ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



37) Thất Na Thất Na


Câu chú này được dịch là “Đại trí huệ”, cũng dịch là “Hoằng thệ nguyện”. Đây là Bảo kính thủ nhãn ấn pháp. Bảo kính được ví như Đại viên cảnh trí của chư Phật.

 

Đại trí huệ là gì?

Đó là khi chúng sanh không còn dính mắc vào vọng tưởng nữa. Có đại trí huệ, thì mỗi niệm đều là biểu hiện của trí bát nhã, mỗi tâm niệm đều lưu xuất từ Đại Quang Minh. Nếu quý vị có trí huệ chân chính thì sẽ có được Quang Minh. Còn nếu chưa thể nhập trí huệ tự tánh, thì vẫn còn trong màn tối tăm của vô minh.

Quang minh là ánh sáng dương, còn bóng tối vô minh là âm. Tại sao người ta ngủ tối? Bởi vì lực âm trồi lên quá mạnh. Do đâu người ta có trí huệ sáng suốt? Bởi vì ánh sáng dương lớn mạnh hơn.

Những người có trí huệ không có lối suy nghĩ như những kẻ phàm phu. Họ có khả năng phân biệt rõ ràng chánh tà. Họ không cần phải hỏi người khác, họ biết mọi điều ngay nơi tự thân của mình. Họ không đi vào con đường tẻ, họ bước đi vào ngay chánh lộ và hạ thủ công phu. Trong khi hành trì, trước tiên quý vị phải đạt được trí huệ. Rồi quý vị phải biết rõ ràng chánh tà để rồi mới tiến vào con đường chánh lộ và tránh con đường tà vạy.

Nhưng quý vị không thể nào biết rõ việc làm nào hư ngụy nên cứ mãi khăng khăng tạo nghiệp ác. Quý vị không thể nào biết được rõ ràng thế nào là phạm giới, nên cứ thế mà làm, ráng hết sức để làm cho được, cứ muốn nhìn cho được dù thực sự đó là những thứ chướng ngại. Những hành vi như thế là sự ngu muội tột cùng, biểu lộ hoàn toàn sự non yếu trí huệ.

Ồ! Không – Quý vị có thể phản đối – Tôi là người có trí huệ, tôi chỉ sai lầm trong nhất thời thôi!

Chỉ sai lầm một lần thôi cũng có nghĩa là vô minh, không có trí huệ rồi. Người có đại trí huệ không hề có tư tưởng sai lầm. Thế nên Tôn giả A Nan đã phát nguyện:


Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng
Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân.


Nghĩa là:

“Giúp cho con tiêu trừ vọng tưởng sai lầm trong muôn ức kiếp”.
Khiến con chẳng cần trải qua a-tăng-kỳ kiếp mà chứng ngộ được pháp thân”.

Tôn giả đã phát nguyện tiêu trừ vọng tưởng không những chỉ một, hai, ba, bốn, năm hay một trăm kiếp nhưng trong vô số kiếp.

 

Nhưng tại sao trong tâm ta lại có quá nhiều vọng tưởng như thế?

Khi một vọng tưởng đi qua, vọng tưởng khác kế tiếp theo, và khi vọng tưởng ấy tiêu mất, vọng tưởng sau lại sinh khởi tiếp nối. Giống như sóng trên mặt biển. Quý vị cứ nghĩ rằng đại dương là vật vô tình, nhưng thực sự nó chẳng phải là thứ ở ngoài tâm quý vị mà có.

Biển cả cũng được lưu xuất từ trong tâm niệm của chúng sanh. Sóng biển không ngừng nổi lên rồi chìm xuống, cũng hoàn toàn giống như vọng tưởng của chúng sanh chẳng bao giờ ngừng. Nó liên tục mãi. Vọng tưởng trước vừa biến mất, vọng tưởng sau liền tiếp nối, vọng tưởng này tiếp nối vọng tưởng kia, xoay vần tương tục, nối theo nhau không dứt, như dòng thác không bao giờ ngừng. Không có vọng tưởng nào muốn rơi lại đằng sau cả, chúng đều hoàn toàn muốn phóng vọt lên phía trước.

 

Vì sao mà quý vị lại mắc phải quá nhiều vọng tưởng như vậy?

Chỉ vì không có trí huệ. Nếu quý vị có trí huệ, thì chẳng còn mảy may vọng tưởng và sóng cũng không còn xao động nữa. Như trong câu thơ:

 

Thanh phong đồ lai
Thủy ba bất hưng


Nghĩa là:

“Gió trong lành thổi đến,
Biển không còn sóng xao”.

 

Khi trong công phu mà quý vị đạt được định lực, cũng như sóng biển đã lặng yên. Khi có được định lực thì nước trí huệ hiển hiện, không còn một gợn sóng, chẳng còn một niệm vọng tưởng nào nữa. Lúc đó là thanh tịnh chân thực.

Đó là lúc:


“Nhất trần bất nhiễm
Vạn lự giai không”


Thực vậy, khi một người không còn bị vướng dù chỉ một hạt bụi vô minh thì chẳng còn phải lo nghĩ một điều gì nữa cả, mọi thứ trên đời này đều là không. Đó chính là biểu hiện của đại trí huệ.

Người có trí huệ thường thành công trong bất kỳ mọi việc, còn người thiếu trí huệ thường bị thất bại trong bất kỳ việc gì mà họ nhúng tay vào. Do vậy nên trí huệ là vô cùng quan trọng.

 

Ngu muội là gì?

Vô minh chính là ngu muội. Ngu muội cũng chỉ là từ vô minh mà ra. Khi vô minh sinh khởi, con người hoàn toàn bị mất sáng suốt.

Quý vị hãy hỏi một người vừa mới làm một việc sai lầm xong thì rõ:

- Tại sao anh lại làm việc đó?

 

Họ sẽ trả lời:

 

- Tôi không rõ nữa …

Đó chính là do ngu muội, do sự thiếu sáng suốt, thiếu trí huệ. Nhưng dù họ hành động mê lầm do vô minh, nhưng họ lại không chịu từ bỏ vô minh.

Họ lại khăng khăng:

- Tôi biết chứ. Tôi biết nó sai mà! Thật là quái lạ. Con người mê muội chỉ do vì không có trí huệ, không đạt được Đại viên cảnh trí, vì họ không chịu công phu hành trì Bảo kính thủ nhãn ấn pháp. Nếu họ tu tập ấn pháp này, thì sẽ không còn ngu muội nữa; bất luận chuyện gì xảy ra. Đó là khi:


Phùng quỷ sát quỷ
Phùng Phật sát Phật

(Phật “THẬT”, thì không từ đâu đến cũng không đi về đâu.-KINH KIM CANG)

 

Đây cũng như việc cầm một cây dao thật bén, chặt ngay mọi vọng tưởng vừa lóe lên. Đại trí huệ cũng như một con dao bén hay còn được ví như thanh gươm.

