ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



57) Tất Đà Du Nghệ

58) Thất Bàn Ra Dạ

 

Tất đà. Hán dịch là “thành tựu lợi ích”. Du nghệ. Hán dịch là “Vô vi” hay còn gọi là “hư không”.


Thất bàn ra dạ. Hán dịch là “Tự tại”. Đây là Bảo khiếp thủ nhãn ấn pháp. Hành giả thành tựu ấn pháp này có thể sử dụng lấy tất cả các thứ châu báo ẩn giấu trong lòng đất để làm lợi ích cho chúng sanh.


Ý của câu chú này nói rằng ở nơi thể tánh mà thường được tự tại và thành tựu vô lượng công đức.


 

ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG



57. Tất Đà Du Nghệ

SITAYAYE (SI TA DA DÊ)  



CHƯ THIÊN BỒ-TÁT




Kệ tụng :

 

Tùy loại hóa hiện độ chư thiên

Đồng sự lợi hành tiếp hữu duyên

Xả kỷ vị nhơn chơn vô ngã

Thệ nguyện chúng sanh thành thánh hiền



58. Thất Bàn Ra Dạ

SHVARAYA (SOA VA RA DA)

     

ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ VÀ BỒ-TÁT QUÁN-THẾ-ÂM

TU PHÁP AN-TỨC-HƯƠNG



Kệ tụng :

 

Bồ tát thị hiện thiên nữ thân

Nhân cơ đậu giáo chỉ mê tân

Tuần tuần thiện dụ hối bất quyện

Từ bi bình đẳng nhiếp quần sanh




THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp



             

          Quang, thọ khó suy lường

          Sáng lặng khắp mười phương

          Thế Tôn Vô Lượng Quang

          Cha lành cõi Liên ban

          Thần lực chẳng tư nghi

          Sống lâu A tăng kỳ

          A Di Đà Như Lai

          Tiếp dẫn lên liên đài

          Cực Lạc cõi thuần tịnh

          Công đức lạ trang nghiêm

          Nơi tất cả quần sanh

          Vượt lên ngôi Bất thối

          Mười phương hằng sa Phật

          Đều ngợi khen Vô Lượng

          Cho nên hôm nay con

          Nguyện sanh về An Dưỡng


NAM-MÔ LIÊN-TRÌ HẢI-HỘI PHẬT BỒ-TÁT (3 lần)



Bảo-Khiếp Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi Hai

Tất Đà Dủ Nghệ [57]
Thất Bàn Ra Dạ [58]

Án-- phạ nhựt-ra, bá thiết ca rị,
  yết nẳng hàm, ra hồng.



Kinh nói rằng: “Nếu muốn lấy được kho báu ẩn trong lòng đất, nên cầu nơi Tay cầm cái
                         Bảo-Kiếp.”


Thần-chú rằng: Tất Ðà Dủ Nghệ [57]
                        Thất Bàn Ra Dạ [58]

Chơn-ngôn rằng: Án-- phạ nhựt-ra, bá thiết ca rị,
                                   yết nẳng hàm, ra hồng.




Kệ tụng:



Thiên thượng chúng bảo diệu nghiêm trang

Địa trung phục tạng hóa ngu manh

Hải lý long cung kỳ trân hiện


Bảo khiếp thủ nhãn phóng hào quang.



MAHAKARUNA DHARANI


 

57. SITAYAYE 

58. SHVARAYA 

    

SITA means “accomplishing benefit.” YAYE means “non-activity,” or “empty space.”


SHVARAYA means “comfort.” This is the Jewel-chest Hand and Eye with which one can uncover all the treasures hidden within the earth and use them to benefit living beings.


The sentence means that the principle substance of your self nature has gained comfort and accomplished  all benefits.



MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



57. SITAYAYE 


According with their kinds, he appears as various gods to rescue them.

By joining in their work, doing good deeds, he attracts those with conditions.

Ignoring himself for the sake of others, he is truly selfless.

He vows that all beings will become worthy sages.



58. SHVARAYA 


This time around the Bodhisattva appears as a goddess,

Bestowing the teaching for those who are ready and guiding the confused.

With gradual, gentle, and wholesome enticements, she instructs tirelessly.

Her kindness and compassion are fair and equal in gathering in beings.




THE FORTY-TWO HANDS



22. The Jewel-chest Hand and Eye


The Sutra says: “For uncovering hidden treasures in the earth, use the Jewel-chest
                        Hand.”


                     


The Mantra: Syi two yu yi. Shr pan la ye.

The True Words: Nan. Wa dz la. Bwo she jye li.
                         Jye nang syin. La hung.



The verse:


The heavens are wonderfully adorned with myriad gems.
In the earth hidden treasure transforms the foolish people;
Rare jewels glow in the dragon palace underneath the sea.
The Jewel-chest Hand radiates brilliant light.



with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.




BÀI SỐ 49

 

Ẩn tu thấy nói Tổ bên Thiền

Long Thọ, Mã Minh chứng đạo huyền

Đều tín Liên tông khuyên NIỆM PHẬT

Sao hàng hậu học tạo khinh duyên ?

 

NHƯ Ý : Đức Mã Minh, Long Thọ hai vị tổ thứ 13, 14 của Thiền Tông ở Ấn Độ, hiện đời chứng đạo có đủ Lục-thông đã trước tác KHỞI TÍN LUẬN, TRÍ ĐỘ LUẬN, khuyên khen niệm PHẬT.

