ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI


 

Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha.

 Ma Ha Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha. [53-56]

 

 

53) TĐà D

 

Chữ Tất Đà Dạ có năm nghĩa: Thứ nhất là “Thành tựu đốn kiết”. Thứ hai là “thành biện”. Thứ ba là “thành lợi”.Thứ tư là “nhất thiết nghĩa thành tựu” và thứ năm là “sở cung xưng tán”.


“Thành tựu đốn kiết” nghĩa là khi sử dụng thần chú này, thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả liền tức khắc (đốn) được an lành (kiết), toại nguyện.

Có người hỏi: “Tại sao tôi cũng trì chú Đại Bi, mà không được toại nguyện tức thì”? Vì sự trì niệm chú Đại Bi đòi hỏi phải có sự tương ứng từ nỗ lực dụng công. Nếu không có sự nỗ lực hành trì tương ứng, thì sẽ không có sự thành tựu. Nếu có sự cảm ứng, dung thông thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu.


Tất đà dạ còn có nghĩa là “Thành biện”. Nghĩa là hành giả làm bất cứ việc gì thì kết quả đều đạt được viên mãn.


Cũng gọi là “Thành lợi” là vì mọi việc làm đều được thành tựu lợi ích.


“Nhất thiết nghĩa thành tựu” có nghĩa là làm bất kỳ việc gì cũng đều được thành tựu.


“Sở cung xưng tán” có nghĩa là mọi người đều đến khen ngợi, cung kính tán dương công đức của hành giả.

  


55) Ma Ha TĐà D

 

Ma Ha Tất Đà Dạ. Ai cũng đều biết Ma ha có nghĩa là lớn. Câu chú này có nghĩa là hành giả đạt được mọi sự nghiệp to lớn, thành tựu được công đức thù thắng và đạo nghiệp viên mãn. Trong mọi việc, hành giả đều đạt được sự thành tựu viên mãn cao tột.

Cả hai câu chú hợp lại Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà ha là Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp. Bảo Kinh là sự quý giá vô ngàn của Kinh điển, chính là Pháp bảo. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì sẽ đạt được lợi lạc vô cùng vô tận. Trong tương lai, trí tuệ và sức ghi nhớ của quý vị sẽ rất tinh anh. Nghĩa là có được khả năng “bác văn cường ký” – nghe nhiều, nhớ kỹ.

Ký ức của chúng ta thường hoạt động theo một lối riêng. Cũng như không thể nào đi nếu không có cây gậy. Sau khi đọc được điều gì, chúng ta không thể nhớ rõ ràng hết được. Chỉ khi nào cần cho sự học tập của mình, chúng ta mới lục lại tìm kiếm hay tra cứu lại những ghi chép. Tại sao trí nhớ của mình lại quá kém. Vì quý vị chưa từng hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp này. Nếu quý vị hành trì ấn pháp này, quý vị sẽ đạt được sự hiểu biết thông tuệ và kiến thức rất đa dạng. Giống như Tôn giả A Nan, là đệ tử đa văn đệ nhất của đức Phật. Có thể nói Ngài A Nan đã hành trì Bảo kinh ấn pháp mà chẳng nghi ngờ gì. Ngài đã thành tựu ấn pháp này từ vô lượng kiếp rồi, nên khi nghe được điều gì, thì không còn quên nữa. Ngay cả Ngài có thể nhớ được những điều Ngài chưa từng nghe. Tại sao tôi nói như vậy? Vì Tôn giả A Nan ra đời cùng ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Như thế nên hai mươi năm trước, khi A Nan chưa xuất gia, thì những bài thuyết pháp của đức Phật Ngài A Nan chưa được nghe. Thế thì làm sao A Nan có thể kết tập toàn bộ Kinh điển sau khi đức Phật nhập Niết bàn? Vì A Nan được nghe các vị trưởng lão giảng lại những bài Kinh mà đức Phật đã thuyết từ trước, hoặc chính do đức Phật giảng lại cho A Nan nghe khi A Nan nhập định nên A Nan thừa biết rõ nguyên nhân của sự nhớ giỏi này là nhờ đã hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp thành tựu.

Có người hỏi tôi: “Làm thế nào để có được trí nhớ tốt?” Câu trả lời đơn giản là hãy hành trì Bảo kinh ấn pháp. Những người nhớ được Kinh rõ ràng là có duyên với ấn pháp này.

Ở trong đồ hình mạn đà la, đây là ấn pháp Bồ tát phóng quang. Ngài phóng ra hào quang và tay cầm một tràng phan màu đỏ. Toàn thân Bồ tát phóng ra những luồng hào quang sáng chói biểu tượng cho sự khai mở trí huệ, sự cường ký, trí lực đa văn quảng kiến và công đức thành tựu viên mãn.

 


Ta Bà Ha

 

Trong chú Đại bi, câu Ta Bà Ha rất là quan trọng. Câu này được lặp lại đến mười bốn lần.

 

Ta Bà Ha. Hán dịch có sáu nghĩa. Bất kỳ chữ này xuất hiện ở bài chú nào cũng có đủ sáu nghĩa này.

 

Nghĩa thứ nhất là “Thành tựu”. Khi trì niệm câu chú này, tất cả sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được thành tựu. Nếu quý vị chưa có được sự cảm ứng khi hành trì, là do vì tâm chưa đạt đến sự chí thành. Nếu quý vị có tâm chí thành và có niềm tin kiên cố, thì chắc chắn sẽ được thành tựu. Nhưng chỉ cần móng khởi một chút tâm niệm không tin vào chú này, thì không bao giờ được thành tựu.


Nghĩa thứ hai là “Cát tường”. Khi hành giả niệm câu chú này thì mọi sự không tốt lành, đều trở thành tốt lành như ý. Nhưng quý vị phải có lòng thành tín. Nếu quý vị có lòng thành tín hoặc nửa tin nửa ngờ khi trì chú này thì chư Bồ tát đều biết rõ. Vì thế nếu quý vị muốn mọi việc đều được đến chỗ thành tựu thì trước hết phải có niềm tin chắc thật. Ví như khi cha của quý vị có bệnh, muốn cha mình được khỏi bệnh thì quý vị phải hết sức thành tâm và chánh tin. Trì tụng chú này mới có cảm ứng.