Quý vị có thể nói: “Gươm trí huệ rất nặng, không dễ gì cầm kiếm ấy được”! Đó là vì quý vị chưa từng cầm nó. Thực ra, sử dụng kiếm này chẳng cần sử dụng chút sức lực nào cả. Nếu quý vị chưa từng cầm nó lên thì thấy nó quá nặng. Nếu quý vị đã cầm lên rồi, thì thấy nó nhẹ. Nếu quý vị không chịu cầm lên, thì nhẹ biến thành nặng. Nếu quý vị chịu cầm lên, thì nặng biến thành nhẹ.

 

Sao vậy?

Vì quý vị đã cầm lên rồi!

Nếu quý vị nói: “Tôi biết rằng gươm trí huệ rất quan trọng, nhưng quá nặng. Tôi không thể nhấc lên nổi”. Và quý vị không sờ tới gươm. Thế nên gươm trí huệ càng nặng thật. Nhưng một khi quý vị đã sờ vào kiếm, đã vung gươm lên rồi thì mọi sự hiểu biết đều bén nhọn như lưỡi gươm, chẳng còn một chút rắc rối nào nữa cả. Thế nên tôi thường nói với quý vị rằng:

“Mọi việc đều tốt đẹp cả”. Chính là phát xuất từ đạo lý này. Nếu quý vị gặp nhiều việc rắc rối, là vì quý vị không có thanh gươm trí huệ. Nếu quý vị có được thanh kiếm trí huệ ấy, thì sẽ chẳng còn chuyện gì rắc rối nữa cả. Mầu nhiệm là ở điểm này.

Núi sông đất liền, lâu đài nhà cửa, thế giới y báo cũng như chánh báo đều không vượt ra ngoài tâm niệm hiện tiền của chúng ta.

 

Cái gì là thế giới y báo?

Núi sông, đất liền, lâu đài nhà cửa gọi là thế giới y báo.

Thế giới chánh báo là thân tâm của chúng ta, chính là nơi mà con người chúng ta thọ nhận sự báo ứng. Nếu quý vị đã hiểu được sự báo ứng khi chính mình thọ nhận, nghĩa là quý vị không còn vô minh nữa. Không còn vô minh nghĩa là có trí huệ. Điều này được ví như tấm gương:

Vật lai tắc ánh
Vật khứ tắc không.

Nghĩa là: “Vật đến liền chiếu. Vật biến hoàn không”. Tấm gương chẳng lưu giữ dấu vết gì cả. Kẻ trí thường thản nhiên với mọi chuyện và cứ để nó trôi qua mà lòng chẳng còn vướng bận điều gì.

Mặc dù kẻ trí chẳng lưu giữ điều gì lại trong lòng, nhưng mọi vật thường tự hiển bày. Và mặc dù nó thường tự hiển bày nhưng chẳng hề bị vướng mắc.

Chúng ta là hàng phàm phu, chưa có được đại trí huệ, phải nỗ lực vượt bậc để thường nhớ trì tụng chú Đại Bi, hoặc thường niệm câu: “Y hê, y hê, thất na, thất na”.

Khi đã tụng một lần rồi là không còn quên nữa, đã tụng được hai, ba lần, vài trăm lần rồi thì chẳng thể nào quên được nữa. Đó là phải cố gắng để ghi nhớ. Còn khi quý vị chỉ cần nhìn hoặc nghe lướt qua một lần rồi nhớ mãi không quên, chẳng cần phải dụng công ghi nhớ nữa, đó là khi trí huệ của quý vị chiếu sáng như một đài gương trong.

Người có trí huệ đều biết rằng mọi hiện tượng đều lưu xuất từ tự tâm của mình. Nếu quý vị hiểu được điều này thì mình sẽ không còn tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Sao vậy? Vì mọi sự việc đều lưu xuất từ tâm mình, nên những thứ vui buồn giận ghét đều là sở hữu của chính mình. Dù nó tốt hay xấu, cũng chẳng có vấn đề gì cả.

Mặc dù nói về cảnh giới ấy thì rất dễ, nhưng tiếp xúc với cảnh giới ấy không phải dễ dàng gì, cần phải có công phu mới tiếp xúc được với cảnh giới ấy. Những người không có công phu sẽ nói:

“Đối với tôi, chẳng có vấn đề gì rắc rối cả”.

 

Bên ngoài thì như thế, nhưng vấn đề rắc rối đang phát sinh và chống đối với nhau ở bên trong. Những người có trí huệ chân chính thì rất hiếm.

Quý vị cũng nên phân biệt rõ trí huệ thế gian và trí huệ xuất thế gian. Trí huệ thế gian còn gọi là Thế trí biện thông, là có thể nhào nặn ngay ra một đạo lý khi nào cần đến. Nơi nào không có đạo lý, họ có thể tạo dựng ra, khiến mọi người nghe rất hợp lý. Những kẻ mê muội nghe họ nói liền nghĩ rằng:

“Ồ! Họ đề cập đến những đạo lý rất đúng”. Thực ra, nếu quý vị có được trí huệ chân chính, quý vị sẽ không bị đắm chìm trong mớ lý luận ngu muội của họ. Người ta thường nói: “Trong dương có âm”.

Cũng vậy, trong trí huệ cũng có sự ngu muội – sự ngu muội một cách trí huệ. Mặt khác, trong âm có dương. Bên trong sự ngu muội ẩn chứa một trí huệ. Chẳng hạn như quý vị có thể thấy một người chẳng nói năng gì cả, dường như là kẻ quê mùa dốt nát, nhưng anh ta làm những việc chân chánh. Anh ta có thể hiện thân một kẻ hồ đồ mê muội, nhưng luôn luôn ứng xử khế hợp với đạo lý. Có rất nhiều người như vậy.

Khi quan sát người khác, quý vị sẽ tự chiêm nghiệm ra chính tự thân mình có được trí huệ sáng suốt hay không. Nếu quý vị có trí huệ chân chính, thì quý vị không bị người khác sai sử, dẫn dắt đến chỗ sai lầm. Còn nếu quý vị không có trí huệ, quý vị sẽ bị người khác xui khiến làm điều xằng bậy.

Trí huệ và ngu muội có một mối quan hệ trực tiếp. Đó là hai mặt của một chỉnh thể. Vắng bóng vô minh thì trí huệ hiển bày. Và vô minh sinh khởi khi thiếu vắng trí huệ. Trong vô minh có trí huệ và chính trong trí huệ có bóng dáng của vô minh.

 

Sao lại như thế?

Vì trí huệ và vô minh là một. Nếu quý vị biết vận dụng, thì đó là trí huệ. Còn nếu không biết vận dụng thì đó là vô minh. Chẳng hạn như khi quý vị nâng thanh gươm trí huệ lên thì đó chính là trí huệ; còn khi quý vị buông thanh gươm ấy xuống thì đó là vô minh. Đó không phải là hai mà chỉ là một. Thế nên quý vị đừng bao giờ nói rằng mình đang đi tìm kiếm trí huệ và đang xua đuổi vô minh. Không ai làm được việc ấy bao giờ. Chủ yếu chỉ là sự “hồi đầu”.

