ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI

 


44) Tất Rị Tất Rị

 

Tất Rị Tất Rị có ba nghĩa:

 

Thứ nhất là “dõng mãnh” như trong chiến trận, người dõng mãnh là luôn luôn chiến thắng, không hề bị đánh bại.

Nghĩa thứ hai là “thù thắng” nghĩa là vượt lên trên tất cả sự hoàn hảo, không bao giờ bị thất bại.

Thứ ba nghĩa là “cát tường”. Vì khi hành giả có được sự dõng mãnh mới có được sự thắng vượt mọi chướng ngại, mới có được sự cát tường.

 

Tôi thường nói với các đệ tử của tôi rằng khi làm bất kỳ việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải phát tâm dõng mãnh, thắng vượt chứ không bao giờ được thoái thất. Nếu ai lui sụt, đừng trở về gặp mặt tôi nữa. Những người yếu đuối, bại hoại thì có ích gì? Họ chẳng khác gì một thứ mà người Quảng Đông thường gọi là “thủy bì” là túi da đựng nước mềm nhũn. Còn ở Đông Bắc thì gọi là “thảo bao”, là cái túi rơm để đựng hạt giống mềm yếu và vô dụng. Nên hãy nhớ điều này: bất kỳ ai muốn phát nguyện trở thành đệ tử của tôi là phải luôn luôn vượt thắng mọi điều, phải có tâm kiên cố như Chày Kim Cang vậy. Còn như “thủy bì” và “thảo bao” thì không thể nào theo nổi.

 

Tất Rị Tất RịHiệp-chưởng thủ nhãn ấn pháp. Có thể khiến cho tất cả long xà, hổ lang, sư tử, nhân cùng phi nhân phát tâm kính ngưỡng (TÔN TRỌNG LẪN NHAU). Tuy nhiên, hành giả phải thực sự có tâm dõng mãnh, vượt thắng và tâm bất thối chuyển. Công năng của ấn pháp này không phải là ở chỗ ngôn thuyết mà phải bằng nỗ lực hành trì.

 



ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


44. Tất Rị Tất Rị


SIRI SIRI (SI RI SI RI)


NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT



Kệ tụng :

 

 

Năng Quán chi trí sở Quán cảnh

Viên dung tự tại chơn như tánh

Vô biên thệ nguyện lợi chúng sanh

Bất khả tư nghị thường tại định





THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp





NAM-MÔ NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT MA-HA-TÁT


Hiệp-Chưởng Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Ba Mươi Bốn


Tất Rị Tất Rị [44]

Án --bát nạp mạng, nhá lăng hất rị.


Kinh nói rằng: “Nếu muốn cho tất cả chúng sanh thường cung kính yêu mến nhau, nên

                        cầu nơi Tay Hiệp-Chưởng.”




Thần-chú rằng: Tất Rị Tất Rị [44]

Chơn-ngôn rằng: Án-- bát nạp mạng nhá lăng, hất rị.



(Theo trong tạng-bản, lại có chơn-ngôn: Án-- vỉ tát ra, vỉ tát ra, hồng phấn tra.)





Kệ tụng:


Nhất tâm cung kính thiên trung thiên

Chúng sinh ái niệm các chân hư

Chủng nhân kết quả cầu chư kỷ

Lễ thượng vãng lai đạo bất thiên.



MAHAKARUNA DHARANI



44. SIRI SIRI 

 

SIRI SIRI has three meanings.

 

The first is “resolute,” as in war; when one is resolute one is only victorious and is never defeated.

The second meaning is “supreme,” especially fine and extraordinary because again, there is only victory, never defeated.

Thirdly, it means “auspicious.” Because one is resolute, one is victorious, and consequently all is auspicious.

 

I have told my disciples, by the way, that wherever they go they are only allowed to win, never to lose. If they lose, they can’t come back and see me again. What is use of being such a defeatist? They are nothing but, as they say in Canton, “water-skins.” In northern China we call them “grass-sacks,” the straw bags used for storing rice which are soft and weak and useless. So remember this: whoever wants to be my disciple must always be victorious and have power as solid as the Vajra Pestle! No water-skins or grass-sacks allowed!

 

SIRI SIRI is The Joined Palms Hand and Eye which causes people to be kind and respectful toward one another. But you must truly be victorious, auspicious, and have a resolute heart. It’s not enough just to talk about it; you’ve got to do it.



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



44. SIRI SIRI 


The wisdom that contemplates and the states that are contemplated

Are perfectly fused and at ease in the Nature of True Suchness.

