ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
45) Tô Rô Tô Rô
Tô
Rô Tô Rô. Hán dịch là “cam lồ thủy”. Đây
cũng chính là Cam lồ thủ nhãn ấn pháp.
Trước đây tôi đã giảng về diệu dụng của nước cam lồ rồi. Có thể giúp cho các
loài quỷ đói được no đủ và mọi tâm nguyện đều được như ý, làm tiêu tan mọi sự
đói khát, thọ nhận được nhiều điều tốt lành khác nữa.
Nước cam lồ này còn gọi là “Bất tử dược”. Nếu có người sắp chết uống nước cam lồ này thì sẽ được sống lại.
Nhưng không dễ gì gặp được nước cam lồ này nếu không có duyên lành.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
45. Tô Rô Tô Rô
Đây là tiếng rơi rụng của lá cây ở cõi chư Phật
Kệ tụng :
Vạn vật thuyết pháp hữu thùy thính
Thế giới chúng sanh vọng tưởng ngưng
Chư Phật bổn nguyên ly văn tự
“NHƯ THỊ NGÃ VĂN” đại bi công
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
Nam-mô
Đấng Ban Vẩy Nước Cam-lồ,
Hiện Thí Cam-lồ-thủ-nhãn.
Cơ khát hữu tình vọng thanh lương
Khô mộc trùng sinh phóng dị quang
Phổ khánh từ bi sâm tạo hóa
Cam lộ thiên lệ tế thập phương.
MAHAKARUNA DHARANI
45. SURU SURU
SURU SURU means “sweet dew.” This is the Sweet Dew
Hand and Eye. Sweet dew has many great uses which have already been
discussed. It can cause all the hungry ghosts to become full and to gain the
quality of “as-you-will.” It
banishes hunger and thirst, brings auspiciousness, and confers many other
advantages.
Sweet dew is also called the
medicine of immortality. When those who are about to die drink it, they can continue
to live. But it’s not easy to obtain sweet dew. If you get some, however, and
you drink it, then if you were supposed to die, you can continue to live.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
45. SURU SURU
When the many
creatures speak the Dharma, who listens?
Worldly beings are
formed by solidifying of false thoughts.
The original source
of the Buddhas is beyond the spoken and written word.
“Thus I have heard”
is the function of great compassion.
Sweet Dew Hand.”
The True Words: Nan. Su lu su lu. Bwo la su lu.
Bwo la su lu. Su lu su lu ye. Sa wa he.
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GIÓ LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 40
Ẩn tu niệm Phật suốt thâu canh
Cam lộ từ răng đượm ngọt thanh !
Khát nước đã nhờ công đức thủy
Lam Kiều chi nhọc hỏi Vân Anh ?
( Lam Kiều vốn thật nơi TIÊN ở,
Hà tất nhọc nhằn ĐẾN Ngọc Kinh.)
NHƯ Ý : BÙI-HÀNG trên chiếc thuyền đò dọc to rộng, thấy một THIẾU-PHỤ rất đẹp nghi không phải người PHÀM , dâng bài thơ ƯỚM HỎI (Hỏi thử để thăm dò ý kiến xem có thuận không ) như sau:
Kẻ Hồ người Việt còn mơ tưởng,
Huống gặp THIÊN TIÊN cách bức mành,
Cung Khuyến thẳng như chầu NGỌC ĐẾ,
Xin theo loan hạc đến mây xanh.
Thiếu phụ không nói sai thị nữ đưa lại bài thơ khác,
NHẤP chén Quỳnh Tương suối cảnh sinh,
Huyền Sương giã thuốc thấy VÂN ANH.
LÂM KIỀU cũng QUÁN THẦN TIÊN đấy,
Chi phải NHỌC MÌNH đến Ngọc kinh.
( NHẤP là UỐNG một chút hoặc uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi nhấp thử ngụm rượu.)
Sau đó chàng nhân có Diệp qua cầu LAN , vào QUÁN gần đó xin nước uống thấy 1 nàng tuyệt đẹp hỏi ra tên là vân Anh, nhớ lại chuyện trước Chàng liền Xin cầu hôn, bà Mẫu đòi sính lễ một chiếc CHÀY Ngọc vì bà hiệu có một chiếc CỐI Ngọc, cần thêm Chày để giã luyện vị thuốc tiên tên là Huyền-xương.
Kết cuộc, Bùi hàng tìm được Chày Ngọc và Thành Hôn cùng cô Gái, về sau TIÊN ĐƠN luyện thành, Vợ Chồng cùng bà Mẫu đồng bay lên mây; câu chuyện LAM KIỀU là thế, duyên kiếp trước đã đưa BÙI HÀNG gặp VÂN ANH và thành đạo quả.
Hành giả Tịnh độ khi niệm PHẬT (đến TÂM CHÍ THÀNH, quên cả THỜI gian KHÔNG gian: Ẩn tu niệm Phật suốt thâu canh ) cũng sẽ Cảm Hiện Nước Cam Lồ thơm ngọt nơi miệng và sau sẽ sanh về AO BÁU thơm lành có BÁT CÔNG ĐỨC thủy ở Tây Phương.
