ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI


 

34) Phạt Ma Ra

 

Phạt ma ra“Hàng ma kim cang hộ pháp”, tay cầm bánh xe bằng vàng. Vị hộ pháp này có thể hoá thân lớn như núi Tu Di.

PHẠT MA RA. Hán dịch là “Tối Thắng Ly Cấu”, có nghĩa đó là pháp thù thắng nhất, xa lìa tất cả mọi cấu nhiễm ở thế gian. Còn có nghĩa là “vô tỷ như ý”. Vì không có gì có thể sánh với pháp này và tuỳ tâm nguyện của mình mà mọi điều xảy ra như ý muốn.

Đây là Hoá cung Điện thủ nhãn ấn pháp. Nếu quí vị hành trì được ấn pháp này thành tựu, thì đời đời quí vị sẽ được sống cùng một trụ xứ với đức Phật (như trong một cung điện), không còn phải thọ sinh vào các loài thai sinh, noãn sinh và thấp sinh nữa. Công dụng của sự thành tựu ấn pháp này là đời đời được sống cùng chư Phật.

 



ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


34. Phạt Ma Ra

 BHÀMARA (PHẠ MA RA)



BỔN-THÂN NGÀI ĐẠI-HÀNG-MA KIM-CANG 



Kệ tụng :

 

Chiết phục ma ngoại hiện thần uy

Đại từ cứu thế pháp vương khôi

Bình đẳng phổ tế ba la mật

Hữu duyên chúng sanh hoạch YẾT-ĐẾ”




THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp





NAM-MÔ BỔN-THÂN NGÀI ĐẠI-HÀNG-MA KIM-CANG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT



Hóa-Cung-Điện Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Ba Mươi Sáu



Phạt Ma Ra [34]

Án-- vi tát ra, vi tát ra, hồng phấn tra.




Kinh nói rằng: “Nếu muốn đời đời kiếp kiếp thường ở trong cung điện Phật, không thọ
                     
                        sanh ở bào thai, nên cầu nơi Tay hiện Hóa-Cung-Điện.”




Thần-chú rằng: Phạt Ma Ra [34]

Chơn-ngôn rằng: Án-- vi tát ra, vi tát ra, hồng phấn tra.





Kệ tụng:



Thế thế sinh sinh pháp vương gia

Cung điện lâu các diệu liên hoa

Bất thọ thai tạng thân thanh tịnh

Tín giải hành chứng ma ha tát.



MAHAKARUNA DHARANI


 

34. BHÀMARA 

  

BHÀMARA is the Great Demon-subduing Vajra Dharma protector who is holding a gold wheel. He can transform his body into the size of Mount Sumeru.

BHÀMARA means “most victorious, apart from filth.”

It is the most supreme and is also separate from all defiling dust. It also means “incomparable, as-you-will,” because nothing can compare with it and, according to your thought, it is as-you-will.

This is The Transformation Palace Hand and Eye. What is it used for? If you cultivate the Dharma of this Hand and Eye, in every life you can live in the same palace as the Buddha and not undergo birth by means of womb, egg, or moisture. Cultivate this Hand and Eye to be with the Buddha in every life; that’s its application.



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



34. BHÀMARA 


Repressing cults and demons with displays of awesome spirit,

His great compassion saves the world; he is a King of Dharma.

With magnanimous equality he rescues us, expansively perfecting paramitas.

Beings with and without affinities attain gate.




THE FORTY-TWO HANDS





36. The Transformation Palace Hand and Eye



The Sutra says: 


“For always being present in the palaces of the Buddhas throughout all  successive lives and births and never receiving a body born from a womb, use the Transformation Buddha Hand.”

                             

The Mantra: Fa mwo la.

The True Words: Nan. Wei sa la. Wei sa la. Hung pan ja.




The verse:


In all incarnations, in every life, born in the Dharma King’s house,
Born from a wonderful lotus blossom in a multi-storied palace.
Not undergoing birth from a womb, one’s body is clean and pure,
To believe, understand, practice, and prove to the Way of the Great Budhisattva.



with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.




BÀI SỐ 18

 

Ẩn tu Hoa Tạng mến MÔN HUYỀN

Muốn kết Dao-đài hội Thắng Liên

Theo bước Đàm-Loan chơi bảo-các

Bích Câu lạc dấu, Giáng-Kiều tiên.

