ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
74) Ma Bà Lỵ Thắng Yết Ra Dạ
Ma Bà
Lỵ Thắng. Hán
dịch là “Đại
dũng”, cũng
dịch là “Đức
của Đại anh hùng”, nghĩa là đức hạnh của bậc đại anh hùng. Bồ tát
Quán Thế Âm cũng được gọi như thế.
Yết Ra
Dạ. Hán
dịch là “Sinh
tánh” hoặc
là “Bổn
tánh”. Nghĩa
là tự tánh bản hữu của chúng sanh vốn sẵn có đức hạnh của bậc đại anh hùng. Đức
hạnh của đại anh hùng chính là do hành trì “Tổng nhiếp thiên tý thủ nhã ấn pháp”, ấn pháp này có công năng hàng
phục mọi loài ma oán không chỉ ở thế giới này mà khắp cả đại thiên thế giới.
Hành
giả tu tập ấn pháp này nên biết đây là ấn pháp quan trọng nhất trong tất cả bốn
mươi hai ấn pháp. Vì khi hành trì ấn pháp này, thì tất cả bốn mươi hai ấn pháp
kia đều có đủ trong ấn pháp này.
Quý vị có thể thắc mắc: “Thế thì tôi chỉ cần hành trì một ấn
pháp này thôi cũng đủ, chẳng cần hành trì bốn mươi mốt ấn pháp kia nữa”.
Nếu quý vị lười biếng thì cứ làm. Nếu không phải là kẻ lười
biếng, thì nên hành trì tất cả bốn mươi hai ấn pháp. Mặt khác, quý vị muốn làm
kẻ lười biếng và thích tu tập để trở thành một vị Bồ tát lười thì cứ tu tập ấn
pháp cuối cùng này trong bốn mươi hai ấn pháp kia. Sẽ phải mất khá nhiều thời
gian mới thành tựu được. Tuy nhiên, vì quý vị là người lười biếng nên sẽ không
được thành tựu sớm là điều hiển nhiên. Thế
nên các pháp đều là bất định. Nếu quý vị không muốn trở thành một vị Bồ tát
lười, quý vị sẽ chẳng bận tâm thời gian lâu hay mau để tu tập các ấn pháp này.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
74. Ma Bà Lỵ Thắng Yết Ra Dạ
MOPHOLISHAN KARAYA (MÔ PHÔ LI SĂN, KA RA DA)
NGÀI TAM-MA THIỀN-NA BỒ-TÁT
Kệ tụng :
“THIÊN THỦ THIÊN NHÃN” đại từ bi
Phổ hóa tam giới độ chúng hồi
Chư thiên ma vương giai thụ thủ
Cải ác hướng thiện “TỐC LAI QUY”
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
MAHAKARUNA DHARANI
74. MOPHOLISHAN KARAYA
MOPHOLISHAN means “great bravery.” It also means “the virtue of
the great hero,” the virtuous practice of the great hero. The Buddha may be called a great
hero and so may the Bodhisattva who Regards the world’s Sounds.
KARAYA means “the nature at birth,” or the “basic nature.” This means that the
original self nature of living beings has the virtuous practice of a great
hero. The great hero’s virtuous practice is the Uniting and Holding Thousand Arms Hand and Eye. This Hand and
Eye can conquer all the hateful demons, not only in our world, but in all the
worlds in the cosmos.
Those who
cultivate the Forty-two Hands and Eyes should know that this Hand and Eye is
the most important of the forty-two. When you cultivate it, all the other
forty-two are included within it.
“Then can I only cultivate this one
hand and not cultivate the other forty-one?” you ask.
You can, if you like being lazy. If you
aren’t lazy, you’ll cultivate all forty-two together. If, on the other
hand, you like being lazy and would like to cultivate towards becoming a lazy
Bodhisattva, then you can cultivate the last one which includes all the others.
