ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
38) A
Ra Sâm
A Ra Sâm dịch là “Chuyển luân pháp vương”, tức là vị Đại Pháp Vương thường chuyển cỗ xe
đại pháp, thường tuyên thuyết diệu nghĩa Đại thừa. Giáo nghĩa này thậm thâm vi
diệu, không ai có thể diễn nói tường tận được, nhưng hiện nay quý vị đang được
nghe giảng từng chi tiết rõ ràng.
Đó
là ý nghĩa của câu chú này. Đây là “Chưởng
thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp”. Quý vị nên hành trì ấn pháp này. Khi thành tựu rồi, đời đời khi
được sinh ra liền thân cận bên Phật để học hỏi giáo pháp.
Có
rất nhiều cách để giảng giải chú Đại Bi. Chẳng hạn có một vị pháp sư khác giảng
mỗi thủ nhãn này là danh hiệu của một vị Bồ tát. Chẳng hạn vị ấy cho
rằng: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn này là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Đây
chính là trường hợp sai một ly đi một dặm. Sao vậy? ở đây hoàn toàn chẳng có
một vị Bồ tát nào cả. Quý vị có thể đọc hết cả Tam tạng kinh điển nếu quý vị
muốn nhưng sẽ chẳng thấy vị Bồ tát nào có danh hiệu là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát cả.
Có
thể nói như thế này: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp là pháp tu của chư
vị Bồ tát, chứ không thể gọi đó là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Nếu gọi như
thế là một sai lầm.
Nên
khi nói Bảo bát thủ nhãn ấn pháp quý vị có thể hiểu rằng: Bảo Bát ấn pháp là
pháp tu của chư vị Bồ tát. Còn Bảo Bát không phải là danh hiệu của một vị Bồ
tát. Mới đây tôi được xem qua bộ “Đại Bi Kinh giảng nghĩa” ở Hồng Kông gửi sang, trong kinh này họ đã
giảng bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp là danh hiệu của bốn mươi hai vị Bồ tát. Đó
hoàn toàn sai lầm. Bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp trong kinh là các pháp tu của
hàng Bồ tát. Người học Phật pháp nên ghi nhớ kỹ điểm này, không nên xác tín mà
không căn cứ trên sự thực hiển nhiên. Trong khi giải thích Phật pháp cho người
nghe, quý vị phải có một lập trường vững chãi, chính xác về những gì mình đưa
ra, còn không quý vị sẽ phạm sai lầm.
A Ra Sâm là Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp mà các vị Bồ tát đều
phải tu hành.
Quý
vị lại hỏi: “Bồ tát nào?”
Đây chẳng phải là một vị Bồ tát nào riêng biệt cả. Bất kỳ người nào hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì người ấy chính là Bồ tát. Bất luận người nào không tu tập bốn mươi hai ấn pháp thì người ấy không phải là Bồ tát. Nếu quý vị tu tập bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp được thành tựu thì có thể minh chứng rõ ràng quý vị đã dự vào hàng Bồ tát rồi.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
38. A Ra Sâm
ALASHIN (A LA SIN)
NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT
Kệ tụng :
Tứ thập nhị thủ diệu vô cùng
Thông thiên đạt địa cảm mê mông
Bài nỗ cung tiễn uy thần tốc
Cường giả điều phục nhược giả hưng
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
NAM-MÔ NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT MA-HA-TÁT
Chơn-ngôn rằng: Án-- chiến na ra, ba hàm tra rị,
ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra.
Túc thực đức bản chủng thắng nhân
Chư Phật Bồ tát quyến thuộc thân
Giác hải trừng thanh tâm nguyệt hiện
Đại viên kính trí cổ kim minh.
MAHAKARUNA DHARANI
38. ALASHIN
ALASHIN means “Wheel-turning
Dharma King.”
This is the great Dharma King who turns the great Dharma Wheel, thus
continuously proclaiming the wonderful Great Vehicle Dharma. The doctrines
explain when you expound this Dharma are extremely profound, subtle, and wonderful.
Others can’t speak such subtle and wonderful Dharma, but you are able to
explain it in fine detail.
