ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



48) Di Ðế Rị Dạ

 

DI ĐẾ RỊ DẠ. Hán dịch là “chánh lượng”.

Cũng dịch là “đại lượng”; nghĩa là số lượng rất nhiều, không đếm được.

Còn dịch là “đại từ bi tâm” nghĩa là tâm từ bi quá rộng lớn, không có ngằn mé. Tâm từ bi này bảo hộ che chở cho tất cả mọi loài chúng sanh và giúp cho họ được an vui, khiến cho chúng sanh thể nhập với bản tâm của mình, thoát khỏi sợ hãi và tránh xa mọi tai ương.

 

Đây là Tích-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp. Trên đầu Tích Trượng có chín vòng tròn bằng đồng. Lúc xưa, người xuất gia đi đâu cũng mang theo tích trượng. Mỗi khi đi đường, chín vòng kim loại này sẽ tạo nên âm thanh, báo động cho các loài côn trùng tránh xa để khỏi bị dẫm đạp lên mình. Tích trượng là một loại pháp khí trong Phật giáo. Bồ tát Địa Tạng thường dùng Tích trượng như là chìa khóa để mở cửa các địa ngục. Vì vậy nên hành giả tu tập ấn pháp này phải nuôi dưỡng lòng từ bi rộng lớn, phát nguyện cứu giúp cho toàn thể mọi loài chúng sanh.




ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


48. Di Đế Rị Dạ


MAITRIYÉ  (MÉT TRI DÊ)



BỔN-THÂN NGÀI  ĐẠI-XA  BỒ-TÁT



Kệ tụng :


 

Từ bi thị hiện hóa ác nhân

Đắc đại an ổn mộng thần thanh

Cánh hoạch phước báo vô hữu tận

Bồ đề bát nhã tự hành thâm





THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp





NAM-MÔ BỔN-THÂN NGÀI  ĐẠI-XA  BỒ-TÁT MA-HA-TÁT


Tích-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Ba Mươi Ba



Di Đế Rị Dạ [48]


Án-- na lật thế, na lật thế,
                                             na lật tra bát để, na lật đế  na dạ bát nảnh,
                                                                                hồng phấn tra.




Kinh nói rằng: “Nếu vì lòng Từ-bi muốn cho tất cả Chúng-sanh được nh sự che chở
                        giúp đỡ, nên cầu nơi Tay cầm cây Tích-Trượng.”





Thần-chú rằng: Di Đế Rị Dạ [48]


Chơn-ngôn rằng: Án-- na lật thế, na lật thế,

                                   na lật tra bát để, na lật đế  na dạ bát nảnh,

                                   hồng phấn tra.




Kệ tụng:



Đại từ đại bi cứu quần sinh

Đại hỷ đại xả ích hàm manh

Đại nguyện đại nhân bồ tát đạo

Đại hùng đại lực Phật quả thành.



MAHAKARUNA DHARANI



48. MAITRIYÉ 

 

MAITRIYÉ means “proper measure.”

It also means “great measure,” that is, a great number.

It also means “great compassion heart.” The compassion heart is great in that it has no boundaries. It protects all living beings and leads them to attain happiness. They return to the origin, avoiding all fear and calamities.

 

This is The Pewter Staff Hand and Eye. The Pewter Staff has nine rings on top, and in the past, those who had left home carried The Pewter Staff when they went walking, and with every step they took the nine rings made a sound, warning all the tiny insects to get out of the way so that they wouldn’t get stepped on. The Pewter Staff  is a Buddhist Treasure. Earth Store Bodhisattva always carries one and uses it as a key to open the gates of hell. If you cultivate this Hand and Eye, your great compassion heart will mature, and you can rescue and protect all living beings.

 


MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



48. MAITRIYÉ 


Kindly displaying a compassionate air, he transforms evil people,

Who feel so secure that even in dreams their spirit is clear.

The reward of blessings they attain is infinite and boundless as well.

