ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI


46) Bồ-Ðề Dạ Bồ-Ðề Dạ 

 

Bồ Đề Dạ. Hán dịch là “Giác đạo”. Muốn thành tựu giác đạo thì trước hết, quý vị phải có được giác tâm. Nếu không có giác tâm, thì không thể nào tu tập để thành tựu đạo giác ngộ. Hành giả trước hết phải có tâm liễu ngộ chân thực rồi mới có thể tu tập đến chỗ thành tựu đạo nghiệp được. Hai câu chú này gọi là Bất thối kim luân thủ nhãn ấn pháp. Đó chính là tâm bồ đề kiên cố không bao giờ thoái chuyển.


Từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị phải phát tâm dõng mãnh ngày càng tinh tất hơn. Đừng nên dừng lại hoặc lui sụt. Chẳng hạn như khi quý vị nghe giảng kinh, hãy khởi tâm niệm rất khó có dịp được nghe giảng kinh Phật. Rất hiếm khi được gặp pháp hội. Mặc dù chuyện này xem có vẻ bình thường, nhưng nếu quý vị lắng lòng suy gẫm kỹ sẽ thấy giá trị vô cùng. Thử xem có nơi đâu trên thế giới này có được một pháp hội tinh tấn như thế này, ngày nào cũng đến đây để nghe giảng kinh? Còn có nơi đâu khác trên thế giới mà pháp âm tuôn trào như thác, như sông mãi không ngừng như ở đây?


Nên khi đã có duyên gặp gỡ được pháp hội, quý vị phải thu xếp công việc, dù có bận rộn bao nhiêu, bất luận pháp sư giảng đề tài gì, người nào giảng cũng phải đến nghe. Đừng có phân biệt giữa pháp sư giảng hay và người giảng kém, rồi chỉ đến nghe người giảng hay. Nếu quý vị vẫn kiên trì đến nghe bất luận pháp sư nào giảng, lâu ngày chày tháng, chắc chắn quý vị sẽ thâm nhập được vào dòng đạo lý chân thật. Dù ai giảng đi nữa, quý vị cũng nên đến nghe để hộ trì cho pháp hội. Nếu một tuần có giảng pháp bảy đêm thì quý vị cũng nên tham dự cả bảy đêm. Đừng nên lười biếng!


Pháp môn này khó gặp được đã từng hằng triệu kiếp nay rồi. Một khi đã có duyên được gặp thì phải nên tinh tấn tu học. Sự tinh tấn chính là “tâm Bồ đề” kiên cố dõng mãnh vậy.


Nếu bỏ mất tâm Bồ đề mà mong ngày thành đạo thì không khác gì nấu cát mà mong thành cơm. Nên trong Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật dạy:



“Vong thất Bồ-đề tâm, tu chư thiện pháp, thị chư ma nghiệp”.


Nghĩa là:

“Bỏ quên tâm Bồ-đề dù tu ngàn thiện pháp như làm việc ma vậy”.

 


Về bất thối, có ba dạng:

 

- Thứ nhất là Vị bất thối: Nếu hành giả đã chứng quả A la hán rồi, thì không còn trở lại hàng phàm phu nữa, Nếu hành giả đã chứng quả Bồ tát rồi thì không còn rơi lại hàng A la hán nữa. Nếu hành giả đã chứng đắc quả vị Phật rồi thì không còn trở lại hàng Bồ tát nữa. Trừ những vị muốn thị hiện hóa thân để giáo hóa chúng sanh. Ví dụ như hành giả có thể phát nguyện: “Nay tôi đã thành tựu quả vị Phật rồi, tôi muốn hiện thân Tỳ kheo để giáo hóa chúng sanh”. Điều ấy hoàn toàn đúng.