Có thể lấy ví dụ của bàn tay để biểu tượng cho trí huệ và mặt kia là biểu hiện cho vô minh. Nếu quý vị muốn cầm nắm một đồ vật bằng mặt kia của bàn tay thì không thể nào làm được cả, nhưng nếu quý vị dùng chính bàn tay của mình thì mới lấy được đồ vật. Việc không lấy được đồ vật là biểu tượng cho vô minh và việc sử dụng bàn tay để lấy được vật là biểu tượng cho trí huệ. Đó là hai khía cạnh cũng chỉ một ý nghĩa chung nhất, tùy thuộc vào sự vận hành của quý vị.

Có người lại nói: “Nay tôi đã hiểu rồi. Vô minh và trí huệ chính là bàn tay của tôi”. Lại sai lầm nữa! Bàn tay chỉ là ví dụ. Đừng nên cho rằng trí huệ và vô minh chính là bàn tay. Cũng giống như ví dụ ngón tay và mặt trăng (trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm). Đức Phật lấy ví dụ dùng ngón tay để chỉ cho người thấy mặt trăng. Đừng nhầm lẫn ngón tay chính là mặt trăng.

Thất na thất na“đại trí huệ” và còn có nghĩa là “hoằng thệ nguyện” – là phát nguyện rộng lớn. Khi muốn hoàn thành một việc gì, phải phát thệ nguyện làm cho đến cùng. Như đức Phật A Di Đà trước khi thành chánh giác, khi đang tu tập nhân địa với hình tướng của một Tỳ kheo, Ngài đã phát 48 lời nguyện rộng lớn. Bồ tát Phổ Hiền cũng đã phát 10 Đại nguyện Vương. Bồ tát Quán Thế Âm cũng phát vô số lời nguyện cũng như các vị Tổ sư đã từng phát nguyện.

Tôi đang giảng cho quý vị nghe về việc phát đại nguyện. Còn có lập nguyện được hay không là do ở quý vị. Tôi đưa đề tài này ra giảng vì tôi đoán chắc là quý vị chưa được thông hiểu. Nhưng không phải là tôi bắt buộc quý vị phải phát nguyện. Nay quý vị đang tu học Phật pháp, mỗi người nên tự mình lập hạnh nguyện, càng lớn càng tốt. Lập nguyện càng lớn thì sự thành tựu càng cao. Hiện nay chúng ta đều đang tu nhân và chưa ai thành Phật cả, chúng ta nên phát lời nguyện ở nơi nhân địa mà tu hành. Mỗi người nên viết rà lời nguyện của mình thật chi tiết. Đừng phát nguyện một cách hời hợt, qua loa, cho có nguyện mà phải thiết thực như: “Con nguyện cứu độ tất cả mọi loài chúng sanh”.

 

Thật chứ?

Làm sao quý vị có thể độ chúng sanh được. Khi suốt ngày quý vị cứ tìm mọi cách để được ăn ngon, mặc đẹp, ở nơi xa hoa tráng lệ. Việc cứu độ chúng sanh trước hết là độ chúng sanh nơi cái miệng chuyên nói lời vọng ngôn của quý vị, độ cái bụng ham ăn, độ cái thân ham thích sung sướng của chính mình trước đã. Cho nên quý vị phải thẳng thắn và minh bạch trong khi phát nguyện.

 

Hiện tại mình phát nguyện gì? Tương lai sẽ ra sao?

Như ở trong quá khứ, chúng ta có thể quên lãng những gì đã từng ứng dụng tu hành.

 

Nhưng trong tương lai chúng ta sẽ thực hành điều gì?

Mỗi người Phật tử đều phải nên có lời phát nguyện. Nay ở trong nhân địa, lời phát nguyện càng lớn thì trong tương lai, kết quả sẽ càng cao. Nếu quý vị đặt tất cả nguyện lực của mình vào một lỗ chân lông, thì quý vị có thể phát một thệ nguyện lớn ngay từ trong lỗ chân lông.

Phát nguyện là một lời hứa thiêng liêng mà mọi người Phật tử đều nên thực hiện. Phát nguyện rất quan trọng, vì không có nó cũng như không có người hướng dẫn. Giống như đi đường mà không biết mình sẽ đi hướng nào, chẳng biết nên rẽ phải hay nên quẹo trái để đến đích. Nếu quý vị phát nguyện, cũng như khi du lịch có người hướng dẫn đường đi và nơi đến.

 

Tại sao chư Phật và chư Bồ tát đều phát nguyện khi tu đạo?

Vì khi đã phát nguyện rồi, mình mới tự mình hành động tương ứng với nguyện đã lập. Ví dụ như Bồ tát Địa Tạng khi tu hành ở nhân địa, Ngài đã phát lời nguyện vĩ đại:

“Địa ngục vị không
Thệ bất thành Phật
Chúng sanh độ tận
Phương chứng Bồ đề”.

Nghĩa là:

“Chúng sanh độ hết
Mới chứng Bồ đề
Địa ngục nếu còn
Con chưa thành Phật”.


Nguyện lực này cực kỳ vĩ đại. Chúng ta cũng nên phát nguyện. Mỗi quý vị nên phát một hạnh nguyện phù hợp với những việc hằng ngày quý vị thích làm.



ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG


37. Thất Na Thất Na


SHINA SHINA (SI NA SI NA)



NGÀI CA-NA MA-TƯỚNG THIÊN-VƯƠNG 

 


Kệ tụng :

 

Thị thiện thị ác nhiếp chúng sanh

Hốt thuận hốt nghịch chiết tánh linh

Phản bổn hoàn nguyên tu chư kỷ

MA-HA BÁT-NHÃ nhật dạ minh




THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp





NAM-MÔ NGÀI CA-NA MA-TƯỚNG THIÊN-VƯƠNG MA-HA-TÁT


Bảo-Kính Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi

Thất Na Thất Na [37]

Án-- vỉ tát phổ ra, na ra các xoa,
                              phạ nhựt-ra, mạn trà lả, hồng phấn tra.


Kinh nói rằng: “Nếu muốn được trí huệ lớn, nên cầu nơi Tay cầm cái Kính-Báu.”


Thần-chú rằng: Thất Na Thất Na [37]

Chơn-ngôn rằng: Án-- vĩ tát phổ ra, na ra các xoa,
                                   phạ nhựt-ra, mạn trà lả, hồng phấn tra.




Kệ tụng:



Đại viên kính trí cùng pháp nguyên

Chiếu yêu kính lý tróc quái tiên

Diêm vương kính trung ác nghiệp hiện

Pháp bảo kính thủ chủng trí viên



MAHAKARUNA DHARANI



37. SHINA SHINA 

    


This sentence means “great wisdom.” It also means “vast vows.” This is the Jeweled Mirror Hand and Eye. The Jeweled Mirror is an analogy for the Buddha’s Great Perfect Mirror Wisdom.

What is great wisdom? It is the absence of the false thinking which living beings engage in. With great wisdom, all thinking is an expression of genuine Prajna wisdom, wisdom of great bright light. If you have genuine wisdom, you will have bright light, but if you do not, you are stupid and dark.

Bright light is POSITIVE (YANG) light, whereas darkness is NEGATIVE (YIN) energy. Why is one stupid? Because one’s NEGATIVE energy level is too high. Why is one wise? Because one’s POSITIVE light is greater.