Nước có tám thứ công đức ấy là:
THƠM NGỌT, MÁT SẠCH, TRONG SÁNG , CHÂN NHUẬN VÀ TÙY TÂM.
Nước ao đã từ Như-ý-châu vương sanh, tức là thuộc về như ý thủy. Nước này có tám công đức:
1. Trong sạch, trơn nhuần, nhiếp về sắc nhập.
2. Thơm tho, không mùi hôi, nhiếp về hương nhập.
3. Nhẹ nhàng.
4. Mát mẻ.
5. Nhu nhuyễn; ba điều này nhiếp về xúc nhập.
6. Ngon ngọt, nhiếp về vị nhập.
7. Uống vào điều hòa, thích ý.
8. Uống xong tăng ích thân căn, tiêu trừ các bệnh; hai điều nhiếp về pháp nhập.
Lam Kiều
LAM KIỀU là một cái cầu bắc trên sông Lam, thuộc tỉnh Thiểm Tây bên Tàu, tương truyền là nơi TIÊN ở.
Đời nhà Đường, triều Mục Tông (821-825), có một chàng nho sĩ tên BÙI HÀNG, lều chõng đi thi bao lần đều hỏng. Một hôm, Bùi Hàng thuê đò đi Tương Hán định sang ghé Ngọc Kinh để xem phong cảnh. Cùng đáp một chuyến đò có một mỹ nhân tên Vân Kiều, sắc nước hương trời, con người đoan trang, thùy mị. Bùi Hàng sinh cảm mến, mong được giao duyên, mới mượn thơ thay lời, nhờ người Nữ Tỳ của giai nhân đưa hộ:
Kẻ Hồ, người Việt còn thương nhớ,
Huống cách người tiên chỉ bức mành.
Ví được Ngọc Kinh cùng nối gót,
Xin theo loan hạc đến mây xanh.
(Bản dịch của Phan Như Xuyên)
Nguyên văn:
Đồng vi Hồ Việt do hoài tưởng,
Huống ngộ thiên tiên cách cẩm bình.
Thắng nhược Ngọc Kinh triều hội khứ,
Nguyện tùy loan hạc nhập thành vân.
VÂN KIỀU xem thơ, vui vẻ mỉm cười. Nhưng thơ đi mà tin chẳng lại, Bùi Hàng rất lo lắng, băn khoăn. Nhưng khi đò sắp ghé bến, Bùi Hàng bỗng tiếp được thơ do người Nữ tỳ của giai nhân đưa đến:
Uống rượu Quỳnh Tương trăm cảnh sinh,
Huyền Sương giã thuốc thấy Vân Anh.
Lam Kiều vốn thật nơi tiên ở,
Hà tất nhọc nhằn đến Ngọc Kinh.
Nguyên văn:
Nhất ẩm Quỳnh Tương bách cảnh sinh,
Huyền Sương đảo tận kiến Vân Anh.
Lam Kiều tự hữu thần tiên quật,
Hà tất khí khu thượng Ngọc Kinh.
Bùi Hàng không hiểu ý nghĩa ra sao, định hỏi; nhưng thuyền vừa ghé bến thì Vân Kiều đã thoáng mất. Nghiền ngẫm hai câu thơ cuối,
( Lam Kiều vốn thật nơi TIÊN ở,
Hà tất nhọc nhằn ĐẾN Ngọc Kinh.)
Bùi Hàng KHÔNG đến Ngọc Kinh, mà hỏi dò người, tìm đến Lam Kiều. Trời trưa nắng gắt, Bùi Hàng mệt mỏi, mồ hôi nhuễ nhoại. Ghé vào hàng nước, nghỉ chân, hỏi nước uống. Bà lão chủ quán bảo người con gái đem nước ra. Nàng rất đẹp, trông dáng vẻ tựa Vân Kiều. Bùi Hàng hỏi, thì ra nàng là em của Vân Kiều, tên VÂN ANH. Bùi Hàng mừng rỡ, cho là gặp duyên trời định, mới thuật lại cả hai bài thơ.
Bà lão cười, bảo: - Hẳn là con Vân Kiều muốn xe duyên EM nó cho cậu đó. Bùi Hàng nghe nói lấy làm hớn hở. Nhưng bà lão cho biết là hiện bà có cái CỐI ngọc , song thiếu chiếc CHÀY ngọc để giã thuốc HUYỀN SƯƠNG, nếu Bùi Hàng tìm được Chày ngọc thì bà sẽ gả Vân Anh cho. Bùi Hàng bằng lòng.
Nhưng đi tìm mãi khắp nơi mà không biết ở đâu có chày ngọc. Lòng buồn tha thiết. Tưởng hoàn toàn thất vọng, chàng đi lang thang. May mắn, một hôm, chàng gặp được TIÊN cho chiếc chày ngọc. Thế là duyên thành. Sau cả hai vợ chồng Bùi Hàng đều tu thành tiên cả.
Nguyễn Tử Quang
Điển hay tích lạ
CAM-LỘ PHÁP THỦY
Lòng NÓNG giận là tập tánh từ kiếp trước, muốn đối trị, nên tưởng như mình
ĐÃ chết. Thế thì mặc ai bôi hương thoa lọ, nơi ta nào có can gì? Dù gặp
những cảnh trái lòng đến đâu đi nữa, cũng cứ tưởng rằng mình đã chết, tự
nhiên tánh giận hờn không thể nổi lên.
