ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
41) Hô Lô Hô Lô Ma Ra
Hô lô hô lô ma ra. Hán dịch là “Tác pháp như ý”. Cũng dịch là
“Tác pháp mạc ly ngã”.
Đây là Ngọc-Hoàn
Thủ
Nhãn Ấn Pháp. Trong bốn mươi hai ấn pháp, khi hành giả hành
trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này được gọi là “tác pháp”. “Như ý” nghĩa là
tùy theo tâm nguyện đều được như ý. Khi hành giả tu tập thành tựu ấn pháp này
rồi, thì mọi việc đều được như tâm nguyện nên gọi là “Như ý”.
Còn “Tác pháp mạc ly
ngã” có nghĩa chính hành giả là người tu tập, không phải người nào khác. Nên
khi hành giả tác pháp này, thì ấn pháp không rời khỏi hành giả và hành giả
không rời khỏi ấn pháp. Pháp và ngã là một. Thế nên chẳng có pháp và cũng chẳng
có ngã, pháp chấp và ngã chấp đều không. Đó là ý nghĩa của “Tác pháp mạc ly ngã”.
Hành trì “Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp”. Có thể khiến tất cả chúng sanh đều vâng
theo sự giáo hóa của hành giả. Dạy họ tu pháp gì, họ đều tu theo pháp môn ấy
không sai lệch.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra
HULU HULU PRA (HU LU HU LU BỜ RA)
BÁT-BỘ QỦY-THẦN VƯƠNG
Kệ tụng :
Quán âm thị hiện quỷ thần vương
Hàng phục chư ma thủ quy chương
Nhất thiết chúng sanh y giáo hối
Cường giả điều nhu nhược giả xương
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
NAM-MÔ HỘ-PHÁP CHƯ-TÔN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT
Chơn-ngôn rằng: Án-- bát na hàm vị ra dã, tát-phạ hạ.
Kệ tụng:
Kinh thiên động địa dịch quỉ thần
Hô phong hoán vũ đàm tiếu trung
Nam cung nữ kính đồng lễ bái
Tân chủ hòa hợp đạo đại hưng.
MAHAKARUNA DHARANI
41. HULU HULU PRA
HULU HULU PRA means
“doing Dharma as-you-will.” It also means “the doing of Dharma is not separate
from me.”
It is the Jade ring Hand and Eye. Our
cultivation of the Forty-two Hands and Eyes is called “doing Dharma.”
“As-you-will” means accordance with the way we wish it to be in our hearts.
When we have perfected the cultivation of Hand and Eye, it is “according to our heart, as-we-will.”
“The doing of Dharma is not separate
from me” means that in cultivation it is oneself who must cultivate. One must
do it oneself. As I cultivate the Dharma, the Dharma is not apart from me and I
am not apart from it. The Dharma and I are one. Then, there is neither Dharma
nor me, and the two attachment of self and Dharma are emptied. There is no
attachment to self and no attachment to Dharma. That is what is meant by “not separate from me.”
The Jade Ring Hand and Eye,
when cultivated, can cause all beings to obey your instructions. They will
cultivate whatever dharma you tell them to cultivate, most obediently.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
41. HULU HULU PRA
Contemplating
Sounds appears as a king of ghosts and spirits.
Who
forces the demons to submit and follow the rules and regulations.
Each
and every being relies on the teaching and instructions.
The strong are pacified, and the weak are able to flourish.
The Sutra says: “For male and female servants, use the Jade Ring hand.”
The Mantra: Hu lu hu lo mwo la.
The True Words: Nan. Bwo nwo syin wei la ye. Sa wa he.
The verse:
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 90
Ẩn tu mạt-kiếp thấy lời ghi
Trước mất Lăng Nghiêm pháp diệu kỳ
Lần lượt các kinh đều diệt hết
Duy còn Phật hiệu độ cơ-nguy.
NHƯ Ý : Theo lời HUYỀN KÝ của Phật, thì Thời Mạt Kiếp về sau, Trước Tiên Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm diệt mất, đức Như-Lai thương xót, dùng sức BI NGUYỆN lưu trụ Kinh Vô-Lượng-Thọ 100 năm để ĐỘ SANH, sau khi các Kinh đều Tuyệt Tích.