Those with great wisdom do not think like common, ordinary people. They can clearly distinguish right from wrong. They don’t need to ask anyone else; they know it on their own. They do not take the wrong road; they advance down the right road and cultivate. In cultivation, you must first have great wisdom. Then you will clearly know right from wrong so that you can go down the right road and retreat from the wrong road.

But you can’t clearly know that an action is wrong and yet insist on doing it. You can’t clearly know that an action is a violation of the precepts, but go ahead and do it anyway, just to try it out, just to see if it really is an offense. Such behavior is the height of stupidity and shows a complete lack of wisdom.

“oh no,” you may object. “I have wisdom. I just did it wrong that one time.”

Doing it wrong that once just means that you are stupid and have no wisdom. People with great wisdom have no perverted thoughts. So Ananda the Venerable said,


“Destroy my million aeons of perverted thinking.

So that I needn’t pass through uncountable aeons to attain the DharmaBody.”


A million aeons, not just one, two, three, four, five or a hundred aeons, but an unreckonable number of aeons’ worth of perverted thinking, he wishes to destroy.

But why are our hearts so full of false thinking? When one false thought passes away, another takes its place, and when that one passes away yet another comes. It’s just like the waves on the ocean.

You may think that ocean is an inanimate object, but actually it is not outside of our own hearts. It is contained within the hearts of living beings. The waves on the sea never stop rising and falling, and in just the same way, our false thinking never stops. It continues, one false thought after another, one after another, around and around and on and on, in a ceaseless, never-ending stream. And none of them wants to fall behind; they all race to the front. Why are you riddled with such false thinking?

It’s  just because you have no wisdom. If you were wise, there would be no  waves on that water.


The winds may rise, but they blow in vain,

For there are no waves on the water.

 

when you attain samadhi power in  cultivation, it is  like the ocean without any waves. When you have concentration,  the water of wisdom manifests without a single wave, without a single false thought.

 

That is a time of true purity and clarity. Truly, one is not defiled by a speck of dust and the myriad lands all are empty. That is the manifestation of great wisdom.

People with great wisdom are successful in all they do, people without it fail in all their undertakings. Therefore, wisdom is of the utmost importance.

 

What is stupidity? Ignorance is stupidity; stupidity is just ignorance. When ignorance arises, people become unclear. You may ask people who have done something wrong: “why did you do that?” and they may reply, “ I don’t know…”  Just that is stupidity, the absence of wisdom and understanding. But, although they act wrongly out ignorance, they won’t admit their ignorance. “I know!” they insist. “I know it was wrong it’s extremely strange. Stupid people simply don’t have the Perfect Mirror Wisdom and they haven’t cultivated the Jeweled Mirror Hand and Eye. If they had, they wouldn’t be stupid, no matter what happened.

 

If the demon comes, slay the demon;

If the (phony) Buddha comes, slay the Buddha.

 

(Phật “THẬT”, thì không từ đâu đến cũng không đi về đâu.-KINH KIM CANG)


This is just like holding a knife so sharp that it cuts right through anything it comes in contact with. Great wisdom is like a knife; it is also like a sword.

 

 “The wisdom sword is very heavy,” you may say. “It’s not easy to pick it up.”

 

That’s just because you haven’t picked it up. If you had, you’d have found out that it doesn’t take the least bit of effort. If you don’t pick it up, it’s heavy. If you pick it up, it’s light. If you don’t pick it up, what is light becomes heavy. If you do pick it up, what is heavy becomes light. Why? Because you picked it up!

 

If you say, “I know that the wisdom sword is  important, but it’s too heavy. I can’t lift it,” and so you don’t lift it, then it is indeed very heavy. But if you just reach out, grasp it, and pick it up, then all states are understood as they hit the blade, without the slightest problem. So I often tell you that “Everything ’s okay.” It is just that principle. If everything is not okay with you, it’s because you don’t have a wisdom sword. If you had one, there would be no problems whatever. What problems could there be? None at all. The wonderful is right at this point.

 

The mountains, rivers, land, buildings, the Dependent-retribution World as well as the Proper-retribution World--  all do not go beyond the present thought within our hearts.

 

What is the Dependent-retribution World? The mountains, rivers, the great earth, and all the buildings  are called the Dependent-retribution World. Proper-retribution World is our bodies, which are undergoing retribution proper. If you can understand retribution while undergoing it, you will be without ignorance. The absence of ignorance is wisdom. This can be compared to a mirror:

 

When an object comes, it reflects it.

When it goes, the mirror is clear.

 

It doesn’t hold on. People with wisdom will take care of matters and then let them go; their hearts don’t hold on to them. Although they don’t keep them, there are always manifest and although they are constantly manifest they are not kept. We common people who have no wisdom must make a special effort to remember something, or perhaps recite it a few times: “YHY, YHY, SHINA, SHINA …”  We recite it once and forget it, recite it twice, three times, several hundred times, and we still can’t remember it. This is forcing it. It is not forced when you can see it once and not forget it, when it passes by your eyes once and is never forgotten, because your wisdom is like a mirror.

 

36. YHY YHY 

      (Ê HY Ê HY)

37. SHINA SHINA 

    (SI NA SI NA)

 

Those of you with wisdom should know that everything is contained within your heart. If you know this, you won’t be greedy, hateful, stupid, arrogant, or full of doubt. Why not? Because everything is manifest from the heart; these are all things which your heart originally possesses. Whether good or bad, it’s no problem. Nothing presents any problem.

 


Although it is easy to talk about such a state, reaching it takes a bit of skill. It takes skill to reach that level. Those without skill who say, “Nothing is any problem for me,” may outwardly appear to have no problems, but problems arise internally and they fight with themselves. Those who  have genuine wisdom are very few.

 

You should  also know that there are people with worldly wisdom and people with transcendental wisdom. Those  who have great worldly intelligence can fashion a principle when the need arises. Where there is no principle, they can make one up, one which sounds very reasonable. When stupid people hear it, they think, “He’s not bad. What he says makes a great deal of sense.” Actually, if you had genuine wisdom, you would not be drawn into stupidity by him. The stupid doctrines which he speaks would not make you stupid as well. It is said, “Within the positive  there is negative.” Within wisdom there is stupidity-- stupid wisdom.

 

One the other hand, “within the negative there is positive.” Inside of stupidity there is wisdom. For example, you  may see someone who doesn’t speak much and seems very  ordinary, but he does things properly. He may appear to be stupid and clumsy, but he always acts in accord with principle. There are many such people. In observing other people, you will find out whether or not you, yourself, have wisdom. If you have genuine wisdom, you won’t be led by others into stupidity; if you don’t have it, you will. So it is with wisdom and so it is with everything else.

 

Wisdom and stupidity have a direct relationship. The absence of stupidity is wisdom, and the absence of wisdom is stupidity. Stupidity itself is wisdom and wisdom itself is stupidity. How can this be? Wisdom and stupidity are one. If you can use it, it is wisdom; if you can’t it’s stupidity. For example, if you pick up the wisdom sword, that’s wisdom; if you put it down, it’s stupidity. There aren’t two things; there is only one. So don’t say that you’re going to seek wisdom and chase out stupidity. It doesn’t  work that way. It’s just a matter of “turning it over.”