Hoặc khi quý vị nghĩ rằng: “Từ lâu mình chưa được gặp người bạn thân. Nay rất muốn gặp anh ta”. Quý vị niệm chú này một cách chí thành, liền gặp bạn ngay. Hoặc quý vị nghĩ: “Ta chẳng có người bạn nào cả, muốn có người bạn tốt”. Quý vị trì chú này một cách thành tâm và liên tục, liền có được bạn lành, ngay cả gặp được thiện tri thức.


Nghĩa thứ ba của Ta bà ha là “Viên tịch”.

Khi các vị Tỳ kheo xả bỏ báo thân hoặc nhập Niết bàn thì được gọi là “Viên tịch”. Nhưng ở đây, chữ “Viên tịch” không có nghĩa là chết. Chẳng phải niệm câu chú Ta bà ha là để cầu sự Viên tịch. Thế thì công dụng của câu chú này là gì?

“Viên tịch” có nghĩa là “công vô bất viên”. Là công đức của hành giả hoàn toàn viên mãn; “đức vô bất tịch” là đức hạnh của hành giả đạt đến mức cao tột cực điểm. Chỉ có chư Phật và Bồ tát mới biết được công hạnh rốt ráo tròn đầy ấy chứ hàng phàm phu không suy lường được.


Nghĩa thứ tư là “Tức tai”, nghĩa là mọi tai nạn đều được tiêu trừ.


Nghĩa thứ năm là “Tăng ích”, là sự tăng trưởng lợi lạc của hành giả. Khi niệm câu Ta bà ha thì công hạnh đều được tăng trưởng, hành giả sẽ đạt được chỗ lợi lạc an vui.

Nghĩa thứ sáu của câu này, tôi thiết nghĩ trong quý vị ít có ai biết được. Vì trước đây tôi chưa từng nói bao giờ.


Ta bà ha có nghĩa là “Vô trụ”. Nghĩa “vô trụ” này nằm trong ý nghĩa của câu “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” trong Kinh Kim Cang.

“Vô trụ” nghĩa là không chấp trước, không vướng mắc hay bám chấp một thứ gì cả.

Tâm vô trụ là không có một niệm chấp trước vào việc gì cả. Không chấp trước nghĩa là tâm tùy thuận với mọi việc, thấy mọi việc đều là tốt đẹp. Đây chính là trường hợp: “Vô vi nhi vô bất vi” (không khởi niệm tác ý nhưng điều gì cũng được thành tựu). Vô trụ chính là vô vi theo nghĩa ở trên, và vô vi chính là vô trụ.

Khi quý vị vừa móng khởi lên một niệm tưởng, đừng nên vướng mắc vào một thứ gì cả, đó là nghĩa thứ sáu của Ta bà ha. Quý vị đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu quý vị có tất cả các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Dùng cái gì để chinh phục chúng? Dùng Bảo kiếm ấn pháp này để hàng phục. Quý vị nói rằng tâm quý vị bị đầy dẫy niệm tham chế ngự. Tôi sẽ dùng Bảo kiếm này để cắt sạch. Nếu tâm quý vị có đầy ma oán, tôi cũng sẽ dùng Bảo kiếm này đuổi sạch. Nếu tâm quý vị bị ma si mê chiếm đoạt, tôi sẽ dùng kiếm trí tuệ này chặt đứt chúng từng mảnh.

Tôi sẽ chặt đứt tất cả các loài ma ấy bằng Bảo kiếm Kim cang vương này, tức là dùng kiếm Trí tuệ để hàng phục. Nếu quý vị muốn hàng phục thiên ma ngoại đạo thì trước hết quý vị phải chuyển hóa được mọi vọng tưởng của mình. Khi quý vị chuyển hóa được vọng tưởng trong tâm mình, thì thiên ma ngoại đạo cũng được hàng phục luôn, cho dù chúng có muốn đến để quấy phá, chúng cũng chẳng tìm được cách nào để hãm hại được cả.

Trên đây là sáu nghĩa của Ta bà ha. Bất luận câu chú nào dưới đây có chữ Ta bà ha đều mang đầy đủ sáu nghĩa trên.



ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


53. Tất Đà Dạ

SITAYA (SI TA DA) 


  

BỒN-THÂN NGÀI XÁ-LỢI-PHẤT BỒ-TÁT



Kệ tụng :

 

Mỹ diệu tướng hảo trang nghiêm thân

Thông đạt nhất thiết chư pháp môn

Phổ độ hữu duyên sanh Cực Lạc

Thường Tịch Quang độ chơn hựu chơn




54. Ta Bà Ha 

SVAHA (SÓA HA)


BỔN-THÂN NGÀI HẰNG-HÀ-SA BỒ-TÁT



Kệ tụng :

 

 

“Hằng HÀ SA” số chư Bồ tát

Tủng lập ngao đầu tiếu ha ha

Pháp hải uông dương vô bất độ

Chúng sanh dữ ngã ly tự tha





55. Ma Ha Tất Đà Dạ

MAHA SITAYA (MA HA SI TA DA )

 

  

BỔN-THÂN NGÀI PHÓNG-QUANG BỒ-TÁT



Kệ tụng :

 

 

“PHÓNG” đại “QUANG” minh chiếu thế gian

Thai noãn thấp hóa ly đảo huyền

Cửu giới chúng sanh thành chánh giác

Thường lạc ngã tịnh phẩm tự cao



56. Ta Bà Ha

SVAHA (SÓA HA)


BỔN-THÂN NGÀI MỤC-KIỀN-LIÊN BỒ-TÁT



Kệ tụng :

 

 

Thần thông biến hóa thuộc đệ nhất

Kim tích trượng cứu thế gian hy

Địa ngục chúng sanh mông ân thọ

Ly chư chướng nạn phát bồ đề




THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp





NAM-MÔ  BỔN-THÂN  NGÀI XÁ-LỢI-PHẤT BỒ-TÁT

NAM-MÔ BỔN-THÂN NGÀI HẰNG-HÀ-SA BỒ-TÁT 

NAM-MÔ BỔN-THÂN NGÀI PHÓNG-QUANG BỒ-TÁT 

NAM-MÔ BỔN-THÂN NGÀI MỤC-KIỀN-LIÊN BỒ-TÁT


Nam-mô Thập Phương Bồ Tát Ma-Ha-Tát



Bảo-Kinh Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Bảy



Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha.
                                              Ma Ha Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha. [53-56]



Án-- a hạ ra, tát ra phạ ni,
                              nể dã đà ra, bố nể đế, tát-phạ hạ.



