ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
40) Phật Ra Xá Da
Ở câu trên, Phật
ra xá lợi. “Xá lợi” dịch nghĩa là “Giác thân tử”.
Còn trong câu Phật ra xá da, “xá da” dịch là “Tượng”: con voi. Nghĩa là khi quý vị đã giác ngộ
rồi, thì tâm thể quý vị được ví như một con voi chúa, còn được gọi là Pháp
vương tử. Quý vị có thể là Pháp vương tối cao trong tất cả các pháp môn. Nói
chung, ý nghĩa của câu chú này là: Tâm giác ngộ như
một tượng vương cao quý.
PHẬT RA XÁ DA là nói
về bổn thể của đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà là bổn sư của Bồ tát Quán Thế
Âm. Vì Bồ tát Quán Thế Âm tỏ lòng tôn kính đức bổn sư của mình nên Bồ tát đã
đảnh lễ đức Phật A Di Đà trong khi tuyên thuyết chú Đại Bi. Nên đức Phật A Di Đà phóng hào quang để tiếp độ cho người
trì chú này.
PHẬT RA XÁ DA là Tử liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Trong bốn
mươi hai thủ nhãn, có Bạch liên hoa thủ nhãn, Thanh liên hoa thủ nhãn, Hồng
liên hoa thủ nhãn ấn pháp. Khi hành trì thành
tựu các ấn pháp này, hành giả sẽ được diện kiến mười phương chư Phật. Vì vậy Tử liên hoa
thủ nhãn ấn pháp rất trọng yếu.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
40. Phật Ra Xá Da
BHARASHÁYA (PHA RA SÁ DA)
BỔN-THÂN ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ
Kệ tụng :
Quán Âm sư chủ A-Di-Đà
Tứ thập bát nguyện hóa Ta-bà
Tam bối cửu phẩm sanh Cực-lạc
Thủy lưu phong động diễn MA-HA
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
Thập phương Tam-thế Phật
A-Di-Đà đệ nhứt,
Cửu phẩm độ chúng-sanh
Oai-đức vô cùng cực,
Ngã kim đại quy-y.
Sám-hối tam nghiệp tội,
Phàm hữu chư phước thiện,
Chí tâm dụng hồi-hướng.
Nguyện đồng niệm Phật nhơn,
Cảm ứng tùy thời hiện,
Lâm chung Tây-phương cảnh,
Phân-minh tại mục tiền,
Kiến văn giai tinh tấn,
Đồng sanh Cực-lạc quốc,
Kiến Phật liễu sanh-tử,
Như Phật-độ nhứt-thiết,
Vô-biên phiền-não đoạn,
Vô-lượng pháp môn tu;
Thệ nguyện độ chúng-sanh,
Tổng giai thành Phật đạo;
Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,
Hư-không hữu tận, ngã nguyện vô-cùng,
Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.
Thần-chú rằng: Phật Ra Xá Da [40]
Chơn-ngôn rằng: Án-- tát ra tát ra, phạ nhựt-ra ca ra, hồng phấn tra.
Vi diệu nan tư tử liên hoa
Bồ đề tốc chứng giải thoát pháp
Diện kiến thập phương Phật-đà-da
Tùng kim bất lạc lục đạo gia.
MAHAKARUNA DHARANI
40. BHARASHÁYA
(PHA RA SÁ DA)
Above, in BALASHÁRI (BA LA SÁ RI), SHÁRI (SÁ RI) had the meaning of “body seeds.”
In BHARASHÁYA (PHA RA SÁ DA), SHÁYA (SÁ DA) means “elephant.” When your heart is enlightened, you are the Elephant Prince, which is to say the Dharma Prince. You can be the dharma-door’s very highest Dharma King. The general meaning of this sentence of the mantra is “the most lofty elephant prince with an enlightened heart.”
The sentence BHARASHÁYA speaks of the original body of Amitabha Buddha. Amitabha Buddha is the Bodhisattva Who Regards the World’s Sound’s teacher. Since the Bodhisattva is also reverent toward his master, he pays respect to him in speaking the Great Compassion Mantra. In this sentence, Amitabha Buddha emits light to illumine the one who holds the mantra.
BHARASHÁYA is the Purple Lotus Hand and Eye. In the Forty-two Hands and Eyes are a White Lotus Hand and Eye, a Blue Lotus Hand and Eye, a Purple Lotus Hand and Eye, and a Red Lotus Hand and Eye. When you cultivate this Hand and Eye you can meet the Buddhas of the ten directions. For this reason, the Purple Lotus Hand and Eye is extremely important.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
40. BHARASHÁYA
Contemplating
Sounds’ teacher is the Host, Amitabha Buddha,
Whose forty-eight
vows transform the Saha world.
Ultimate Bliss is
reached through nine kinds of rebirth on three levels.
The Mahayana is
expressed in the flowing water and blowing wind.
THE FORTY-TWO HANDS
The Sutra says: “For meeting the Buddhas of the ten directions, use the Purple Lotus
The Mantra: Fwo la she ye
The True Words: Nan. Sa la sa la. Wa dz la jya la. Hung pan ja.
The verse:
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 48
Ẩn tu nhớ dạy Tịnh Liên Hoa
Trí Giả nguyên là Phật Thích Ca
Lại có Vĩnh Minh cùng Thiện Đạo
Tương truyền thân hóa của Di Đà
NHƯ Ý : Trí-Giả Đại sư các Tôn túc nhà Thiền đều cho là hậu thân của đức Thích-Ca, ngài có viết ra quyển THẬP NGHI LUẬN, để khuyên dạy pháp Tịnh liên hoa tức môn TỊNH ĐỘ, khi lâm chung đại sư chấp tay niệm PHẬT, phó chúc mọi việc rồi sanh về Tây-phương.