Thiên Như Thiền Sư cũng bảo :
“Sau Thời Mạt Pháp các kinh diệt hết, chỉ còn 4 Chữ A Di Đà Phật để độ chúng sanh”.
Nầy Vi-Đề-Hy, trong pháp hội Thủ-Lăng-Nghiêm, TÔI đã trình bày nhân địa tu hành Nhĩ Căn Viên Thông cho đại chúng.
Nhưng, thời Mạt pháp các kinh điển dần dần ẩn mất, mà nên biết kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, sẽ bị diệt trước nhất, tiếp sau là kinh Lăng-Già, kinh Kim-Cương, kinh Ma-Ha Bát-Nhã, kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa ... Nếu không nương nhờ PHÁP NIỆM PHẬT thì rất khó chứng đắc Nhĩ Căn Viên Thông.
Bởi vì sao ?
Bởi vì Niệm Phật Tam-muội chính là món Viên-thông đệ nhất.
KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT
Đời Diêu Tần, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn-văn ra Hán-văn
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ, đức Thích Tôn có lời huyền ký:
“Đời tương lai kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng từ bi thương xót, riêng lưu trụ kinh này (Vô Lượng Thọ Kinh) trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp kinh này, tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ”
(Đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫn, đặc lưu thử kinh chỉ trụ bá tuế. Kỳ hữu chúng sanh trị tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ. - Vô Lượng Thọ Kinh).
Ngài Thiên Như thiền sư, sau khi đắc đạo cũng đã khuyên dạy:
“Mạt pháp về sau, các kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa địa ngục”
(Mạt pháp chi hậu, chư kinh diệt tận, chỉ lưu A Di Đà Phật tứ tự cứu độ chúng sanh. Kỳ bất tín giả, ưng đọa địa ngục. – Thiên Như ký ngữ).
Bởi đời mạt pháp về sau khi các kinh đều ẩn diệt, chúng sanh căn cơ đã yếu kém, ngoài câu niệm Phật, lại không biết pháp môn nào khác để tu trì. Nếu không tin câu niệm Phật mà tu hành, tất phải bị luân hồi. Và trong nẻo luân hồi, việc lành khó tạo, điều ác dễ làm, nên sớm muộn gì cũng sẽ bị đọa địa ngục.
Niệm Phật Thập Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Bây giờ là thời Mạt pháp đấu tranh kiên cố, mà chúng ta có thể tu trì Phật pháp, làm cho Phật pháp còn mãi ở đời, hành trì sự nghiệp của Chánh pháp, mỗi ngày tụng trì chú Lăng Nghiêm, như thế là chúng ta giúp đỡ cho toàn thế giới này vậy! Tại sao thế? Bởi vì nếu thế giới này không còn một ai tụng chú Lăng Nghiêm cả, thì thế giới sẽ sớm đi đến chỗ hủy diệt.
Bấy giờ tất cả yêu ma quỷ quái, ly mị vọng lượng, đều xuất hiện. Hiện tại vì sao chúng không dám xuất hiện? Vì ở thế giới này vẫn còn có người trì tụng chú Lăng Nghiêm, tu 42 Thủ Nhãn của chú Ðại Bi, tu pháp môn ngàn tay ngàn mắt, nên yêu ma quỷ quái kiêng sợ, không dám xuất hiện, hoành hành.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Lược Giảng
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Hán dịch: Dao Tần, Tam-tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập.
Giảng thuật: Hòa Thượng Tuyên Hóa,
Vạn Phật Thánh Thành, Hoa Kỳ.
Tuy biết con đường CHƠN THẬT ( NHĨ CĂN VIÊN-THÔNG) chứng nhập CHƠN TÂM, nhưng trải qua các địa vị tu chứng gặp phải 50 loại ma chướng cùng với tập khí nhiều đời khó đoạn trừ, nếu MÊ MỜ CHƠN TÁNH, tự nghĩ rằng mình đã CHỨNG THÁNH, THÀNH PHẬT thì sẽ đi vào TÀ MA NGOẠI ĐẠO, khó CÓ NGÀY quây đầu trở lại theo CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT.
Cho nên, PHẬT BỒ-TÁT dạy phải trì “CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM, TU 42 THỦ-NHÃN CỦA CHÚ ĐẠI-BI" thì không bị những TẬP KHÍ NHIỀU ĐỜI cùng MA-CHƯỚNG đến phá HOẠI CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT THẲNG đến qủa DIỆU-GIÁC của CHƯ PHẬT.
LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ có 5 hội:
HỘI THỨ NHẤT
TỲ-LÔ-GIÁ-NA CHÂN PHÁP HỘI
( VAIROCANA SATTHATA PATTRAIN )
Đây là “TỲ-LÔ-GIÁ-NA CHÂN PHÁP HỘI”, có nghĩa: Những lời bí mật của 12 pháp môn đoạn dưới đều từ nơi PHÁP-THÂN hay TỲ LÔ CHÂN TÁNH LƯU LỘ RA.
HỘI THỨ HAI
THÍCH-CA ỨNG-HÓA HỘI
( SAKYAMUNI SATATHA PRASASITA)
Đây là “THÍCH-CA ỨNG-HÓA HỘI” hay LĂNG NGHIÊM GIÁO CHỦ HỘI, có nghĩa: Năm bộ Tam-Bảo trong thần chú gồm chư DƯỢC-XOA, THẦN-VƯƠNG, KIM-CANG MẬT-TÍCH, cho đến tất cả Pháp môn, đều do đức Phật Thích Ca và chư Phật THỊ HIỆN RA.
HỘI THỨ BA
QUÁN-THẾ-ÂM HIỆP-ĐỒNG-HỘI
(AVALOKITE SHVARAYA SUPARANA MAHA PAYUH PATTAYA)
Đây là “QUÁN-THẾ-ÂM HIỆP-ĐỒNG-HỘI”. Bốn môn trong đây đều là do đức Quán-Thế-Âm trên đồng dưới hiệp, VIÊN-THÔNG TU CHỨNG chẳng thể nghĩ bàn, đức mầu VÔ-TÁC thành tựu một cách tự-tại.
HỘI THỨ TƯ
KIM-CANG-CHIẾT-NHIẾP-HỘI
(VAJRA PANIYA SATTATHA PATTRA)
Đây là “KIM-CANG-CHIẾT-NHIẾP-HỘI”, do HỎA-THỦ-KIM-CANG BỒ-TÁT KHAI HIỂN, nên chư Kim-Cang-Tạng-Vương sau khi nghe niệm chú, đều dùng sắc lịnh để hộ vệ, đối với kẻ ác thì chiết phục, với kẻ thiện thì nhiếp thâu.
Chư Kim-Cang Mật-Tích cũng đều hiện phần bản tích ứng hóa của mình.
HỘI THỨ NĂM
VĂN-THÙ-PHÚ-HỘ-HOẰNG-TRUYỀN-HỘI
(MANJUSRI SATTVA SITATA PATTRAI)
Đây là “VĂN-THÙ-PHÚ-HỘ-HOẰNG-TRUYỀN-HỘI”. Đức Văn-Thù hay Mạn-Thù-Thất-Lỵ sau khi lãnh chú đến che chở hộ trì rồi thay đại chúng thưa hỏi pháp môn tu. Nếu chẳng phải là bậc đại trí đức thì không thể thông hiểu và hoằng truyền pháp môn nầy.
Năm hội trên tượng trưng cho NGŨ-TRÍ ĐẢNH của Tỳ Lô Giá Na. Hiệp cả năm hội lại gọi chung là PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ CỨU CÁNH KIÊN CỐ ĐẠI BẠCH TÁN CÁI THẦN CHÚ.
(VSNISA JVALA SURAM GAMA MAHA SITATA PATTRAM)
(Hòa Thượng Thích THIỀN-TÂM)
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ
MA HA TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ là trên ĐẢNH PHẬT phóng ra 10 đạo hòa QUANG bách bảo và TỤ lại trên ĐẢNH CHÚNG-SANH trong Pháp Giới, khi tụng Thần Chú Thủ-Lăng Nghiêm.
Đây là Hóa Thân Phật dùng THẦN CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM để “ẤN-TÂM” cho Qúy-vị sẽ thành Phật trong vị lai.
ĐẠI (Lớn) là “THỂ” của Chú Lăng Nghiêm, không đối đãi phân biệt, biến khắp tận cùng hư không pháp giới, nên gọi là MA-HA.
BẠCH (Trắng) là “TƯỚNG” của Chú Lăng-Nghiêm, thanh tịnh không ô nhiễm, nên gọi là TÁT ĐÁT ĐA.