Boundless resolve and vows benefit all living beings.

How inconceivable to be able to always reside in deep Samadhi!



THE FORTY-TWO HANDS



 

34. The Joined Palms Hand and Eye


The Sutra says: “For causing all living beings to be always respectful and loving towards

                           one another, use the Joined Palms Hand.”




The Mantra: Syi li syi li.

The True Words: Nan. Bwo na man re ling. He li.



(Tripitaka True words : Nan. Wei sa la. Wei sa la. Hung pan ja.)
                                               
                                     



The verse:




Single-mindedly revere the god among the gods.

Living beings thoughts of kindness are true and sincere.

As one plants causes one reaps their fruit--look within yourself.

With reverence coming and going, impartial is the Way.




with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ 9


 

Ẩn tu nhớ đến đức sanh thành

Lắm lúc vì con chẳng tạo lành

Con lớn Mẹ Cha oằn gánh nghiệp

BẢO CHÂU đền đáp cũng mong manh !


 

NHƯ Ý : Vì thương lo cho con, mà lắm khi CHA MẸ sát sanh gian dối, Tạo nhiều nghiệp ác.

 TỬ LÂN pháp sư thở bé vì đầu thường Sinh rẻ, nên bà MẸ thường hay lấy chồng trắng trứng gà hòa với thuốc thoa để chữa trị, sau ngày xuất gia thành bậc cao tăng, được Đông Nhạc thánh đế cho biết vì lý do đó mà mẫu thân của  ngài bị đọa HỎA ngục, pháp sư phải lễ tháp XÁ-LỢI của Phật ở chùa A-DỤC-VƯƠNG đến HÀNG muôn lạy để sám hối, mới độ thoát được mẹ sanh lên CÕI TRỜI, trong trường hợp đó đâu thể đem TỨ-SỰ cúng dường hay BẢO CHÂU mà cứu rỗi đền đáp được.

 

VÌ NHỚ ƠN CHA MẸ

 

Than ôi cha mẹ, sanh ta khó nhọc! Mười tháng mang thai mỏi nặng, ba năm bú sữa mớm cơm. Khi được nên người, chỉ mong ta nối dõi tông đường, tự thừa tiên tổ.

Ngờ đâu ta đã xuất gia, lạm xưng Thích tử, không dâng cơm nước, chẳng đỡ tay chân. Cha mẹ còn, ta không thể nuôi dưỡng thân già. Cha mẹ mất, ta chưa thể dắt dìu thần thức. Chừng hồi tưởng lại thì, nước trời đà cách biệt từ dung, mồ biếc chỉ hắt hiu thu thảo. Như thế với đời là sự tổn lớn, với đạo lại không ích chi, hai đường đã lỗi, khó tránh tội khiên!

Nghĩ thế rồi, làm sao chuộc lại? Chỉ có trăm kiếp ngàn đời, tu Bồ Tát hạnh, mười phương ba cõi, độ khắp chúng sanh. Được như vậy, chẳng những cha mẹ một đời, mà cha mẹ nhiều đời, đều nhờ độ thoát. Chẳng những cha mẹ một người, mà cha mẹ nhiều người cũng được siêu thăng.

 

Đây là nhân duyên thứ hai PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM.

 

THẬT HIỀN ĐẠI SƯ
(
Liên Tông Thập Nhất Tổ)

 

Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là ĐỊNH NGHIỆP.

 

ĐỊNH-BÁO

 

 

Là quả báo nhất định phải chịu, không thể chuyển biến được, bởi sức nghiệp đã quá thuần thục, trong mười phần thành tựu cả mười )

Thuở xưa vua Lưu-Ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, Ðức Thế-Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là định nghiệp.

Tôn-giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-Ly-Vương dẹp xong hàng Thích-Chủng, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ.

Cho nên, chư Phật có  “Tam năng” (ba việc làm được) và “tam bất năng” (ba việc không làm được).

Có ba việc làm được là :

1)       Chư Phật có thể “KHÔNG” tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp.

2)      Chư Phật có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng-sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai.

3)      Chư Phật có thể độ vô-lượng chúng-sanh.


Ba việc làm không được là :

1.        Chư Phật không thể diệt được định nghiệp của chúng-sanh.

2.       Chư Phật không thể độ những chúng-sanh vô duyên.

3.       Chư Phật không thể độ hết chúng-sanh giới.


Bởi thế, "SỨC NGƯỜI" cố nhiên là hữu hạn, nhưng "SỨC PHẬT" cũng không phải là TOÀN NĂNG.