It will take a bit longer to have success, however, because if you are lazy,
the dharma won’t be accomplished quickly. So,
there are no fixed dharma. If you don’t want to become a lazy Bodhisattva, then you would do
well not to worry about taking more time to cultivate a bit more of the dharma.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
74. MOPHOLISHAN KARAYA
A thousand hands, a
thousand eye as well as great compassion
Change the whole
world and bring us back across.
Kings among the
heavenly demons accept this teaching.
Turn from evil,
become good, and so quickly return.
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GIÓ LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 100
Ẩn tu tổng-yếu Tịnh môn mầu
Bí quyết đừng xa nghĩ ngợi cầu
Thanh tịnh chí thành trong mấy điểm
LỰC, HÀNH, NGUYỆN THIẾT với TIN sâu.
NHƯ Ý : 3 Điểm TÍN-NGUYỆN-HẠNH với sự CHÍ-THÀNH tu trì là yếu ước của môn Tịnh-Độ, Tuy nói ít song nếu dẫn ra, thì Rộng-rãi Mầu-nhiệm Vô-cùng.
Đạo NHO bảo:
“Phóng Chi Tắc Di Ư Lục Hiệp,
Quyện Chi Tắc Thoái Tàng Ư Mật.”
(Buông ra thì Đầy-cả Đất-trời,
Thâu lại mất Không-còn Hình-tướng.)
Ý nầy đâu khác chi với Đạo-Phật.
BẮC PHƯƠNG PHẬT GIÁO VỚI
NHÂN-DUYÊN TỊNH-ĐỘ
Theo thông lệ ở Thiền môn Việt Nam, vào thời khóa đầu hôm, chư Tăng Ni các Chùa đều tụng Kinh A-Di-Đà, tiếp theo niệm hồng danh của Tây Phương Tam Thánh (Di Đà, Quán Âm, Thế Chí). Và hàng Phật tử xuất gia hoặc tại gia, khi gặp người đồng đạo, đều chắp tay chào mừng bằng “A-Di-Đà Phật”.
Pháp môn Niệm Phật, quả thật đã ứng hợp với thời cơ, với bản hoài của Phật mà âm thầm đi sâu vào tiềm thức Phật tử Việt Nam. Chẳng những tại đất nước này, mà ở Trung-Hoa, Triều-Tiên, nơi nào có Phật Giáo lưu hành, là nơi đó hầu hết hàng Phật tử đều không quên câu niệm Phật. Phật Giáo đồ ở Nhật-Bản cũng có truyền thoại như sau:
“Mật-Tông và Thiên-Thai-Tông để cho hàng quý phái, Thiền-Tông cho võ sĩ đạo, và Tịnh-Độ-Tông cho hạng bình dân”.
Mà bình dân là hạng chiếm đa số.
Xem thế thì biết ở các xứ Bắc Tông Phật Giáo, những người xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà chiếm phần tối đa.
PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ
Dao Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La Thập dịch
Việt Dịch : HT.TRÍ-TỊNH
PHẦN LƯU-THÔNG
KINH nầy không AI hỏi, mà PHẬT THÍCH-CA tự nói ra, vì cõi CỰC-LẠC chỉ có PHẬT cùng PHẬT mới HIỂU được và TRUYỀN BÁ LƯU THÔNG bộ KINH nầy.
SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA ĐỒNG
“KHUYÊN-TÍN” ĐỂ LƯU-THÔNG
Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A- Súc- Bệ- Phật, Tu- Di- Tướng Phật, Đại- Tu- Di Phật, Tu- Di- Quang Phật, Diệu- Âm Phật; Hằng hà sa số những Đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
“Chúng sanh các người phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng- Thọ Phật, Vô- Lượng- Tướng Phật, Vô- Lượng- Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại- Minh Phật, Bửu- Tướng Phật, Tịnh- Quang Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm- Kiên- Phật, Tối- Thắng- Âm- Phật, Nan- Trở Phật, Nhựt- Sanh Phật, Võng- Minh Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư- Tử Phật, Danh- Văn Phật, Danh- Quang Phật, Đạt- Mạ Phật, Pháp- Tràng Phật, Trì- Pháp Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm- Âm- Phật, Tú- Vương- Phật, Hương- Thượng- Phật, Hương- Quang- Phật, Đại- Diệm- Kiên Phật, Tạp- Sắc- Bửu- Hoa- Nghiêm- Thân Phật, Ta- La- Thọ- Vương Phật, Bửu- Hoa Đức Phật, Kiến- Nhứt- Thiết- Nghĩa Phật, Như- Tu- Di- Sơn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt- Thiết- Chư- Phật Sở Hộ Niệm?