Đây là món “CAM-LỘ PHÁP THỦY” của đức Như Lai truyền dạy, để rửa hết kết nghiệp của tất cả chúng sanh.
Nay tôi vì các hạ thuật lại, không phải tự tôi đặt điều ức thuyết. Nếu không niệm Phật cầu về Tây phương, tuy sanh lên chỗ cực tôn quí như trời Phi Phi
Tưởng, khi phước báo đã hết, vẫn bị luân chuyển trong sáu đường. Như
dùng hết lòng thành khẩn niệm Phật, dù sắp đọa VÀO Địa ngục A tỳ, cũng có
thể nhờ Phật tiếp dẫn.
Vậy muôn lần xin chớ tự coi là THẤP KÉM, cho rằng mình nghiệp nặng e không được vãng sanh. Nếu CỐ giữ quan niệm ấy thì quyết định CHẲNG được sanh Tây phương, vì bởi thiếu sự TÍN NGUYỆN chơn thiết nên không do đâu để cảm đến Phật.
Ấn Quang Pháp Sư
Thơ Đáp Cư Sĩ Cừu Bội Khanh
Cam-Lộ Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Bốn Mươi Mốt
Cơ khát hữu tình vọng thanh lương
Khô mộc trùng sinh phóng dị quang
Phổ khánh từ bi sâm tạo hóa
CAM-LỘ thiên lệ tế thập phương.
Tô Rô Tô Rô [45]
Án-- Tố rô tố rô, Bác-ra tố rô, Bác-ra tố rô,
tố rô tố rô dã, Tát-phạ hạ.
( 108 lần)
PHÁT NGUYỆN
nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được
nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm,
cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng
quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang
minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán
Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ
đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đảnh
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
Nam-mô Tây-phương Cực-Lạc thế-giới,
đại-từ, đại-bi tiếp dẫn đạo sư
A-DI-ĐÀ-PHẬT.
(1 lần)
Nam-mô A-DI-ĐÀ Phật
(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)
( Lại CHUYÊN NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là ngoài thời khóa kể trên, trong một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp THÂN TÂM vào danh hiệu “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà bàn luận biết được. Cho nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.
Tuy nhiên, nếu qúi vị thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1 THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”, chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như “CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).
Kinh nói rằng: “Nếu muốn cho tất cả loài hữu tình đói khát được no đủ mát
mẻ, nên cầu nơi Tay hóa nước CAM-LỘ.”
Thần-chú rằng: Tô Rô Tô Rô [45]
Chân-ngôn rằng: Án-- tố rô tố rô, bác-ra tố rô,
bác-ra tố rô, tố rô tố rô dã, tát-phạ hạ.
( Có bản thiếu 2 chữ “TỐ RÔ” )
Kệ tụng:
Cơ khát hữu tình vọng thanh lương
Khô mộc trùng sinh phóng dị quang
Phổ khánh từ bi sâm tạo hóa
Cam lộ thiên lệ tế thập phương.
]
Chúng-sanh ĐÓI KHÁT cầu cứu độ.
Như Cây khô nhờ nước CAM-LỘ, được sống lại càng thêm tươi tốt dị thường.
Đại-từ Đại-bi phổ độ khắp PHÁP GIỚI chúng sanh.
Như một trận MƯA Cam-lộ, làm cho 10 PHƯƠNG chúng sanh được NO ĐỦ MÁT MẼ.
]
Theo KINH LĂNG NGHIÊM thì muốn chứa đựng nước CAM-LỘ trong TỊNH-BÌNH, để cứu độ 12 LOÀI CHÚNG-SANH, được mát mẻ no đủ, thì phải lấy nước nóng, tro và nước thơm súc rửa, để trừ bỏ tất cả chất độc trước đã, rồi mới đựng nước CAM-LỘ.
Nước CAM-LỘ do đâu mà có? Là do người TU hoặc là THAM THIỀN, TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT… mà sanh ra.
Ẩn tu niệm Phật suốt thâu canh
Cam-lộ từ răng đượm ngọt thanh !
Khát nước đã nhờ công đức thuỷ
Lam Kiều chi nhọc hỏi Vân Anh ?
( Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh - HT Thích Thiền-Tâm)
Cũng như “AI” muốn TU-CHỨNG pháp môn “TAM-MA-ĐỊA” của PHẬT, phải tu 3 TIỆM THỨ trước đã, để trừ tất cả BẢN NHÂN ĐIÊN-ĐẢO LOẠI-TƯỞNG, rồi mới hoặc TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT, THAM THIỀN… lần lần trải qua các ĐỊA VỊ tu chứng, giống như người uống được nước CAM-LỘ thì không còn bị ĐÓI KHÁT nữa.
Như nếu, qúy vị trì CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP thành tựu, thì TÂM qúi vị hướng tới đâu thì nước CAM-LỘ rưới tới đó, cũng như một trận MƯA LỚN làm cho 12 chủng loại chúng sanh trong 10 phương PHÁP GIỚI được no đủ mát mẽ.