Vĩnh-Minh Đại sư một bậc siêu ngộ TÂM tông đã Trước-tác một trăm quyển TÔNG CẢNH LỤC CHỈ dạy về Thiền, mỗi ngày đại sư tu thêm 108 công đức để cầu sanh tịnh-độ. Trong ấy có hai đều:
1) Tụng một bộ PHÁP HOA
2) Niệm 10 muôn câu PHẬT HIỆU, còn Thiện-Đạo Hòa thượng là vị Tổ thứ hai bên Liên-tông khuyến hóa hằng muôn người niệm Phật, phần đông đều có điềm lành ứng hiện thở SANH BÌNH và lúc sắp về CỰC LẠC.
Tương truyền cả hai vị đều là HÓA thân của PHẬT A-DI-ĐÀ một vị dạy hàng THƯỢNG căn pháp VIÊN tu, một vị dạy hàng TRUNG HẠ căn pháp CHUYÊN tu về môn tịnh độ.
ỨNG THÂN và HÓA THÂN khác nhau thế nào?
Ứng thân mỗi khi hiển hiện ra theo căn cơ chúng sanh để độ thì có từng giai đoạn, gọi là phần căn cứ về LỊCH SỬ. Cũng như đức Thích Ca Mâu Ni Phật, trước đó có: Giáng thân, Thọ thai nơi vương cung Tịnh Phạn ở nước Ca Tỳ La Vệ, Thiên Trúc. Rồi sanh ra làm thái tử Tất Đạt Đa. Lớn lên xuất gia tu hành thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.
Sau khi thành Phật, thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Từ khi xuất xứ cho đến kết cuộc, cũng đúng theo căn cơ của chúng sanh, cũng phải từ nơi mẹ sanh ra, rồi lớn lên, tạo sự nghiệp, rồi cũng già chết. Đức Phật cũng vậy. Sau khi thuyết pháp xong, công việc đã hoàn tất, đức Phật nhập Niết Bàn, đó gọi là Ứng Thân Phật.
Còn Hóa-Thân Phật cũng tùy trường hợp, chỉ có trong tùy lúc tùy thời mà thôi. Chúng sanh đủ duyên, cần được khỏi khổ, được vào đạo, Phật tùy theo đó mà hiện thân, để cho chúng sanh được thấy và giáo hóa họ. Không biết thân đó xuất xứ từ đâu, mà không biết đi về đâu, không có sự giáng sanh, cũng không phải có sự nhập Niết Bàn, đó gọi là Hóa Thân.
Ứng Thân và Hóa Thân là những thân tùy theo cơ duyên của chúng sanh để độ. Như vậy, Ứng Thân và Hóa Thân có khác nhau. Ví như đức Quán Thế Âm Bồ tát cũng có Hóa Thân với Ứng Thân. Ứng Thân là phần lịch sử, hoặc sanh trong nhà vua, lớn lên thế nào, rồi tu hành, rồi đắc đạo. Đó gọi là Ứng Thân của Ngài Quán Thế Âm Bồ tát.
Còn Hóa thân là tỷ như có người đang bị tai nạn, chí tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm, lúc đó hoặc thấy có một bà già hiện đến cứu người ra khỏi tai nạn, rồi biến mất đi đâu. Như vậy gọi là Hóa Thân. Sau khi được cứu khổ rồi mới trực nhận rằng mình niệm đức Quán Thế Âm mới gặp được bà già, biết rằng đức Quán Thế Âm hiện đến cứu khổ cho ta.
Đức Lô Xá Na Phật, là Báo-Thân của Phật Thích Ca Mâu Ni, còn Thích Ca Mâu Ni là Ứng-Thân của Phật Lô Xá Na vậy.
KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT GIỚI
Giảng Sư
Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
Trí-Giả Đại Sư
(Đại sư húy là Trí Khải, vị sơ tổ của tông Thiên Thai. Ngài họ Trần, người đất Vĩnh Xuyên, khi sanh ra có thần quang chiếu sáng cả nhà. Năm 18 tuổi Ngài xuất gia, tham học với Huệ Tư Thiền sư. Thấy Ngài đến, Thiền sư nói: "Năm xưa ta với ngươi đồng ở Linh Sơn pháp hội, túc duyên đeo đuổi, nay lại gặp nhau". Đại sư nương theo Ngài Huệ Tư, chuyên tu không bao lâu chứng được Pháp Hoa Tam muội, trí huệ biện tài vô ngại.
Ngài có soạn ra bộ Tịnh Độ Thập Nghi Luận, khuyên người niệm Phật. Vua Tuyên Đế nhà Trần mến đức, cất Chùa thỉnh Đại sư về trụ trì. Vua Dượng đế nhà Tùy cũng thọ giới cùng Ngài lại tứ hiệu là Trí Giả.
Sau Đại sư trở về núi Thiên Thai, pháp hóa càng thạnh. Mùa đông năm Khai Hoàng thứ 17, Ngài hướng về Tây niệm Phật tọa hóa, thọ được 67 tuổi).
Đại sư nói: "Muốn quyết định được sanh về Tây phương cần phải đủ hai hạnh: Yểm ly và Hân nguyện.
- Thế nào là hạnh yểm ly? Phải quan sát thân này đầy đủ sự nhơ nhớp, chịu nhiều nỗi đau khổ, không có chi là vui, mà sanh lòng nhàm chán muốn thoát ly. Nghĩ tưởng như thế thì lửa dâm dục phiền não lần lần giảm bớt. Lại phát nguyện cầu được vĩnh viễn xa lìa cõi trần khổ lụy, không còn thọ cái nghiệp thân nam nữ, máu mủ, tanh hôi, đắm mê theo ngũ dục, cầu được mau về Tịnh độ chứng thân pháp tánh trong sạch quang minh. Đó là hạnh yểm ly.
- Thế nào là hạnh hân nguyện? Trong đây có hai điều:
1. Nên nghĩ chúng sanh chìm trong biển khổ, mình là phàm phu không đủ sức cứu độ. Nay tha thiết muốn về Cực lạc, gần gũi với Phật, tu hành chứng quả vô sanh, để độ thoát lấy mình, báo đáp bốn ấn, cứu chúng sanh khổ não. Đó là mục đích cầu sanh.