 

NHƯ Ý : Trong CÕI Hoa Tạng có  10 THẾ-GIỚI chủng, mỗi thế giới chủng gồm 20 tầng lớp, hàm chứa hàng hà sa vô biên cõi Phật, nghĩa mu về THẬP QUYỀN MÔN của Hoa Tạng giới, muốn thấu hiểu phải duyệt KINH HOA NGHIÊM. Các liên hữu tùy theo công đức sẽ được ngồi lên LIÊN đài,  KIM đài cho đến GIAO đài là đài bằng Ngọc-Giao, dự hội thắng liên nơi bảo trì cõi Cực-lạc. Tuy nói ao báo, nhưng cõi BẢO-TRÌ  này còn rộng lớn hơn cả đại dương ở cõi Ta-bà .

 

Đàm Loan pháp sư trước học Đạo  nơi đào Nguyên Minh, trên đường về ngài gặp bồ đề Lưu-Chi Tam Tạng,  liền đốt  10 quyển TIÊN kinh, tu theo THẬP LỤC QUÁN KINH, được sang về hư không BẢO CÁT ở cõi cực lạc, Tú-Quyên ở thôn bích câu vì có tiền duyên, nên được kết đôi với nàng dáng kiều và được nàng dẫn độ cho tu hành trở về TIÊN GIỚI, theo ĐÀM LOAN tức là lạc dấu dáng kiều rồi.

 


BÀI KỆ THỨ 27

 

Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng Kinh
Dọc, ngang giao chói sáng
Tuyệt đối, thể u linh.

( Nhứt cú Di Ðà
Nhứt Ðại Tạng Kinh
Tung hoành giao thái
Tuyệt đãi u linh.)

 

LƯỢC GIẢI




Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:


Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.


Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về CHÂN tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!


Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi. Khi niệm Phật dứt hết VỌNG tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề.

 

TÂM cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!

KINH-VĂN:

 

Hạ phẩm hạ sanh là thế nào? - Hoặc có chúng sanh tạo tội ngũ nghịch thập ác, làm đủ các việc chẳng lành; kẻ ngu ấy do nghiệp ác đáng lẽ phải bị đọa vào ác đạo, trải qua nhiều kiếp chịu khổ vô cùng.

Nhưng khi lâm chung, người này nhờ gặp thiện tri thức dùng nhiều cách an ủi, nói phép mầu cho nghe, lại dạy bảo tưởng niệm Phật. Đương nhơn tuy nghe lời dạy, song vì sự khổ bức ách, không yên rảnh để quán tưởng đức Vô Lượng Thọ Như Lai.

Thấy thế, thiện hữu lại bảo: "Nếu ông không thể tưởng đức Phật kia, thì nên chí thành xưng "Nam Mô A Di Đà Phật" tiếng tăm liên tiếp không dứt cho đủ mười niệm." Hành giả vâng lời. Và do nhờ xưng danh hiệu Phật nên mỗi mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử.

Khi mạng chung, người ấy thấy hoa sen vàng rực rỡ như vầng nhật hiện ra trước mặt. Trong khoảng một niệm, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

Như thế mãn mười hai Đại kiếp hoa sen mới nở. Khi hoa nở, hai vị đại sĩ Quán Thế Âm, Đại Thế Chí dùng tiếng đại bi vì hành giả nói rộng về thật tướng của các pháp và cách trừ diệt tội chướng.

Đương nhơn nghe rồi thân tâm vui đẹp, liền phát lòng vô thượng bồ đề. Đây là cảnh hạ phẩm hạ sanh.

Môn tưởng trên gọi là hạ bối vãng sanh, thuộc về pháp quán thứ mười sáu.

 

KINH QUÁN VÔ-LƯỢNG-THỌ 


Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch


Hòa Thượng Thích Thiền-Tâm

 

(Để đánh tan mối tệ sai lầm ấy và đem lại sự lợi ích cho người tu, bút giả duyệt trong đại tạng, dung hội và trích yếu phần chú sớ của các Ngài Thiên Thai, Thiện Đạo, Nguyên Chiếu, mà ghi lại lời giải thích bổn kinh Quán Vô Lượng Thọ này. Xin nhấn rõ, trong đây toàn lời SỚ-GIẢI của ba vị tổ sư trên, bút giả chỉ là người sưu tập và ghi chép mà thôi.)