KINH VĂN:
Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi địa ngục,
Ðịa ngục liền mau tự tiêu tan.
Nếu con hướng về loài ngạ quỷ,
Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu La,
Tu la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các súc sanh,
Súc sanh tự được trí huệ lớn.
( KINH THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT QUẢNG-ÐẠI VIÊN-MÃN VÔ-NGẠI ĐẠI-BI-TÂM ÐÀ-RA-NI )
Lại nữa, nước CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP cũng có khả năng ĐOẠN TUYỆT tất cả PHIỀN-NÃO trong THÂN-TÂM của qúy vị. Cũng như người niệm PHẬT A-DI-ĐÀ vậy.
THÂN thì sanh, già, bịnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn; TÂM thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy.
Thanh sắc tài danh thế-lợi trêu
Bể trần chìm nổi kiếp vô-liêu!
Giai-nhân kiệt sĩ chừ đâu vắng?
Dấu sử nghìn thu để hận nhiều!
Hươu Tần tranh đuổi khắp giang-san
Cỏ xót, mây thương, cuộc thảm tàn!
Lầu Hán vui trăng ai đó mấy?
Hơn thua thù hận thuở nào tan?
May gặp Như-Lai ánh huệ không
Nước dương (nước CAM-LỘ từ cành DƯƠNG) quyết rửa sạch mê lòng!
Đã lên non pháp quên tìm báu
Lần lựa đi về tiếc uổng công!
Vượt hết non cao vực thẳm rồi
Bên đường bỗng thấy sắc hoa tươi
Mới hay siêu đọa do mình cả
Mà cõi mười phương cũng huyễn thôi.
( Niệm Phật Phải Đoạn-Tuyệt-Phiền-Não - HT Thích Thiền Tâm )
Lại nữa, nước CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP cũng có khả năng làm cho “TAM THỪA NGŨ TÁNH GIAI TỈNH NGỘ”. Cũng như người “THAM THIỀN” vậy.
Chấn pháp lôi, kích pháp cổ,
Bố từ vân hề sái cam lồ.
Long tượng xúc đạp nhuận vô biên,
Tam thừa ngũ tánh giai tỉnh ngộ.
Dịch:
Nổi pháp lôi gióng pháp cổ,
Bủa mây từ hề, rưới cam lồ.
Voi rồng dẫm bước nhuận ân sâu,
Năm tánh ba thừa đều tỉnh ngộ.
Chấn pháp lôi, kích pháp cổ: Ðây chẳng qua là tỷ dụ. Chẳng phải là tiếng sấm hay tiếng sét thực. Ý nói lời Phật thuyết pháp có thể so sánh như tiếng rống của sư tử, hay âm thanh của sấm sét. Chúng sanh đương mê man trong giấc mộng, nghe được tiếng sấm sét, bèn tỉnh giấc, bỏ tà theo chánh, đó là ý của câu: "Nổi pháp lôi, gióng pháp cổ."
Bố từ vân hề, sái cam lồ: "Bố" là phân bố, rải rộng ra. Rải rộng đám mây pháp từ bi, rưới xuống trận mưa pháp cam lồ, khiến cho chúng sanh, như các cây khô héo, được hưởng mưa pháp trở thành mát mẻ tươi nhuận, để từ đó mà phục hồi được pháp thân và huệ mạng.
Long tượng xúc đạp nhuận vô biên: Lúc đó các hàng long tượng trong pháp môn, gặp mưa pháp, họ càng được thấm nhuần gấp bội. Các bậc long tượng này lại mang pháp âm, pháp vũ hiển dương, khiến cho hết thảy chúng sanh được giác ngộ, cho nên nói:
Tam thừa ngũ tánh giai tỉnh ngộ: "Tam thừa" là chỉ Thanh văn, Duyên giác, và Bồ-tát; Ngũ tánh là chỉ năm loại tánh: Thiện, ác, định, bất định, xiển đề. Năm loại này là bao quát hết các căn tánh của chúng sanh, từ hạng thượng căn lợi trí, tới hạng hạ căn ngu độn. Hết thảy chúng sanh đều được thấm nhuần mưa pháp.
( VĨNH-GIA ÐẠI SƯ CHỨNG ÐẠO CA THIỂN THÍCH
Hòa Thượng Tuyên Hóa Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự )
Lại nữa, nước CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP cũng có khả năng làm cho CÂY KHÔ được sanh cành lá, trổ bông trái, huống chi là chúng sanh có tình thức ư?
KINH VĂN:
Đức Phật bảo ngài A Nan:
- Ông nên dùng lòng trong sạch tin sâu mà thọ trì môn Đại Bi tâm đà ra ni này và lưu bố rộng ra trong cõi Diêm Phù Đề, chớ cho đoạn tuyệt. Đà ra ni này có thể làm lợi ích lớn cho chúng sanh trong ba cõi.
Tất cả bịnh khổ ràng buộc nơi thân, nếu dùng đà ra ni này mà trị thì không bịnh nào chẳng lành, dùng đại thần chú này tụng vào cây khô, cây ấy còn được sanh cành lá, trổ bông trái, huống chi là chúng sanh có tình thức ư? Nếu thân bị đại bịnh, dùng chú này mà trị không lành, lẽ ấy không bao giờ có.