 

Let’s say that the palm of the hand represents wisdom and the back of the hand represents stupidity. If you try to pick something up with the back of your hand, you won’t be able to do it, but if you use the palm of your hand, you will. Not being able to pick things up is stupidity and being able to  pick them up is wisdom. It’s one thing with two sides and it’s up to you which side you use. Do you understand?

 

Someone says, “I understand the BuddhaDharma now! Wisdom and stupidity are my hand!” Wrong again! The hand is an analogy. Don’t think that wisdom and stupidity are themselves the hand. It’s like the analogy of the finger and the moon. When someone points to the moon, don’t mistake the finger for the moon.

 

SHINA SHINA means “great wisdom” and “vast vows.” Vows  are made in order to accomplish something.  For example, before Amitabha Buddha had realized Buddhahood, when he was cultivating on the causal ground as a Bhikshu, he made Forty-eight Great Vows. The Bodhisattva Samantabhadra also made Ten Kingly Vows. The Bodhisattva Who Regards the World’s Sounds also made many vows, and so did the Patriarchs. I’m telling you about vows, but whether you  make vows or not is up to you. I’m bringing the subject up because I know that you don’t understand, but it’s not up to me to force you to make vows. Now that we are studying the BuddhaDharma, everyone should make his own vows, the gigger the better. The greater your vow power is the greater your accomplishment will be. We are now studying Buddhism in the causal ground and have not yet realized Buddhahood; we should make our vows in the causal ground. Each of you should write them out in detail. Don’t be sloppy or vague about it or just blurt out, “I vow to save living beings!”

 

Really? How are you going to save them? All you do all day is think about wearing good clothes, eating well, and living in a nice place, saving the living beings in your mouth, in your stomach, and on your body. That’s not allowed. You must be specific about the vows that you make and about what they involve now and in the future. As for the past, we’ll forget about whether you applied effort and cultivated. What are you going to do in the future? Each and every one of you should make vows. The greater the vows you make now, in the causal ground, the greater your position will be in the result. If you put all your vow power in a hair pore, you can make a great vow from within a hair pore!

 

Vows are solemn promises and all who study Buddhism should make them. They are important because without them you have no guidelines. It’s like walking down the road without knowing where you are headed or whether you are walking in the right direction. If you make vows, you have a guide like a traveler who has a guide to show him around.

 

Why did all the Buddhas and Bodhisattvas make vows while cultivating the Way? It’s because once one has made vows, one can conduct oneself according to them. For example, white in the causal ground, Earth Store Bodhisattva made a number of vows. He said.

 

If the hells are not empty,

            I vow not to become a Buddha;

When all living beings are saved,

            only then will I certify to Bodhi.

 

The power of his vows is extremely great! We should also make vows. Each of you should make vows in accordance with what you would like to do.



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



37. SHINA SHINA 


Appearing to be good, appearing to be evil, he gathers in all beings.

Now complying, now defying, he subdues our natures.

Returning to the source involves curing our own faults.

That way, our maha prajna wisdom gets brighter by day and by night.




THE FORTY-TWO HANDS





20. The Jeweled Mirror  Hand and Eye


The Sutra says: “For great wisdom, use the Jeweled  Mirror Hand.”


The Mantra: Shr nwo shr nwo

The True Words: Nan. Wei sa pu la. Nwo la ge cha.
                                    Wa dz la. Man cha la. Hung pan ja.



The verse:


The great perfect mirror-wisdom plumbs the Dharma-source;
Revealing within it strange creatures, and snaring uncanny immortals.
Within King Yama’s mirror evil karma is revealed.
A Dharma jewel, the Mirror Hand, perfect the wisdom of all modes.


with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.


BÀI SỐ 91

 

Ẩn tu khuyên khắp sớm hồi đầu

Lìa khỏi dòng mê, sóng nước sâu

Phước huệ đủ trong câu niệm PHẬT

Tám muôn tư pháp cũng gồm thâu.

 

NHƯ Ý : Cổ đức bảo : “Chí Tâm Niệm Phật, thì MỘT NGÀN BẢY TRĂM CÔNG ÁNTÁM MUÔN TƯ PHÁP cũng gồm thâu ở trong đó”.




Có người cho rằng Tịnh Độ Giáo thuộc về hành môn không phải lý môn, nghĩa là Đức Thích Ca chỉ trần thuật cảnh Cực Lạc, rồi khuyên người niệm Phật để cầu sanh, không thiệp đến phần lý thuyết. Nhưng thật ra, lý để đi đến hành, trong hành tức đã có ẩn phần giáo lý.


Vả lại pháp môn của Đức Phật chia làm Không Tông, Hữu Tông, Hiển Giáo, Mật Giáo, tất cả đều nương tựa và làm sáng tỏ cho nhau. Cho nên nếu nhận định rằng: không có Duy Thức hay Thiền, thì Mật và Tịnh Độ thành ra thần quyền mê tín, hoặc không có Tịnh Độ cùng Mật, tất Duy Thức và Thiền thành ra lý thuyết trệ không, đều là biết qua các tông phái Phật Giáo bằng lối nhìn phiến diện.

 

Chẳng hạn như bên Thiền Tông, tuy chỉ dạy tham một câu thoại đầu, nhưng trong ấy đã hàm ẩn vô biên đạo lý. Tịnh Độ Tông cũng thế, một câu niệm Phật gồm cả Thiền, Giáo, Luật, Mật, nên cổ đức đã phán định pháp môn nầy thuộc về đốn giáo. Và Ngẫu Ích Đại Sư, một vị đích truyền thuộc phái Thiên Thai, cũng bảo: “Một câu Phật hiệu nếu niệm cho thuần thục, thì ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, bao nhiêu công án của Thiền Tông và đạo lý cực tắc của Giáo môn đều ở trong đó”.

 

Để chứng minh câu niệm Phật hàm đạo lý nhiệm mầu, và giải mối nghi cho những vị tìm hiểu cùng hành trì về môn nầy, bút giả xin phiên dịch quyển Thập Nghi của ngài Trí Giả, tập Hoặc Vấn của ngài Thiên Như, họp lại tạm lấy nhan đề là Tịnh Độ Quyết Nghi Luận. Trong đây phần nhiều bàn giải những nghi vấn hơi cao, đáng lẽ bút giả phải phụ thích thêm những nghi điểm thông thường về Tịnh Độ, song vì tự thân kém sức khỏe lại Phật sự bận nhiều, nên xin hẹn chờ dịp khác.

 

Nội dung quyển nầy trừ một vài điểm phụ giải có ghi chú, ngoài ra toàn là những luận thích của bậc danh đức.

 

Học giả có thể đặt niềm tin tưởng nơi cổ huấn, mà mở đường vào Tịnh Độ Huyền Môn.

 

 

Ngoài song non xanh giăng màn hoa

Triền non thanh tuyền buông cầm ca

Trong song kìa ai im như mơ

Ngồi xem Thiên Như câu Di Đà

Người đời đều ưa cơ Thiền sâu

Hành nhơn ai vào tâm vương mầu

Đèn sương trơ vơ ngoài trời thu

Non Tu vi trần đều gồm thâu

Mà trong A Di hồng danh thâm

Ngàn muôn khôn tìm ra tri âm!