 

SỚ-GIẢI:

Tội ngũ nghịch là: Giết cha, Giết mẹ, Giết A La Hán, Phá sự hòa hợp của chư Tăng, và Làm cho thân Phật ra máu. Vì năm tội này trái ân phụ đức, nên gọi là "nghịch."

Thập ác là ba nghiệp dữ của thân, bốn nghiệp dữ của miệng, và ba nghiệp dữ của ý; tất cả ác nghiệp đều nhiếp về mười điều này. "Mười niệm", ước về số ít là 10 CÂU, nhiều là 10 HƠI.

Hỏi: - Tại sao nghe danh đề của 12 loại kinh ĐẠI THỪA chỉ trừ tội trong ngàn kiếp, mà chỉ xưng niệm câu HỒNG DANH lại được tiêu tội đến năm mươi ức kiếp?

 

Đáp: - Người tạo nghiệp bị chướng nặng, gia dĩ lúc lâm chung sự khổ bức bách, nghe tên nhiều loại kinh tâm do PHÙ TÁN, nên sức diệt tội phải kém. Còn danh hiệu Phật CHỈ là một, đương nhơn do nhiếp tâm chuyên chú, gây thành tác dụng mạnh, nên diệt tội được nhiều.

 

 

 

Hỏi: - Theo kinh VÔ LƯỢNG THỌ, đoạn bốn mươi tám điều đại nguyện, có câu "Duy trừ những người tạo ngũ nghịch và báng chánh pháp, ngoài ra đều được vãng sanh."

Nay trong chương Hạ phẩm hạ sanh của QUÁN KINH đây lại nhiếp thủ người tạo ngũ nghịch, không thâu kẻ BÁNG chánh pháp là ý thế nào?

Đáp: - Việc ấy nên hiểu theo nghĩa ức chỉ môn, tức là lời nói ngăn đón trong Phật pháp. Bởi người đã tạo tội ngũ nghịch tất nghiệp chướng rất nặng nề, khó hồi tâm hướng về chánh pháp, nên đức Như Lai mới nói lời rào đón trước, để cho kẻ ấy được dễ dàng trong sự vãng sanh.

Nếu người tạo ngũ nghịch thập ác mà biết HỒI tâm niệm Phật, tất đức Phật sẵn sàng tiếp dẫn. Chư Phật lòng từ vi vô lượng, đối với kẻ lỗi lầm biết quay đầu về hướng thiện, lẽ nào lại không tiếp độ? Cho nên quán kinh nhiếp thủ người TẠO ngũ nghịch, là bởi ý đó.

 

Trong kinh đây không nói đến kẻ BÁNG PHÁP, là bởi nếu đã tạo tội nặng mà biết tin tưởng chánh pháp, thì còn có thể hóa độ, bằng trái lại thì dù có khuyên bảo, chỉ e luống vô công.

 

Tuy nhiên, nếu có người trước kia không tin tưởng, THƯỜNG phỉ báng chánh pháp sau bị tai nạn, hay thấy ác tướng, hoặc gặp duyên sự gì, biết thức tỉnh trở lại nẻo chánh chơn, thì chư Phật với tâm bình đẳng từ bi vẫn sẵn sàng TIẾP ĐỘ.

 

Vì thế, KINH QUÁN PHẬT TAM MUỘI nói: "Nếu trong hàng tứ chúng, có kẻ báng kinh đại thừa, tạo tội ngũ nghịch, phạm bốn trọng giới, mà biết chí tâm hệ niệm quán tưởng MỘT tướng hảo của Phật trong một ngày đêm, thì các tội chướng thảy đều tiêu diệt." Thế thì những kẻ báng chánh pháp nếu có thể hồi tâm, tất đều vãng sanh chớ chẳng phải là không được thâu nhiếp đâu!

 

Nhưng người báng chánh pháp dù được vãng sanh, phải ở trong hoa sen, trải qua nhiều kiếp. Trong thời gian lâu xa ấy, đương nhơn tuy hưởng sự vui như TAM THIỀN, song còn ba điều chướng là: Không được THẤY Phật và Thánh chúng, không được NGHE chánh pháp, không được thừa sự CÚNG DƯỜNG các đức Thế Tôn.