- Này thiện nam tử! Sức oai thần của Đại Bi tâm đà ra ni không thể nghĩ bàn! Không thể nghĩ bàn! Khen ngợi không bao giờ hết được, nếu chẳng phải là kẻ từ thời quá khứ lâu xa đến nay đã gieo nhiều căn lành, thì dù cho cái tên gọi còn không được nghe, huống chi là được thấy! Nay đại chúng các ông, cả hàng trời, người long thần, nghe ta khen ngợi phải nên tùy hỉ.
Nếu kẻ nào hủy báng thần chú này tức là hủy báng 99 ức hằng hà sa chư Phật kia. Nếu người nào đối với đà ra ni này sanh nghi không tin, nên biết kẻ ấy sẽ vĩnh viễn mất sự lợi ích lớn, trăm ngàn muôn kiếp không bao giờ nghe thấy Phật, Pháp, Tăng, thường chìm trong tam đồ không biết bao giờ mới được ra khỏi.
Khi ấy, tất cả chúng hội, Bồ Tát Ma ha tát, Kim Cang mật tích, Phạm vương, Đế Thích, tứ đại Thiên vương, Thiên, Long, quỷ thần, nghe đức Như Lai khen ngợi môn đà ra ni này xong, thảy đều vui mừng, y lời dạy mà tu hành.
Tóm lại, nếu qúy vị tu CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP được thành tựu, thì TÂM qúy vị hướng tới chúng sanh nào trong pháp giới, thì chúng sanh đó được no đủ mát mẽ, cho dù là CÂY KHÔ còn được sanh cành lá, trổ bông trái, huống chi là chúng sanh có tình thức ư?
Cho nên, tất cả sự mong cầu của qúi vị “TRONG ĐỜI HIỆN TẠI” nếu không được thành tựu, thì chú nầy không được gọi là ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-RA-NI, không được gọi là CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP, duy trừ cầu những việc bất thiện, trừ kẻ tâm không chí thành.
45) Tô Rô Tô Rô
Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúy vị trì tụng câu chú Tô Rô Tô Rô, thì tiếng rơi rụng của LÁ CÂY ở cõi chư PHẬT sẽ “RƯỚI NƯỚC CAM LỘ”, giúp cho Qúy vị no đủ mát mẻ. THÂN-TÂM hưởng được AN-LẠC KHÔNG CÙNG TẬN.
TIẾNG LÁ CÂY RỤNG
(Chư PHẬT thường TRÌ “CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, làm cho TIẾNG LÁ CÂY RỤNG “RƯỚI NƯỚC CAM LỘ”, giúp cho Qúy vị no đủ mát mẻ. THÂN-TÂM hưởng được AN-VUI KHÔNG CÙNG TẬN.
Và ngược lại nếu “QÚY VỊ” Thường TRÌ “CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúy vị là “HÓA THÂN” của chư PHẬT, nghĩa là cũng đạt được như chư PHẬT vậy.)
Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP” thành tựu, sẽ làm cho CHÚNG SANH trong PHÁP GIỚI “NGƯNG TẤT CẢ VỌNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO”, NGHE VẠN VẬT THUYẾT PHÁP như “TIẾNG LÁ CÂY RỤNG”,GIÓ NHẸ THỔI ĐỘNG CÁC HÀNG CÂY BÁU… NGƯỜI NÀO “NGHE” TIẾNG ĐÓ “TỰ NHIÊN” ĐỀU SANH “TÂM” NIỆM PHẬT, NIỆM PHÁP, NIỆM TĂNG.
BỔN LAI CHƯ PHẬT VẨN TRỤ TRONG “TAM-MUỘI PHỔ-QUANG-MINH TRÍ”, LÌA LỜI NÓI VĂN TỰ, NHƯNG VÌ “TÂM” ĐẠI-BI muốn “KHAI-THỊ” cho chúng sanh “NGỘ NHẬP PHẬT-TRI-KIẾN”. Cho nên, mới có LỜI NÓI VĂN TỰ “NHƯ THỊ NGÃ VĂN”…
Kệ tụng :
Vạn vật thuyết pháp hữu thùy thính
Thế giới chúng sanh vọng tưởng ngưng
Chư Phật bổn nguyên ly văn tự
“NHƯ THỊ NGÃ VĂN” đại bi công
KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG”
HT. THIỀN-TÂM Dịch ra VIỆT-VĂN
KỆ TỤNG
HT. TUYÊN-HÓA Kệ-tụng
45. Tô rô tô rô
Tô rô tô rô. Hán dịch là “cam lồ thủy”. Đây cũng chính là Cam lồ thủ nhãn ấn pháp. Trước đây tôi đã giảng về diệu dụng của nước cam lồ rồi. Có thể giúp cho các loài quỷ đói được no đủ và mọi tâm nguyện đều được như ý, làm tiêu tan mọi sự đói khát, thọ nhận được nhiều điều tốt lành khác nữa.
Nước cam lồ này còn gọi là “Bất tử dược”. Nếu có người sắp chết uống nước cam lồ này thì sẽ được sống lại. Nhưng không dễ gì gặp được nước cam lồ này nếu không có duyên lành.