Kinh nói rằng

“Nếu muốn được học rộng nghe nhiều, nên cầu nơi Tay cầm quyển Kinh-báu.”




Thần-chú rằng: Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha.
                          Ma Ha Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha [53-56]

Chơn-ngôn rằng: Án-- a hạ ra, tát ra phạ ni,
                                    nể dã đà ra, bố nể đế, tát-phạ hạ.




Kệ tụng:



Đa văn đệ nhất thuộc A Nan

Quảng học thiện ký Khổng Nhan Uyên

Độc tụng đại thừa thâm bát nhã

Trí huệ thao thao như dũng tuyền.



MAHAKARUNA DHARANI





SITAYA. SVAHA.

MAHA SITAYA. SVAHA.

 


53. SITAYA  

 


SITAYA has five meanings “Accomplishment, sudden auspiciousness,” “done”, “perfecting benefit,” “accomplishing all meaning,” and “praising the venerable.”

 

“Accomplishment, sudden auspiciousness”, means that through the use of the power of the mantra we can immediately obtain whatever we wish.

 

You may say, “I recite the Great Compassion Mantra, and I haven’t received anything immediately.” Your recitation requires a corresponding response from your own spiritual skill. Without this corresponding response, there will be no accomplishment. With it, and whatever you seek will follow in accord.

 

SITAYA also means “Done”. Whatever you do, it turns out perfectly. Accomplishing all meaning means that no matter what business is at hand, it will be a success. The perfection of benefit refers to self-benefit and benefitting others. “Praising the venerable” means that everyone says, “You’re very good!”

 

 

55. MAHA SITAYA  

 

MAHA SITAYA: Everyone knows that Ma Ha means “great.” The sentence means that you can accomplish all kinds of great matters, great merit and virtue, and great Way-karma. In everything you do, there is great accomplishment.

 

The two sentences together, SITAYA. SVAHA. MAHA SITAYA. SVAHA.

are Jeweled Sutra Hand and Eye. The Jeweled Sutra is a very precious text, a Dharma treasure. If you cultivate this Hand and Eye you will obtain inexhaustible, endless benefit. In the future, your wisdom and memory will be especially strong, and you will have extensive learning and a powerful memory.

 

Our memories are way off. It’s like not being able to walk without our crutches: after we read something, we can’t remember it clearly. When it’s time to make use of our education, we have to go look things up or check our notes. Why is your memory so poor? It’s because you’ve never cultivated the Jeweled Sutra Hand. If you cultivate it, you’ll have extensive learning and encyclopedic knowledge, like the Venerable Ananda, who was number one in learning.

No doubt the Venerable Ananda had cultivated the Jeweled Sutra Hand and Eye very perfectly for limitless aeons, so that once something passed his ears, he never forgot it, even to the point that he could remember things he hadn’t even heard. Why do I say that? The Venerable Ananda was born on the day the Buddha realized Buddhahood and so  he did not hear the Dharma the Buddha spoke until twenty years later when he left home. Then how could Ananda have compiled the Sutras the Buddha spoke, as he did after the Buddha went to Nirvana?

 

It’s just because he heard the Sutras from the elder disciples and  remembered them. Or it may have been that the elder disciples didn’t tell him, but the Buddha himself personally repeated them to Ananda while Ananda was in samadhi so that he would be able to remember them all. He was able to remember them because he had cultivated the Jeweled Sutra Hand and Eye very completely and his memory strong.

 

People have asked me how to gain a strong memory, and the answer is simply to cultivate the Jeweled Sutra Hand and Eye. No doubt those who remember the Sutras very clearly have an affinity with this Hand and Eye. This is, according to the illustrations, the Bodhisattva emitting light and holding a red banner. His entire body puts forth a brilliant light which represents the unfolding of great wisdom, a strong memory, wide learning, and extensive knowledge--  merit and virtue such as this.



SVAHA 

 

 

In the Great Compassion Mantra, SVAHA is very important. It occurs fourteen times. It has six meanings, and it has these meanings wherever it occurs in any Mantra.

 

 

Its first meaning is “ACCOMPLISHMENT.” If you recite the Mantra, you can accomplish everything you want to accomplish and gain everything you seek. If you don’t have this response, it’s only because you haven’t a sincere heart. If you have a sincere heart and have true faith, you will certainly succeed. But if you have even the slightest bit of disbelief in the mantra, a combination of faith and disbelief, you won’t have accomplishment.

 

Secondly, SVAHA means “AUSPICIOUS.” When you recite the Mantra, all inauspicious affairs become auspicious. But you must have true faith. The Bodhisattvas know whether or not have faith. They know whether you really believe, whether you half believe and half disbelieve, whether you mostly believe and disbelieve just a bit, or whether you mostly disbelieve and only believe a little bit. So if you want accomplishment and want things to be auspicious, or if there is something you want, you must have true faith. For example, if your father is sick and you want him to get well, you may recite the Mantra. If you really believe, there will be a response. Perhaps you may think, “I haven’t seen my best friend for a long time and I’ d like to see him again.” If you recite the Mantra with faith, very quickly you’ll see him. Or you may think, “I have no friends. I’ d like a good friend,” and if you recite the Mantra with faith, and keep it up, you will get a good friend, even a Good Knowing Advisor.

 

The third meaning of SVAHA is “COMPLETELY STILL.” When Bhikshus go off to rebirth, to Nirvana-- when they die-- it is called becoming “completely still.” This is not to say that you recite the Mantra, SVAHA, SVAHA, SVAHA,” then die and become completely still yourself, however; you don’t recite the mantra in order to die. What would be the use of that? No one wants to die. complete stillness means that your merit is complete and the nature of your virtue is still to the extent that ordinary people cannot fathom it and only the Buddhas and Bodhisattvas can know your virtuous practice.

 

“ELIMINATING DISASTERS” is the fourth meaning All calamities are put to rest and eliminated.

 

“AUGMENTING BENEFIT” is the fifth meaning. Recitation of SVAHA is especially beneficial.

 

I don’t believe anyone knows what the sixth meaning of SVAHA is. If any of you do, you can tell me.--  Why doesn’t  anyone know? Because I’ve not explained it before. It’s “NON-DWELLING.” In The Vajra Sutra it says, “one should produce that thought which does not dwell anywhere.” Non-dwelling means non-attachment. The heart dwells nowhere and is not attached to anything. Non-attachment means that everything’s all right. It’s a kind of non-activity dharma-- nothing done, yet nothing undone. Non-dwelling is non-activity and non-activity is non-dwelling.