Xá- Lợi- Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ-trì đó, và nghe danh hiệu của các Đức Phật, thời những thiện-nam tử cùng thiện-nữ nhơn ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
Xá- Lợi- Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA ĐỒNG
“KHUYÊN-NGUYỆN” ĐỂ LƯU-THÔNG
Xá- Lợi- Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của Đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.
Xá- Lợi- Phất! cho nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.
SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA ĐỒNG
“KHUYÊN-NIỆM PHẬT” ĐỂ LƯU-THÔNG
Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này: “Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền trược, não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tát cả thế gian khó tin này”.
Xá- Lợi- Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó!
( PHẬT THÍCH-CA THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ còn khó hơn là ở TA-BÀ NGŨ-TRƯỢC, TU THÀNH VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC, ĐỂ KHUYÊN NIỆM PHẬT A-DI-ĐÀ )
Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá- Lợi- Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A- Tu- La, v..v… nghe lời của Đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ Phật mà lui ra.
PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ
CHUNG
Ly mỵ vọng lượng câu độn hình
Bồ đề đạo tâm thường bất thoái
Kim thân nãi chí thành Phật thân
BÀI KỆ THỨ 45
Một câu A Di Ðà
Chẳng khó, nhưng không dễ.
Ðược về chín phẩm sen
Một đời dùng tâm lực.
(Nhứt cú Di Ðà
Phi nan, phi dị.
Cửu phẩm liên hoa
Nhứt sanh tâm lực.)
LƯỢC GIẢI
Môn Niệm Phật quả dễ thật hành, câu hồng danh niệm ra không phải khó. Tuy nhiên, niệm với tâm TÍN NGUYỆN chắc thật, niệm với HẠNH bền bỉ lâu dài, niệm với ý dứt tuyệt trần duyên, lại là điều không phải dễ.
Với ba điều kiện vừa kể trên, trong muôn ngàn người khó tìm được một. Cho nên cũng đừng vội xem thường hạnh Niệm-Phật. Muốn được dự vào chín phẩm sen ở cõi Tây phương, người tu tịnh nghiệp phải đem hết năng lực của thân và tâm, chẳng nài khổ nhọc thật hành suốt một đời, mới mong đạt được kết quả.
TRƯỜNG LINH
Thích Trường Linh, người huyện Trấn Hải tỉnh Triết Giang, vào tuổi trung niên mới đến xuất gia tại một ngôi chùa ở Mâu Sơn. Năm sau, sư thọ giới Sa Di nơi chùa Phổ Đà. Kế tiếp tới Phổ Ninh Tự thọ Tỳ kheo giới.
Ban sơ, Trường Linh tỏ ra rất có đạo tâm. Nhưng sau vì lãnh trụ trì một ngôi chùa nhỏ, không ai quản thúc, nên tự do lui tới giao tiếp với bạn bè xấu ác. Rồi dần dà sư nhiễm quen thói hư, phóng đãng chơi bời, lãnh đám tụng kinh mướn, đua lợi tranh danh, cho đến ăn thịt uống rượu.
Lúc lớn tuổi, sư nghĩ lại việc cũ, sanh lòng ăn năn hổ thẹn. Được tin Liễu Thanh hòa thượng ở sơn am gần chùa Phổ Đà, tổ chức hội niệm Phật chuyên tu Tịnh độ. Trường Linh khẳng khái xếp lại mọi việc, mang y bát đến tham dự. Sau khi nghe Liễu công thuyết pháp chỉ dạy, sư mới biết đường lối của Tịnh tông, liền dứt bỏ hết tập quán xấu, một lòng tin sâu nguyện thiết, niệm Phật cầu sanh Tây phương.