2. Duyên tưởng báo thân của Phật sắc vàng sáng rỡ, có 84,000 tướng, mỗi tướng có 84,000 vẻ đẹp, mỗi vẻ đẹp phóng ra 84,000 tia sáng, soi khắp pháp giới nhiếp lấy những chúng sanh niệm Phật. Lại quán tưởng cõi Cực lạc bảy báu trang nghiêm, đầy đủ sự an vui mầu nhiệm, mà sanh ra lòng ưa thích. Do đó gắng sự bố thí, trì giới, niệm Phật, tu các hạnh lành, rồi đem hồi hướng, nguyện mình cùng tất cả chúng sanh, đều được sanh về Tịnh độ. Làm như thế thì quyết định được vãng sanh, và đây là hạnh hân nguyện.
Bổn Sư Thích-Ca Mâu Ni Phật
(Thích Ca Mâu Ni là tiếng Phạn, dịch: Năng Nhân Tịch Mặc, Thích Ca là họ, Mâu Ni là tên; Phật có nghĩa là: đấng giác ngộ, Đức Bổn Sư khi xưa là Thái tử Tất Đạt Đa, ở xứ Trung Ấn Độ, nước Ca Tỳ La Vệ, cha là Vua Tịnh Phạn, mẹ là Ma Da Hoàng hậu, Thái tử xuất gia lúc 19 tuổi, đến 30 tuổi thành đạo, thuyết pháp 50 năm trụ đời 80 tuổi. Đức Phật ra đời độ vô lượng chúng sanh, hiện nay đạo pháp của Ngài được khắp giới Á, Âu tôn trọng).
Kinh Phật Thuyết A Di Đà nói:
"Từ đây thẳng về phương Tây, trải qua mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc. Cõi ấy có đức Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đương thuyết pháp.
Tại sao cõi kia gọi là Cực lạc? Vì chúng sanh ở cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên gọi là Cực lạc.
Đức Phật ấy vì sao hiệu là A Di Đà? Bởi ánh sáng của đức Phật này không lường, soi khắp mười phương quốc độ, không chỗ nào chướng ngại, nên hiệu là A Di Đà. Lại nữa, đức Phật kia cùng với nhân dân của Ngài sống lâu đến không lường, không ngằn A tăng kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà. Chúng sanh, sanh về cõi Cực lạc, đều là bậc A bệ bạt trí, trong ấy hàng nhứt sanh bổ xứ rất nhiều, không thể dùng toán số tính biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên A tăng kỳ để nói mà thôi.
Chúng sanh nào nghe kinh này, nên phát nguyện sanh về nước kia. Tại sao thế? Vì được cùng các bậc người thượng thiện ở chung một chỗ.
Nếu có người thiện nam thiện nữ nào nghe nói đến Phật A Di Đà, giữ niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày cho đến bảy ngày, một lòng không loạn, khi người ấy mạng chung, Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ở trước.
Bấy giờ kẻ ấy lòng không điên đảo, liền được sanh về cõi Cực lạc. Chúng sanh các ngươi! Nên tin kinh "Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức, Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm" này.
Kinh Đại Tập nói:
Hành giả ngồi ngay thẳng, chuyên tâm tưởng đức Phật A Di Đà, tướng đẹp như thế, oai nghi như thế, đại chúng như thế, thuyết pháp như thế, tưởng niệm như vậy, tâm tâm nối nhau, thứ lớp không loạn, sẽ thấy được Đức Phật kia.
Ví như trong đời có người nam hay nữ đi xa ở xứ khác, trong giấc mơ thấy nhà cửa của mình. Lúc bấy giờ thật ra người ấy chẳng biết là đêm hay ngày, là ngoài hay trong, tường vách núi đá không thể che ngăn, cho đến sự tối tăm mù mịt cũng không làm chướng ngại.
Hành giả mỗi niệm cứ huân tu như thế, lâu ngày sự quán tưởng sẽ sáng suốt lanh lẹ, kết quả được thấy Phật A Di Đà.
Kinh Thập Lục Quán nói:
Muốn sanh về Cực lạc, phải tu ba thứ phước:
1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ Sư trưởng, tâm từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành.
2. Thọ trì tam quy, giữ trọn các giới, đừng phạm oai nghi.
3. Phát lòng Bồ đề, tin sâu lý Nhân quả, đọc tụng kinh Đại thừa, khuyến tấn người tu hành.
Ba điều trên đây gọi là tịnh nghiệp.
Kinh Bảo Tích nói:
Bấy giờ Di Lặc Bồ tát bạch Phật rằng: "Bạch đức thế Tôn! Như Thế Tôn đã nói những công đức lợi ích của Phật A Di Đà và thế giới Cực lạc. Lại bảo: Nếu có chúng sanh nào phát mười thứ tâm, một lòng chuyên niệm hướng về Phật A Di Đà, khi người ấy mạng chung sẽ được sanh về thế giới của đức Phật kia. Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là phát mười thứ tâm, và do tâm này sanh về Cực lạc?"
Phật bảo: "Này Di Lặc! Mười thứ tâm ấy không phải hạng người phàm phu, bất thiện có thể phát được. Những gì là mười tâm:
1. Đối với chúng sanh khởi lòng đại từ không làm tổn hại.
2. Đối với chúng sanh khởi lòng đại bi không làm bức não.
3. Với chánh pháp của Phật khởi lòng hộ trì không tiếc thân mạng.
4. Với tất cả pháp lành sanh lòng thắng nhẫn, không chấp trước.
5. Tâm an vui trong sạch, tôn trọng, không tham lợi dưỡng, sự cung kính.
6. Tâm cầu chủng trí của Phật, trong tất cả thời không xao lãng.
7. Đối với tất cả chúng sanh hằng tôn trọng cung kính, không khinh rẻ là hèn thấp.