 

When you give rise to a thought, it should not abide anywhere: that is the sixth meaning of SVAHA. You don’t dwell in affliction, ignorance, greed, hatred, stupidity, pride, or doubt. If you have such thoughts, you must hurry and conquer them. Bring them under control so that you dwell nowhere. Conquer them with the Jeweled Sword Hand. You say that your heart is full of greed? I’ll slay it. Full of hate-demons? I’ll cut them down. Stupidity-demons? I’ll chop them into mincemeat! I’ll do it all with my Vajra King Jeweled Sword, my Wisdom Sword. If you want to conquer the heavenly demons and externalists, you must first conquer your own false thinking. When you’ve conquered that, the demons and externalists  will also have been conquered, and even if they come to bother you, they’ll have no way to harm you.

 

Wherever SVAHA occurs, it has these six meanings.



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



53. SITAYA


How exquisite are his hallmarks and supremely subtle physical aspects!

How thoroughly he fathomed and entered every Dharma door!

He saves those with affinities, assuring them rebirth in Ultimate Bliss.

The Land of Stillness and Light is the truth within the true.


 

54. SVAHA


Bodhisattvas many as grains of sand in the Ganges River,

Poised atop a sea tortoise, chuckle, “Ho! Ho!”

The abundant ocean of Dharma rescues absolutely everyone.

All beings and I leave self and others behind.




55. MAHA SITAYA

 

When the massive bright light he emits shines on the whole world,

Those born from wombs, eggs, transformations, or moisture no longer hang upside down.

Beings in the nine realms achieve Proper Enlightenment.

How lofty Eternity, Bliss, True Self, and Purity are!



56. SVAHA


He is foremost in spiritual powers, as well as transformations and changes.

Truly rare is his golden staff which saves those in the world.

Beings in the hells all receive this rare kindness, and

Are freed of obstacles and difficulties, resolving their mind on Bodhi.



THE FORTY-TWO HANDS



37. The Jeweled Sutra Hand and Eye


The Sutra says: “For much learning and extensive study, use the Jeweled Sutra Hand.”


The Mantra: Syi two ye. Swo pe he.
                    Mwo he syi two ye. Swo pe he.


The True Words: Nan. E he la. Sa la wa ni.
                                    Ni ye two la. Bu ni di. Sa wa he.




The verse:


First place in erudition goes to Ananda;
For broad learning and fine memory, there’s Confucius’ Yen Yuan.
Reading and reciting the Great Vehicle’s profound Prajna,
One’s wisdom flows forth just like a bubbling spring.



with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ 87

 

Ẩn tu lý đạo nói sao cùng !

Nhân-quả nghiêm minh xử lạnh lùng !

Tài, sắc, giàu, sang âu cảnh tạm

Sáng tươi chiều héo đoá Phù Dung.


 

NHƯ Ý : Ấn Quang pháp sư bảo: “Tất cả Lý của thế gian và xuất thế gian đều không ngoài hai chữ TÂM TÁNH. Tất cả Sự của thế gian và xuất thế gian, đều không ngoài hai chữ NHÂN QUẢ”.

Làm Lành hưởng VUI Làm Dữ chịu KHỔ,  Vui cùng Khổ đều là Giả Tạm, trở về Chân-Tánh mới là Giải-Thoát Thường-Hằng. 





Muốn biết nhân đời trước,
Xem sự hưởng đời nay,
Muốn biết qủa đời sau,
Xem việc làm kiếp này.
 


KINH NHÂN QUẢ BA ĐỜI



Vậy Cư sĩ nên bền chí niệm Phật để mau tiêu túc nghiệp, chớ sanh lòng phiền não rồi oán trời trách người, cho nhân quả là hoang đường, chê Phật pháp không linh nghiệm.

 

Nên biết chúng ta từ vô thỉ đến nay, gây nghiệp ác vô lượng vô biên, như Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giả sử nghiệp ác có hình tướng, mười phương hư không chẳng thể dung chứa hết”.

 

Thế thì sự tu trì lơ là chút ít, đâu dễ dứt trừ hoặc chướng hết được. Đức Thích Ca, A Di Đà vì thương xót chúng sanh không đủ sức dứt nghiệp, riêng mở pháp môn “nương nhờ Phật lực, đới nghiệp vãng sanh”Ân đức ấy thật vô cùng rộng lớn, dù trời đất cha mẹ cũng khó sánh trong muôn một.


Vậy Cư sĩ nên hết lòng sám hối, tự có thể nhờ Phật gia bị khiến cho nghiệp tiêu, thân tâm yên ổn. Như bệnh khổ bức bách không thể nhẫn chịu, thì hôm sớm ngoài thời niệm Phật, cư sĩ nên chí thành niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm. Vì với bổn nguyện tầm thinh cứu khổ, Bồ tát hiện thân khắp mười phương quốc độ; chúng sanh trong lúc nguy biến nếu có thể trì tụng kính lạy, Ngài sẽ tùy cơ cảm mà giúp đỡ, khiến cho thoát khổ được vui.

...

Người thông minh đời nay, tuy học Phật pháp nhưng vì chưa gần gũi với bậc cụ nhãn tri thức, nên hầu hết đều chuyên trọng lý tánh, bác bỏ sự tu và nhân quả. Họ đâu biết, nếu sự tu nhân quả đã mất, lý tánh cũng không còn. Lại có những kẻ tài cao, văn từ quỉ thần kinh động mà xét đến hành vi thì không khác chi hạng vô trí thức, truy nguyên đều do bác bỏ sự tu nhân quả mà ra.

 

Mối tệ ấy khiến cho nhiều người lầm lạc noi theo, đó là dùng thân báng pháp, tội lỗi không ngằn! Bậc thượng trí thấy thế càng thêm xót thương đau đớn!

 

Bộ Pháp Uyển Châu Lâm nói rõ nhân quả, sự lý đều đầy đủ, những tích báo ứng cũng tinh tường, có thể khiến cho người xem kinh sợ, dù ở nơi nhà tối cũng như đối trước Phật, trời, không dám khởi niệm ác. Với bộ này, bậc thượng, trung, hạ đều được lợi ích, chắc không đến nỗi lầm đường, chấp lý bỏ sự mà theo thói tà vạy, ngông cuồng. Ngài Mộng Đông đã bảo: “Người khéo nói TÂM TÁNH, quyết không bỏ NHÂN QUẢ; kẻ tin sâu nhân quả tất rõ suốt tâm tánh, đó là lẽ đương nhiên”.