 

- Thứ hai là Niệm bất thối: Đôi khi hành giả phát khởi tâm niệm: “Tu học Phật pháp thật chán, tôi không còn muốn tu hành hoặc đi giảng pháp gì nữa cả!”. Đây là niệm thoái thất. Khi hành giả khởi niệm thoái thất, thì ma chướng liền theo ngay, vì ma vương rất vui khi người tu hành khởi niệm lui sụt.


Một khi quý vị đã đạt được “niệm bất thối”, thì càng nghe pháp, càng muốn được nghe nhiều hơn.


Niệm bất thối là tâm lượng của hành giả không còn bị trôi lăn trong dòng thức biến “bất giác vọng động nữa”, không còn trải qua bốn tướng sinh trụ dị diệt của niệm khởi nữa. Niệm bất thối luôn được lưu xuất từ Bồ đề tâm, là bạn đồng hành của tâm kiên cố. Kiên cố là nét đặc trưng của tâm Bồ đề. Niệm bất thối và tâm kiên cố là nền tảng của đại nguyện Bồ tát. Niệm bất thối là niệm mà vô niệm. Vô niệm mà tự niệm “niệm vô niệm, vô niệm nhi tự niệm”. Niệm này là niệm vi mật hiện tiền, không thể suy lường. Niệm bất thối luôn luôn đi với hạnh bất thối.

 


- Thứ ba là Hạnh bất thối: Nghĩa là thực hành đạo Bồ tát. Tuy làm mọi việc trong vô số cảnh giới mà không hề rời bản tâm, rời đại nguyện, rời niệm bất thối. Niệm Kim cang nguyện, thực hành Kim cang hạnh không thể nghĩ bàn.


Đứng trên nhân thừa mà luận, thì hạnh bất thối là sự hành trì tinh tấn, miên mật với tâm tinh tấn dõng mãnh hướng tới Phật thừa.


Khi quý vị hành trì “Bất thối Kim Luân thủ nhãn ấn pháp”, thì từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị sẽ không còn thối chuyển. Nhưng quý vị phải tinh tấn hành trì!

  

 


ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG



46. Bồ-Đề Dạ Bồ-Đề Dạ 


BUDDHÀYA BUDDHÀYA  (BUÝT ĐÀ DA BUÝT ĐÀ DA)


 

NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT



Kệ tụng :

 

TỪ BI HỶ XẢ tứ vô lượng

Thị hiện ‘THIN” tướng hóa quần manh

NHIẾP THỌ chúng sanh đăng bỉ ngạn

Hồi quang phản chiếu QUY CỐ HƯƠNG





THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp



NAM-MÔ NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT MA-HA-TÁT



Bất-Thối Kim-Luân Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Ba Mươi Tám



Bồ-Đề Dạ [46]

Án-- thiết na di tả, tát-phạ hạ.


Kinh nói rằng: “Nếu muốn từ thân này cho đến thân thành Phật, Tâm-bồ-đề thường       
                      không lui sụt, nên cầu nơi Tay cầm Bất-Thối-Kim-Luân.”



Thần-chú rằng:
 Bồ-Đề Dạ [46]

Chơn-ngôn rằng: Án-- thiết na di tả, tát-phạ hạ.




Kệ tụng:


Thô tà hộ chánh kim cang luân

Ly mỵ vọng lượng câu độn hình

Bồ đề đạo tâm thường bất thoái

Kim thân nãi chí thành Phật thân




MAHAKARUNA DHARANI


 

46. BUDDHÀYA BUDDHÀYA 

 

These two sentences of the mantra mean “enlightened Way.” It also means “enlightened heart.” If you want to obtain the enlightened Way, you must first have an enlightened heart. Without an enlightened heart you won’t be able to cultivate the enlightened Way. Cultivators must first have a heart which is genuinely awakened and then they will be able to cultivate and realize the enlightened Way.


These two sentences of the mantra are the Non-retreating Gold Wheel Hand and Eye; it is the Bodhi heart which will never retreat. From the present, right up until the time when you realize Buddhahood, the Bodhi heart which you have brought forth will daily grow more vigorous and will never retreat or turn away. Because your Bodhi heart does not retreat, you will quickly realize the fruit of Buddhahood. If your Bodhi heart retreats, slips, then you will do so more slowly.


