ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
27) KIẾT MÔNG
KIẾT
MÔNG là tiếng Phạn, vốn là
ngôn ngữ của Đại phạm thiên, chứ không phải là ngôn ngữ của ấn Độ, nhưng văn
pháp ngôn ngữ ấn Độ cũng căn cứ trên ngôn ngữ của Đại phạm thiên.
KIẾT MÔNG là tiếng Phạn. Hán
dịch là “biện sự”, cũng dịch là “công đức”. Có nghĩa là làm tất cả mọi việc có
công đức lợi lạc cho mọi người. Làm việc lợi lạc công đức cho mọi người cũng
chính là tạo công đức cho chính mình. Bồ-tát thực hành hạnh tự lợi và lợi tha, tự giác ngộ giải thoát cho
mình và giác ngộ giải thoát cho người khác.
Câu chú này nói đến sự
thực hành lục độ và vạn hạnh. Đó chính là Bạch
Liên Hoa thủ nhãn ấn pháp. Hãy tưởng tượng quí vị đang cầm trong tay đoá
hoa sen trắng. Tay quí vị cầm cành hoa sen và miệng trì niệm chú KIẾT
MÔNG KIẾT MÔNG ...
Không những quí vị trì tụng chú (Thần-chú :the mantra) mà còn hành trì mật ấn (Chơn-ngôn :the True Words) . Khi trì tụng cả hai pháp này, quí vị mới có thể tạo nên mọi công đức. Khi quí vị trì tụng chú Đại Bi, đồng thời cũng thông hiểu được cách hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì quí vị mới có thể thành tựu lục độ vạn hạnh.
Diệu dụng bất khả tư
nghì, không bao giờ nói hết được. Nếu có thể nói được chỗ nhiệm mầu ấy thì nó
phải có ngần mé. Mà những điều mầu nhiệm thì không có hạn lượng, không có chỗ
khởi đầu và kết thúc. Với sự trì niệm KIẾT MÔNG, quí vị có thể thành tựu được vô lượng công
đức. Trong nhiều đời sau, quí vị mãi mãi được trang nghiêm bởi hương thơm của
hoa sen trắng và luôn luôn được hộ trì.
Sự vi diệu, mầu nhiệm
của chú Đại Bi dù có tán thán cũng không bao giờ hết, không bao giờ cùng tận.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
27. KIẾT MÔNG
GHAMAIN (GÀ MĂN)
BỔN-THÂN NGÀI KHÔNG-THÂN BỒ-TÁT
Kệ tụng :
Không thân không tâm không thế giới
Thiên đại tướng quân lãnh thiên binh
Tuần du chư phương sát thiện ác
Công thưởng quá phạt vô thác phân
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
NAM-MÔ BỔN-THÂN NGÀI KHÔNG-THÂN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT
Hoa-Sen-Trắng.”
Thần-chú rằng: Kiết Mông [27]
Chơn-ngôn rằng: Án-- phạ nhựt-ra, vị ra dã, tát-phạ hạ.
Bạch sắc bạch quang bạch liên hoa
Thiện công mỹ đức đại vô nhai
Ư thử thủ nhãn cần tu tập
Hà sầu bất chí pháp vương gia.
MAHAKARUNA DHARANI
27. GHAMAIN
GHAMAIN is Sanskrit. It is
not from India, however. It’s from the Great Brahma Heaven. The Sanskrit of India also came from the Great brahma Heaven.
GHAMAIN
means “to take care of affairs,” or “merit and virtue,” that is, to take care
of affairs which are meritorious and benefit others. Benefiting others is just
benefiting oneself. A Bodhisattva does things which benefit himself and benefit
others; he enlightens himself and enlightens others.
This
sentence refers to the practice of the Six Perfections and the Ten Thousand
Conducts. It is the White Lotus Hand Eye.
See: You hold a white lotus in your hand just like this. You hold the flower
and recite the mantra, “GHAMAIN, GHAMAIN …”
Not only do you recite the mantra, but you must also recite the True Words. When you recite them both you can carry out all meritorious activities. When you recite the Great Compassion Mantra and also know how to recite and cultivate the Forty-two Hands, then you may perfect the Six Perfections and the Ten Thousand Conducts.