 

Tuy thế, cũng còn hơn là kẻ không hồi tâm để bị đọa vào địa ngục A Tỳ! Về hạ phẩm vãng sanh đến đây đã xong.

 

Có lời khen rằng:

 

Hạ bối căn non, kém hiểu biết,

Ngũ nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp

Phá giới, phạm trai, trộm của Tăng,

Không tin đại thừa, báng chánh pháp.

Lâm chung tướng khổ hội như mây,

Ưng đọa A Tỳ vô lượng kiếp.

Thiện hữu khuyên xưng niệm Phật danh

Di Đà hóa hiện tay vàng tiếp.

Mười niệm khuynh tâm đến bảo trì,

Luân hồi từ ấy thoát trường kỳ.

Mười hai đại kiếp hoa sen nở

Đại nguyện theo với tiếng đại bi.

 

 

Hỏi: - Luận Vãng Sanh nói: "Người nữ kẻ căn thiếu. Nhị thừa chủng không sanh." Như thế tại sao trong kinh này Phật lại ấn hứa cho người nữ được vãng sanh?

 

Đáp: - Đó là ý nói ở Cực Lạc không có người nữ cùng kẻ sáu căn không đủ, chứ chẳng phải nữ nhơn và kẻ thiếu căn niệm Phật không được vãng sanh đâu! Còn "nhị thừa chủng" là chỉ cho hàng định tánh Thanh Văn lấy quả Vô dư niết bàn làm cứu cánh, không tin có cõi Cực Lạc. Nếu những vị này hướng về đại thừa, PHÁT tâm niệm Phật tất đều được vãng sanh.


 

Ngũ-Sắc-Vân Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Hai Mươi Ba

 

Ma Hê Ma Hê [26]

Án-- phạ nhựt-ra, ca rị ra tra hàm tra.

 

 

Kinh nói rằng: “Nếu muốn được đạo tiên, nên cầu nơi Tay cầm hóa hiện
                            Mây-Ngũ-Sắc.”

 

 

Thần-chú rằng: Ma Hê Ma Hê [26]


Chơn-ngôn rằng: Án-- phạ nhựt-ra, ca rị ra tra hàm tra.


Kệ tụng:

Vị đạo cầu tiên nguyện trường sinh
Thọ dữ thiên tề bất giảm tăng
Toại tâm như ý thông biến hóa
Ngũ sắc tường vân túc hạ đăng.


(

“ĐẠO TIÊN”, cầu trường sanh thì có, cầu “BẤT TỬ” thì không,

Tưởng rằng Thọ-mạng sánh bằng “TRỜI ĐẤT”, không tăng không giảm.

Dù có thần thông biến hóa toại tâm như ý, nhưng vẫn còn ở trong “TAM GIỚI” mà thôi.

Khi Trì NGŨ SẮC VÂN THỦ NHÃN, thì bỏ được ngã chấp, RA KHỎI TAM GIỚI.


)

Tóm lại, nếu “Qúy-vị” trì Ngũ Sắc Vân Thủ Nhãn Ấn Pháp, thì không còn trụ ở ÂM THANH SẮC TƯỚNG, không còn trụ ở TAM TÂM TỨ TƯỚNG, nên “ĐƯỢC TRƯỜNG SANH BẤT TỬ”, và cũng có khả năng như Bồ-tát Quán-thế-âm giúp cho 10 chúng TIÊN LÌA NGÃ CHẤP, chứng được “THẬT TƯỚNG”, như tâm nguyện họ mong cầu.( Thọ dữ thiên tề bất giảm tăng)  Hữu cầu tắc ứng là đây chăng?

 



LƯ THỊ

 

Lư Thị, tên Phước Trí, vợ của Trình Quý. Thanh, trước tiên ở Huy Châu, sau cả nhà thiên cư về Hồ Châu.

Quý Thanh thờ Phật rất kính thành, gắng sức tu phước nghiệp. Lư thị cũng đem hết tài sản phụ giúp vào việc ấy. Cô ăn chay trường, mỗi ngày niệm Phật ba muôn câu, kiệm ước phần mình, rộng giúp kẻ dưới, chưa từng mắng người.