8. Không say đắm theo thế luận, đối với phần Bồ đề sanh lòng quyết định.
9. Tâm thanh tịnh tu các căn lành, không hề tạp nhiễm.
10. Đối với các đức Như Lai, xả lìa các tướng, lòng tùy niệm.
Di Lặc! Đó là mười thứ phát tâm của Bồ tát, do tâm nào sẽ được sanh về cõi Cực lạc của Phật A Di Đà. Di Lặc! Nếu có người nào trong mười tâm này, tùy ý thành tựu được một tâm, ưa thích muốn về Cực lạc, quyết không lẽ nào không được vãng sanh.
Tiết 28 Niệm Phật Với Tứ Hạnh
Sở thích và túc căn của chúng sanh vẫn thường sai biệt cho nên tuy đồng tu hạnh Niệm Phật, sự hành trì chẳng khỏi có điểm không giống nhau. Vì thế, trên đường Tịnh Độ, cổ nhơn đã khái ước chia thành bốn hạnh là: Thiền Tịnh, Giáo Tịnh, Mật Tịnh và Thuần Tịnh.
1. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, tham thiền làm phụ, thuộc về hạnh Thiền Tịnh. Đây cũng là lối Thiền Tịnh song tu, nhưng lại lấy sự vãng sanh Tịnh Độ làm yếu điểm chung cuộc, còn việc thấy tánh ngộ đạo chỉ thuộc phần tùy duyên.
2. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, tụng kinh làm phụ, gọi là tu hạnh Giáo Tịnh. Về phần kinh giáo, có người thích tụng Kinh Kim Cang hay Di Đà; có vị thích tụng Hoa Nghiêm hay Pháp Hoa, hoặc phẩm Phổ Môn hay Phổ Hiền Hạnh Nguyện chẳng hạn.
3. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, trì chú làm phụ, đó là tu về hạnh Mật Tịnh. Trong sự trì chú, mỗi người lại ưa thích riêng mỗi môn Đà Ra Ni, như: Đại Bi, Chuẩn Đề, Vãng Sanh, Công Đức Bảo Sơn, Văn Thù Ngũ Thanh thần chú, Lục Tự Đại Minh chân ngôn, hoặc các Đà Ra Ni khác.
4. Những vị chỉ chuyên niệm Phật, không xen tạp môn nào khác, thuộc về các hành giả tu hạnh Thuần Tịnh.
Trong đây các vị căn cơ cao thì theo Thập Lục Quán, còn đại đa số chỉ chuyên về hạnh Trì Danh.
Thiện Đạo hòa thượng và Vĩnh Minh thiền sư bên Trung Hoa, tương truyền đều là hóa thân của Phật A Di Đà.
Nhưng Thiện Đạo hòa thượng chỉ dạy CHUYÊN niệm Phật; Vĩnh Minh thiền sư thị hiện mỗi ngày ngoài việc niệm MƯỜI MUÔN câu Phật hiệu, còn tu các hạnh khác, tất cả gồm 108 môn.
Ấn Quang pháp sư đã phê phán: "Đồng dạy về Tịnh Độ, nhưng lối khai thị của ngài Thiện Đạo là để tiếp dẫn hàng TRUNG, HẠ căn thuộc về chuyên tu. Còn lối khai thị của ngài Vĩnh Minh để riêng khuyến tấn bậc THƯỢNG THƯỢNG căn, thuộc về VIÊN tu."
Người đời mạt pháp phần nhiều là bậc trung, hạ căn. Vì thế, với bốn hạnh trên, nếu muốn chắc chắn được vãng sanh, có lẽ nên tu theo đường lối THUẦN Tịnh.
Nhưng đã nói sở thích và túc căn của mỗi người đều sai biệt, không thể ép buộc được, thì mặc dù có kiêm tu hạnh khác, hành giả Tịnh Độ cũng cần lưu ý đến hai phần CHÁNH và trợ cho phân minh. Mà phần chánh phải luôn luôn lấn nhiều hơn phần trợ. Như thế đường tu mới không mất mục tiêu và sự vãng sanh cũng không bị chướng ngại.
Tiết 56 Phải Tuần Tự Tiến Tu
Người tu Tịnh Độ, muốn niệm Phật được bền lâu, phải tùy theo tinh thần, sức khỏe, và hoàn cảnh của mình mà đặt thời hạn, rồi lần lần tăng tiến, chớ nên bước đầu đã vội hành trì quá nhiều. Như người đi quá gấp, tất dễ bị vấp ngã. Kẻ chưa lượng sức mình, mà vội hành trì quá mức, sau có thể vì mệt mỏi chán nản rồi bỏ trôi luôn.
Đại để người tu môn Niệm Phật, nên phân làm định thời và không định thời. Định thời là mỗi ngày đều phải có thời khóa nhứt định, lại nên ghi số là bao nhiêu câu.
Không định thời là ngoài các thời khóa, đi đứng nằm ngồi đều niệm thầm, nhưng niệm thả không ghi số. Điểm cốt yếu của sự Niệm Phật là dù niệm chậm hay mau, cũng phải rành rẽ rõ ràng, tâm bắt kịp tiếng niệm, tâm và tiếng dung hòa nhau. Cứ như thế niệm lâu thành thuần thục, sức niệm mau dần, có thể tăng từ một ngàn, hai ba ngàn, một muôn, bốn năm muôn, cho đến mười muôn câu trong mỗi ngày đêm.
Có người bảo: "Tôi đã nhiều lần thí nghiệm qua, dù với cách nào cũng không thể mỗi ngày đêm niệm đến mười muôn câu được. Cho nên lời xưa nói: Mỗi ngày đêm lấy mười muôn câu làm định khóa, đại khái nên hiểu một ước số để khuyến tấn mà thôi."