 

Lời của Ngài là một chí luận ngàn đời, 

cũng là mũi kim đâm trên đỉnh đầu những kẻ cuồng huệ.

 

Thơ Đáp Cho Cư Sĩ Đặng Bá Thành


 

Phật giáo là một pháp công cộng trong mười phương pháp giới, ai cũng nên tu và đều có thể tu. Bởi chưa thấy rõ bản sắc của Phật giáo, một nhóm Nho sĩ lập luận mù quáng rằng: Đạo Phật bỏ nhơn luân, hại chánh lý! Tại sao mà biết họ sai lầm?

 

Vì đức Phật đối với kẻ làm cha nói lành, với con nói thảo, với vua nói nhân, với tôi nói trung, cho đến chồng vợ kính yêu, anh em hòa thuận; tất cả lời hay hạnh tốt ở đời, trong Kinh Phật đều nói rành rẽ. Thế thì cùng với Nho giáo có khác chỗ nào?

 

Hơn nữa, về điểm chỉ rõ lý nhân quả ba đời, trong đạo Nho không thấy nói. Đến như những việc: dứt hoặc chứng chơn, đầy đủ Bồ đề, về nơi vô đắc, thì Nho giáo phải kém thua xa. Tiếc cho hàng Nho sĩ kia chưa thấy, nếu họ được xem kỹ và hiểu sâu lý ấy, chắc sẽ đau thương rơi lệ, tiếng khóc động cõi đại thiên, hối hận vì mình đã khinh báng Phật giáo!

 

Nhưng dùng lời báng pháp tội nhỏ, dùng thân báng pháp tội lớn vô cùng! Đời nay có những người ưa nói Đại thừa cho rằng mình đã ngộ đạo, bảo:

 

Ta chính là Phật, cần gì phải niệm Phật?

Phiền não tức Bồ đề, cần gì dứt phiền não?

Dâm, giận, mê là giới, định, huệ, cần gì trừ bỏ dâm, giận, mê?

 

Lời nói của họ thật cao trên chín từng mây, việc làm xét lại ở dưới chín lớp đất! Những người như thế, gọi là oan gia của nhà Phật, so với kẻ không biết Phật pháp mà khinh báng, tội còn nặng hơn muôn phần. Với hạng sau này, luận về công họ nghiên cứu Phật pháp chẳng phải toàn là vô ích, nhưng chỉ làm cái nhân được độ về sau. Còn tội dùng thân báng pháp quyết phải chịu khổ trong đường ác đạo không biết bao nhiêu kiếp số.

 

Thơ đáp Cư Sĩ Đặng Tân An



Kinh nói: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.” Vì tránh quả khổ nên Bồ tát dứt trước những nhân ác, do đó tội chướng tiêu trừ, công đức đầy đủ, cho đến khi thành Phật mới thôi.

 

Chúng sanh thường gây nhân ác, lại muốn khỏi quả khổ, có khác nào kẻ sợ bóng mình mà cứ chạy trốn dưới ánh mặt trời?

 

Nhiều người mới làm lành chút ít đã mong được phước lớn, khi gặp cảnh nghịch liền cho rằng: “làm lành mắc họa, không có nhân quả”rồi từ đó lui sụt sơ tâm, trở lại chê bai Phật pháp. Những kẻ ấy không hiểu “lý nhân quả thông cả ba đời” và “tâm mình có thể cải tạo hoàn cảnh”.

 

Nhân quả thông cả ba đời là thế nào?

 

Như đời này làm lành hoặc dữ, đời này hưởng phước hay mang họa, đó là hiện báo.

Đời này làm lành hoặc dữ, đời sau được phước hay mang họa, là sanh báo.

Đời này làm lành hoặc dữ, đời thứ ba, thứ tư, hoặc mười, trăm, ngàn, muôn đời, cho đến vô lượng vô biên kiếp về sau mới được phước hay mang họa, gọi là hậu báo.

 

Hậu báo thì sớm chầy không định, đã gây nhân tất có quả, đó là lẽ tự nhiên.

 

Tâm mình có thể cải tạo hoàn cảnh là thế nào?

 

Ví như có người gây nghiệp ác sẽ phải vĩnh viễn bị đọa vào Địa ngục, nhiều kiếp chịu thống khổ; người ấy bỗng sanh tâm sợ hãi, hổ thẹn, phát lòng Bồ đề, đổi dữ làm lành, tụng kinh niệm Phật, tự tu và khuyên người, cầu sanh về Cực lạc.

 

Do sự hối cải ấy, nghiệp Địa ngục trước kia liền tiêu diệt, đổi thành quả khổ nhẹ trong hiện đời như: hoặc bị người khinh chê, hoặc đau bệnh, nghèo nàn, cùng gặp những việc không vừa ý. Chịu những khinh báo như thế xong, người ấy có thể thoát đường sanh tử, nhập Thánh siêu phàm.

 

Như Kinh Kim Cang nói: “Nếu có người thọ trì kinh này mà bị kẻ khác khinh chê, người đó đời trước gây tội nghiệp đáng đọa vào ác đạo, do đời này bị sự khinh chê nên tội trước liền được tiêu diệt, sẽ chứng quả Vô thượng Bồ đề.”

 

Đây chính là nghĩa: tâm mình có thể cải tạo hoàn cảnh vậy.

 

Thơ gởi Cư Sĩ Vệ Cẩm Châu

Ấn Quang Pháp Sư



Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo.


BÀI KỆ CỦA THẤT PHẬT



Chư ác mạc tác


 

Không được sát sanh, không được trộm cướp, không được tà hạnh, không được nói dối, không được uống rượu, say sưa, không được bán rượu, cho đến không được tà kiến, hủy báng Tam Bảo v.v …

 

Tất cả những điều như vậy, gọi là những điều răn cấm không cho làm, thâu nhiếp đúng theo luật pháp oai nghi của Phật định chế ấy hợp lại thành một khối, khối đó gọi là “Nhiếp luật nghi giới”, cũng là tụ tịnh giới thứ nhứt của Bồ tát.