Bodhi prajna arises from our own profound practice.




THE FORTY-TWO HANDS



33. The Tin Staff Hand and Eye

The Sutra says: “For covering and protecting all beings with compassion, use the Tin
                         staff Hand.”

The Mantra: Mi di li ye


The True Words: Nan. Nwo li ti. Nwo li ti. Nwo li ja bwo di.

                           Nwo li di nwo ye bwo ning. Hung pan ja.



The verse:


Great compassion and great mercy rescue living beings.
Great joy and great giving benefit all that lives.
Great vows and great kindness are the Bodhisattva Way.
Great courage and great strength bear the Buddha fruit.



with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ 99

 

Ẩn tu sng chết việc ưu tiên

Kinh cảm luân hồi trải khắp miền !

Sa đọa ba đường như đại địa

Móng tay cát bụi cõi nhơn thiên !

 

NHƯ Ý : Khi xưa Đức Thế Tôn Bảo ngài A-NAN, Chúng-sanh bị đạo vào 3 đường ác là Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh rất nhiều ví như cát đất của miền ĐẠI ĐỊA. Ngược lại, Chúng-sanh được sanh lên cõi Trời, Người rất ít như cát bụi dính ở móng tay, con Người khi chết rồi tùy nghiệp mà luân chuyển , như THẬT-HIỀN Đại-sư đã nói:

 

“Siêu-đọa phút giây xuống lên Muôn-nẻo,  Cửa-qủy sớm đi rồi chiều lại, Âm-ty nay Thoát mãi mai Vào,  Làm-lành khó như leo lên Non-cao, Tạo-ác  quả dễ như tụt Xuống-dốc, Do đó trong nẻo Luân-hồi sự khổ lại chiếm phần nhiều”.  

 

Cho nên, đối với Người TU vấn đề giải quyết việc Sống-chết là điều thiết yếu Trước-nhất.

 



Biết Khổ

Phải Ý Thức Đến Sự Giải Thoát

 


Khi còn tại thế, một hôm đức Phật dùng móng tay vít lên chút đất, rồi hỏi A Nan:

“Đất ở móng tay ta sánh với đất ở miền đại địa, cái nào nhiều hơn?”

 

Ngài A Nan đáp:

“Bạch Thế Tôn! Đất của miền đại địa nhiều hơn đất của móng tay vô lượng phần không thể thí dụ!”

 

Phật bảo:

“Cũng thế, A Nan! Chúng sanh sanh lên cõi trời người, như đất ở móng tay, đọa xuống ác thú, như đất của miền đại địa!”

Thí dụ trên là những tiếng chuông mai để cho người tu xét suy tỉnh ngộ.

 

Nhiều kẻ không tin thiên đường, địa ngục, nhưng các cõi ấy xác thật là có, trong kinh đức Phật đã chỉ bày rành rẽ, chỉ vì mắt phàm không thấy biết mà thôi. Gần đây nhật báo có đăng nhiều chuyện thuộc phần siêu linh, chẳng hạn như việc ông Hai Huệ bị bắt xuống âm ty. Lại cô Ba Cháo Gà ở chợ Vòng Nhỏ tại Định Tường cũng tường trình việc hình phạt ở âm phủ trong quyển Địa Ngục Ký.

Đây có lẽ là chư Thiện Thần vì thấy người trần thế chìm trong biển tham sân si, nên dùng quyền cơ đưa người xuống địa ngục, để khi trở về nhơn gian thuật lại cho quần chúng biết đường tội phước, mà dứt dữ làm lành.

 

Tóm lại, ba cõi đều vô thường, các pháp hữu vi không có chi là vui (Tam giới giai vô thường. Chư hữu vô hữu lạc - Kinh Pháp Hoa). Người niệm Phật phải cầu sanh về Tây Phương để thoát vòng sống chết luân hồi; lần lần tu chứng đến cảnh thường, lạc, ngã, tịnh của Niết Bàn, chớ không nên cầu sự phước lạc hư giả ở thế gian. Niệm Phật như thế mới hợp với mục đích giải thoát, với tâm từ bi cứu khổ ban vui của đức Thế Tôn.