Cultivators of the Way should be more energetic every day; every day our Bodhi hearts should come forth stronger. Don’t retreat or misplace them.


For example, when listening to Sutras, one should think of them as difficult to encounter. Dharma assemblies are very rare. Although this one seems quite ordinary, if you stop and think about it, it’s quite remarkable. Where else in the world is there such a vigorous assembly that gathers every day to listen to the Dharma? Where else is the Dharma flowing like water, like a river flowing on and on?


Having encountered the Dharma, one should find the time to come and listen to the Dharma no matter how busy one is and no matter who is lecturing. And don’t discriminate between “good” and “inferior” speakers and only come to hear the good speakers. If you keep listening, sooner or later, regardless of who is lecturing, you will hear the genuine principle come forth. No matter who is lecturing, you should come to support the Dharma assembly. Since there are lectures seven nights a week, you should attend seven nights a week. Don’t be lazy!


This Dharma-door is hard to encounter in a billion aeons. Having encountered it, we should make vigorous progress.  Your vigorous progress is just the “non-retreating Bodhi heart.”

 

There are three levels of Non-retreat.

 

The first is Non-retreating in Position. If you have already certified to the fruit of Arhatship, you won’t retreat to the level of a common person. If you have certified to the Bodhisattva fruit, you won’t retreat to the level of the Arhat. If you have certified to the Buddha fruit, you won’t retreat to the level of the Bodhisattva-- unless you yourself wish to do so. For example, if you say, “Now that I have certified to the Buddha fruit, I would like to appear in the body of a Bhikshu in order to teach and transform living beings,” that’s all right.


The second is Non-retreating in Thought. Cultivators may sometimes feel, “It’s boring studying the Buddhadharma! I’m not going to cultivate anymore or go to any more lectures.” This is to retreat in thought. When you retreat in thought, the demon obstacles arise, because the demons are only happy when you are retreating. Once you have attained the level of Non-retreating Thought, however, the more you listen to the Buddhadharma, the more you enjoy listening to it. The more you enjoy listening, the more you come to listen. 


With Non-retreating Thought you will attain The third, Non-retreating Conduct. Conduct means cultivation. Everyday you should be more vigorous and energetic. As you bring forth a courageous and vigorous heart to cultivate the Way, you do not retreat in conduct. If you cultivate the Non-retreating Gold Wheel Hand and Eye, from now right up until the time you realize Buddhahood, you will not retreat. But you must cultivate!




MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS




46. BUDDHÀYA BUDDHÀYA 



Using kindness, compassion, joy, and giving, the four infinite minds,

She reveals wholesome aspects to transform the untaught masses.

Gathering in beings, she helps them ascend to the other shore.

Returning her light she shines it within and goes back home.




THE FORTY-TWO HANDS





38. The Non-retreating Gold Wheel Hand and Eye


The Sutra says: “For not retreating from the Bodhi heart from this incarnation until
                          one’s incarnation as a Buddha, use the Non-retreating Gold Wheel

                          Hand.”



The Mantra: Pu ti ye.

The True Words: Nan. She nwo mi dzwo. Sa wa he.



The verse:


The wheel of vajra suppresses the deviant and protects the proper;
Li mei and wang liang  all hide themselves away.
The heart of the Bodhi Way becomes irreversible,
From this life until the life in which you become a Buddha.




with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GIÓ LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.




BÀI SỐ 28

 

Ẩn tu nương tựa ánh từ quang

Lần lữa trần tâm lắng nhẹ tan

Năm tháng luyện thuần TRÂU hoá trắng

Sáo thanh một khúc cỏ hoa nhàn.

 

NHƯ Ý :  LINH-HỰU thiền sư nói : “Khi ta mới lên núi QUI SƠN chỉ thấy một con TRÂU ĐENnay nó đã hoàn toàn thành TRÂU TRẮNG, nằm sờ sờ TRƯỚC MẮT đuổi  cũng không đi.