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
DIÊN THỌ ĐẠI SƯ
(Liên Tông Lục Tổ)
Diên Thọ Đại sư, tự Xung Huyền, người đời Tống, con của họ Vương ở Tiền Đường. Lúc thiếu thời, ngài thích tụng kinh Pháp Hoa, cảm đến bầy dê quỳ mọp nghe kinh.
Lớn lên, Xung Huyền được Văn Mục Vương tuyển dụng, cho làm quan trông nom về thuế vụ. Nhiều lần ngài lấy tiền công qũy đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sanh. Việc phát giác ra, bị Pháp ty thẩm định, xử ngài vào tội tử hình. Lúc sắp đem đi chém, Văn Mục Vương bí mật cho người rình xem, nếu thấy ngài nhan sắc thản nhiên, không tỏ về buồn rầu lo sợ, thì phải đem về trình lại. Thấy ngài trước sau vẫn an điềm. Sứ giả trao sắc chỉ cho quan Giám trảm, rồi dẫn về diện kiến vua. Khi Vương hỏi duyên cớ, ngài đáp: “Tôi tự dụng của công, đáng tội chết. Nhưng toàn số tiền đó, tôi dùng mua cứu được muôn ức sanh mạng, thì dù thân này có chết, cũng được vãng sanh về cõi Liên Bang, vì thế nên tôi không lo sợ”. Văn Mục Vương nghe qua cảm động, ra lịnh tha bổng. Ngài xin xuất gia, Vương bằng lòng.
Sau đó, ngài đến quy đầu với Thúy Nham thiền sư ở Tứ Minh. Kế lại tham học với Thiều Quốc Sư ở Thiên Thai, tỏ ngộ tâm yếu, được Quốc sư ấn khả, ngài từng tu Pháp Hoa Sám ở chùa Quốc Thanh.
Trong lúc thiền quán thấy đức Quán Thế Âm Bồ Tát rưới nước CAM-LỒ vào miệng, từ đó được biện tài vô ngại.
Do túc nguyện muốn chuyên chủ về Thiền hoặc Tịnh mà chưa quyết định, ngài đến thiền viện của Trí Giả đại sư, làm hai lá thăm: một lá đề Nhất tâm Thiền định, còn lá kia là: Trang nghiêm Tịnh độ. Kế lại chí tâm đảnh lễ Tam Bảo sám hối, cầu xin gia bị. Đến khi rút thăm, luôn bảy lần đều nhằm lá Trang Nghiêm Tịnh Độ. Từ đây ngài nhất ý tu về Tịnh nghiệp.
Năm Kiến Long thứ hai đời Tống. Trung Ý Vương thỉnh ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu là Trí Giác thiền sư. Ngài ở đây trước sau mười lăm năm, độ được một ngàn bảy trăm vị Tăng. Đại sư lập công khóa, mỗi ngày đêm hành trì một trăm lẻ tám điều và hai điều đặc biệt trong đó, là tụng một bộ kinh Pháp Hoa, niệm mười muôn câu Phật hiệu. Ban đêm khi ngài qua gộp núi khác niệm Phật, những người ở gần nghe tiếng loa pháp cùng thiên nhạc trầm bổng du dượng. Về kinh Pháp Hoa, trọn đời ngài tụng được một muôn ba ngàn bộ. Đại sư thường truyền giới Bồ Tát, mua chim cá phóng sanh, thí thức cho qủi thần, tất cả công đức đều hồi hướng về Tịnh độ. Ngài có trứ tác một trăm quyển Tông Cảnh Lục, hội chỉ thú dị đồng của ba tông: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa và Duy Thức.
Đại sư lại soạn ra tập Vạn Thiện Đồng Quy. Trong đây lời lẽ chỉ dạy về Tịnh độ rất thiết yếu, đại lược như sau:
Hỏi: –Cảnh duy tâm Tịnh độ đầy khắp mười phương, sao không hướng nhập, mà lại khởi lòng thủ xả, cầu về Cực Lạc gởi chất ở đài sen. Như thế đâu hợp với lý vô sanh, và đã có tâm chán uế ưa tịnh thì đâu thành bình đẳng?
Đáp:- Sanh duy tâm Tịnh độ là phần của các bậc đã liễu ngộ tự tâm, chứng được pháp thân vô tướng. Tuy nhiên, theo kinh Như Lai Bất Từ Nghị Cảnh Giới, thì những bậc chứng Sơ địa vào Duy tâm độ, cũng nguyện xả thân để mau sanh về Cực Lạc. Thế thì biết ngoài tâm không pháp, cảnh Cực Lạc đâu ngoài Duy Tâm? Còn về Phần “Lý vô sanh mà môn bình đẳng” tuy lý thuyết là như thế, nhưng kẻ lực lượng chưa đủ, trí cạn tâm thô, tập nhiễm nặng, lại gặp cảnh trần lôi cuốn mạnh mẽ, dễ gì mà chứng nhập được. Những kẻ ấy cần phải cầu sanh Cực Lạc, nhờ cảnh duyên thắng diệu ở đó, mới mau chứng vào Tịnh độ duy tâm và thực hành Bồ Tát.