Lời nói trên, chỉ đề cập đến sự "thí nghiệm" nhưng chưa bàn đến cách "tập luyện". Theo Đạo Nguyên pháp sư, nếu tập luyện cho tinh thuần, mỗi ngày đêm hành giả có thể niệm đến mười muôn câu Phật hiệu, nhưng phải y theo mấy điều kiện như sau:
1. Phải ngồi mà niệm. Tuy đi đứng nằm ngồi đều có thể niệm Phật, nhưng muốn niệm cho mau mà vẫn nghe được rành rẽ rõ ràng, thì nên ngồi mới thích hợp.
2. Nên dùng chuỗi nhẹ và lấy mười câu làm một đơn vị. Bởi nếu niệm mau mà mỗi câu đều lần một hạt chuỗi, e tay lần không kịp, dù có kịp cũng dễ bị chứng đau gân tay và mỏi nhức chả vai.
3. Chỉ niệm bốn chữ A Di Đà Phật, không niệm sáu chữ. Bởi niệm sáu chữ một muôn câu, nếu rút ngắn niệm bốn chữ, có thể lên đến một muôn năm ngàn câu.
4. Phải niệm theo lối Kim Cang trì, nghĩa là chỉ sẽ động môi mà thôi. Nếu niệm thầm hoặc ra tiếng, sợ e niệm không được mau, và khi cổ động cho tiếng phát ra khỏi miệng, phải mất một khoảng thời gian. Niệm ra tiếng một muôn câu, đổi lại niệm theo lối Kim Cang trì, có thể lên đến hai ba muôn câu.
Nếu y theo bốn điều kiện trên đây tập luyện cho tinh thuần, lâu ngày lâu tháng sức niệm càng mau chóng, nhưng vẫn không mất sự rành rẽ, rõ ràng. Như thế luyện cho đến khi nào niệm một ngàn câu chỉ mất năm phút làm mục đích.
Thế thì trong một giờ niệm một muôn câu cộng lại tốn năm mươi phút, còn mười phút để thay đổi oai nghi cho khỏi mỏi nhọc hoặc đứng lên lễ Phật, hoặc buông chuỗi, chắp tay, vừa đi nhiễu Phật, vừa nhẹ hô hấp để lấy sức. Cách thức vừa niệm vừa nghỉ ngơi như thế, niệm mười muôn câu duy phí có mười giờ.
Trong một ngày đêm hai mươi bốn giờ, trừ ngủ nghỉ sáu giờ, ăn uống, đại tiểu tiện ba giờ, mười giờ để khóa niệm mười muôn câu, cộng lại hết mười chín giờ, hãy còn dư ra năm giờ đồng hồ. Năm giờ ấy, hoặc để làm công chuyện vặt, hoặc tĩnh tọa hay xem kinh vẫn còn thư thả.
BÀI KỆ THỨ 96
Một câu A Di Ðà
Lợi bậc đại tượng, long
Như Vĩnh Minh thiền bá
Cùng Trí Giả giáo tông.
(Nhứt cú Di Ðà
Lợi đại long, tượng
Vĩnh Minh thiền bá
Trí Giả giáo tông.)
LƯỢC GIẢI
LONG, TƯỢNG là rồng và voi. Hai loại này là hạng cao quí trong loài thú. Ðại long, tượng tức rồng cùng voi lớn, lại còn cao quí hơn. Người xưa đã đem biểu tướng rồng, voi mà thí dụ cho những bậc cao siêu kiệt xuất trong hàng Tăng Ni. Vì thế mới có danh từ “Pháp môn long tượng”, nghĩa là hạng rồng voi trong cửa chánh pháp.
Môn Niệm Phật chẳng những nhiếp hóa lớp trung, hạ căn, mà còn làm lợi ích luôn cho cả bậc thượng thượng căn nữa. Như Vĩnh Minh đại sư, một bậc thiền bá trong Tông môn, ngộ suốt huyền cơ, viết một trăm quyển Tông Cảnh Lục để xương minh Thiền đạo, nhưng cũng niệm mười muôn câu Phật hiệu mỗi ngày.
Và Trí Giả đại sư, bậc Giáo tông sáng lập ra Thiên Thai giáo, bình thời vẫn niệm Phật, khi lâm chung khen ngợi kinh Pháp Hoa cùng Vô Lượng thọ, bảo với đại chúng rằng Tây phương Tam Thánh với các đồng bạn của ngài đã sanh về Tây phương, nay hiện thân đến tiếp dẫn.
Sự kiện này, người học đạo nên để tâm suy nghĩ.
BÀI KỆ THỨ 97
Một câu A Di Ðà
Cảm ứng chớ xem khinh
Thiếu Khang hiện hóa Phật
Thiện Ðạo phóng quang minh.
( Nhứt cú Di Ðà
Cảm ứng phi khinh
Thiếu Khang hóa Phật
Thiện Ðạo quang minh.)
LƯỢC GIẢI
Thiếu Khang đại sư niệm một câu hồng danh, trong miệng bay ra một vị hóa Phật. Thiện Ðạo Hòa thượng niệm mỗi câu Phật hiệu, nơi miệng phóng ra một đạo quang minh. Hai điều trên chứng minh cho công đức niệm câu hồng danh A Di Ðà thật lớn lao, và sự cảm ứng cưa Phật hiệu như thế đã đến mức cùng diệu. Và điều trên đây cũng nhắc cho người học đạo nên thức ngộ, đừng xem môn Niệm Phật là dung thường.
Trong mấy bài kệ liên tiếp, Triệt Ngộ đại sư đã dẫn chứng trên từ chư Phật Thế Tôn, nói rộng ra là các đức Như Lai ở sáu phương như kinh A Di Ðà đã thuyết minh, đều khen ngợi khuyên tu Tịnh Ðộ, và chỉ riêng các ngài mới biết cùng tận pháp này.
Kế đến chư đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, các bậc đại Tổ Sư như Mã Minh, Long Thọ; những vị đại long tượng về bên Tông như ngài Vĩnh Minh, về bên Giáo như ngài Trí Giả và sau cùng chính chư Tổ bên Tịnh Ðộ như Thiện Ðạo, Thiếu Khang. Những vị trên tuy cũng suốt thông các pháp môn khác, song vẫn quy hướng về Tịnh Ðộ. Tại sao Tổ Triệt Ngộ lại nhiều phen dẫn chứng như thế?
