để khuyên người phát tịnh nguyện như sau:

 

Muôn pháp từ tâm sanh
Muôn pháp từ tâm diệt.

Đức Phật Đại Sa môn

Xưa đã từng tuyên thuyết
Trì giới không Tín, Nguyện
Chẳng được sanh Tịnh độ
Duy được phước Nhơn, Thiên
Phước hết luân hồi khổ.


Xem kinh không mắt huệ
Chẳng rõ Phật thâm ý

Đời sau được thông minh
Tâm loạn khó thoát ly.
Sao bằng niệm Phật tốt
Khỏi danh lợi bôn ba
Đi ngồi hằng tịnh niệm
Chính là A Di Đà.


Nếu giữ giới tu phước
Hồi hướng lại càng tốt

Như thế sanh Tây phương
Ngàn người chẳng sót một
Thuyết giáo có Thích Ca
Nhiếp thọ, đức A Di
Chư Phật đều hộ niệm
Chư Thiên khéo hộ trì.


Niệm Phật được gần Phật
Công đức chẳng chi hơn

Sẽ ngồi nơi đạo tràng
Chuyển bánh xe pháp lớn!
Ví như gái nhà nghèo
Thai nghén vua Chuyển Luân
Chư Thiên thường mến hộ
Gái nghèo chẳng biết mừng.


Trong bụng có con quý
Ngự trị khắp quần lê
Nay người niệm Phật đây
Ý cũng đồng như thế!
Nhớ Phật, thường niệm Phật
Không lâu sẽ thành Phật
Phật hộ niệm giữ gìn
Phải nên tự biết mình.


Đừng mơ ước đời sau
Được sang giàu tốt số
Bởi niệm Phật phước to
Sẽ sanh về Tịnh độ!
Ví như nhà kẻ nghèo
Dưới đất có kho báu
Tạng thần hằng giữ gìn
Chẳng cho mất trân bảo.


Người nghèo không tự biết
Nhà mình có báu châu
Đi khắp nơi làm mướn
Lo cơm áo khổ cầu!
Niệm Phật cũng như thế
Đầy đủ tạng Như Lai
Mà mong cầu việc nhỏ
Đó là ý niệm sai.


Lại như nhà người bịnh
Có trữ sẵn thuốc tiên

Bịnh nhơn không biết thuốc
Làm sao được lành yên?
Ngày đêm nằm trở trăn
Đau nhức hằng khóc kể
Niệm Phật nguyện sai lầm
Ý cũng đồng như thế!


Phải biết tâm niệm Phật
Hay diệt tham sân si
Hay làm kho báu lớn
Hay làm đại lương y.
Hay thành Pháp vương tử
Hay thành đấng Như Lai
Che chở và tế độ
Cứu khổ khắp muôn loài.


Đừng nghĩ mình phàm phu
Không được sanh Tịnh độ
Chỉ giữ giới trì trai
Sau làm người đắc ngộ.
Lần lượt gắng tiến tu
Mới được sanh về Tây
Thấy nhiều kẻ tu hành
Thường nói như thế ấy.


Chẳng hợp thệ nguyện Phật
Không hợp ý trong kinh
Tà kiến che mê tâm
Luân hồi tự khổ mình!
Đời nầy không vãng sanh
Một lầm, trăm ngàn lầm
Nên người niệm Phật phải
Tin Di Đà nguyện tâm!


Lời Phật hằng chân thật
Không một điểm dối hư
Phải tinh tấn phát nguyện
Đừng tưởng nghĩ tà tư.
Niệm Phật, cầu vãng sanh
Như gió giúp sức lửa
Chẳng khó nhọc nên công
Chư Phật đều ấn hứa.


Gặp báu lại chịu nghèo
Gặp cơm cam đói khổ
Quê thay kẻ mê lầm!
Làm sao được tế độ?
Nay viết kệ phụng khuyến
Xin lần lượt truyền thay
Vì mọi người lưu thông
Làm Sứ giả Như Lai.


Đó mới là con Phật
Mới thật báo ân Phật
Đồng tu tín nguyện hạnh
Về Cực Lạc trường xuân!

 

Năm Càn Đạo thứ hai, đại sư phụng chiếu tới điện Diên Thọ giảng thuyết về pháp môn Tịnh độ, được vua tứ hiệu là Từ Chiếu Tông Chủ. Đến ngày 23 tháng ba, ngài bảo các môn đồ rằng: “Hóa duyên đã mãn, ta sắp về Tây!” Rồi chắp tay từ biệt đại chúng, lặng lẽ mà thị tịch. Tới ngày 27, sau khi làm lễ trà tỳ, được Xá lợi vô số. Đại sư có tập Di Đà Tiết Yếu lưu hành nơi đời.

 

LỜI BÌNH:


Tử Ngươn đại sư là bậc cổ Phật nương bi nguyện tái lai để độ sanh, thị hiện xuất gia tham thiền được đại triệt đại ngộ.

Nhưng một đời ngài chỉ thuyết hóa bình thường giản dị, khuyên người giữ giới niệm Phật cầu sanh Tây phương. Như thế đủ chứng tỏ lời cổ đức dạy:

 

“Pháp môn Tịnh độ cao siêu mầu nhiệm, duy Phật với Phật mới rõ biết cùng tận. Pháp môn nầy khế hợp với bản hoài độ khắp chúng sanh của chư Phật”.

Comments

Popular posts from this blog