Thập Nghi Luận cũng nói: “Bậc trí tuy liễu vô sanh, song vẫn hăng hái cầu về Tịnh độ, vì thấu suốt sanh thể như huyễn không thể tìm được. Đó mới thật là chân vô sanh. Còn kẻ ngu không hiểu lý ấy, bị nghĩa sanh ràng buộc nghe nói sanh thì nghĩ rằng thật có tướng sanh, nghe nói vô sanh lại tưởng lầm là không sanh về đâu cả. Do đó, họ mới khởi niệm thị phi chê bai lẫn nhau gây thành nghiệp tà kiến báng pháp. Đáng thương thay!
Hỏi:- Kinh luận nói: “Ngoài tâm không pháp, Phật không khứ lai”. Nhưng sao người tu Tịnh độ lại thấy Thánh tướng và việc Phật đến rước là như thế nào?
Đáp:- Kinh Bát Chu nói: “Như người nằm mơ thấy bảy thứ báu, hàng thân thuộc đều cùng vui mừng. Đến lúc thức tỉnh nghĩ lại, chẳng biết cảnh sang giàu ấy ở đâu? Sự việc niệm Phật cũng như vậy”. Thế thì biết các cảnh đều như huyễn, do duy tâm hiện, tức có mà không, tuy hiện tướng khứ lai song thật không có đến đi. Cho nên, thánh cảnh tuy như huyễn, song chẳng phải không có huyễn tướng, việc đến đi tuy không thật, song chẳng ngại gì có tướng khứ lai. Đó là lý trung đạo. Huyễn sắc tức chân không chính huyễn sắc, có và không đều vô ngại. Tất cả sự và cảnh chúng sanh đang sống ở thế gian này, cũng đều như thế.
Thật ra, chân cảnh của duy tâm, không có đông tây cùng phương hướng, không có đến đi qua lại, cũng không có một pháp nào ngoài tâm. Nhưng với bậc đã dứt trừ nghiệp hoặc, chứng vô sanh nhẫn, vào thật tướng của pháp thân, mới dám đương sánh huyền lý trên đây. Còn hàng sơ tâm mới tu, chớ nên lầm tự nhận.
Hỏi:- Theo Quán kinh thì phải nhiếp tâm vào định, quán y báo chánh báo cõi Cực lạc rõ ràng, mới có thể về Tịnh độ. Tại sao kẻ chưa vào định, tu môn Trì danh cũng được vãng sanh?
Đáp:- Chín phẩm sen ở Cực lạc gồm nhiếp tất cả công hạnh thấp cao, song không ngoài hai điểm: Định tâm và Chuyên Tâm.
1. Định tâm hay định thiện, là những vị tu tập quán pháp thành công, hoặc trì danh hiệu được vào tam muội. Các vị này sẽ sanh về thượng phẩm.
2. Chuyên tâm hay tán thiện, là những người chỉ niệm danh hiệu chưa được vào tam muội, hoặc tu các công đức lành khác trợ giúp, rồi phát nguyện hồi hướng. Hạng người này cũng được dự vào các phẩm thấp hơn. Nhưng cần phải trọn đời quy mạng Tây phương và chuyên cần tu tập. Lúc ngồi nằm thường xây mặt về Tây phương. Khi niệm Phật, lúc phát nguyện, phải chí thành không xao lãng. Tâm niệm khẩn thiết ấy ví như kẻ bị gông xiềng tù ngục cầu mau thoát ly; người lâm cảnh lửa cháy, nước trôi, hoặc giặc cướp rượt đuổi mong được thoát khỏi nạn. Lại phải vì sự sống chết, phát lòng Bồ đề, cầu sanh Tây Phương, mau thành Thánh đạo để đền đáp bốn ân, nối thạnh Tam Bảo, độ khắp muôn loài. Chí thành như thế, quyết chắc sẽ được kết qủa.
Trái lại, nếu lời và hạnh không hợp nhau, sức tín nguyện yếu kém, tâm không chuyên nhất, sự tu hành không tương tục thì khó hy vọng thành công. Bởi kẻ biếng trễ như thế e khi lâm chung bị nghiệp chướng trở ngăn, chẳng gặp bạn lành, lại thêm thân thể đau nhức, tâm thức hôn mê, không thành chánh niệm. Vì sao? Bởi hiện tại là nhân, khi lâm chung là qủa. Cần phải nhân cho chắc thật, qủa mới không hư luống, như tiếng hòa nhã thì vang dịu dàng, hình ngay tất bóng thẳng vậy. Nếu muốn khi sắp chết mười niệm thành công, thì ngay lúc hiện tại phải một lòng chí thiết tinh tấn tu hành, tất không còn điều chi lo ngại.
Đại khái, chúng sanh bởi tâm chia thiện ác, nên báo có khổ vui. Do nơi ba nghiệp tạo thành, mới khiến sáu đường luân chuyển. Nếu tâm sân hận, tà dâm, đó là nghiệp Địa ngục. Tâm tham lam, bỏn xẻn là nghiệp Ngạ qủy. Tâm ngu si, tà kiến là nghiệp Súc sanh. Tâm ngã mạn, tự cao là nghiệp Tu la. Giữ bền Ngũ giới, là nghiệp người. Tiến tu Thập Thiện là nghiệp Trời. Chứng ngộ nhân không, là nghiệp Duyên giác. Tu trọn Lục độ, là nghiệp Bồ Tát. Chân từ bình đẳng là nghiệp Phật.