The wonderful advantages are
ineffable; one could never finish speaking of them. If one could finish, then
they wouldn’t be wonderful; they would be limited. What is wonderful has not
beginning or end. With GHAMAIN you can accomplish all meritorious acts, and in
the future, in every life, you will bear the fragrance of a white lotus and
will be protected.
There is no way to exhaust the praises
of the Great Compassion Mantra.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
27. GHAMAIN
My body
and mind are empty, the world is empty too.
A
mighty celestial general leads his celestial troops.
Patrolling
in many lands, they investigate good and evil as they roam,
Rewarding merit, punishing transgressions precisely with no mistake.
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 38
Ẩn tu suy gẫm sức hồng danh
Phước huệ Tăng-kỳ kết tụ thành
Sáu chữ chí tâm tiêu vạn tội
Một câu chín phẩm thoát siêu sanh.
NHƯ Ý : ĐỨC A-DI-ĐÀ trong vô lượng vô biên a tăng Kỳ-kiếp đã tu sáu độ muôn hạnh, đến khi thành PHẬT mới có TÔN hiệu ấy. Bởi thế nên Hồng-danh của ngài là sự KẾT-TỤ, là tinh túy của TRÍ-HUỆ Phước-đức đã tu bồ-tát hạnh trong VÔ BIÊN KIẾP; trong KINH có chỗ nói về 10 CÔNG ĐỨC CỦA SỰ NIỆM PHẬT.
TRÍ-ĐỘ LUẬN cũng đề cập đến công năng Thù Thắng của niệm PHẬT tam-muội. Nên NIỆM Phật sẽ tiêu TỘI chướng, sanh PHƯỚC Huệ trừ TÀ ma, trị LÀNH bệnh; hiện ra các tướng Kiết-tường.
Có vị phật tử đến chùa than nghèo khổ, một Sư-cụ bảo: Chỉ sợ MI không thuộc câu A-di-đà, nếu THUỘC CÂU A-DI-ĐÀ HƯỞNG TỚI GIÀ CŨNG KHÔNG HẾT, chỉ cần phải lưu ý đến chữ THUỘC (Là hết lòng THÀNH KÍNH) này.
Nhớ lời Cổ Ðức dạy:
“Ta có một bí quyết
Khẩn thiết khuyên bảo nhau
Là hết lòng THÀNH KÍNH
Nhiệm mầu cực nhiệm mầu ”
Hãy ghi nhớ lời nầy
Lắng lòng suy gẫm sâu
Công đức làm sao được?
Phật là ÐẠI-Y-VƯƠNG
Pháp là DIỆU-TIÊN-DƯỢC
Là phương-thuật rất mầu
Là như-ý bảo châu
Hay trừ nạn nghèo khổ
Khiến cho được giàu vui
Hay trừ tất cả bệnh
Khiến mau được bình phục
Hay trừ nạn yểu số
Khiến thọ-mạng dài lâu
Hay khỏi các tai ách
Như bão lụt, binh lửa
Giặc cướp cùng tà ngoại
Ác thú với độc xà
Các yêu ma , quỷ mị
Nạn động đất, xe, thuyền
Những phù-chú ếm-đối
Ðều phá tiêu tan hết
Cho đến trừ tội chướng
Sanh trưởng phước huệ to
Cứu chúng đọa Tam Ðồ
Siêu lên bờ giải thoát
PHÁP-YẾU-TU-HÀNH
H.T Thích-Thiền-Tâm
10 CÔNG ĐỨC CỦA SỰ NIỆM PHẬT
Trong kinh nói: “ Người nào CHÍ TÂM niệm Phật, được mười món công đức như sau:
1.- Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ.
2.- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3.- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4.- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
5.- Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
6.- Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán rằng buộc.
7.- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
8.- Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9.- Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật.
10.- Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng!”
Ngài lại tạo bộ luận Đại Trí Độ, trong đoạn khai thị về pháp môn Tịnh độ có dạy:
“Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và những tội đời trước. Các pháp tam muội khác, có môn trừ được nghiệp dâm không thể trừ được nghiệp sân. Có môn trừ được nghiệp sân không thể trừ nghiệp dâm. Có môn trừ được nghiệp si, không thể trừ dâm, sân. Có môn trừ được ba độc tham, sân, si, không thể trừ các tội đời trước. Môn Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ phiền não và các thứ tội chướng. Lại nữa, Niệm Phật tam muội có phước đức lớn, hay độ chúng sanh. Chư Bồ Tát muốn mau diệt tội chướng, được nhiều phước đức, sớm độ chúng sanh, không chi hơn tu môn Niệm Phật tam muội…”
( LONG-THỌ ĐẠI SĨ )
BÀI KỆ THỨ 43
Một câu A Di Ðà
Thưởng kẻ có công hay
Yến tiệc vua đầy trước
Châu mái tóc nơi tay.