TÁN CÁI (Tàng Lọng) là “DỤNG” của Chú Lăng Nghiêm, có khả năng che chở, bảo hộ, TRUỞNG DƯỠNG THIỆN CĂN, TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG TRONG VÔ LƯỢNG KIẾP, KHÔNG TRẢI QUA 3 A-TĂNG KỲ, MÀ QÚY VỊ CŨNG CHỨNG ĐƯỢC PHÁP THÂN, nên gọi là BÁT ĐÁT RA.
CỨU CÁNH KIÊN CỐ là ĐẠI ĐỊNH THỦ LĂNG NGHIÊM, định này là VUA trong các định.
THẦN là thần diệu linh thông, khó mà suy lường được.
CHÚ là khi qúy vị TỤNG , thì có công năng PHÁ TÀ LẬP CHÁNH, tiêu trừ nghiệp ác, phát sanh phước đức căn lành.
TRÊN ĐẢNH CỦA PHẬT TỲ LÔ GIÁ NA (PHẬT PHÁP-THÂN) LƯU LỘ RA NGŨ-TRÍ. CHO NÊN, GỌI LÀ “NGŨ-TRÍ” ĐẢNH CỦA TỲ -LÔ-GIÁ-NA.
1) PHÁP GIỚI TRÍ
TRÍ cùng khắp hư không, vì dùng LƯỚI ĐẠI QUANG MINH chiếu khắp PHÁP GIỚI CHÚNG SANH. CHO NÊN, GỌI LÀ PHÁP GIỚI TRÍ.
2) ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ
3) BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ
4) DIỆU QUÁN SÁT TRÍ
5) THÀNH SỞ TÁC TRÍ
Còn thời khóa chiều hôm, hành giả tụng Di Đà, Hồng danh bảo sám và Mông Sơn thí thực để giúp tiêu nghiệp, sanh phước và khởi bi tâm, thí thức ăn uống cho cô hồn ngạ quỷ, rồi niệm Phật đem công đức hồi hướng cầu cho mình và bốn ân ba cõi, tất cả loài hữu tình đều sanh về Tịnh Độ.
Cho nên hai thời khóa tụng đều do chư Bồ-tát, Tổ sư dùng trí huệ hiểu rộng thấy xa biên soạn ra để làm lợi vui cho tất cả chúng sanh, nếu bác bỏ chẳng những là thiển cận mà sợ e còn có tội với Phật pháp nữa.
Và sau rốt, xin mượn mấy lời để kết cuộc:
Biển lệ tràn đầy kiếp chuyển-luân
Ai người biết nghĩ tự thương thân?
Xuống lên sáu nẻo
Thống não vô ngần!
Con đường sa đọa khôn ly thoát
Huyễn thân mấy chốc
Tám khổ xoay vần!
Nhục vinh tài sắc bao nhiêu mộng
Niệm Phật tu hành một kiếp chân
Sớm mượn đài sen về Cực Lạc
Mới mong xa dứt lụy hồng trần
Nhọc nhằn mai lại tối
Già chết chợt đà gần!
Vô Nhất Đại Sư
Thứ Ba Mươi Bảy
Đa văn đệ nhất thuộc A Nan
Quảng học thiện ký Khổng Nhan Uyên
Độc tụng đại thừa thâm bát nhã
Trí huệ thao thao như dũng tuyền.
Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha.
Ma Ha Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha. [53-56]
Án-- a hạ ra, tát ra phạ ni,
nể dã đà ra, bố nể đế, tát-phạ hạ.
BÀI KỆ THỨ 22
Một câu A Di Ðà
Khiến được Ðại Tổng Trì
Chuyển hết tất cả vật
Sử dụng mười hai thì.
(Nhứt cú Di Ðà
Ðắc Ðại Tổng Trì
Chuyển nhứt thiết vật
Sử thập nhị thì.)
LƯỢC GIẢI
Ðại Tổng Trì là sự thông suốt nắm giữ tất cả pháp với tầm mức lớn lao rộng rãi. "Muốn được tất cả, phải bỏ tất cả". Ví như tấm gương sáng lớn mà đem vật gì che áng ở trước, dù là một bình hoa đẹp, tất chỗ đó mất sự chiếu soi tự tại.