Nếu tâm thanh tịnh niệm Phật, thì hóa sanh về Tịnh độ, ở nơi bảo các hương đài. Như ý mê tối đục nhơ, tất bởi chất cõi uế bang, nương cảnh nổng gò hầm hố. Cho nên lìa được tự tâm không còn biệt thể, muốn được qủa tịnh, phải chủng nhân mầu. Như tánh nước chảy xuống, tánh lửa bốc lên, lý thế tất nhiên, có chi mà ngờ vực!
Đại sư lại vì người đương thời còn phân vân giữa Thiền và Tịnh, chưa biết tu môn nào được kết qủa chắc chắn, nên làm kệ Tứ Liệu Giản để so sánh sự lợi hại như sau:
– Có Thiền không Tịnh độ
Mười người, chín lạc lộ.
Ấm cảnh khi hiện ra
Chớp mắt đi theo nó.
– Không Thiền có Tịnh độ
Muôn tu muôn thoát khổ.
Vãng sanh thấy Di Đà
Lo gì chẳng khai ngộ?
– Có Thiền có Tịnh độ
Như thêm sừng mãnh hổ.
Hiện đời làm thầy người
Về sau thành Phật, Tổ.
– Không Thiền không Tịnh độ
Giường sắt, cột đồng lửa!
Muôn kiếp lại ngàn đời
Chẳng có nơi nương tựa.
Niện hiệu Khai Bảo thứ tám, ngày 26 tháng 2 vào buổi sáng sớm. Đại sư lên chánh điện đốt hướng lễ Phật. Lễ xong, ngài họp đại chúng lại dặn dò khuyên bảo, rồi ngồi kiết già trên pháp tòa mà thị tịch, thọ được bảy mươi hai tuổi.
Về sau, có vị Tăng từ Lâm Xuyên đến, trọn năm kinh hành lễ tháp của Đại sư. Có người hỏi duyên cớ, vị Tăng đáp: Năm trước tôi bị bịnh nặng, thần thức vào cõi u minh, thấy bên tả đại điện có thờ tượng một vị Hòa thượng. Minh Vương đang cung kính lễ bái tượng ấy. Tôi thưa hỏi nguyên do, mới biết đó là tượng Diên Thọ thiền sư ở chùa Vĩnh Minh tại Hàng Châu. Ngài đã vãng sanh về phẩm Thượng thượng nơi cõi cực Lạc. Minh Vương trọng đức nên kính thờ”.
Theo truyện ký, vào thời Ngô Việt Vương, tại Hàng Châu có Hòa thượng Hành Tu, trụ trì chùa Pháp Tướng. Ngài vốn con nhà họ Trần ở Tuyền Nam, sanh ra có tướng lạ, hai tai dài chấm tới vai, đến bảy tuổi vẫn không nói. Một hôm có người đùa hỏi, ngài bỗng ứng tiếng đáp: “Nếu không gặp bậc tác gia, nói cho lắm chỉ xô phá lầu khói mà thôi!”.
Sau ngài xuất gia ở chùa Ngõa Quan tại Kim Lăng, tham phỏng với Tuyết Phong thiền sư, ngộ được tâm ấn. Từ đó mãnh thú gặp ngài đều thuần thục, từng nổi tiếng là ông Tăng có nhiều sự phi thường, linh dị. Có một Đại đức hỏi: “Thế nào ý nghĩa của đôi tai dài?” Ngài không đáp, chỉ kéo dài hai tai mà biểu thị. Lại hỏi: “Chót núi phương Nam có khó đến chăng”?”. Ngài đáp: “Chỉ tại chưa từng đi đến”. Hỏi: “Sau khi đến rồi như thế nào?. Đáp: “Một mình nằm nghỉ đỉnh non cao”.
Ngô Việt Vương nhân khi đến chùa lễ Phật, có hỏi ngài Vĩnh Minh: “Bạch tôn đức! Thời nay có bậc chân Tăng nào khác chăng?” Đại sư đáp: “Có Hòa thượng Hành Tu, đôi tai dài, chính là Phật Định Quang ứng thân đấy!”. Vương tìm đến ngài Hành Tu cung kính đảnh lễ, tôn xưng là Định Quang Như lai ra đời. Ngài bảo: “Vĩnh Minh Đại sư thật khéo nhiều lời. Ông ta cũng chính là Phật A Di Đà ứng thân đó”. Nói xong, ngồi yên mà hóa. Ngô Việt Vương vội vã trở về chùa Vĩnh Minh định gạn hỏi hết, thì Đại sư cũng đã thị tịch.
Do đó, người đương thời truyền nhau:
Vĩnh Minh đại sư là Phật A Di Đà ứng hóa. Và hàng Tăng tục mới lấy ngày sanh nhật của Đại sư ngày 17 tháng 11 là lễ vía kỷ niệm Phật A Di Đà.
HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC
"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách
Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"
Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ
Mùa an cư năm Canh Tý (1960)
Dịch giả: Liên-Du kính ghi
Comments
Post a Comment