Thiên Như lòng từ soi chân đăng

Đưa người mau ra vòng mê lầm

Hư không chim bay dường như tranh

Lưu tuyền quanh co triền non xanh

Người đi xa xa làn mây trôi

Di Đà chân như nầy tâm lành

Ôi câu hồng danh mầu thâm xa

Sâu cùng chư tông làng thiền na

Buông ra thâu vào đều như như

Tương tư tâm đầy trời Liên Hoa

 

Thuật ý Thành Thời Đại Sư

Liên Du Thích Thiền Tâm dịch



Bản Hoài Ra Ðời Của Ðức Phật



 

Kinh Pháp-Hoa nói:

 

 

“Chư Phật Thế-Tôn chỉ vì một nhân duyên lớn mà hiện ra đời. Xá-Lợi-Phất! Sao gọi là chư Phật Thế-Tôn chỉ vì một nhân duyên lớn mà hiện ra đời?

 

- Ðó là các Ðức Như-Lai vì muốn cho chúng-sanh mở mang tri-kiến-Phật để được thanh tịnh mà hiện ra đời.

 

Vì muốn chỉ bày tri-kiến-Phật cho chúng-sanh mà hiện ra đời.

 

Vì muốn cho chúng-sanh tỏ ngộ tri-kiến-Phật mà hiện ra đời.

 

Vì muốn cho chúng-sanh chứng vào tri-kiến-Phật mà hiện ra đời”.

 

 

Ðại ý đoạn kinh trên, chư Phật ra đời với bản hoài muốn cho tất cả chúng-sanh đều thành Phật. Có thành Phật mới đi đến chỗ độ mình độ người một cách viên mãn. Nhưng xét lại trong hàng Phật-tử xuất-gia, tại-gia, phần đông sự phát tâm hướng đạo đã sai với mục đích căn bản ấy.

 

Có kẻ đi đến chùa để cầu cho gia quyến bình yên, làm ăn phát đạt. Có người cúng dường tu phước để cầu sự vui ngũ dục đời sau.

 

Có kẻ gặp cảnh duyên trắc trở, mượn câu kinh tiếng kệ để an ủi tâm hồn.

 

Có người vì tránh nạn duyên, hoặc mến cảnh chùa tịch mịch, hay muốn an hưởng thanh nhàn, nên mới nương cửa Phật.

 

Tóm lại, nhân duyên vào đạo tuy nhiều, nhưng ít ai thiết thật xa lìa danh lợi cầu quả giải thoát để độ mình độ người.

 

Tuy rằng đối với phàm-phu, đôi khi nghịch cảnh cũng là bước đầu dẫn đến Niết-bàn, hay chắp tay trước thánh tượng, niệm một tiếng nam-mô, cũng là gieo nhân giải thoát, nhưng người đã nương về Tam-bảo, cũng nên chuyển hướng tâm nguyện và hành vi cho đúng với bản hoài của Phật.


Lộ trình giải thoát với tiêu điểm lợi mình lợi người, rất trắc trở khó khăn, nếu chẳng phải là người có chí kiên nhẫn, đức dũng tiến, tất không thể đi đến nơi đến chốn. Cho nên quan niệm tu hành theo lối cầu an như:

 

“Ðã đem mình đến am mây. Tuổi nầy gởi với cỏ cây cũng vừa”, thật đã sai lầm, không những trái với bản tâm của Phật, còn lạc với thật nghĩa hướng đạo của mình.

 

Bản hoài ra đời của chư Phật đại để là thế. Tuy nhiên, vì căn cơ chúng-sanh có muôn vàn sai khác, nên các Ðức Thế-Tôn khi xuất hiện đều dùng vô số phương tiện dẫn dắt kẻ hữu duyên đi từ bậc thấp đến cao. Giáo pháp của Phật tuy nhiều, nhưng có thể chia làm ba bậc, hay ba thừa, tức là Tiểu-thừa, Trung-thừa và Đại-thừa. Hay gọi cách khác là hạ, trung, thượng-thừa.

 

Nếu nói rộng ra thì có đến năm thừa là: Nhơn, Thiên, Thanh-Văn, Duyên-Giác, và Bồ-Tát thừa. Ðây là kể năm thừa theo lối thông truyền. Theo kinh Ðại-Thừa-Trang-Nghiêm-Công-Ðức, cách phu diễn năm thừa có hơi khác qua thứ lớp như sau: Bồ-Tát-thừa, Duyên-Giác-thừa, Thanh-Văn-thừa, Chủng-chủng-tánh-thừa và Nhơn-Thiên-thừa.

 

Ðể diễn tiến theo tuần tự thấp đến cao, từ cạn đến sâu, những chương và thiên sau, bút giả sẽ lần lượt trình bày khái quát về những giáo pháp ấy.



Ðại Thừa Kiết Tập

 

Khi Ðức Như-Lai còn tại thế, đối với hạng dung thường, Ngài chỉ thuyết pháp một cách phổ thông bình đẳng, không phân chia là Ðại-thừa, Tiểu-thừa chi cả.

Tuy nhiên, trong lời thuyết pháp của Phật, đôi khi có hàm ẩn giáo lý Ðại-thừa. Chẳng hạn như trong kinh Tiểu-thừa, chúng ta thấy có danh từ A-Ðà-Na-thức; A-Ðà-Na là thức thứ tám, thức nầy không phải cảnh giới Thanh-Văn có thể thấu triệt được. Cho nên khi đọc tới danh từ trên đây, họ chỉ hiểu là thức thứ bảy của ngã chấp mà thôi. Sự dẫn chứng Ðại-thừa-pháp hàm ẩn trong kinh giáo Tiểu-thừa, quyển Nhiếp-Ðại-Thừa-Luận có phân tích rành rẽ.

Sở dĩ Ðức Thế-Tôn không đem giáo nghĩa Ðại-thừa mở rộng giảng cho hạng tiểu căn nghe, vì sợ họ không hiểu rồi sinh lòng phỉ báng mà mang đọa. Theo trong kinh, chấp nhận được giáo lý Ðại-thừa, chỉ có ba hạng:

 

1. Hạng Ðăng-Địa Bồ-Tát: Bậc Bồ-Tát khi đã chứng pháp-thân, thấy vô số Tịnh-độ, Uế-độ ở mười phương, được nghe chư Phật mười phương thuyết pháp. Bởi lý do nầy, đối với Phật-bảo, Bồ-Tát tin chắc có vô lượng chư Phật ở tha phương thế-giới, không như hàng Thanh-Văn chỉ biết trong phạm vi tam-thiên-giới của cõi Ta-Bà và chỉ tôn thờ một vị Phật là Ðức Thích-Ca-Mâu-Ni.

Ðối với Pháp bảo, Bồ-Tát tin hiểu có vô lượng pháp môn độ sinh, không như hàng Thanh-Văn chỉ chấp nhận pháp Tứ-đế, Thập-nhị-nhân-duyên và các tiểu pháp khác.

Ðối với Tăng-bảo, Bồ-Tát hiểu rằng có vô lượng chư Bồ-Tát ở mười phương, không như hàng Thanh-Văn chỉ biết có Di-Lặc Bồ-Tát sau sẽ thành Phật và các vị A-la-hán như Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền-Liên...