Trong đây có hai nguyên nhân rất quan trọng.
1) Ðiều thứ nhứt: Các vị học thức xưa nay (bút giả dùng danh từ “học thức” chớ không nói trí thức, vì học thức là một việc, trí thức lại là việc khác) khi mới tìm đạo, đều ưa thích những lý luận cao siêu huyền diệu. Sự ưa thích đó không phải là điều lỗi. Nhưng phần nhiều họ lầm lạc chấp theo Thiên Không, chưa dung hội được giữa Không và Có, bài bác nhân quả sự tướng, nên hầu như thành một căn bịnh trong khi học đạo.
Ðối với môn Tịnh Ðộ, họ chưa thấu đáo được sự cao diệu của pháp này nên khi thấy những kẻ tối dốt, hạng bình dân cũng tu hành được, lại xem thường cho là pháp thấp kém. Chư đại thiện tri thức thấy sự lầm lạc tà kiến đó mới thẳng thắn bác phá, chỉ bày.
Vì thế Tổ Triệt Ngộ đã dẫn những chứng minh trên để cảnh giác, ngụ ý bảo:
"Nếu Tịnh Ðộ là thấp kém, tại sao từ chư Phật, Bồ Tát, cho đến chư Tổ, các bậc đại long tượng bên Tông lẫn bên Giáo đều ngợi khen khuyến khích, hoặc thân thiết phụng hành?"
2) Ðiều thứ hai: Các vị thông minh kiến thức trên, khi luận đạo thường nói những lý luận siêu huyền, để tỏ ra mình là những người hiểu rộng tu cao. Nhưng họ lại không tự xét rằng: Về phần thật hành, mình có làm được một phần nào đối với những lời nói đó chăng?
Nhứt là buổi đi sâu vào thời mạt pháp này, người tu căn cơ non kém, nghiệp chướng nặng nề, dùng những hình thức dễ làm như niệm Phật tụng kinh, mà kẻ hành đạo tại gia lẫn xuất gia còn vọng niệm rối ren, nay chầy mai trễ, huống chi là sự nhiếp tâm nơi định trong tất cả thời, tất cả hành động nói năng?
Bút giả từng nghe một vài vị tu học về Thiền khi luận đến sự hành trì, thường dẫn lời của những chư Tổ hoặc các bậc tôn túc thời xưa mà trạng huống cho lối tu của mình và còn ra vẻ đắc ý. Chẳng hạn như câu:
"Viên bão tử quy thanh chướng lý.
Ðiểu hàm hoa lạc bích nham thiền!"
(Vượn ôm con chuyền về rặng núi xanh.
Chim ngậm hoa sa trước gộp đá biếc).
Hoặc như:
"Nhập lâm bất động thảo.
Nhập thủy bất đạp ba".
(Vào rừng mà không làm động đến ngọn cỏ.
Xuống nước nhưng chẳng đạp sóng nước).
Các vị đó không xét lại hai câu trước là tâm cảnh của ngài Giáp Sơn, chớ chẳng phải cảnh giới của mình. Thỉnh thoảng có việc chi xúc động thì các vị liền tỏ vẻ phiền hà, tức giận. Thế là cỏ cây đã động, chân đã đạp sóng nước rồi đấy!
Trước tệ trạng lạc lầm lạc rộng đó, chư thiện tri thức vì xót thương, vì muốn cứu vãn đạo pháp nên mới thẳng lời phê trích, cho hành động ấy là Cuồng Thiền. Và các ngài còn nói đến hạng Cuồng Mật nữa mà nếu có dịp, sau này bút giả sẽ dẫn giải.
Ðể kết luận, cần nhấn rõ thêm là những điều nói trên tuyệt không có ý bài bác Thiền, Mật. Thiền và Mật là hai pháp môn cao siêu, và thật ra Thiền, Mật, Tịnh cả ba đều có đặc điểm riêng, cần tu học để hỗ trợ cho nhau. Chẳng hạn như khi trì chú theo của chân ngôn, Phật hiệu huân sâu vào tạng thức, kích động cho phiền não nổi dậy, phương pháp làm lắng động hữu hiệu nhứt không chi hơn Thiền.
Trong lúc tham thiền hoặc niệm Phật, ma chướng trong ngoài khuấy rối, cách hàng phục kiến hiệu mau lẹ nhứt, không chi hơn Mật. Và muốn giải quyết việc lớn là sống chết luân hồi một cách thẳng tắt chắc chắn nhứt, lại không chi hơn Tịnh.
Luận cho cùng mỗi môn tự hàm đủ công năng của ba, song đó là ứng dụng của bậc trình độ cao siêu. Còn với bậc sơ cơ non kém, thật ra vẫn có sự sai biệt. Ví như bậc Tổ Sư về võ, dù sử dụng côn, chùy, kiếm, sự lợi hại vẫn đồng như nhau. Nhưng với hạng võ nghệ thông thường thì tác dụng của ba môn binh khí kia lại có sai biệt. Nếu chẳng thế, trong võ lâm cần chi bày ra ba môn ấy cho thêm phiền!
Cho nên trong thời mạt pháp, theo thiển ý nên lấy Tịnh Ðộ làm chánh yếu, Thiền, Mật làm phụ trợ. Hoặc nếu có tu Thiền hay Mật cũng nên niệm Phật nhiều ít hồi hướng về cõi Cực Lạc ở Tây phương.
Vĩnh-Minh Đại Sư
(Ngài là vị Tổ thứ sáu trong Liên Tông, tục tánh họ Vương, người xứ Tiền Đường. Thuở còn tại chức ở ngoài đời, Ngài có lấy tiền thuế mua vật mạng phóng sanh, bị khép vào tử tội, song thần sắc không biến, nên được vua ân xá. Sau khi đó Ngài xuất gia, trước y chỉ theo Thúy Nham Thiền sư, kế tham học với Thiều Quốc Sư, nhờ đức Quán Âm dùng nước cam lồ rưới nơi miệng nên được trí huệ, biện tài.