Chúng thiện phụng hành



Ngoài những điều xấu ác cần răn cấm không cho phạm, còn có những thiện pháp phải thực hành, nếu không làm thời phạm. Như phải kính Phật trọng Tăng, phải cúng dường Tam Bảo bằng cách xây dựng tháp thờ Phật, biên soạn ấn loát kinh điển để lưu truyền, tứ sự cung cấp cho người xuất gia hành đạo, phải lễ Phật, niệm Phật. phải tọa thiền tham cứu, phải học Kinh Luật, phải nghe diễn giảng, phải tập chánh định, phải tu trí huệ, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, sáu môn ba la mật v.v… phải siêng tu tập, nhẫn đến Thánh hạnh phải làm, Thánh đức phải theo.

 

 

Cúng dường Tam Bảo nhẫn đến chánh định, trí huệ v.v… là những thiện pháp mà người đã thọ giới Bồ tát phải thực hành. Những điều nầy gom lại thành một khối gọi là “Nhiếp thiện pháp giới”. Đây là tụ tịnh giới thứ hai của Bồ tát.


Tự tịnh kỳ ý

LÀM Nhiêu ích hữu tình giới” MỚI VIÊN MÃN.


Trong các điều luật của Bồ tát lại còn có những điều luật bắt buộc phải làm lợi ích cho người, cho vật. Như gặp người bệnh tật thì phải lo cứu tế. Thấy người bệnh tật lẻ loi, cô độc không có cả thuốc men, không ai săn sóc, gặp rồi bỏ lãng mà đi, không tìm phương tiện giúp đỡ là phạm giới đối với người đã thọ giới Bồ tát. Nghĩa là buộc phải săn sóc người bệnh, nếu người đó thiếu sự săn sóc. Lại như thấy người đói mà mình có đồ ăn thì phải chia, phải sớt, phải cho, phải bố thí, đây cũng là một điều bắt buộc phải làm. Cho đến phải cứu độ chúng sanh, phải làm cho chúng sanh hết khổ, phải làm cho chúng sanh được vui, dầu rằng có sự làm chưa được, nhưng mà trong tâm lúc nào cũng mong muốn, như nguyện cho tất cả chúng sanh được giải thoát, được thành Phật.

 

Những điều giới trong phạm vi phải có những việc làm, những lời nói hay là những tâm niệm đem lại sự lợi ích cho chúng sanh, để đưa chúng sanh khỏi khổ sanh tử mà đến quả giải thoát thành Phật đó, gom lại thành ra một khối, gọi là “Nhiêu ích hữu tình giới”. Đây là tụ tịnh giới thứ ba của Bồ tát.


Thị chư Phật giáo.


Những điều giới răn cấm việc ác gom lại thành một khối. Những điều giới bắt buộc phải làm những thiện pháp gom lại thành một khối và những điều giới phải đem sự lợi ích, sự giải thoát cho chúng sanh gom lại thành một khối, gọi chung là ba tụ tịnh giới của Bồ tát.

 

Một là “ Nhiếp luật nghi giới” những điều ác phải răn chừa.

 

Hai là “Nhiếp thiện pháp giới” những điều lành phải làm.

 

Ba là "Tự tịnh kỳ ý"  LÀM "Nhiêu ích hữu tình giới" những điều giới đem sự lợi ích cho chúng sanh.



  BÀI KỆ THỨ 82

 

Một câu A Di Ðà
Là kho báu vô tận
Tám chữ mở toang ra
Khắp cho không tiếc lẫn.

 

( Nhứt cú Di Ðà
Vô tận bảo tạng
Bát tự đả khai
Phổ đồng cúng dường.)


LƯỢC GIẢI


Tám chữ trên đây, là "Ðại từ đại bi A Di Ðà Phật". Trong Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục có thuật chuyện một hành giả niệm Phật, khi lâm chung thấy tám chữ ấy hiện ra giữa hư không to lớn, sắc như vàng ròng. Tám chữ ấy hàm ý tiêu biểu cho bốn mươi tám bi nguyện độ sanh rộng lớn của đức A Di Ðà Thế Tôn. Song về sự trì niệm thì yếu ước lại chỉ có sáu chữ "Nam mô A Di Ðà Phật". Sao gọi là tám chữ, hay sáu chữ mở kho báu vô tận?


Theo Hiển Giáo, sáu chữ ấy tiêu biểu cho sự nương về kho vô lượng thọ mạng, vô lượng quang minh, vô lượng công đức.


Theo Mật giáo, về quyển Thánh Tài Tập, sáu chữ đó là chủng tử của năm đức Phật.

 

Hai chữ Nam Mô có nghĩa là quy mạng. Mạng là Thọ Thường Trú, tức chỉ cho đức Tỳ Lô Giá Na Như lai. Còn bốn chữ kia, theo thứ tự là chủng tử của bốn đức Phật: A Súc BệBảo SanhA Di Ðà, và Bất Không Thành Tựu. Cho nên sáu chữ hồng danh là kho bí mật, gồm thâu tất cả chánh báo, y báo khắp mười phương.


Theo Tâm giáo, sáu chữ này là kho chân tâm, gồm nhiếp tất cả nhân quả, tánh tướng, phước huệ, sự lý. Vì thế nên gọi: "Một câu A Di Ðà là kho báu vô tận".


Về điểm dùng tám chữ hay yếu ước lại sáu chữ, để mở kho báu vô tận, cổ nhơn đã có câu:

 

"Lục tự đả khai vô tận tạng.

Thâu lai phóng khứ chỉ như nhiên".

 

 

Hai câu này có ý nghĩa: Niệm sáu chữ hồng danh có thể mở toang kho báu vô tận như trên đã nói. Và khi đã thể nhập vào kho chân tâm, thì niệm tức là vô niệm, vô niệm tức là niệm, buông ra thâu vào đều ở trong trạng thái như như.


Chư Phật Thế Tôn, chư Bồ Tát, chư Tổ, vì lòng bi nguyện, đã đem tám chữ hay sáu chữ nầy mà phổ thí cúng dường khắp tất cả loài hữu tình, để cho chúng sanh mở được cửa và thọ dụng kho báu vô tận ấy.