Nếu chúng-sanh không tín hướng Ðức Như-Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng không thể hóa độ được.

Nếu chúng-sanh tín hướng Ðức Như-Lai, thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng có thể hóa độ được.




NHƯ VUA LƯU-LY, NẾU NGHE THEO LỜI CAN NGĂN CỦA ĐỨC PHẬT, THÌ ĐƯƠNG SỐNG KHÔNG BỊ ĐỌA VÀO ĐỊA-NGỤC A-TỲ (  LÀ SỰ ĐAU KHỔ KHÔNG HỀ ĐƯỢC GIÁN-ĐOẠN). 

 

Cho nên, “NGHIỆP LỰC THÙ HẬN” của vua lưu-ly cũng thật sự  “BẤT KHẢ TƯ NGHÌ”, cho dù “ĐỨC PHẬT” cũng không thể ngăn cản được.


Tóm lại, nếu qúi vị “THỰC HÀNH ĐÚNG THEO LỜI ĐỨC PHẬT DẠY” thì chuyển “ĐỊNH-NGHIỆP” thành “BẤT ĐỊNH NGHIỆP”; chuyển “VÔ DUYÊN” thành “HỮU DUYÊN” ; chuyển “CHÚNG SANH KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC”  thành “CHÚNG  SANH ĐỘ ĐƯỢC” phải không ? 


“Quét sạch tất cả nghiệp chướng khó trừ trong vô số kiếp trước 
của qúi vị đã tạo.”

 

 

Tội từ tâm khởi đem tâm sám

Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu

Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không

Thế mới thật là chân sám hối.

 

LỜI BÀN:

Lại nữa, “Trong tâm chúng ta có cái gì thì bên ngoài có cái đó”. Nếu ta LỄ PHẬT, LỄ THÁP XÁ-LỢI, TỤNG KINH, TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT, LÀM THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC…như “CÚNG-DƯỜNG” vào NGÀY RẰM THÁNG 7, rồi  hồi hướng cho“CHA MẸ”...đã mất thì họ hưởng được QỦA LÀNH an vui giải thoát. 

 

Nếu ta làm những VIỆC KHÁC VỚI THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC hồi hướng cho “CHA MẸ”... đã mất thì họ cũng hưởng được NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI LÀ THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC, nên không biết khi nào họ mới được an vui giải thoát đây? 

 

Cho nên nói “Tất cả do tâm tạo” là vậy!

 

 

 

VƯƠNG NHỰT HƯU

 

Cư sĩ Vương Nhựt Hưu, tự Hư Trung, người ở Lư Châu. Triều vua Cao Tôn đời Tống, ông thi đỗ quốc học tiến sĩ, nhưng khước từ quan chức, về ở ẩn nơi quê nhà dạy học trò. Kế đó lại xếp bỏ việc giáo huấn, ăn chay trường, mặc áo vải, chuyên tu tịnh nghiệp.

 

Mỗi ngày cư sĩ khóa lễ Phật một ngàn lạy rồi niệm hồng danh.

 

Ông có trứ tác tập Long Thơ Tịnh Độ Văn, được lưu hành rộng nơi đời. Trong ấy lời lẽ giản dị, bao gồm nhiều thí dụ, khuyến hóa từ bậc vương công, quan liêu, sĩ tử, cho đến hàng thứ dân, đồ tể, nô tỳ, xướng kỷ, đều quy y niệm Phật. Cách lập luận của cư sĩ rất rõ ràng, tâm ý rất thành khẩn, khiến cho nhiều người cảm hóa tuân hành.

Năm Quý Tỵ trong niên hiệu Càn Đạo, ông Lý Ngạn Bậc ở Lư Lăng đau bịnh nguy ngập, mộng thấy một vị tự xưng là Long Thơ cư sĩ, bảo rằng:

 

“Khi thức dậy ngươi nên dùng cháo trắng, sẽ được an lành. Ngươi còn nhớ một thiện hữu là Khuyết Trọng Nhã đã khuyên về lối tu thẳng tắt chăng?”

 

Ngạn Bậc thưa:

“Vãn bối đã tuân hành theo, mỗi ngày đều có niệm Phật!” Sau khi thức giấc, ông bảo nấu cháo trắng ăn, quả nhiên bịnh thuyên giảm.