That is what
is meant by this sentence of the mantra. This is The Transformation Buddha Hand and Eye. You
should cultivate this dharma because if you do, then in every life you will be
able to be born near Buddhas and to follow them in study.
There are others who explain the Great Compassion
Mantra. For example, there is certain Dharma Master who has taken each Hand and
Eye and explained it as a Bodhisattva. For example, he says the Transformation
Buddha on the Crown Hand and Eye is the Transformation Buddha on the Crown Bodhisattva
Hand and Eye. This is a case of being off by just a
hair’s breadth in the beginning and ending up off by thousand miles. Why? There
is absolutely no such Bodhisattva. You can read through the entire Tripitaka if
you like, from the beginning to the end, and you won’t find any Bodhisattva
named “Transformation
Buddha on the Crown.”
You might say
that this is the Transformation Buddha on the Crown Hand and Eye
which the Bodhisattva cultivated, but you can’t say that it’s the
Transformation Buddha on the Crown Hand and Eye Bodhisattva. If you do, it’s a
big mistake.
You can’t say,
“This is the Jeweled Bowl Bodhisattva Hand and Eye, “you can only say, “This is
the Jeweled Bowl Hand and Eye cultivated by the Bodhisattva. Jeweled Bowl, in other
words, is not the name of a Bodhisattva. In the
commentary to the Great Compassion Mantra which recently arrived from Hong
Kong, the Forty-two Hands were written up as the names of Forty-two Bodhisattvas. That’s wrong. The Forty-two Hands
are all cultivated by one Bodhisattva. Students of the Buddhadharma should take
note of this and not make statements that are not based on actual fact. In
explaining the Buddhadharma you must have a solid basis for what you say or
else you will be incorrect.
ALASHIN is the
Transformation Buddha Hand and Eye which the Bodhisattva cultivated.
“Which
Bodhisattva?”
you may ask.
It’s not any
particular Bodhisattva. Whoever cultivates the Forty-two Hands and Eyes is that
Bodhisattva. Whoever does not cultivate them is not that Bodhisattva. If you cultivate the Forty-two Hands and Eyes
successfully, you can certify to the attainment of the Bodhisattva position.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
38. ALASHIN
The Forty-two Hands
are wonderful beyond scope or measure.
Penetrating heaven
and earth, they aid and assist the confused.
Swift is their
prowess with shields, bows, and arrows.
Bullies are tamed and
the gentle get a chance to thrive.
35. The Transformation Buddha on the Palm Hand and Eye
The Sutra says: “For never being apart from the Buddhas throughout all successive
lives, use the Transformation Buddha Hand.”
The True Words: Nan. Jan nwo la. Pe han ja li.
Jya li nwo. Chi li nwo. Chi li ni.
Hung pan ja.
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 94
Ẩn tu nghĩ tiếc bậc tài cao !
Biển lụy trần ai đắm kiệt hào !
Giọt lệ Tần-Đình thương đất nước
Bên song kiếm ẩn thán công hầu !
NHƯ Ý : Kiếm Hồ NGư Ẩn một trong 3 tài tử Triều Nguyễn, có mấy câu Tự Cảm:
“Trắc thân Yên thị không hề Kiếm,
Hồi thủ Hầu Môn dục toái Cầm”.
Tạm dịch,
“Ngoảnh lại cửa Hầu ĐÀN muốn Đập,
Ẩn mình Thành thị Kiếm đeo suông”.
Trong thời Đông Châu, Thân Bao Tư khóc ba ngày trước sân Tần, khiến vua Tần cảm động cho binh tướng giúp khôi phục nước Sở, những vị có Tâm Trí Tài Năng như thế, nếu biết Chánh Pháp tin nhận tu hành, tất Mau thành Đạo quả đâu còn Đắm lụy trong biển Trần ai.
Bên đường xe tang buồn đi qua
Chiều hôm mồ hoang sương trăng tà
Vô thường đời trần thương ôi mau!
Người đi rồi lần sang phiên ta.