Chơn tâm của chúng ta là tấm gương Ðại Viên Cảnh Trí, nếu chấp giữ một pháp nào, dù đó là Phật lý cao siêu mầu nhiệm, tất cũng sẽ bị kém mất sức chiếu soi tự tại, sự thông suốt tất cả pháp. Như thế làm sao được Ðại Tổng Trì?
Kinh nói: "Thấy biết mà giữ sự thấy biết là gốc vô minh. Thấy biết không giữ sự thấy biết, đó mới chính Niết bàn". (Tri kiến lập tri, tức vô minh bản. Tri kiến vô kiến, tư tức Niết Bàn).
Cho nên chuyên nhứt câu niệm Phật, xả bỏ tất cả, hành giả quyết sẽ được Ðại Tổng Trì, Ðại Tam Muội.
Kinh Lăng Nghiêm nói: "Nếu chuyển được vật, tức đồng với Như Lai". (Nhược năng chuyển vật, tức đồng Như Lai).
Chúng sanh tâm thường hướng ngoại, không biết các pháp là huyễn, cho nên bị cảnh lục trần xoay chuyển, như con trâu lâm cảnh xỏ giàm dắt đi, hằng chịu sự phiền não buộc ràng không được tự tại. Nếu quán xét các pháp là huyễn, giữ một câu Phật hiệu xoay chiếu vào trong thì tâm lần lần thanh tịnh tự tại, sẽ làm chủ được các pháp, không còn bị các pháp sai sử làm chủ nữa.
Ðó gọi là "chuyển vật" là đồng với Như lai. Trái lại, tức là bị vật chuyển, đồng với chúng sanh vậy.
Ấn Quang pháp sư bảo: "Một lòng không trụ, muôn cảnh đều nhàn!" (Nhứt tâm vô trụ, vạn cảnh câu nhàn).
Khi tâm trụ nơi các pháp thì thấy thời gian có lâu mau, bị cảnh giới làm cho loạn động, sanh niệm ưa, chán, ghét, thương, khổ, vui, cùng vô lượng phiền não. Như trên, khi hành giả giữ câu niệm Phật thanh tịnh, không để cho vật chuyển, thì trong mười hai thời của ngày đêm, hằng được nhàn nhã, tự tại, tùy ý sử dụng mọi sự, việc nào đáng làm trước hoặc làm sau đều theo tuần tự, chẳng khác vị Ðông y sĩ tùy nghi sử dụng các hộc thuốc của mình.
Tóm lại, nếu khéo biết tu hành thì cách tự tại sử dụng trong mười hai thời, sự làm chủ xoay chuyển các pháp, cho đến chứng đắc cảnh giới Ðại Tổng Trì, then chốt đều do ở nơi câu niệm Phật.
PHẠM NGƯƠN LỄ
Cư sĩ Phạm Ngươn Lễ tự Dụng Hòa, người đời Thanh, quê ở Tiền Đường. Thuở niên thiếu ông học Nho, tâm hạnh thành thật, thờ song thân rất có hiếu. Một độ, người cha đau, ông cắt thịt bắp vế sắc hòa với thuốc đem dâng, bịnh được lành. Mẹ là Dư thị ốm nặng, ông lại làm như thế một lần nữa, bịnh cũng thuyên giảm.
Không bao lâu, song thân đều quá vãng, vợ cũng kế tiếp mãn phần. Bấy giờ đang lúc tráng niên, Ngươn Lễ cảm khái cuộc thế vô thường, dẹp bỏ duyên trần, theo nhà dưỡng chân tu học đạo Tiên. Trải hơn mười năm như thế, công phu đã có đôi phần hiệu nghiệm. Sau nhân đọc sách của ngài Liên Trì, ông chợt tỉnh ngộ, đến chùa Vân Thê xin thọ tam quy ngũ giới. Ngươn Lễ giữ giới hạnh rất bền chắc, những thứ phục dụng bằng tơ tằm lông thú đều không dùng, bỏ hết lối tu cũ, chuyên về Tịnh độ. Đối với pháp quán tưởng, cư sĩ lại càng tinh mật. Trước kia khi thân mẫu sắp lâm chung tinh thần mờ loạn, cư sĩ khuyên chuyên lòng quán tưởng đức Quán Thế Âm, bà mẹ y lời làm theo. Vài hôm sau, bỗng nói: “Mẹ đã được Bồ Tát tiếp dẫn đến cảnh giới lạ mầu sáng đẹp!’’ Nói xong vui vẻ mà qua đời. Bởi duyên do đó, Ngươn Lễ rất tin sự hiệu nghiệm của môn quán tưởng.