 

2. Hạng Thanh-Văn tin nơi lời của Phật và phát tâm Ðại-thừa: Ðại-thừa tuy không phải là cảnh giới của hàng Thanh-Văn, nhưng do họ tin lời của Phật mà chấp nhận. Như trong kinh Pháp-Hoa, Ðức Thế-Tôn bảo: “Xá-Lợi-Phất! Pháp môn nầy với đạo quả của ông, hãy còn nương nơi ta mà tin hiểu... Bao nhiêu hàng Thanh-Văn khác, chỉ tùy thuận Như-Lai mà tín thọ, chớ không phải do trí huệ của chính mình”.

 

3. Hạng phàm-phu có chủng tử Ðại-thừa: Ðây là những hạng Ðại-thừa chủng tánh trong năm tánh theo kinh Phật. Hạng nầy nhiếp luôn cả Sơ-phát-tâm Bồ-Tát và Hiền-vị Bồ-Tát. Tuy chưa chứng đạo quả nhưng hàng Ðại-thừa chủng tánh do nhiều kiếp về trước đã huân tập pháp Đại-thừa, nên một khi nghe đến pháp nầy liền tín thọ.

Như kinh Kim-Cangkinh Vô-Lượng-Thọ đều nói: “Nếu có người nào nghe pháp nầy mà tin thuận, nên biết kẻ ấy không phải chỉ gieo căn lành nơi một hai Đức Phật, mà đã từ vô lượng chư Phật về trước rồi”.

Lại, Đại-thừa có nhiều pháp môn, nên sự huân tập của hàng Ðại-thừa chủng tánh cũng có ít nhiều sai biệt. Như cũng đồng Ðại-thừa chủng tánh mà có kẻ tin pháp Bát-nhã, song không tin pháp Bí-mật, hay tin pháp Bí-mật nhưng không tin pháp Tịnh-độ, hoặc tất cả đều tin.

Còn hạng không có chủng tánh nầy, dù đọc hết bao nhiêu pháp tạng, kết cuộc sự tin hiểu và lối giải thích nếu không Tiểu-thừa cũng thế giankhông thế gian cũng ngoại-đạo. Thật đúng như câu:

 

“Nhất đại-tạng-kinh đô khán tận.

Bất tri thùy thị cá trung nhơn?”

(Một đại-tạng-kinh xem đã hết.
Biết ai là kẻ ở trong đây?).

 

Trong một đời giáo hóa, Ðức Thế-Tôn phần nhiều nói giáo pháp thông thường. Tuy nhiên, đối với hạng đại căn, Ngài lại diễn môn Đại-thừa đặc biệt. Những kỳ thuyết pháp nầy, có khi Đức Phật nói ở Thiên-cung, Long-cung, hay nơi hải đảo, non cao, hoặc riêng trong chúng hội có căn cơ kham tin nhận đại pháp.

Từ trước đến đây, sở dĩ có cuộc dẫn giải dài dòng, là để học giả tin pháp Ðại-thừa có thật, nhưng rất khó tin, nếu không phải là người đã sẵn đại căn. Vì khó tin nên khi Phật nói kinh Pháp-Hoa ở non Linh-Thứu, đã có 5000 vị Thanh-Văn chứng tứ-đạo-quả, rút lui ra khỏi pháp hội. Và đã có Đại-thừa pháp, tất nhiên có cuộc kiết-tập giáo nghĩa nầy.

 

Căn cứ theo kinh, cuộc kiết-tập Đại-thừa-giáo đã diễn ra ba lần ở ba nơi:

 

Lần thứ nhất, như kinh Bồ-Tát-Xử-Thai nói: Sau khi Ðức Thế-Tôn diệt độ bảy hôm, ngài Ma-Ha-Ca-Diếp dùng thần thông chiêu tập 500 vị A-la-hán đến Sa-La-Song-Thọ. Ðồng thời lại có các bậc Ðại A-la-hán ở mười phương vân tập tới bản xứ. Lúc ấy trong đại hội có tám ức bốn ngàn chúng A-la-hán. Sau khi thỉnh Tôn-giả A-Nan lên tòa thất bảo, ngài Ðại Ca-Diếp nói:

 

“Pháp tạng của Phật, nhân giả đã thọ trì. Vậy xin trùng tuyên lại đừng để sót mất một lời một chữ. Về các tạng: Bồ-Tát, Thanh-Văn, Giới-luật, xin tập hợp mỗi bộ loại cho rành rẽ”.

 

Khi ấy, giữa chúng hội, ngài A-Nan trùng tuyên pháp tạng chia thành ba bộ loại: Bồ-Tát, Thanh-Văn và Giới-luật. Riêng về tạng Bồ-Tát, tôn-giả lại phân ra tám biệt tạng là: Thai-Hóa, Trung-Ấm, Ðại-Phương-Ðẳng, Giới-Luật, Thập-Trụ-Bồ-Tát, Tạp-Tạng, Kim-Cang và Phật-Tạng.

 

Lần thứ hai, như Luận-Trí-Ðộ nói: Sau khi Phật nhập diệt, các vị Bồ-Tát Văn-Thù, Di-Lặc dùng thần thông đem ngài A-Nan đến núi Thiết-Vi. Tại nơi đây đã có vô lượng chúng Bồ-Tát, Thanh-Văn cùng Thiên-long-bát-bộ vân tập. Lúc đó, giữa chúng hội, ngài A-Nan kiết-tập ba tạng Kinh, Luật, Luận, của Ðại-thừa. Kế đó các Bồ-Tát lại đem ngài đến núi Kỳ-Xà-Quật, kiết-tập ba tạng Tiểu-thừa.

Lần thứ ba, như Ðại-Nhật-Kinh-Sớ nói: “Cuộc kiết-tập Bí-mật-tạng chia làm ba bộ phái:

 

1. Bộ phái Tự-mônBộ nầy do ngài A-Nan kiết-tập gồm hai môn loại: Kim-Cang-giới và Thai-Tạng-giới.

2. Bộ phái Sơn-môn: Bộ nầy cũng kiết-tập hai môn loại trên, nhưng Bồ-Tát Kim-Cang-Thủ làm Chánh-hội-chủ, Tôn-giả A-Nan làm Phó-hội-chủ.

3. Bộ phái Ðông-tự: Bộ nầy do Kim-Cang-Thủ Bồ-Tát kiết-tập lại Tạp-bộ của hai môn loại trước.

Tóm lại, hai kỳ kiết-tập trước gọi chung là Ðại-thừa-kiết-tập, xứ sở là Sa-La-Song-Thọ và Thiết-Vi-Sơn. Kỳ kiết-tập sau gọi là Bí-mật-kiết-tập, xứ sở chưa được rõ.

 

 Phật Học Tinh Yếu

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

 


Tổng-Nhiếp-Thiên Tý Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Bốn Mươi Hai


Ma Bà Lỵ Thắng Yết Ra Dạ [74]

 

Đát nể dã thá, phạ lồ chỉ đế, thấp phạ ra dã,

tát bà đốt sắc, tra ô hạ di dả, Sá-phạ hạ.