 

TỪ HY

 

Từ Hy tự Mộng Bạch, người đời Thanh, nguyên là một nho sĩ. Thuở thiếu thời ông từng du ngoạn đất Sầm Điền, thấy cảnh sông núi thắng tươi, lòng dạ thanh thoát; gặp việc trung hiếu tiết nghĩa, liền khắp tuyên dương. Tuổi trung niên, mở trường dạy học ở tình ngoài. Đến hơn bốn mươi, được người quen là Châu Lân Thơ tặng cho tập Long Thơ Tịnh Độ Văn, xem xong liền tin thờ Phật, lấy hiệu là Mộng Liên.

Kế tiếp ông đến am Tôn Thắng quy y với Lượng Khoan hòa thượng, được pháp danh là Như Siêu. Từ đó cư sĩ giữ thập trai, lập nhựt khóa trì niệm, quyết cầu sanh về Tây phương. Hơn sáu mươi tuổi, Từ Hy lại nương ngài Linh Thứu Nghĩa thọ giới Bồ Tát, sự tu tập càng thêm tinh tấn. Bấy giờ chư Tăng ở am Sô Sư quyên tiền xây dựng ngôi Đại Thông Các, ông hết sức giúp đỡ cho đến khi lạc thành.

Năm Đạo Quang thứ hai mươi mốt, vào mùa hạ, cư sĩ bỗng thanh lý việc nhà, bảo gia nhơn rằng: “Người đời sống được bảy mươi, đã mừng xưa nay ít có. Ta nay may mắn thọ được bảy mươi hai tuổi, mùa thu nầy mạng chung cũng đã vừa thời!” Kế đó ông viết một thiên nhan đề là Phản Bổn Tỏa Ngôn nhắc nhở các việc khi mình sắp mãn phần. Trong ấy có đoạn nói:

“Kiếp người như gởi tạm, đã sanh tất có tử. Cái chết vẫn là việc thường của nhơn thế, nhưng vì ân tình giữa vợ chồng con cái từ đây vĩnh biệt, nên chẳng khỏi có sự kêu gọi khóc thương. Tuy nhiên phải biết sống gởi thác về, được yên ổn mãn phần là phước. Huống chi chúng ta đã tu tịnh nghiệp, chính muốn vượt qua biển khổ, về đến cõi sen. Như thế, lúc lâm chung cần phải giữ một lòng không loạn, mới mong được ý nguyện vãng sanh. Nếu để nghe tiếng kêu khóc, tất kẻ sắp chết dễ bị tình ái kéo lôi, tâm tư rối loạn khóc than. Sau khi ta tắt hơi, ít nhứt phải hơn bốn giờ, mới được thay y phục cùng di động, càng chậm càng tốt. Thuở xưa cha của Thiệu Khang Tiết tiên sinh, cũng là trượng nhơn của ngài Y Xuyên, lúc sắp chết bảo người nhà rằng: “Phải đợi khi thành liệm xong mới được cử ai, chớ vội kêu khóc làm cho ta lạc lối!” Lời nầy có ghi trong quyển Khang Tiết Ngoại Truyện.

Cư sĩ có viết mấy lời chọn lọc về Thiền và Tịnh như sau:

 

Tham thiền chẳng niệm Phật
Phải như thùng lọt đáy.
Thảng còn một điểm nghi
Kết cuộc uổng công lực!
Niệm Phật lại tham thiền
Hai việc chính là một
Tham niệm dính liền nhau
Chẳng thể dễ phóng dật.
Không tham cũng chẳng niệm
Đắc đạo mới bỏ pháp.
Nếu chưa đến bờ kia
Biển khổ không thuyền vớt.

 

Mùa thu năm ấy, quả như lời đã nói, cư sĩ vương bịnh. Mỗi ngày ông cho người mời chư Tăng hoặc các liên hữu luân phiên đến nhà trợ niệm. Lại dặn trước giường thiết bàn Phật, hương đèn tiếp nối luôn. Từ đầu hạ tuần tháng bảy đến đầu hạ tuần tháng tám, suốt ba mươi ngày. Từ Hy không ăn cơm cháo được, chỉ uống nước gạo rang tiếp sức mà thôi. Người nhà rước y sĩ đến, ông tự biết không thể qua khỏi, kiên quyết chẳng chịu uống thuốc. Khi bịnh ngặt sắp mãn phần, cư sĩ mạnh mẽ đem hết tàn lực chắp tay niệm Phật to tiếng mà vãng sanh.

– Vợ của Từ Hy là Nghiêm thị, thuở bình cư cũng trì chú niệm Phật. Đến bảy mươi ba tuổi, vì vương chứng kiết lỵ, nằm liệt trên giường, song vẫn liên tiếp thầm trì niệm. Một hôm bà cảm thấy sự đau khổ nơi thân bỗng tiêu tan, chứng điếc tai từ lâu cũng dứt hẳn, nghe được tiếng lớn nhỏ gần xa. Người con là Lập Phương đem việc vãng sanh để sách tấn. Nghiêm thị bảo: “Mẹ vẫn thường niệm Phật, chưa từng tạm quên”. Vào khoảng canh hai đêm ấy, bà bảo người nhà rằng: “Rạng ngày ta sẽ đi!” Rồi ngồi dậy cầm chuỗi, lớn tiếng niệm hết một tràng, tới đó mỏi sức mới chịu nằm xuống. Đến sáng hôm sau, bà nhìn quanh thốt lời giã biệt rằng: “Đã tới thời khắc ta vãng sanh!” Nói đoạn gượng ngồi lên, chắp tay nghiêm chỉnh. Lập Phương khuyên: “Mẹ nên đi thẳng một đường, đừng nghĩ ngợi chi cả!” Nghiêm thị quả quyết ứng tiếng đáp: “Được!” Rồi niệm Phật độ mười hơi mà thoát hóa.

– Bạn đồng sư của Từ Hy là Kim Đình Đống tự Hữu Lan, người ở Tô Châu cũng chuyên tu tịnh nghiệp. Mùa đông năm Đạo Quang thứ hai mươi, ông mang bịnh. Biết mình sắp mãn phần, ông cho thỉnh thầy quy y là Lượng Khoan hòa thượng cùng vài thiện hữu đến thưa rằng: “Hữu Lan đã đến bờ vực sống chết, xin thầy và các đồng bạn giúp cho thành tựu duyên sen!” Hòa thượng và đại chúng đồng thanh xưng danh hiệu Phật trợ niệm. Giây lát, ông nói:

“Hiện thời tôi thấy trước mắt đất đai đều là bảy báu hợp thành, chân đạp bước lên mềm mại êm như bông. Những tiếng nghe bên tai đều nhiệm mầu khó diễn tả. Lại thấy xa xa về phương Tây có tám chữ sắc vàng rất phân minh”. Một liên hữu cải chính nói: “Anh lầm rồi! Nay đại chúng chỉ niệm tụng có sáu chữ thôi”. Kim Đình Đống đưa tay chỉ bảo: “Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Phật, chẳng phải tám chữ là gì?” 