Nghìn xưa xa vời trong mông lung
Tài hoa tan về nơi vô cùng!
Luân hồi không cầu đường siêu thăng
Dù cho hiền minh sao anh hùng?
Hoàng hôn mây hồng in non xa
Dung hoa thầm khô theo suy già
Di Đà chuyên tu phòng lâm chung
Tương tư mơ về trời Liên Hoa.
ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC
HỒI THỨ 77
Giọt lệ Bao Tư tràn sân Tần
Chiếc thuyền Chiêu Vương về nước Sở
...
Lại nói chuyện Thân Bao Tư từ khi quân Ngô phá vỡ được kinh thành nước Sở, liền chốn vào ở trong hang đá đất Di Lăng, nghe tin Ngũ Viên đào mã mà đánh vào thây Sở Bình vương, lại đang dò bắt Sở Chiêu vương, mới viết một bức thư sai người đưa cho Ngũ Viên. Trong thư đại lược nói rằng:
"Nhà ngươi khi trước đã làm bề tôi Sở Bình vương, nay lại đem thi thể Sở Bình vương ra mà làm tàn nhục như vậy, dẫu gọi là báo thù, nhưng cũng khí quá lắm! Phàm làm qúa thì không ai chịu được, nhà ngươi nên mau mau rút quân về, ta đây phải noi theo cái ước phục Sở".
Ngũ Viên tiếp được thư, ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi bảo người mang thư rằng:
- Ta bận nhiều việc, không thể viết thư trả lời được. Nhà ngươi vì ta mà nói lại với Thân Bao rằng: "trung và hiếu không thể vẹn cả đôi " trời tối đường xa, nên phải đi ngược làm trái.
Người mang thư về nói với Thân Bao Tư, Thân Bao Tư nói:
- Ngũ Viên quyết chí diệt nước Sở, chẳng lẽ ta cứ ngồi yên hay sao! Sở Bình vương phu nhân ngày xưa là con gái Tần Ai công, thế thì đại vương ngày nay tức là cháu ngoại nước Tần. Vậy muốn khôi phục nước Sở, tất phải cầu viện nước Tần mới được!
Thân Bao Tư liền thẳng đường chốn sang nước Tần, đi vội suốt ngày đêm, bàn chân xây xát, máu chảy đầm đìa, phải xé áo ra mà buộc. Khi đến Uông Châu, Bao Tư vào tâu với Tần Ai công rằng:
- Nước Ngô tham như lợn, độc như rắn, lâu nay vẫn muốn cắn nuốt chư hầu, bây giờ đã bắt đầu từ nước Sở trước. Đại vương tôi bị thua, phải chạy trốn ở nơi thảo dã, có sai tôi sang đây để cáo cấp với quý quốc, xin qúy quốc nghĩ tình thân thuộc mà đem quân giải cứu cho.
Tần Công Ai nói:
- Nước Tần ta hẻo lánh ở về phía tây này, quân hiếm tướng ít, giữ mình không nổi còn giúp được ai!
Than Bao Tư nói:
- Sở và Tần tiếp giáp nhau. Nay Sở bị Ngô đánh mà Tần không cứu, Ngô đã diệt Sở thì tất có ngày đánh Tần. Nhà vua giúp Sở, tức là giữ cho Tần đó. Chẳng thà Sở về tay Tần, còn hơn về tay Ngô. Nếu nhà vua cứu nước Sở khỏi mất thì nước Sở tôi xin đời đời thần phục nước Tần.
Tần Ai công còn ngần ngại chưa quyết, nói rằng:
- Quan đại phu hãy về nghỉ ở công quán, để ta thương nghị các triều thần đã.
Thân Bao Tư nói:
- Đại vương tôi còn đang chạy trốn nơi thảo dã, chưa ở yên được nước nào, khi nào tôi dám ra nghỉ ở công quán.