Năm Dân Quốc thứ hai mươi, hàng nhơn sĩ ở Đại Sơn thỉnh Trường Linh đến trụ trì chùa Siêu Quả núi Bồng Lai thuộc mặt biển phía tây bắc Phổ Đà Tự, để hướng dẫn chư thiện tín tu hành. Lúc ấy sư đã suy yếu lớn tuổi, thỉnh thoảng hay phát chứng suyễn. Sang năm Dân Quốc thứ hai mươi mốt, vào ngày mùng tám tháng bảy. Trường Linh dự biết ngày lâm chung, bảo chúng rằng:
“Xin thỉnh vài vị Tăng tới niệm Phật, giúp tôi sanh về Tây phương!”
Khi chư tăng đến, sư lại nói:
“Hiện sắp tới rằm Trung ngươn, xin trước tiên hành khóa Chẩn tế, để làm lợi vui cho khắp kẻ âm người dương”.
Sau ba ngày pháp sự viên mãn, sư liền thỉnh chúng sang ngọa thất thương lượng về cách thức trợ niệm, rồi tự cử xướng trước, mọi người đều niệm theo đến hết một cây hương. Sáng sớm ngày mười hai, Trường Linh bảo nấu nước trầm đàn, tự tắm gội sạch sẽ, xong đắp y cầm cụ, nhờ người dìu lên đại điện niệm hương lễ Phật, rồi trở về ngọa thất. Khi cho người khiêng chiếc bảo khám tới xong, sư vào trong ngồi ngay thẳng, gương mặt lộ vẻ tươi cười, nói:
Trước xin cảm tạ các vị đã gần gũi chiếu cố đến tôi trong mấy tháng. Sau nguyện mong tất cả đều cố gắng niệm Phật, để cùng nhau tái hội ở Liên bang! Lúc nầy so với thuở bình thời chẳng đồng, nên vì tôi niệm đủ mười sáu chữ:
“Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật”.
Chúng đáp tuân mạng, rồi cử xướng trì niệm.
Trường Linh cũng chắp tay niệm theo, hiện nét tươi sáng vô tả! Được một lúc sư buông tay trái xuống để lật ngửa trên đầu gối, tay mặt vịn vào vách bảo khám, sẽ cúi đâu mà viên tịch, thân tâm an vui, không lộ một chút chi thống khổ.
Bấy giờ đúng ngọ ngày mười hai tháng bảy. Sư hưởng thọ được sáu mươi tuổi.
LỜI BÌNH:
Đức Thế Tôn bảo:
“Kẻ tạo tội Ngũ nghịch, Thập ác, lúc lâm chung chí tâm niệm hồng danh A Di Đà mười niệm đều được vãng sanh”.
Điều trên đây tuy do hạt giống niệm Phật kiếp trước đã đến thời kỳ thành thục, nhưng cũng toàn nhờ sức TÍN-NGUYỆN-HẠNH trong HIỆN ĐỜI cảm thông với từ lực của đức A Di Đà, nên mới được như thế.
Sư Trường Linh nhiều năm cẩu thả may trong cảnh muộn biết hồi đầu, khi lâm chung được điềm tốt, âu cũng là một loại như các vị Hùng Tuấn, Duy Cung đó ư?
Hai vị Tăng thuật lại chuyện nầy là Hựu-Quán và Nguyệt-Tịnh có nói:
“Đại chúng ở chùa Pháp Võ non Phổ Đà hơn vài mươi năm nay, tuy nghe Ấn Quang đại sư hoằng dương khen ngợi pháp nhiệm mầu đặc biệt đới nghiệp vãng sanh của môn Tịnh độ, song hãy còn nửa tin nửa ngờ. Đến khi thấy sư Trường Linh, một người đã tạo nhiều tội mà được vãng sanh, mới không còn nghi lời thiết thật của đức Thế Tôn đã nói trong Quán kinh, cùng điểm chỉ dạy của Ấn Quang trưởng lão.”