( Nhứt cú Di Ðà
Hữu công giả thưởng.
Vương thiện dinh tiền
Kế châu tại chưởng.)
LƯỢC GIẢI
Trong kinh Pháp Hoa, đức Phật có thí dụ đại khái: "Như vua Chuyển Luân đem quân dẹp giặc, thấy những binh tướng có công, đều tùy phần mà thưởng, hoặc cho y phục, châu báu, chí đến thành ấp tụ lạc. Duy hạt minh châu nơi mái tóc chẳng đem cho, vì riêng trên đảnh vua chỉ có MỘT viên bảo châu ấy thôi. Nếu vua thấy vị nào có công lớn, mới đem hạt ma ni vô giá để từ lâu nơi mái tóc ra cho.
Ðức Như Lai cũng như thế, nếu thấy hàng đệ tử y theo các kinh khác dứt trừ ba độc năm ấm, liền ban cho các pháp thiền định, giải thoát, chí đến thành Niết Bàn, bảo rằng đã diệt độ. Nhưng riêng kinh Pháp Hoa lại không nói ra, vì kinh này rất sâu khó tin, quí báu bậc nhứt. Nếu hàng đệ tử nào có công lớn phá các vô minh phiền não, vượt ra ba cõi, phát tâm Ðại Thừa, mới đem kinh Pháp Hoa là tạng bí mật, từ lâu hằng nghiêm cẩn giữ gìn, ngày NAY tuyên thuyết".
MÔN NIỆM PHẬT cũng như thế, là Bí Mật Tạng chỉ thưởng riêng cho những kẻ có công tin nhận diệu pháp thành Phật này. Tin tưởng và thật hành theo môn Niệm Phật tức như người đã có trước mặt yến tiệc đầy đủ sơn hào hải vị của vua ban, đã cầm vào TAY viên minh châu nơi mái tóc của Chuyển Luân vương vậy.
HỒ YỂN
Cư sĩ Hồ Yển, tự Đại Phu, quê ở Tiền Đường. Đời Tống, ông làm quan Tuyên nghĩa lang. Lúc lớn tuổi trí sĩ thường cùng Thanh Chiếu Luật sư tới lui tham luận về đạo lý.
Một hôm ông cảm bịnh, sai con mời ngài Thanh Chiếu đến. Khi Luật sư tới thăm, có nhắc nhở rằng: “Bình sanh Đại Phu đã cùng Huệ Hanh nầy thân cận nhau, há chẳng rõ một việc lớn sau rốt đó ư?” Hồ Yển nói: “Có phải là tâm thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh chăng?” Thanh Chiếu bảo: “Trong tất cả thời, cư sĩ đã được không một niệm nhiễm ô chưa?” Ông đáp: “Chưa được!”
Luật sư nói: “Như thế thì đâu có thể luận đến việc tâm thanh tịnh cõi Phật thanh tịnh!” Hồ Yển hỏi: “Kinh nói: Xưng một câu A Di Đà Phật, diệt được tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử, là thế nào?”
Thanh Chiếu đáp:
“Đức A Di Đà có thệ nguyện sâu, oai đức lớn, phước huệ ánh sáng và thần lực đều không thể nghĩ bàn! Do đó nên khi xưng danh hiệu ngài, tội chướng tự tiêu. Như vầng nhựt rạng chiếu giữa trời, tuyết sương đâu còn nữa!”
Hồ Yển nghe nói cảm ngộ lớn, một lòng chí thiết xưng danh hiệu Phật. Lại sai con thỉnh chư tăng đến trợ niệm. Độ một tháng qua, cuối cùng Thanh Chiếu luật sư lại tới thăm.
Cư sĩ bảo: “Ngài đến sao muộn thế?
Đã phiền hai vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí giáng lâm từ lâu rồi!” Luật sư nghe nói, liền cùng chư tăng xưng danh hiệu Phật trợ niệm. Được một lúc, cư sĩ an nhiên mà qua đời.
ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC
HOẰNG NGUYỆN
HT Trí-Tịnh
Do 48 điều nguyện này nên Đức Từ Phụ có những thiện duyên với chúng sanh trong mười phương nhứt là cõi trược uế khổ não. Đọc và suy gẫm kỹ ta sẽ được nhiều lợi ích lớn :
1) Lòng TÍN nhiệm nơi Đức Từ Phụ càng sâu.
2) Tăng trưởng Bồ-đề TÂM
3) Rõ được cảnh giới trang NGHIÊM ở cõi Cực Lạc.
4) Hiểu được đặc điểm CAO quý của người Cực Lạc.
5) Ham mộ VỀ Cực Lạc và phấn chí TU hành.
Vì có nhiều lợi ích lớn ấy, nên Cổ đức rất trọng 48 đại nguyện này.Người thời thuộc nằm lòng, vị thời siêng lễ lạy. Mong chư độc giả cố gắng lướt qua quan niệm nhàm phiền.
Điều nguyện thứ 1.
- Lúc tôi thành Phật, nếu trong cõi nước tôi có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 2.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi sau khi thọ chung còn lại sa vào ba ác đạo, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 3.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi thân chẳng màu vàng ròng tất cả, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 4.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi thân hình có kẻ tốt người xấu chẳng đồng nhau, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 5.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng có Túc mạng thông, ít nhứt là biết rõ những việc trong trăm nghìn ức na-do-tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 6.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được thiên nhãn, ít nhứt là thấy rõ trăm nghìn ức na-do-tha thế giới của chư Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 7.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được thiên nhĩ, ít nhứt là nghe và thọ trì tất cả lời thuyết pháp của trăm nghìn ức na-do-tha Đức Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 8.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được tha tâm trí, ít nhứt là biết rõ những tâm niệm của tất cả chúng sanh trong trăm nghìn ức na-do-tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 9.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng được thần túc, khoảng một niệm, ít nhứt là lướt qua khỏi trăm nghìn ức na-do-tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 10.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi còn có quan niệm tham chấp lấy thân, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 11.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi chẳng trụ Chánh định tụ, nhẫn đến trọn diệt độ, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 12.
- Lúc tôi thành Phật, nếu quang minh còn hữu hạn, ít nhứt chẳng chiếu thấu trăm nghìn ức na-do-tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 13.
- Lúc tôi thành Phật, nếu thọ mạng còn hữu hạn, ít nhứt chẳng đến trăm nghìn ức na-do-tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 14.
- Lúc tôi thành Phật, chúng Thanh Văn trong cõi nước tôi, nếu có ai tính đếm biết được số bao nhiêu, dầu đó là vô lượng Bích Chi Phật đồng tính đếm trong trăm nghìn kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 15.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi thọ mạng còn hữu hạn, trừ người có bổn nguyện riêng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 16.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi còn có người nghe danh từ bất thiện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 17.
- Lúc tôi thành Phật, nếu vô lượng chư Phật trong thập phương thế giới chẳng đều ngợi khen xưng danh hiệu của tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 18.
- Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về cõi nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác, trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng Chánh pháp.
Điều nguyện thứ 19.
- Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ-đề tâm tu các công đức nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 20.
- Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi và tu các công đức chí tâm hồi hướng muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 21.
- Lúc tôi thành Phật, nếu như hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, tất cả chẳng đều đầy đủ ba mươi hai đại nhơn tướng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 22.
- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác sanh về nước tôi, cứu cánh quyết đều đến bậc Nhứt sanh bổ xứ, trừ người có bổn nguyện riêng tự tại hóa hiện, vì chúng sanh mà phát hoằng thệ tu các công đức độ thoát mọi loài, đi khắp các thế giới tu Bồ Tát hạnh, cúng dường thập phương chư Phật, khai hóa vô lượng chúng sanh, làm cho tất cả đều đứng vững nơi đạo Vô thượng Chánh giác, siêu xuất công hạnh của các bậc thông thường, hiện tiền tu tập đức của Phổ Hiền, nếu chẳng như thế thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 23.
- Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi, thừa thần lực của Phật mà đi cúng dường thập phương chư Phật, trong khoảng thời gian một bữa ăn, nếu không đến khắp vô lượng vô số ức na-do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 24.
- Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát ở trong cõi nước tôi, khi ở trước thập phương chư Phật hiện công đức của mình muốn có những vật cúng dường, nếu không được đúng như ý muốn, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 25.
- Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi không diễn thuyết được Nhứt thiết trí, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 26.
- Lúc tôi thành Phật, nếu các Bồ Tát trong cõi nước tôi chẳng đều được thân kim cương na la diên, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 27.
- Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi, tất cả đồ dùng của nhơn thiên, hình sắc đều sáng đẹp sạch sẽ rất tột vi diệu, không có thể tính biết, dầu là người được thiên nhãn. Nếu có người biện danh số các đồ ấy được rõ ràng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 28.
- Lúc tôi thành Phật, nếu Bồ Tát trong cõi nước tôi, dầu là người ít công đức nhứt, chẳng thấy biết được cội cây đạo tràng cao bốn trăm muôn do tuần, vô lượng quang sắc, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 29.
- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi nếu thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết Kinh pháp, mà chẳng được trí huệ biện tài, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 30.
- Lúc tôi thành Phật, nếu có ai hạn lượng được trí huệ biện tài của Bồ Tát trong cõi nước tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 31.
- Lúc tôi thành Phật, cõi nước tôi thanh tịnh, nơi nơi đều soi thấy tất cả vô lượng vô số bất tư nghị thế giới ở mười phương, như là thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng được như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 32.
- Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi từ mặt đất vàng lên đến hư không, lầu nhà cung điện, ao nước hoa cây, tất cả vạn vật đều là vô lượng chất báu và trăm nghìn thứ hương hiệp chung lại mà thành. Vạn vật đều xinh đẹp kỳ diệu, mùi thơm xông khắp thập phương thế giới, Bồ Tát các nơi ngửi đến mùi thơm ấy thời đều tu hạnh của Phật. Nếu chẳng như vậy, tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 33.
- Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, được quang minh của tôi chạm đến thân, thời thân tâm nhu nhuyến nhẹ nhàng hơn thiên nhơn. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 34.
- Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương nghe danh hiệu của tôi mà không được Vô sanh Pháp nhẫn cùng các môn thâm tổng trì, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 35.
- Lúc tôi thành Phật, các người nữ trong vô lượng bất tư nghị ở mười phương vui mừng tin mến phát Bồ-đề tâm, nhàm ghét thân gái. Nếu sau khi mạng chung mà còn làm thân người nữ nữa, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 36.
- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương nghe danh hiệu tôi, vẫn thường tu phạm hạnh mãi đến thành Phật. Nếu chẳng đặng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 37.
- Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương nghe danh hiệu tôi, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tin mến tu Bồ Tát hạnh, thời chư Thiên và người đời đều kính trọng người đó. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 38.
- Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi muốn có y phục, thời y phục tốt đúng pháp liền theo tâm niệm của người đó mà tự nhiên đến trên thân. Nếu còn phải cắt may nhuộm giặt, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 39.
- Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi hưởng thọ sự vui sướng không như vị lậu tận Tỳ kheo, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 40.
- Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng thế giới nghiêm tịnh của chư Phật ở mười phương, thời liền được thấy rõ cả nơi trong cây báu đúng theo ý muốn như thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 41.
- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó nhẫn đến lúc thành Phật mà các sắc căn còn thiếu xấu, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 42.
- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, thảy đều được giải thoát Tam muội. Trụ Tam muội đó, trong khoảng thời gian một niệm, cúng dường vô lượng bất tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà vẫn không mất chánh định. Nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 43.
- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung thác sanh nhà tôn quý, nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 44.
- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở, tu Bồ Tát hạnh vẹn đủ công đức, nếu chẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 45.
- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi đều đặng Phổ đẳng Tam muội, trụ Tam muội này mãi đến lúc thành Phật, thường được thấy vô lượng bất tư nghị tất cả chư Phật. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 46.
- Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi muốn nghe pháp gì, thời liền tự nhiên đặng nghe pháp ấy. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 47.
- Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng được đến bậc bất thoái chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Điều nguyện thứ 48.
- Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ Tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, mà chẳng liền được đệ nhứt Âm hưởng nhẫn, đệ nhị Nhu thuận nhẫn, đệ tam Vô sanh Pháp nhẫn, ở nơi Phật pháp chẳng liền được bậc bất thoái chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Comments
Post a Comment