Cư sĩ tánh hiền lành, ưa phóng sanh bố thí, giúp đỡ kẻ nghèo khổ hoạn nạn. Khi làm những việc từ thiện, ông rất siêng cần chu đáo, không nài mỏi nhọc. Gặp chư Tăng Ni, đều phát tâm tùy sức cúng dường không bỏ sót. Vì thế đương thời nghe tới tên Ngươn Lễ, hàng tăng tục đều biết và mến trọng.
Mùa hạ năm Đạo Quang thứ tám, cư sĩ đóng cửa nhập thất nơi Đại Động Các ở Thành Nam, định kỳ hạn trăm ngày niệm Phật. Một hôm đang khi ngồi tịnh, huyền công tu Tiên thuở trước bỗng phát hiện. Lúc ấy ông cảm thấy thanh khí của trời đất từ giữa hư không kết thành nhiều làn, liên tiếp đi vào đảnh, mũi, miệng, rồi thẳng xuống đơn điền, cùng với ngươn khí của mình hòa hợp. Bấy giờ thân tâm rất an ổn nhẹ nhàng và điềm lạc không thể thí dụ. Giây phút có một đứa anh nhi cao chừng vài tấc, từ đảnh môn xuất hiện. Đứa bé ấy bay liệng xung quanh đùa giỡn trải một thời gian, rồi do đảnh đầu trở vào. Từ đó về sau, mỗi khi tu đến mức cực tĩnh quên trần niệm, liền có anh nhi ra vào như trước. Ban sơ Ngươn Lễ tâm ý rất mừng, sau đó chợt nghĩ:
“Đây có phải là một trong năm mươi thứ ấm ma của kinh Lăng Nghiêm nói chăng? Nếu ta cho là kỳ đặc tất sẽ lạc vào bẩy tà. Vả lại người niệm Phật chí ở Tây phương, thánh cảnh không hiện, lại chuộng thứ nầy để làm gì?”
Do đó thường thường giác chiếu giữ chánh niệm, anh nhi mới không còn xuất hiện. Nhờ duyên nầy, cư sĩ mới khế ngộ sâu lý duy tâm, sức tín nguyện hạnh càng thêm thuần chắc, về sau ông thường bảo người rằng: “Cảnh giới ấy là cửa ải nguy hiểm nhứt thuở sanh bình. Nếu tôi không sớm giác tỉnh, tất sẽ lạc vào bàng môn. Thế nên biết sự tu hành cần phải tinh tường dè dặt!”
Mùa hạ năm Đạo Quang thứ mười một, Ngươn Lễ tĩnh dưỡng nơi chùa Tịch Chiếu ngoài cửa Thanh Thái. Ở địa phương nầy có bà họ Trầm lòa cả đôi mắt. Bà có chí niệm Phật, song bị con dâu thường ngăn trở. Cư sĩ nghe biết liền bảo: “Việc nầy có thể dàn xếp ổn thỏa. Hành động của cô dâu kia là do vì gia cảnh nghèo thiếu, nếu giúp cho sự sống tất mọi việc đều yên”. Nói đoạn ông vào thành quyên mộ, nhờ người giúp cho Trầm bà mỗi tháng vài đấu gạo. Bà dùng có dư chuyển giao cho người dâu, nên cô nầy hoan hỷ không còn ngăn trở nữa. Ngươn Lễ lại diễn nói sự lợi ích về niệm Phật cho nghe, và dạy bảo cách sám hối phát nguyện. Mấy tháng sau, một người hàng xóm của Trầm thị tới nói với cư sĩ: “Bà lão niệm Phật hôm trước, nay đã vãng sanh rồi!” Ngươn Lễ hỏi nguyên do, người ấy thuật lại từng việc:
Sau khi được sự giúp đỡ, bà lão siêng năng niệm Phật thế nào? Sám hối phát nguyện ra sao? Đến tháng vừa rồi, Trầm thị biết trước ngày về Tây phương, bảo cho cô dâu hay. Tới kỳ hạn, bà tắm gội thay y phục, ngồi chắp tay niệm Phật mà vãng sanh Trầm bà di chúc cho cô dâu nhờ chuyển lời tạ ơn Phạm công. Hiện thời bà vừa mãn phần chưa có quan quách và đồ tẩn liệm. Cô dâu định bán đứa con gái để lo sắm về việc ấy. Bây giờ phải làm thế nào?”