Đại sư có trứ tác bộ Tông Cảnh Lục gồm một 100 quyển, lại viết ra bộ Vạn Thiện Đồng Quy tập, khuyên tu Tịnh độ. Trung ý vương mến hạnh đức, thỉnh Ngài về trụ trì Chùa Vĩnh Minh. Đại sư định khóa mỗi ngày làm 108 việc thiện, ban đêm lên chót núi niệm Phật, mọi người nghe tiếng thiên nhạc rền vang giữa hư không. Ngài tụng kinh Pháp Hoa đến một muôn ba ngàn bộ. Năm Khai Bảo thứ 8, Đại sư đốt hương cáo từ chúng, rồi ngồi ngay mà hóa, thọ được 72 tuổi.)
Đại sư dạy: "Phải một lòng quy mạng, trọn đời tinh tu, khi ngồi, nằm thường hướng về Tây. Lúc lễ bái, niệm Phật, phát nguyện, phải khẩn khiết chí thành, không xen lẫn tạp niệm, trạng như người bị hình lục, như kẻ đang ở lao tù, như gặp oán giặc rượt theo, như bị nước lửa bức bách, một lòng cầu cứu, nguyện thoát khổ luân, mau chứng vô sanh, để nối ngôi Tam bảo, đền đáp bốn ơn, độ loài hàm thức. Chí thành như thế tất công phu không uổng.
Trái lại, nếu lời và hạnh không hợp nhau, lòng tin không vững chắc, niệm lực thường gián đoạn không tương tục, đem sự biếng trễ ấy để mong vãng sanh thì e cho khi lâm chung khó gặp bạn lành, bị sức nghiệp lôi kéo, sự đau khổ ép bức, mà không thành chánh niệm. Vì sao? Bởi việc hiện tại là nhân, lúc lâm chung là quả, nhân phải cho thật, quả mới không hư, như âm thanh lớn thì tiếng vang dội rền xa, như hình ngay bóng mới thẳng vậy.
Quả báo vui khổ đều do tâm tạo ra. Tâm nóng giận tà dâm là nghiệp Địa ngục, tâm tham lam bỏn sẻn là nghiệp Ngạ quỷ; tâm ngu si hôn ám là nghiệp súc sanh; tâm ngã mạn cống cao là nghiệp Tu la; giữ trọn năm giới là nghiệp Người; tinh tu mười điều lành là nghiệp Trời; chứng ngộ nhơn không là nghiệp Thanh văn; rõ pháp nhơn duyên không là nghiệp Duyên giác; tu hành sáu độ là nghiệp Bồ tát; lòng chơn từ bình đẳng là nghiệp Phật.
Nếu tâm trong sạch thì hóa sanh về Tịnh độ, ở nơi bảo các, hương đài; tâm dơ nhiễm thì gởi chất nơi uế bang, ở cõi núi gò hầm hố. Muôn cảnh đều do tâm tạo, lìa nguồn tâm ra không có hình thể chi, vậy muốn được quả lành, phải tu nhân tịnh.
Tứ liệu giản nói:
Có Thiền, không Tịnh độ,
Mười người, chín ngại đường.
Khi ấm cảnh hiện ra,
Chớp mắt đi theo nghiệp.
Không Thiền, có Tịnh độ,
Muôn tu, muôn người sanh.
Khi được thấy Di Đà,
Lo gì không tỏ ngộ!
Có Thiền, có Tịnh độ,
Cũng như cọp mọc sừng.
Đời nay làm Thầy người,
Đời sau làm Phật, Tổ.
Không Thiền, không Tịnh độ,
Giường sắt, cột đồng lửa.
Muôn kiếp lại ngàn đời,
Chẳng có nơi nương tựa!
Lời Phụ: Tỉnh Thường Đại sư, Tổ thứ bảy trong Liên Tông, giáo pháp bị thất truyền, chỉ có sự tích, nên không biên ra đây.
Thiện-Đạo Đại Sư
(Đại sư là tổ thứ hai trong Liên Tông. Ban sơ, nhân thấy đạo tràng tịnh nghiệp của Ngài Đạo Xước, sư mừng rỡ nói rằng: "Đây mới thật là nẻo bí yếu để thành Phật". Rồi đó Ngài đến Kinh đô khuyên chúng tu Tịnh độ, thường quỳ niệm Phật cho đến khi kiệt lực mới thôi.
Đại sư giảng môn Tịnh độ hơn 30 năm, tu hành chuyên cần, chưa từng ngủ nghỉ. Được bao nhiêu của thí, Ngài dùng tả kinh Di Đà hơn mười muôn quyển, vẽ Thánh cảnh Tây phương hơn ba trăm bức.
Đại sư, cảm hóa hàng đạo tục rất đông, trong ấy số người được Tam muội sanh Tịnh độ nhiều không xiết kể. Một hôm, Ngài leo lên cây liễu, hướng về Tây, chú nguyện xong gieo mình xuống rơi nhẹ như lá, ngồi kiết dà mà tịch. Vua Cao Tông phục sự thần dị của Ngài, phong cho hiệu Chùa là Quang Minh).
Đại sư dạy: "Đấng đại Thánh xót thương, khuyên người chuyên xưng danh hiệu, bởi vì phép xưng danh rất dễ, nếu có thể giữ mỗi niệm nối nhau, lấy suốt đời làm hạnh, thì mười người tu, mười người vãng sanh, trăm người tu, trăm người vãng sanh. Tại sao thế?
Vì không có duyên tạp nên được chánh niệm, vì cùng với bản nguyện của Phật hợp nhau, vì không trái với kinh giáo, vì thuận theo lời Phật. Nếu bỏ chuyên niệm mà tạp tu trong trăm người may ra được một hai người, trong ngàn người hy vọng được ba bốn người vãng sanh mà thôi".