Bấy giờ Tần Ai công chỉ ham mê tửu sắc, chẳng thiết nghĩ gì đến chính sự. Thân Bao Tư xin mãi mà Tần Ai công nhất định không chịu phát binh. Thân Bao Tư cứ đội mũ mặc áo, đứng luôn ở trong sân vua Tần, ngày đêm kêu khóc, không lúc nào im tiếng, cứ như thế trong bảy ngày bảy đêm liền không ăn uống một tí gì cả. Tần Ai công thấy vậy, kinh ngạc mà rằng:
- Bề tôi nước Sở biết nghĩ đến vua khẩn thiết như thế ư! Nước Sở có bề tôi hiền như thế mà còn bị nước Ngô đánh, huống chi là ta không có người bề tôi hiền nào, khi nào nước Ngô lại để cho yên!
Tần Ai công nói xong, ứa nước mắt khóc, đọc bài thơ Vô Y để tỏ ý phát binh sang giúp Sở. Thân Bao Tư lạy tạ. Từ bấy giờ Bao Tư mới chịu ăn uống.
...
KINH PHẠM VÕNG
Nếu Phật-Tử, hoặc tự mình giết, bảo người giết, phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy-hỉ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết : Nhân giết, duyên giết, cách-thức giết, nghiệp giết.
Phàm tất cả loài hữu-tình có mạng sống đều không được cố ý giết. Là Phật-Tử, lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ-bi, lòng hiếu-thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng-sanh, mà trái lại tự phóng tâm nỡ lòng sát-sanh, Phật-Tử này phạm “Bồ-Tát Ba-La-Di Tội”.
( GIỚI SÁT-SANH )
Nếu Phật-Tử không đặng cất chứa những binh khí, như dao, gậy, cung, tên, búa, giáo, v.v… cùng những đồ sát sanh như chài, lưới, rập, bẫy v.v… Là Phật-Tử, dầu cho đến cha mẹ bị người giết, còn không báo thù, huống lại đi giết tất cả chúng-sanh ! Không được cất chứa những khí cụ sát sanh ! Nếu cố cất chứa, Phật-Tử này phạm “Khinh Cấu Tội” .
( GIỚI CHỨA KHÍ CỤ SÁT-SANH )
Theo “KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI” thì “PHẠM SÁT-SANH” phải có đủ 4 điều kiện:
1. NHÂN (Tâm mình muốn giết ai đó)
2. DUYÊN (Phải có người đó, phải gặp người đó thì mới giết được )
3. CÁCH THỨC (Dùng Cung tên để giết…)
4. NGHIỆP (Người đó đã chết, thì mới thành nghiệp sát sanh)
TÓM LẠI, BẤT LUẬN DÙNG PHƯƠNG TIỆN TRỢ NHÂN NÀO HOẶC Ở TÂM, HOẶC Ở THÂN, HOẶC Ở MIỆNG, HOẶC Ở Ý…LÀM CHO CHÚNG SANH PHẢI CHẾT, THÌ BỊ CÙNG MỘT CỘNG NGHIỆP LÀ SÁT SANH.
Thiện công mỹ đức đại vô nhai
Ư thử thủ nhãn cần tu tập
Hà sầu bất chí pháp vương gia.
BÀI KỆ THỨ 5
Một câu A Di Ðà
Mở đường lối vãng sanh
Ðó là nhiều phước đức
Chẳng phải ít căn lành.
( Nhứt cú Di Ðà
Khai vãng sanh môn.
Thị đa phước đức
Phi thiểu thiện căn.)
LƯỢC GIẢI
Từ khi Vi Ðề Hy phu nhân chán cõi đời trược ác, cầu sanh về thế giới đẹp an vui, đức Thích Tôn mới nói ra môn Tịnh Ðộ mở đường lối vãng sanh, để hành giả được dễ dàng thuận tiến trên bước đường giải thoát. Muốn làm một bậc thượng thiện nhân cao quý ở cõi đẹp mầu như thế giới Cực Lạc, phải là người có nhiều phước đức căn lành.
Theo kinh Vô Lượng Thọ: Chúng sanh nào đời này nghe nói Phật A Di Ðà và cõi Cực Lạc, phát lòng tín nguyện, chí thiết niệm Phật cầu vãng sanh. Những chúng sanh đó trong tiền kiếp đã từng gặp nhiều đức Phật và gieo trồng nhiều phước đức căn lành rồi.
PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ
Dao Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La Thập dịch
Việt Dịch : HT.Trí-Tịnh
5
NHƠN HẠNH VÃNG SANH
Xá- Lợi- Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá- Lợi- Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của Đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, một lòng không tạp loạn.
Thời người đó đến lúc lâm chung Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.
Người đó lúc chết TÂM THẦN KHÔNG ĐIÊN ĐẢO, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.
Xá- Lợi- Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.
Nếu có chúng sanh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.
( Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện-căn phước-đức nhơn-duyên, đắc sanh bỉ quốc.
Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nư nhơn, văn thuyết A-Di-Đà Phật, chấp trì danh-hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn.
Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A-Di-Đà Phật dữ chư Thánh-chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhơn chung thời, TÂM BẤT ĐIÊN-ĐẢO, tức đắc vãng-sanh A-Di-Đà Phật Cực-lạc quốc-độ.
Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng-sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.)
Niệm Phật Thập Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Tiết 26.- Hạnh Tinh Chuyên Cũng Là Điểm Không Thể Thiếu
Như trên đã nói, điểm thiết yếu của môn Niệm Phật là phải phát nguyện vãng sanh. Nếu nghĩ rằng: "Ta chỉ cầu niệm hồng danh muôn đức của Phật A Di Đà cho thật nhiều, tự nhiên sẽ có vô lượng công đức; dù không vãng sanh, công đức ấy cũng chẳng mất."
Nghĩ như thế là sai lầm nguy hiểm và thiếu trí huệ.
Bởi có hạnh mà không nguyện thì công đức ấy sẽ biến thành phước báo ở đời sau. Đời thứ hai đã hưởng si phước tất dễ tạo nghiệp, sang đời thứ ba nhất định phải bị đọa lạc tam đồ, đó là điều sai lầm, nguy hiểm! Vì thế, ở trên mới gọi tín nguyện là "huệ hạnh".
Đã có đủ Tín Nguyện mà thiếu phần Hạnh, ví như chiếc thuyền có lái không chèo, cũng không thể vãng sanh. Có kẻ nghe nói: "Chỉ cần tín nguyện chân thiết, khi lâm chung mười niệm hay một niệm cũng quyết được sanh Tây Phương", thì liền nghĩ rằng: "Nếu như thế cần chi phải vội gấp, để lúc sắp chết niệm Phật cũng được!" Ý niệm này cũng sai lầm, bởi vì quá xem thường hành môn Niệm Phật. Phải biết, điểm quan yếu để vãng sanh, theo trong kinh văn là: "Người ấy khi lâm chung lòng không điên đảo" (Thị nhơn chung thời tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ - Kinh Phật Thuyết A Di Đà).
Như quả lúc lâm chung lòng không điên đảo, thì niệm mười niệm hay một niệm cũng được vãng sanh. Nhưng ai dám bảo rằng: mình khi lâm chung lòng không điên đảo?
Nếu lúc bình thời không tinh chuyên dụng công, đến khi mạng chung, bốn đại phân ly, sức nghiệp dồn dập, thân tâm bị sự khổ làm cho kinh hoàng mê loạn, sợ e một niệm cũng không thể thật hành, huống chi mười niệm?
Như muốn cho khi lâm chung có phần bảo đảm, lúc bình thời hành giả phải tinh chuyên niệm Phật cho nhiều, và gắng tu tập trình độ "nhứt tâm bất loạn".
Bằng chỉ đợi khi sắp chết mới niệm, trên đạo lý nói ra thì cố nhiên suốt thông, nhưng lại e trên sự thật chẳng phải là đơn giản. Cho nên các hành giả niệm Phật phải gắng dụng công, đừng lơ là khinh thường sự hành trì, mà rước lấy nỗi thất bại.
TÀO HÀI HÒA
Cư sĩ Tào Hài Hòa, pháp danh Quảng Trí tự Thanh Ngũ quê ở huyện Thượng Ngươn tỉnh Giang Nam. Gia đình ông làm nghề nhuộm tơ lụa do đó lại dời về Tô Châu lập cơ nghiệp.