 

Ngạn Bậc liền dạy các con đến tìm Vương Nhựt Hưu để thọ huấn. Không bao lâu, các con trở về thưa:

 

“Long Thơ cư sĩ đã vãng sanh về Phật quốc. Ba hôm trước khi mãn phần, cư sĩ đi từ biệt khắp các thân hữu, khuyên họ tinh tấn tu hành, bảo mình sắp đi xa, không còn gặp nhau nữa. Tới ngày ông cho họp các môn sanh cũ lại giáo huấn, rồi khóa tụng như lệ thường. Đến canh ba, cư sĩ bỗng to tiếng niệm Phật vài câu, bảo:

 

“Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn tôi!” Rồi đứng ngay thẳng mà hóa …”

 

Lý Ngạn Bậc thấy bức chơn dung của Vương Nhựt Hưu do các con mượn đem về, giống tạc người mình đã gặp trong giấc mộng, sanh lòng cảm kích, liền rước thợ khắc hình tượng Long Thơ cư sĩ, lại đem việc ấy truyền bá xa gần. Từ đó hàng thiện tín ở vùng Lư Lăng đều phát tâm niệm Phật.

 

Trong năm Hàm Hựu có ông Lư Nguyên Ích khắt lại bản Long Thơ Tịnh Độ Văn. Khi khác đến thiên Chúc Nguyện, nơi bản bộng nổi lên ba viên ngọc Xá lợi. Cha của ông là Lý Sư Thuyết có ghi chép việc ấy ở đầu thiên nầy.



BÀI SỐ 10


 

Ẩn tu nguyện trả nghĩa SONG  ĐƯỜNG

Hồi hướng công phu mỗi khóa thường

Lại khuyến nghiêm-từ tâm đạo phát

Nương thuyền Phật huệ đến Tây-phương.


 

NHƯ Ý : NGHIÊM TỪ là Nghiêm-phụ Từ-mẫu, LIÊN-TRÌ đại sư bảo, ân nặng như non (Ngũ-Đảnh Tam-Sanh) chẳng đủ đền, Cha mẹ lìa Trần cấu, đạo con mấy thành tựu.

 

Ngũ-đảnh tức là Ngũ Đài hay gọi là núi Thanh Lương.

 

Chẳng vì PHÚ-QÚY lẫn cao-sang,

Cảm-cảnh mẹ hiền bệnh khổ mang.

Quyết-tâm lên tỉnh tìm phương thuốc,

Dứt bệnh MẪU-TỪ dạ mới an.

Việc “thoát trần” kia nay tạm hoãn,

Nghiên tầm y-dược cứu lầm-than.

Chắp tay hướng đấng TỪ-BI lễ,

ĐỘ-TRÌ thân-mẫu sớm an khang.

 

Bốn năm nương bóng chốn AM-THIỀN,

Với mọi duyên đời đã tịch-nhiên.

Kinh-kệ, mõ chuông lòng thấy tịnh,

Cam-lộ rửa sạch mối oan-khiên.

Chắp tay kính bạch lên Hòa-Thượng,

Vĩnh-kiếp lòng con dạ vẫn kiên.

Xuất tự để lo tròn hiếu niệm,

Tạm biệt hồi gia cứu mẹ hiền.

 

 

Khá khen HIẾU-NIỆM chẳng quên lòng,

Mười chín tuổi tròn vẹn ước mong.

PHÙ-TỤC lợi-danh từ đấy lặng,

Sớm đáo THIỀN-MÔN tách bụi hồng.

Ơn-nghĩa mẹ-cha đều báo-bổ,

Thiên-đường, Phật-quốc chép ghi công.

BỆNH mẫu-từ ngươi nay đã dứt,

Đò neo, bến đợi kịp sang sông.

 

Giã-từ cậu má (CHA MẸ) con ra đi,

Ơn-đức sanh-thành dạ khắc-ghi.

Bên gối dập đầu con bái-biệt,

LẠY chào cha-mẹ phút phân-ly.

Phân-ly con biết nói lời chi,

Xuất-gia, xuất-giá cũng đồng đi.

Bước chân chẳng dám quay nhìn lại,

E nổi thâm-tình lệ ướt mi.

 

 

Nhớ xưa Bồ-Tát Tất-Đạt-Đa,

Trốn cha, lìa vợ vượt Tỳ-La.

Sáu năm tu-tập nhiều gian khổ,

Đạo-quả tròn nên Phật Thích-Ca.

Tôi cũng theo gương đức Bạc-già,

Bán dạ độ hà trốn mẹ-cha.