 

Và muốn được như vậy hành giả phải thường quán sát suy tư về BÁT KHỔ của kiếp người cho đến nỗi khổ vô tận vô biên trong sáu cõi. Nếu chẳng quán như thế, thì tâm cầu giải thoát khó sanh, ý nguyện về Tây Phương không thiết, làm sao ngày kia bước lên bờ Giác, dùng con thuyền Bát Nhã độ khắp bến mê?

Khi xưa đức Phật đã than: “Trong đời mạt pháp, các đệ tử ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít ai quan niệm đến vấn đề sanh tử!” Không tha thiết đến sự liễu thoát sanh tử là vì thiếu tri giác, do bởi không thiết thật quán xét nỗi khổ trong kiếp luân hồi. Những người này chẳng những phụ ơn Phật, mà cũng phụ cả chính mình, thật đáng tiếc thương đau xót!

 

Vì thế, cổ đức đã than:

 

Vừa khỏi bào thai lại nhập thai.

Thánh nhơn trông thấy động bi ai!

Huyễn thân xét rõ toàn nhơ nhớp.

Thoát phá mau về tánh bản lai.

 

 

Thứ Ba Mươi Chín

Hóa Phật đảnh thượng pháp tối kỳ
Phổ cứu quần sinh xuất hãm ni
Công viên quả mãn siêu tam giới
Tức hoạch giác giả thọ thánh ký.



Bồ-Ðà Dạ [47]

Án-- phạ nhựt-rị ni,

                                     phạ nhựt-lảm nghệ, tát-phạ hạ.

 


BÀI KỆ THỨ 91


Một câu A Di Đà
Các quả vị tiểu thánh
Chuyển tâm hẹp gồm đưa
Hướng về Vô thượng thừa.

(Nhứt cú Di Đà
Hóa kiêm tiểu Thánh
Hồi hiệp liệt tâm
Hướng Vô thượng thừa.)

 

LƯỢC GIẢI


Tiểu thánh tức là các quả thanh văn, Duyên giác gồm: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, Bích Chi Phật. Hàng tiểu thừa lấy cảnh Sanh không Niết bàn làm quả vị cứu cánh, chỉ cầu mong cho mau thoát ly nỗi khổ sống chết luân hồi trong ba cõi. Các vị này không phát thệ nguyện rộng lớn, trên cầu Phật quả vô thượng dưới độ tất cả chúng sanh, như những bậc Bồ tát, cho nên đức Thế Tôn chê là tâm nhỏ hẹp.

Môn Niệm Phật là pháp Đại thừa, nên có thể chuyển tâm nhỏ hẹp của hàng Tiểu thừa, đưa các quả vị Thanh văn, Duyên giác hướng về Vô thượng của Phật đạo.

 

Một câu A Di Đà
Các quả vị tiểu thánh
Chuyển tâm hẹp gồm đưa
Hướng về Vô thượng thừa.

(Nhứt cú Di Đà
Hóa kiêm tiểu Thánh
Hồi hiệp liệt tâm
Hướng Vô thượng thừa.)

 

LƯỢC GIẢI


Tiểu thánh tức là các quả thanh văn, Duyên giác gồm: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, Bích Chi Phật. Hàng tiểu thừa lấy cảnh Sanh không Niết bàn làm quả vị cứu cánh, chỉ cầu mong cho mau thoát ly nỗi khổ sống chết luân hồi trong ba cõi. Các vị này không phát thệ nguyện rộng lớn, trên cầu Phật quả vô thượng dưới độ tất cả chúng sanh, như những bậc Bồ tát, cho nên đức Thế Tôn chê là tâm nhỏ hẹp.