BÀI KỆ THỨ 89

 


Một câu A Di Ðà
Hay trống không ác đạo
Ức muôn đức hồng danh
Khó nghĩ bàn kỳ ảo!

 

(Nhứt cú Di Ðà
Không chư ác thú
Vạn đức hồng danh
Na dung tư nghị.)

 

LƯỢC GIẢI


Trong Tam Bảo Cảm Ứng Yếu Lược Lục có ghi một sự tích công đức Niệm Phật. Xin mượn nêu ra để giải thích bài kệ trên với tánh cách chứng thật.

Một vị Bà-la-môn ở nước A Du Sa xứ Thiên Trúc có cô vợ rất đẹp. Vì tình si mê ái nhiễm sâu nặng, ông ta gần gũi mãi cũng không thấy chán đủ. Người vợ lại là một tín đồ Phật giáo; muốn nhân cơ hội đó hóa độ chồng, mới đặt điều kiện:

 

"Nếu khi sắp gần gũi, phải gõ chiếc trống đồng, cả hai cùng niệm hồng danh A Di Ðà một lúc lâu cô mới chấp thuận". Ông chồng bất đắc dĩ phải tuân theo.


Ba năm sau, vị Bà-la-môn bị bạo bịnh tắt hơi, chỉ nơi ngực mãi còn nóng ấm, nên người nhà chưa dám thiêu hóa. Trải qua năm ngày, ông chợt sống lại, gọi vợ khóc bảo rằng:

 

"Tôi chết do nghiệp nặng bị đọa vào địa ngục Phất Thang. Khi quỉ tốt dùng đinh ba vích tội nhơn vào vạc dầu sôi, chĩa sắt đụng thành vạc đánh keng một tiếng. Lúc ấy tôi đang kinh hồn lạc phách, chợt nhớ tới việc bà bảo gõ trống đồng niệm Phật, nên bất giác lớn tiếng niệm Nam Mô A Di Ðà Phật. Lạ thay, ngay lúc ấy vạc dầu sôi liền biến thành ao sen nước trong mát, các tội nhơn đều hiện tướng tốt ngồi trên đài sen, rồi cùng bay về Tịnh Ðộ. Diêm Vương nghe báo sanh lòng hoan hỷ, thả cho tôi trở về!".

Truyện ký trên, chứng minh công năng niệm Phật có thể làm tiêu tan trống không cảnh Ðịa Ngục. Lẽ dĩ nhiên, đối với các ác đạo khác như Ngạ-quỉ, Súc-sanh, Tu-la cũng lại như thế. Câu Nam Mô A Di Ðà Phật là kết tinh phước huệ của vô lượng công đức lành khi Phật còn tu Bồ Tát đạo nên mới gọi Vạn Ðức Hồng Danh. Bởi thế, hồng danh này có công năng rộng lớn kỳ diệu chẳng thể nghĩ bàn!

 

Trong kinh gọi đó là vô tác thần lực, nghĩa là sức thần thông đương nhiên, không phải do Phật tác ý khởi niệm xui khiến nên. Ðại khái, bài kệ trên tán dương và nêu rõ công đức của câu hồng danh khiến cho hành giả tăng thêm phần tín, hạnh, nguyện.

 

BÀI KỆ THỨ 34

 

Một câu A Di Ðà
Không thể thí dụ tất!
Gương xưa nơi đài cao
Thủy ngân rơi xuống đất.

(Nhứt cú Di Ðà
Vô khả thí dụ!
Cổ cảnh đương đài
Thủy ngân đọa địa.)

LƯỢC GIẢI


Công năng niệm Phật rất mầu nhiệm, không thể nào dùng thí dụ mà nói ra cho hết được!

Về thể, thì Niệm Phật sẽ phát hiện Ðại Viên Cảnh Trí, ảnh hiện mọi cảnh giới: như tấm gương xưa để nơi đài cao chiếu rõ và in bóng cảnh vật một cách không phân biệt. Ðã vô phân biệt thì làm sao dùng lời nói mà diễn tả thí dụ?

Về dụng, câu niệm Phật viên dung không ngại như hạt thủy ngân rơi xuống mặt đất liền lăn tròn. Sự trì niệm hồng danh có đủ Thiền, Giáo, Luật, Mật, một ngàn bảy trăm công án, tám muôn tư pháp tạng.

Nói rộng ra, lục độ vạn hạnh, tất cả hành môn đều dung thông hàm chứa trong câu niệm Phật.


HỒ YỂN

 

Cư sĩ Hồ Yển, tự Đại Phu, quê ở Tiền Đường. Đời Tống, ông làm quan Tuyên nghĩa lang. Lúc lớn tuổi trí sĩ thường cùng Thanh Chiếu Luật sư tới lui tham luận về đạo lý.

Một hôm ông cảm bịnh, sai con mời ngài Thanh Chiếu đến. Khi Luật sư tới thăm, có nhắc nhở rằng:

“Bình sanh Đại Phu đã cùng Huệ Hanh nầy thân cận nhau, há chẳng rõ một việc lớn sau rốt đó ư?”

 

Hồ Yển nói:

“Có phải là tâm thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh chăng?”

 

Thanh Chiếu bảo:

“Trong tất cả thời, cư sĩ đã được không một niệm nhiễm ô chưa?”

 

Ông đáp:

“Chưa được!”

 

Luật sư nói:

“Như thế thì đâu có thể luận đến việc tâm thanh tịnh cõi Phật thanh tịnh!”

 

Hồ Yển hỏi: “Kinh nói: Xưng một câu A Di Đà Phật, diệt được tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử, là thế nào?”

 

Thanh Chiếu đáp:

“Đức A Di Đà có thệ nguyện sâu, oai đức lớn, phước huệ ánh sáng và thần lực đều không thể nghĩ bàn! Do đó nên khi xưng danh hiệu ngài, tội chướng tự tiêu. Như vầng nhựt rạng chiếu giữa trời, tuyết sương đâu còn nữa!”

 

Hồ Yển nghe nói cảm ngộ lớn, một lòng chí thiết xưng danh hiệu Phật. Lại sai con thỉnh chư tăng đến trợ niệm. Độ một tháng qua, cuối cùng Thanh Chiếu luật sư lại tới thăm.

 

Cư sĩ bảo:

“Ngài đến sao muộn thế? Đã phiền hai vị Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí giáng lâm từ lâu rồi!”

Luật sư nghe nói, liền cùng chư tăng xưng danh hiệu Phật trợ niệm. Được một lúc, cư sĩ an nhiên mà qua đời.



Một câu A Di Đà

Là việc đầu công án

Không thương lượng chi khác

Thẳng ngay liền quyết đoán,

Ví như đống lửa lớn

Nhảy vào liền cháy tan

Lại như gươm Thái A

Xông vào liền đứt đoạn

Sáu chữ gồm nhiếp thâu

Tám muôn tư pháp tạng

Một câu giải quyết xong

Ngàn bảy trăm công án

Mặc ai không thích nghe

Ta tự tâm tâm niệm

Xin bất tất nhiều lời

Gắng một lòng không loạn.

 

THẬT HIỀN ĐẠI SƯ
(Liên Tông Thập Nhất Tổ)

Comments

Popular posts from this blog