Vì sợ tử-sanh cam lỗi đạo,

Nguyện đấng huyên-đường chẳng xót-xa.

 

 

Nương thuyền bát-nhã lướt sang sông,

Bỏ cả huyên-đường cả ước mong.

Song-thân giờ chắc còn an-giấc,

Xin hiểu cho con một tấm lòng.

Hướng chốn thiền-môn chân bước đến,

Duyên-trần xin tạ, việc đời không.

Đường quê mờ khuất sau ngàn sóng,

Khuất hết người quen chốn bụi hồng.

 

 

Tụ-tán xưa nay lý vẫn thường,

Mất còn, tan-hợp bận chi thương.

Bình tâm nghĩ lại đừng bi-lụy,

Năm tháng lạnh-lùng bạc tóc sương.

Nếu có nhớ con xin niệm PHẬT,

Phát lòng quy hướng chốn Tây-Phương.

Nguyền cho cậu, má tâm thường nhớ,

Cực Lạc là quê chỗ náu nương.

 

 

KHEN HÒA-THƯỢNG

NGƯỜI CON CÓ HIẾU

 

 

Báo-đáp sanh-thành, dưỡng-dục ơn,

THIỀN-TÂM, VÔ-NHẤT mấy ai hơn.

Khuyến-dắt song-đường tâm-đạo phát.

Niệm-Phật A-Di chí chẳng sờn.

Phương-liên rước mẹ về An-dưỡng,

Một sớm chào thầy đáo cõi chơn.

Nén hương kính-lễ khen Hòa-thượng,

Đạt-đạo hiền-tăng hiếu-tử nhơn.

 

 

Vô-Nhất Đại-sư

THÍCH THIỀN-TÂM

Vô-Nhất : Lấy ý câu “ NHẤT SỰ VÔ-THÀNH THÂN TIỆM LÃO)



TRI LỄ

 

Tri-Lễ đại sư, tự Ước Ngôn, người đời Tống, con nhà họ Kim ở Minh Châu. Cha mẹ lễ Phật cầu tự, mộng thấy thần tăng bồng một đứa bé trao cho và bảo: “Đây là Phật tử La Hầu La. Nên trân trọng!” Không bao lâu, đại sư đản sanh.

Năm lên bảy tuổi, ngài mất mẹ, THƯƠNG KHÓC MÃI, RỒI THƯA VỚI CHA CẦU XIN XUẤT GIA. Từ đó, ngài đắc độ với Hồng Tuyển thượng nhơn tại chùa Hưng Quốc ở Thái Bình. Được vài năm, đến chùa Bảo Vân nương theo Nghĩa Thông Pháp sư học về Thiên Thai giáo quán, một phen nghe qua, tỏ suốt ý nghĩa viên đốn. Trong niên hiệu Thuần Hóa, Thông Pháp sư quy tịch, ngài được thỉnh làm tọa chủ chùa Càn Phù. Kế đó lại đến viện Bảo Ân, hoằng dương về giáo quán, học chúng các nơi nghe danh hội về đông đảo.

Vùng Minh Châu bị hạn lâu, đại sư cùng ngài Từ Vân họp nhau tu Quang Minh sám pháp, hẹn nếu ba ngày không mưa, sẽ tự đốt một cánh tay. Đúng kỳ hạn, quả nhiên mưa to tiếp tục đổ xuống. Trong ba năm, từ niên hiệu Đại Trung đến Tường Phù, ngài trùng kiến điện Bảo Ân. Khi lạc thành, được vua ban cho hiệu: Sắc Tứ Diên Khánh Tự. Năm Tường Phù thứ sáu, đại sư lập hội Niệm Phật Thí Giới, thân làm sớ văn để khuyên răng:

“Vẫn nghe: Một niệm dung thông, muôn pháp không ngại, nhân gây có khác, quả cảm thành sai.

 Cho nên, thuận tánh tu hành, thì hiện mười phương Tịnh độ.

Theo tình tạo nghiệp, tất trôi sáu nẻo luân hồi!

Xét nghĩ cành duyên ở Ta Bà, phần giải thoát rất kém ít khó khăn, số đọa lạc lại dễ dàng đông đảo. Nên kinh nói:

“Được thân người như đất ở móng tay, đọa đường ác như đất miền đại địa!”