Môn Niệm Phật là pháp Đại thừa, nên có thể chuyển tâm nhỏ hẹp của hàng Tiểu thừa, đưa các quả vị Thanh văn, Duyên giác hướng về Vô thượng của Phật đạo.


ĐẠO TRIỆT

 

Thích Đạo Triệt, người ở Tiền Đường, xuất gia nơi chùa An Ẩn tại đỉnh Bán Sơn. Ban sơ, sư phỏng đạo với các bậc thiền lão ở chùa Cao Mân và Sùng Phước. Sau thời gian tham cứu, Đạo Triệt phát ngộ được tánh bản lai. Kế đó lại chuyển hướng chuyên tu về Tịnh độ.

Thời gian sau, sư đến ở am Văn Thù gần cầu Đã Phạn ngoài cửa bắc thành Hàng Châu bốn mươi dặm. Nơi đây, Đạo Triệt đóng cửa định kỳ hạn nhập thất. Trong thất không để vật chi bề bộn, ngoài bàn Phật chỉ có một ghế, một giường nằm mà thôi. Kiết thất được vài hôm, bỗng vướng bịnh càng lúc càng khốn đốn. Sư phấn chấn tự bảo:


“Tu hành chính vì giải thoát sự khổ sống chết luân hồi,

Tại sao lại nhân chút bịnh mà ngưng bỏ?”

 

Rồi quyết liều mình buông xả thân tâm, niệm Phật rất chí thiết. Mấy ngày sau bỗng có kim quang chiếu sáng cả thất. Trong quang minh đức A Di Đà hiện thân, đưa tay vàng xoa đầu, cơn bịnh liền tiêu tan, thân thể thêm khỏe mạnh. Từ đó sư được Niệm Phật tam muội, đi đứng nằm ngồi đều không khởi vọng niệm. Sau ba năm như thế, vào ngày rằm tháng ba, sư ra thất. Đại chúng thỉnh lên tòa thuyết pháp. Khai thị xong, sư bảo chúng rằng:


“Sau ngày rằm tháng bảy tới,

Tôi sẽ về Tây phương.

Vào thời gian đó,

Xin đại chúng đến niệm Phật để trợ duyên!”

 

Thời kỳ hạn chúng tề tựu về, thấy Đạo Triệt đang thiết lễ Vu Lan Bồn. Trong chúng có vài vị thay mặt đến nhắc lại lời nói khi trước.


Sư bảo:

“Việc ấy quả có,

Nhưng xin hãy đồng dự hội Vu-Lan,

Nán đợi vài hôm nữa”.

 

Rạng ngày, Đạo Triệt cho mời vị Tăng quen ở chùa Sùng Phước đến, xin thay làm Trụ trì am Văn Thù. Ngày kế, thiết tiệc chay từ giã đại chúng. Đến giờ ngọ, vào bảo khám ngồi nhắm mắt mà thoát hóa. Giây phút bỗng tỉnh lại, gọi chúng bảo rằng:

 

“Nay tôi cùng chư vị vĩnh biệt,

Chẳng thể không có một đôi lời để niệm tình:

Nỗi khổ ở Ta Bà vô cùng không thể nói hết,

Sự vui miền Cực Lạc cũng vô ngần không thể diễn tả!

Nếu các vị ghi khắc điều nầy,

Xin hãy gắng niệm A Di Đà Phật,

Tất ngày kia sẽ có cơ duyên gặp nhau.

Như lầm lạc để lỡ qua kiếp nầy,

Thì phải sống trong đêm dài luân hồi sáu nẻo,

Thống khổ không cùng không tận!

 

Hãy nhớ lấy! Nhớ lấy!”

 

Nói xong liền viên tịch, hưởng dương bốn mươi tám tuổi. Lúc bấy giờ nhằm đời Thanh, niên hiệu Càn Long thứ mười chín.

Comments

Popular posts from this blog