 

Theo Thập Mục Ngưu Đồ, mục  đồng muốn ngồi An-nhàn thổi sáo, phải luyện cho trâu hoàn toàn HÓA TRẮNG không còn buông lung phá phách nữa.



Sống chết thịnh-suy lý vẫn thường,
Tuổi cao gần Phật bận chi thương.
Sen thanh thơm-thoảng tòa kinh Phạn,
Trăng bạc soi ngần mái tóc sương.
Phai khách viếng thăm, phai tục-lụy,
Đậm câu trì niệm, đậm liên hương.
Nghìn tầm bặt dấu TRÂU NGƯỜI MẤT,
Muôn trượng đài kim ánh tỏ-tường.

 

VÔ-NHẤT

Thích Thiền-Tâm.


GIỚI, ĐỊNH, HUỆ thoát Ta-bà

TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh Cực-lạc

 

( Một câu “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, 

bao gồm GIỚI, ĐỊNH, HUỆ thoát TA-BÀ 

và TÍN, NGUYỆN, HẠNH sanh CỰC-LẠC)

 


Kệ Niệm Phật


 


Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau                         (Hạ Thủ Công Phu)
Thường niệm cho rành rõ


Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ                          (Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)


Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhất tâm Phật hiện tiền                            (Sự Nhất Tâm)
Tam-muội sự thành tựu


Đương niệm tức vô niệm                            (Lý nhất Tâm)
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng lý pháp thân hiện



Nam mô A Di Đà
Nam mô A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng phẩm                          
(Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)



(HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH SOẠN)






THẬP MỤC NGƯU ĐỒ

 

Tỳ-kheo QUẢNG-TRÍ, hiệu Pháp-Thông ở tại Kinh đô nước VIỆT luận giải.

Trần Đình-Sơn dịch



KINH-VĂN :

 

Đức Phật nói: “Lành thay! A-Nan, các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu sanh tử tương tục do vì không nhận ra “CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ”, thể tánh vốn trong sạch sáng suốt, mà nhận lầm các vọng tưởng. Các vọng tưởng này vốn chẳng chân thật, thế nên bị luân chuyển.”

 

Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp ngay lời Như Lai hỏi. Mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử, đều nhờ trực tâm. Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, đến khoảng thời gian trước, sau, và thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói quanh-co.

 

A-Nan, nay tôi hỏi ông: “Ngay khi ông vừa mới phát tâm là do ông thích 32 tướng tốt của Như Lai, Vậy ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì? A-Nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Sự yêu thích như thế là do TÂM và MẮT của con. Do mắt thấy tướng thù thắng của Như Lai nên tâm ưa thích và phát tâm nguyện xả bỏ sinh tử.”

 

Đức Phật bảo A-Nan: “Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt. Nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.”

 

Ví như quốc vương, khi có giặc đến xâm chiến nước mình, muốn phát binh đi trừ dẹp, thì cần phải biết giặc ở nơi đâu.

 

Lỗi lầm là ở tâm và mắt khiến ông bị lưu chuyển. Nay tôi hỏi ông, riêng TÂM và mắt nay ở chỗ nào?

 

(KINH LĂNG NGHIÊM)

 

 

Mỗi câu Tràng Hạt Phật là tâm

Phật rõ là tâm, uổng chạy tìm!

Bể Phật dung hòa Tâm với Cảnh

Trời tâm bình đẳng Phật cùng sanh

 

Bỏ tâm theo Phật còn mơ mộng

Chấp Phật là tâm chẳng trọn lành.

Tâm, Phật nguyên lai đều giả huyễn

Phật, tâm đồng diệt đến Viên Thành.

 

( NIỆM PHẬT THẬP YẾU )

SỰ TRÌ  TRÌ

HT. THÍCH THIỀN-TÂM


Comments

Popular posts from this blog