Mùa thu năm Đạo Quang thứ bảy, nhân vợ đau yếu, Hài Hòa rước y sĩ Hạ Văn Vinh đến xem bịnh và điều trị. Văn Vinh là một Phật tử, nên giảng giải về pháp môn Tịnh độ, khuyến tấn tu hành.
Ban sơ Hài Hòa tin vâng theo, sau lại sanh nghi hỏi Văn Vinh rằng:
“Có kẻ bảo anh đem hình thức niệm Phật để dối gạt người, việc ấy như thế nào?”
Văn Vinh đáp:
“Dẫn dụ người tạo nghiệp làm quấy, để cho họ bị sa đọa vào ba đường ác chịu quả khổ, lưu lạc luân hồi, có thể bảo đó là dối gạt. Khuyên người tu giới định huệ, ăn chay niệm Phật, cầu sanh cõi Cực Lạc ở Tây phương, để cho họ trở về quê cũ thành quả Bồ đề, độ mình và tất cả chúng sanh, sao lại gọi là dối gạt?”
Hài Hòa nghe nói chợt lãnh ngộ, dứt hết mối nghi, lại hỏi:
“Làm thế nào để chắc chắn đến quê hương Phật quốc?”
Văn Vinh đáp:
“Giữ giới làm nền tảng, tu phước làm trợ duyên, chấp trì câu hồng danh làm chánh hạnh, niệm cho đến khi được nhứt tâm. Đó là đường lối trở lại quê xưa Cực Lạc!”
Nghe xong, Hài Hòa vui mừng khấp khởi, liền đến quy y với ngài Bôi Độ Hải. Mùa xuân năm sau, lại thọ ngũ giới nơi ngài Nghĩa công ở chùa Linh Thứu. Từ đó cư sĩ mới thiết thật tinh tấn tu hành.
Một đêm, Hài Hòa nằm mơ thấy tòa Hắc sơn cao chớn chờ đón trước mặt. Trong ý muốn vượt qua, nhưng lại bị khe suối ngăn cách. Sau núi, vầng hồng từ từ chìm lặn về phương Tây trong cảnh ánh chiều ráng đỏ. Tỉnh giấc, cư sĩ nghiệm biết là duyên trần của mình sắp mãn. Nhân đó lại càng gia công tinh tấn, đem gia tư gồm ba ngàn lượng vàng trong vài năm lần lượt tu phước bố thí hết.
Tháng tư năm Đạo Quang thứ mười bốn, thôi làm nghề nhuộm, thu gọn dư sản trở lại quê hương. Trước đó Hài Hòa khuyên thân mẫu tu Tịnh độ, bà mẹ thấy ông không có con trai, bảo cưới vợ lẽ. Ông thưa: “Con nguyện cùng mẹ đồng sanh về Cực Lạc. Ở cõi ngũ trược dễ bị mê lầm gây nhiều tội ác, không nên tạo thêm duyên nghiệp làm chi!”
Về quê chưa bao lâu, bà mẹ niệm Phật mà qua đời. Đầu tháng sáu năm đó, cư sĩ cũng nhiễm bịnh. Đến ngày mùng sáu, ngồi kiết già niệm Phật mà thoát hóa. Đứa con gái của cư sĩ thấy thế, phát lòng tin sâu thiết, niệm Phật liên tục trong bốn mươi chín ngày đêm, cũng ngồi vãng sanh với nét mặt an lành tươi tỉnh.
LỜI BÌNH:
Trong vòng một trăm ngày mà mất luôn ba người, kẻ chưa hiểu đạo, theo quan niệm đời tất bàn luận phân vân cho là vô phước. Nhưng cả quyến thuộc đồng gởi chất nơi thai sen, được thân kim cương đẹp tươi rực rỡ, ở cõi thất bảo trang nghiêm, và sẽ cùng chứng đắc thần thông giải thoát là điều cực hân hạnh, đối với bậc trí còn có chi hơn?
Comments
Post a Comment