Độ một lúc lâu, cư sĩ lại chắp tay thưa với thầy rằng: “Đệ tử xin đi!” Rồi nhắm mắt mà hóa.


NHÂM CUNG NHƠN

 

Nhâm Cung nhơn là vợ của Châu Vận Tuyền tiên sanh ở Hải Diêm. Từ trẻ bà đã tin Phật pháp, sau khi về nhà họ Châu, sự giúp đỡ chồng nuôi dạy con đều tròn chức phận. Tánh bà đoan trang nghiêm chánh, đối đãi với người rất ân hậu. Mùa đông năm Giáp Thìn thời Quang Chữ nhà Thanh, chồng mãn phần, lúc ấy Cung nhơn đã năm mươi chín tuổi. Trải nhiều phen cảnh tang thương biến đổi, nhân cảm việc chồng từ trần, bà nghĩ cuộc đời như huyễn, mạng vô thường, bỗng sanh tâm tư thoát tục. Sau khi xét định kỹ, Cung nhơn liền đem việc nhà giao cho con trai và dâu, rồi buông hết muôn duyên trường trai niệm Phật. Sự tu hành của bà rất tinh chuyên, không lúc nào dám trễ bỏ.

Mùa đông năm Đinh Tỵ thời Dân Quốc, Cung nhơn bỗng vương chứng bán thân bất toại, tay chân tê nhức, lúc đi đứng phải có người dìu đỡ. Bà cho ngăn riêng một gian nhà, phía trước thờ Phật, sau là chỗ nghỉ, ở yên tịnh tu niệm, như người nhập thất. Nhân đó tâm càng định, niệm lực càng được tinh chuyên.

Mùa hạ năm Tân Dậu, hai con là Điều Sanh, Cát Sanh được nghe cư sĩ Phạm cổ Nông giảng diễn về Phật pháp, anh em mới phát tâm học Phật và đem những điều đã hiểu biết về khuyên giải lại cho mẹ nghe. Nhân đây, lòng tin nguyện cầu sanh của bà càng thêm chuyên thiết. Tháng giêng năm Giáp Tý, Điều Sanh lại có duyên dự cuộc hành trình với các vị cư sĩ đi nghe giảng kinh, Cung nhơn bảo: “Mẹ đã cao tuổi, con chớ nên đi xa lâu!” Đến ngày hai mươi bốn, bà lại vương chứng thương phong, rồi kế ho suyễn. Sang ngày hai mươi tám, bịnh thêm nặng, người nhà mời các nữ liên hữu đến niệm Phật để giúp sức cầu nguyện. Nghe tiếng xưng hồng danh, Cung nhơn liền được tâm an, hơi thở điều hòa, rồi chợp mắt thiếp đi một lúc.

Đến lúc tỉnh dậy, bà nói:

 

“Vừa rồi ta mộng thấy một lão nương mặt hồng hào, tóc bạc trắng đưa cho một chiếc bánh in bảo ăn. Sau khi dùng xong, ta cảm thấy thanh sảng nhẹ nhàng.”

 

Nhân mới hỏi:

“Tôi có được giải thoát khỏi sự khổ chăng?”

 

Lão nương đáp:

“Sẽ được giải thoát, hãy cố gắng niệm Phật!”

Ta nghe nói liền niệm Phật hơn một trăm câu rồi chợt tỉnh!”

 

Sau khi đó các chứng: thương phong, khí suyễn và bán thân bất toại của bà đều được khỏi hẳn. Đêm ấy Cung nhơn ngủ một giấc yên lành. Sáng ra thức dậy, bà cảm thấy thân tâm thơ thới nhẹ nhàng không còn bịnh khổ, lại thoảng nghe có mùi hương. Đến ngày hai mươi tháng hai, Cung nhơn sanh chứng uất muộn khó thở, người nhà lại rước nữ chúng tới trợ niệm. Sang ngày hai mươi hai, bà tự biết mình không qua khỏi, dặn gia quyến chớ nên than khóc, phải luân phiên cao tiếng trợ niệm để mình được nương sức niệm theo. Đến canh ba, Cung nhơn an lành mà qua đời.

Ban sơ tay chân của bà đều lạnh trước, chỉ nơi ngực còn nóng rất lâu. Mọi người vẫn để yên, cao tiếng niệm Phật tiếp tục không dứt. Hơi nóng mới lần lần chuyển lên tới miệng, mắt, sau cùng đạt thẳng lên đảnh đầu. Sự trợ niệm vẫn kéo dài đến nửa đêm hôm sau mới chấm dứt. Lúc tẩn liệm, tay chân Cung nhơn còn dịu mềm, sắc mặt tươi như sống. An táng xong, người nhà đem những tờ Tây phương công cứ của bà đã ghi số câu niệm Phật lúc bình nhựt ra thiêu hóa. Khi lửa tắt, trên tro hiện ra tướng một vị Tăng đứng trên hoa sen, nét rõ ràng in như vẽ.

 

LỜI BÌNH:

Ấn Quang pháp sư bảo: “Tất cả  của thế gian và xuất thế gian đều không ngoài hai chữ TÂM TÁNH. Tất cả SỰ của thế gian và xuất thế gian, đều không ngoài hai chữ NHÂN QUẢ”.

Nhâm Cung Nhơn bị vương nhiều bịnh, là chịu quả của nghiệp sát kiếp trước; cảm mộng lành được khỏi khổ, bởi nhờ nhân tu niệm của kiếp này. Lúc lâm chung hơi nóng trụ nơi ngực, đáng lẽ bà phải chuyển sanh làm người tu thêm một kiếp nữa mới được giải thoát. Song nhờ công đức của gia đình và các liên hữu luân phiên chí tâm trợ niệm, nên kết cuộc bà lại được vãng sanh. Điểm nầy cho thấy sự trợ niệm lúc lâm chung rất là thiết yếu.


Comments

Popular posts from this blog