Niên hiệu Sùng Trinh thứ năm đời Minh, cô đau nặng, thỉnh bậc Pháp sư cao đức đến thọ năm giới. Sau khi được nghe lời pháp yếu về Tịnh độ, cô bèn quyết ý vãng sanh. Quý Thanh vì vợ tụng KINH HOA NGHIÊM, đến đoạn Thiện Tài tham phỏng năm mươi ba bậc thiện tri thức, mỗi mỗi đều giải thích rành rẽ. Lư thị lãnh ngộ được tất cả.

Quý Thanh lại sách tấn về việc vãng sanh, bảo rằng: “Trăm kiếp ngàn đời, quan trọng ở giờ phút lâm chung nầy. Cô phải gắng sức thẳng về Tây phương, chớ nên do dự!”

Lư thị nghe xong, phát tâm mạnh mẽ như quên cả đau bịnh, cao tiếng niệm Phật liên tiếp cả đêm ngày, như thế suốt cả nửa tháng. Bà mẹ và con gái đến thăm hỏi, cô đều từ tạ bảo đi nơi khác, xin đừng làm rối loạn tâm mình.

Ngày mùng tám tháng mười một năm ấy, Lư thị bỗng thấy hoa sen hiện ở trước mặt, Hóa Phật duỗi tay xuống tiếp dẫn. Nỗi vui mừng tràn ngập cả thân tâm, cô bảo người nhà mau nấu nước thơm đem đến cho mình tắm gội và thay y phục mới sạch.

Xong mọi việc, cô nằm nghiêng bên mặt, chắp tay hướng về Tây, liên tiếp xưng danh hiệu Phật mà qua đời. Lúc ấy vừa đúng giờ ngọ. Đến chiều, người nhà thử rờ NƠI ĐẢNH, còn cảm thấy nóng ran cả bàn tay. Cô hưởng dương được ba mươi chín tuổi. Ngẫu ích đại sư vì cô viết truyện ký, có phụ, thêm lời khen ngợi rằng:

 

Thương chúng sanh ba cõi
Ái dục sâu thành căn!
Gốc ái nếu chẳng nhổ
Làm sao được vãng sanh?


Cõi hoa sen sáng sạch
Lìa hẳn các trần tình.
Duyên ái này dứt được
Chất ngọc kia mới thành
Mạnh mẽ thay Phước Trí
Bậc nữ lưu hùng anh!


Suốt ngày đêm nửa tháng
Công tịnh niệm ân cần
Mẹ con, niềm ái luyến
Như khô mộc, hàn băng
Hoa hiện, Phật tiếp dẫn
Mắt nhìn thấy rõ ràng
An lành nằm xả báo
Vĩnh viễn từ khổ luân.


Nay ta xin tùy hỉ
Nguyện cùng các đồng nhơn
Dứt trừ lưới ân ái
Chứng nhập Diệu HUYỀN MÔN!




BÀI KỆ THỨ 51 

 

 

Một câu A Di Ðà
Cần ở chỗ Hạnh chuyên.
Chỉ nêu cao một niệm
Dứt sạch cả muôn duyên.

(Nhứt cú Di Ðà
Yếu tại Hạnh chuyên
Ðơn đề nhứt niệm
Trảm đoạn vạn duyên.)


LƯỢC GIẢI

 


Sau rốt, HẠNH là phần tư lương thứ ba của môn Niệm Phật. Song Hạnh cần phải tinh chuyên. Ðiều này có thể tóm lại trong hai câu:

"Rủ sạch muôn duyên. Một lòng niệm Phật".

Muốn rủ sạch muôn duyên, phải thấu đáo cảnh Ta Bà là khổ, mọi sự vật đều vô thường, như huyễn mộng, mà không còn niềm tham luyến.

Muốn một lòng Niệm Phật, phải hâm mộ cảnh Cực Lạc y báo, chánh báo vui đẹp trang nghiêm, mong mỏi cầu về như con thơ nhớ mẹ, như lữ khách tưởng nghĩ trở lại quê xưa.


Ba điểm Tín, Nguyện, Hạnh trên tuy giải thích riêng từng phần, song thật ra cả ba đều liên quan hỗ trợ lẫn nhau. Như cái đảnh có ba chân, nếu thiếu một phải sụp đổ tất cả vậy.


Comments

Popular posts from this blog