Người niệm Phật khi lâm chung chớ nên sợ chết. Phải thường nghĩ rằng: thân này không sạch, chịu nhiều sự khổ, nếu được bỏ huyễn thân mà sanh về Tịnh độ, chính là điều đáng vui mừng!
Lúc đau yếu, chỉ nghĩ đến sự vô thường, một lòng niệm Phật chờ chết. Nhớ dặn người thân cận, khi có ai đến thăm nên khuyên vì mình mà niệm Phật, đừng nói chuyện tạp ở thế gian. Nếu bịnh nặng sắp chết, người xung quanh không được khóc lóc, phải đồng thanh niệm Phật đợi chừng nào bịnh nhơn tắt hơi, trong mình lạnh hết rồi mới nên cử ai.
Như được người hiểu rõ lý Tịnh độ thường đến khuyên lơn nhắc nhở cho, đó thật là điều đại hạnh. Dùng theo phương pháp trên đây quyết định sẽ vãng sanh.
Việc sống chết luân hồi rất lớn lao, phải tự mình gắng sức mới được, nếu một niệm sai lầm để luống qua, thì nhiều kiếp chịu khổ, có ai thay thế cho mình? Nên suy nghĩ kỹ, nên suy nghĩ kỹ!
Khi sắp đi nghỉ, lễ Phật quán tưởng, rồi đọc bài văn phát nguyện rằng: "Con...là phàm phu trong vòng sanh tử, tội chướng nặng sâu, luân hồi sáu nẻo, khổ không nói được! Nay găp trí thức, được nghe Thánh hiệu, đức Phật A Di Đà, cùng với bổn nguyện, công đức của Phật, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh, Nguyện Phật từ bi không bỏ, xót thương nhiếp thọ.
Nay đệ tử con, chưa biết thân Phật, tướng đẹp quang minh, xin Phật hiện ra, cho con được thấy. Lại con chưa biết, Quán Âm, Thế Chí, các chúng Bồ tát, tướng mầu sáng rỡ, và thế giới kia, trong sạch trang nghiêm, xin khiến cho con, thấy được tỏ tường.
Lại khi sắp đi ngủ, nên quán thắng cảnh Tây phương, hoặc quán tướng tốt của Phật, không được nói tạp, tưởng tạp cũng không được cầu thấy điềm lành, chỉ một lòng chuyên tu, tự có lúc được thấy. Hoặc lại chỉ niệm Phật cho đến lúc ngủ quên. Mấy điều trên đây, chuyên lấy một pháp, không tạp dụng. Và cần phải thật hành cho bền lâu, thì công phu tịnh nghiệp tất không luống uổng.
Đạo sư A-Di-Đà Phật
(A Di Đà là tiếng Phạn, dịch: Vô Lượng Thọ hoặc Vô Lượng Quang. Ngài là vị giáo chủ ở thế giới Cực lạc về phương Tây. Theo Kinh Cổ Âm Vương thì đời quá khứ có nước Diệu Hỷ, vị quốc vương là Kiều Thi Ca. Bấy giờ có Phật Thế Tự Tại Vương ra đời, Kiều Thi Ca xuất gia đầu Phật, hiệu là Pháp Tạng.
Lại Kinh Vô Lượng Thọ nói: "Pháp Tạng Tỳ kheo ở nơi Phật Thế Tự Tại Vương phát lòng Bồ đề, lại phát 48 lời nguyện, mỗi nguyện đều nói: "Nếu không được như thế, tôi thề không thành Phật". Những đại nguyện ấy đã thành tựu, và Ngài Pháp Tạng đã thành Phật tức là Đức A Di Đà ở thế giới Cực lạc hiện nay).
Theo kinh Vô Lương Thọ, trong 48 đại nguyện của Đức A Di Đà, có mấy điều thiết yếu sau đây:
Nguyện thứ 18: Khi tôi thành Phật, chúng sanh trong mười phương hết lòng tin ưa muốn sanh về nước tôi, xưng danh hiệu tôi cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, tôi thề không thành Chánh giác.
Nguyện thứ 19: Khi tôi thành Phật, chúng sanh trong mười phương phát lòng Bồ đề, tu các công đức, chí tâm phát nguyện cầu sanh về nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi không cùng Thánh chúng hiện ở trước người ấy tiếp dẫn, tôi thề không thành Chánh giác.
Nguyện thứ 21: Khi tôi thành Phật, hàng Nhân, Thiên trong nước tôi thảy đều đủ 32 tướng đại nhân, nếu chẳng được như thế, tôi thề không thành Chánh giác.
Nguyện thứ 27: Khi tôi thành Phật, từ hàng Nhân, Thiên cho đến tất cả muôn vật trong nước tôi, hình sắc đều tốt đẹp, nghiêm sạch sáng rỡ, vi diệu cùng cực, không thể tính kể. Nếu những chúng sanh chứng được thiên nhãn mà có thể biện thuyết rõ ràng được sanh số, tôi thề không thành Chánh giác.
Nguyện thứ 32: Khi tôi thành Phật, từ cõi đất lên đến hư không, những cung điện lầu quán, ao nước cây hoa, tất cả vạn vật đều do vô lượng tạp bảo, trăm ngàn thứ hương hoa hiệp tạo thành, nghiêm đẹp kỳ diệu, hơn các thiên cung. Mùi hương trong nước tôi lan tỏa khắp mười phương thế giới, các hàng Bồ tát tiếp xúc được hương ấy, đều tu Phật hạnh. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không thành Chánh giác.
Nguyện thứ 39: Khi tôi thành Phật, hàng Nhân, Thiên trong nước tôi đều hưởng sự an vui như bậc lậu tận Tỳ kheo. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không thành Chánh giác.
"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách
Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"
Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ
Mùa an cư năm Canh Tý (1960)
Dịch giả: Liên-Du kính ghi
Comments
Post a Comment