Do đó toàn thể chư Tăng Ni thiện tín ở vùng hải đảo non Phổ Đà, đều cảm động phát tâm tự tu và hoằng dương môn Tịnh độ, để làm thỏa mãn bản hoài ứng thế của chư Phật.
Thưa các Vị,
Tám bài cuối xin miễn giảng giải, càng nói lại càng Sai lầm, SAI VỚI ĐẠO, bởi vì đây cũng là Ý sau rốt của người TU, Bút-giả hiện chưa đi đến Địa-vị nầy như Chư Tăng Ni khác, vẫn mong sẽ đắc Ý trước khi VIÊN TỊCH.
BÀI KỆ THỨ 101
Ẩn tu niệm niệm bút sanh hoa
Thi-tứ nguồn tâm một mạch ra
Danh-tự vị nguyên là Phật-nhãn
Non Tây rực rỡ dệt hồng hà.
BÀI KỆ THỨ 102
Ẩn tu trắc trắc, lại bình bình
Niệm đạt vô-tình lẫn hữu tình
Lầu tuyết rã tan ngàn thế giới
Chân trời pháp nhãn lộ bình-minh.
BÀI KỆ THỨ 103
Ẩn tu niệm vỡ chụp pha-lê
Muôn ổn ngàn yên lặng khắp bề !
Riêng một bóng Tăng ngồi tĩnh-tọa
Lâm-viên vừa bặt tiếng sơn khê.
BÀI KỆ THỨ 104
Ẩn tu sừng-sửng cội cây khô
Một ngón Thiên Long, dứt ý-đồ
Phật tử đến thăm như hỏi đạo
A Di Đà Phật lại NAM MÔ.
BÀI KỆ THỨ 105
Ẩn tu nhơn cảnh chợt đều quên
Sáng-rỡ vầng-nga rọi trước thềm
Mùi đạo Lan-thanh riêng tự biết
Kêu mưa đã vắng giọng cưu đêm.
BÀI KỆ THỨ 105
Ẩn tu suối lặng bóng chim qua
Chim nước đều như tự tại hoà
Di Lặc trao cho xem túi vải
Dưới trên đều rỗng, giọng kha kha !!!
BÀI KỆ THỨ 107
Ẩn tu bên viện tiếng chuông dồn!
Sấm nổ Oai âm tỉnh mộng hồn
Chồn nhảy vào hang Sư tử chúa
Sư-Vương lại dạo dã hồ thôn.
BÀI KỆ THỨ 108
Ẩn tu trì niệm tháng năm qua
Đạp lối Sen thanh trở lại NHÀ
Tin-tức ngày nay vừa thấy được
Tiếng chuông Sơn tự bóng trăng tà !
TỰ-CẢM
Sáu tám nhọc-nhằn kể xiết chi,
Thăng trầm nhiều nổi chí không đi.
Mài giũa cho thành ra ngọc quý,
Mới hay châu nọ thiệt “Ma-ni”.
Một niệm công-thuần hai bốn chẵn,
Cõi tạm khứ-hồi mấy kẻ tri!
Khỉ đến, mèo kêu, ba chuột chạy,
Trần-duyên vĩnh dứt, đoạn sầu bi.
Sáu tám năm qua việc đáng kinh,
Thăng-trầm vùi-dập, lắm tai-tinh.
Chẳng qua một giấc mơ dài ấy,
Mà kiếp phù-sinh tạm múa hình.
Hai bốn năm ròng chuyên NHỨT-NIỆM,
DI-ĐÀ sáu chữ phóng quang-minh.
Hôm qua tin-tức trời TÂY báo,
GIỜ MẸO MAI ĐÂY TẠ THẾ TÌNH.
Vô-Nhất Tăng.
Liên-Du – Thích Thiền-Tâm.
Nam mô Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng
TRÚC LIÊN BỔN THẤT
CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ
Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng
Comments
Post a Comment