Ngươn Lễ nghe nói, liền bàn với các thiện hữu, góp chung được một số tiền, giao cho người hàng xóm đem đến giúp cô dâu. Hơn tuần sau, ông lại tới nhà hỏi thăm. Đến nơi thì người dâu tay đang cầm tràng chuỗi, miệng lâm râm niệm Phật. Thấy cư sĩ đến, cô vui mừng đón rước kính lời tạ ơn. Vừa ngồi xong, những người hàng xóm hay tin tề tựu, tranh nhau muốn biết mặt Phạm công. Rồi hết kẻ nọ tới người kia chuyền nhau thuật lại việc của bà họ Trầm, đại khái y như ông hàng xóm đã nói hôm trước. Họ lại chỉ một cô bé nói: “Khi mua quan quách tẩn liệm xong, hàng xóm đều bàn luận: Phạm công vốn người ở trong thành, mà còn chịu từ xa làm việc thiện. Chúng ta là tình lân lý, đâu nên làm khách bàng quan! Do đó tất cả mới chung góp tiền mua đất, đem quan tài của mẹ cháu và luôn linh cữu của chồng cháu đã quàn để từ lâu, đồng một ngày đem đi an táng!” Cư sĩ nghe nói vui vẻ ra về.
Mùa đông năm ấy, Ngươn Lễ đem những công việc từ thiện của mình làm còn dở dang lo tính toán kết thúc và chuyển giao trách vụ cho một liên hữu khác. Tháng giêng năm sau, cư sĩ đến riêng từng nhà các đồng bạn, ân cần khuyến khích tu hành, dường như kẻ sắp đi xa. Người con trai của cư sĩ có việc đến miền Tòng Giang, ông bảo: “Con đi ra ngoài, mọi việc nên khéo xử sự. Cha nay tuổi già, thảng có điều chi biến cố, cũng chớ nên kinh lo. Phải giữ bổn phận mình đối với trách vụ của người giao phó!” Nghe nói, cậu trai tuy hiểu biết, song chỉ cho đó là lời quá lo xa của người lớn tuổi mà thôi.
Đến ngày hai mươi bốn tháng giêng, Ngươn Lễ thức dậy sớm bảo gia nhơn rằng: “Hôm nay ta thấy trong người hơi mỏi nhọc!” Nói đoạn vẫn dùng cháo sáng như thường. Ăn xong, cư sĩ đi tản bộ đến trước nhà gần bên đứng bàng hoàng một khắc, rồi trở về ngồi ngay thẳng nơi giường niệm Phật. Con cháu trong nhà thấy hơi lạ hỏi thăm, ông khoác tay ra dấu bảo im lặng. Đến giờ Ngọ, tiếng niệm nhỏ lần rồi an ổn mà qua đời. Giờ Dậu ngày hôm sau nhập liệm, đảnh đầu hãy còn nóng. Bấy giờ nhằm năm Đạo Quang thứ mười hai, cư sĩ hưởng thọ sáu mươi ba tuổi.
LỜI BÌNH:
Xem cách thức Dụng Hòa lo kết liễu mọi việc, từ biệt bạn, dặn dò con, chẳng thể gọi là không dự biết trước giờ lâm chung. Nhưng tại sao ông lại không nói ra minh bạch? Theo thiển ý, sự biết trước ngày giờ quí ở chỗ tự biết để cho tâm được yên vững, không chủ đích để phô trương với mọi người. Huống chi nếu đến giờ mà bạn lành đều tụ họp, hoặc ra có sự lợi ích trợ đạo.
Thảng như quyến thuộc không nén được thế tình, vây quanh ngậm ngùi thương khóc, há chẳng phải muốn thành mà trở lại bại ư? Việc cư sĩ Dụng Hòa không nói ra, tất cũng bời lý do đó.
Comments
Post a Comment