 

Tu đến ba thừa hạnh đủ, mới lìa bốn loại thọ sanh. Bởi trần cảnh mạnh thô, não phiền lừng lẫy, tự lực giải thoát, phỏng được bao người? Nếu sanh về Cực Lạc, thì cõi nước trang nghiêm, thân tâm thanh tịnh, thẳng đường thành Phật, chẳng đọa tam đồ. Kinh nói:

“Danh từ ác đạo còn không, huống chi có thật!”

Lại bảo:

“Chúng hữu tình sanh về nơi đây, đều là bậc A bệ bạt trí.”

Cho nên, muốn về An Dưỡng, phải niệm Di Đà, tu hạnh tinh tấn từ bi, tất được Phật nguyện nhiếp thọ. Đến khi xả báo thân, quyết sanh về Cực Lạc, đúng như lời KINH dạy, chẳng dám tự đặt bày.

Nay kết muôn người, để làm một xã, lòng lòng khẩn niệm, buổi buổi hạn kỳ. Mỗi tiết trọng xuân, họp về một chỗ, đồng nghe Phật pháp, đồng tu cúng dường, hiệp muôn lòng làm một chí, thành tịnh nghiệp thệ vãng sanh. Huống nữa mạng người trong kiếp trược, như ngọn đuốc giữa phong sương, một hơi thở chẳng vào, ba nẻo đường hiện trước.

Đâu nên tự buông lung, không nghĩ điều nghiệp báo. Phải gắng theo lời Phật, chớ thuận với tình đời. Duyên trần nguyện dứt kể từ nay, hiệu Phật chuyên trì đừng thối chuyển”.

Từ đó, mỗi năm vào ngày rằm tháng hai, chúng liên hữu đều câu hội lại chùa đồng tu tịnh nghiệp. Đại sư từng họp mười vị tăng, cùng tu Pháp Hoa sám pháp ba năm, hẹn ngày hoàn mãn, sẽ tự thiêu để cúng dường kinh và cầu sanh Tịnh độ.

Đến kỳ bị chúng cực lực ngăn trở, nên chí nguyện không thành. Sau ngài lại họp mười vị tăng, đồng tu ĐẠI BI SÁM ba năm, đốt ba ngón tay cúng dường Phật. Niên hiệu Thiên Hy thứ tư, Phò mã Lý Tuân Học DÂNG sớ tâu trình về cao hạnh của ngài, vua sắc phong cho hiệu là Pháp Trí đại sư, dạy nên trụ thế để hoằng dương chánh giác.

Đại sư nghĩ chư Tổ đời trước, khi xiển dương Tịnh độ, phần nhiều nói về sự tướng, ít chỉ dạy quán môn, nên duy tạm ứng thời cơ, chưa tỏ cùng tột lý viên đốn. Nhân đó, ngài soạn ra bộ Diệu Tông Sao gồm vài muôn lời, giải nói cùng cực lý u ẩn nhiệm mầu của QUÁN KINH, theo tông chỉ Thiên Thai giáo quán.

Đến năm Thiên Thánh, đại sư dựng ngôi Nhật Quán Âm, thường đến đó quán tưởng để cầu sanh Tây phương.

Về sau, khi khóa giảng kinh Duy Ma Cật hoàn mãn, ngài quyết biệt đại chúng, giao giảng tòa lại cho hàng cao đệ là Tổ Thiều, làm thi tạ duyên hẹn kỳ quy tịch. Năm sau, vào đầu niên hiệu Đạo Nguyên, ngày mùng tám tháng mười, đại sư nhiễm bịnh, khước từ thuốc thang, họp chúng lại nói lược về pháp yếu.

Kế đó ngài dạy thỉnh tượng Tây phương TAM THÁNH đến đảnh lễ, rồi đốt hương quỳ chúc nguyện với Đại Bồ Tát rằng:

“Con xét thấy Quán Thế Âm Bồ Tát, ngàn trước không từ đâu đến, muôn sau cũng chẳng về đâu, cùng mười phương chư Phật, đồng trụ nơi thật tế. Nguyện xin cùng Phật và Đại Thế Chí Bồ Tát, chứng minh một nén hương của con, trước khi con về Cực Lạc!”

Đến chiều tối, đại sư sửa oai nghi ngồi nghiêm hướng về Tây. Chúng hỏi: “Tôn đức sẽ sanh nơi nào?” Đáp: “THƯỜNG TỊCH QUANG tịnh độ!” Rồi im lặng thoát hóa, thọ 69 tuổi. Lúc ấy nhiều người thấy ngôi sao to rơi xuống đỉnh Linh Thứu Phong, ánh hồng quang rự rỡ.

Comments

Popular posts from this blog