 Nếu tịnh độ không phải là Pháp rất nhiệm mầu lợi ích lớn, Tại sao chư Tổ từ Đông-độ đến Tây-thiên như Trí giả, Vĩnh Minh, Thiện đạo, Mã Minh, Long Thọ, mà thật ra đều là CHƯ CỔ PHẬT HIỆN THÂN, lại hết sức Tuyên  dương và Ngược lại Tại sao chính hàng hậu học của các ngài, tạo Duyên khinh bán đó có phải là một điều cạn cợt mê  lầm tội lỗi chăng ?

 


CHƯ CỔ PHẬT HIỆN THÂN

 

( Trong quyển Tam Bảo Cảm Ứng Lục có trích dẫn: “Theo kinh Kim Cang Chánh Trí, thì thời quá khứ, ngài Mã Minh đã thành Phật, hiệu là Đại Quang Minh Như Lai. Ngài Long Thọ hiệu là Diệu Vân Tướng Như Lai.

Lại theo kinh Đại Trang Nghiêm Tam Muội, ngài Mã Minh là vị Cổ Phật hiệu Nhật Nguyệt Tinh Minh. Ngài Long Thọ là Diệu Vân Tự Tại Vương Phật”. )

 

 

Tiết 12 Đường Sanh Tử Nhiều Nguy Hiểm

 

Đường vào vườn giác ngộ có nhiều cửa, hành giả trước tiên phải lấy tâm đại Bồ Đề làm khởi điểm chánh chân, rồi tùy căn cơ sở thích, muốn tu theo pháp môn nào cũng tốt. Trên đường tu, nếu luận về "căn cơ" thì môn Tịnh Độ bao gồm cả ba căn thượng, trung, hạ; chẳng những hạng phàm thường, mà các bậc Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đều nguyện vãng sanh.

Nếu luận về "thời tiết" thì thời mạt pháp này chúng sanh phần nhiều tâm tạp chướng nặng, môn Tịnh Độ dễ thật hành, lại có thể trong một đời được vãng sanh giải thoát. Nhưng, nếu luận về sở thích, thì riêng môn Tịnh Độ không thể thỏa mãn được hết mọi người, vì thế đức Như Lai mới nói nhiều pháp môn.

Đại khái như những vị có tâm hùng tráng, ưa sự giản dị trực thiệp trong sáng, thì thích về Thiền Tông. Những vị ưa sự thần thông linh ứng kỳ bí, thích tu về Mật Tông. Những vị ưa lý luận, cần phân tích cho xác thật rành rẽ mới chịu tin tưởng làm theo, thích tu về Duy Thức Tông... Trong mỗi tông lại có nhiều chi tiết khác biệt, mà mỗi người hành trì không giống nhau.

Tuy nhiên, trong đời Mạt Pháp, hành giả đã phát đại Bồ Đề tâm thề độ mình độ sanh, mà muốn bảo đảm cho tâm ấy thành tựu không bị thối thất; dù tu các môn khác, cũng nên kiêm hành Tịnh Độ để cầu vãng sanh. Tại sao thế?

Trong đây có ba sự kiện thiết yếu, xin tuần tự kể phần đại lược:

 

Trong nẻo sống chết luân hồi, có nhiều hiểm nguy chướng nạn cho đường tu. Muốn thoát cảnh hiểm luân hồi để bảo đảm tâm Bồ Đề không thối thất, phải cầu sanh Tịnh Độ. Đây là sự kiện thiết yếu trước tiên, mà hành giả cần lưu ý.

Tiên đức hằng răn nhắc: "Nếu tu mà không chuyên cầu giải thoát, thì sự tu nơi kiếp này là mối thù trong kiếp thứ ba." Sở dĩ có việc ấy, bởi kiếp thứ nhứt lo kham khổ tu hành, nên chuyển sanh qua kiếp thứ nhì được hưởng quả báo thông minh giàu sang quyền thế. Trong kiếp thứ hai này, do giàu sang nên dễ mê theo cảnh quyền quý, vợ đẹp con xinh, cùng các thú vui vật chất nơi cõi trần.

Đã nếm mùi dục lạc tất dễ sanh đắm nhiễm, càng đắm nhiễm càng đi đến chỗ sa đọa tối tăm, dám làm nhiều điều ác để củng cố lợi quyền và thỏa lòng tham vọng. Kiếp thứ nhì đã gieo nhân như thế, kiếp thứ ba làm sao khỏi bị đọa lạc tam đồ?

Có kẻ gạn: "Kiếp trước đã có công tu gieo nhân tốt, không lẽ sang kiếp thứ nhì trí huệ căn lành đều mất, để đến nỗi phải bị đọa hay sao?" - Xin đáp: "Căn lành tuy có, nhưng nghiệp ác từ vô lượng kiếp chưa phải đã tiêu trừ. Mà trong cảnh trần, việc lành rất khó làm như leo lên cây cao, điều ác rất dễ phạm như tuột xuống dốc lở.

Người xưa đã chẳng bảo: ‘Trọn đời làm lành, lành còn chẳng đủ; một ngày làm ác, ác tự có dư’ đó ư? Như những người giàu sang quyền thế mà chúng ta hiện thấy, kiếp trước họ đều có ít nhiều công đức bố thí tu phước làm lành, nhưng kẻ hướng về nẻo thiện không bao nhiêu, người say đắm danh lợi vinh hoa lại chiếm phần đa số.

Thử hỏi có mấy vị đỗ cao quyền quý chịu xuất gia, sống một cuộc đời khắc khổ đạm bạc, hướng về mục đích giải thoát thanh cao? Ngay như người xuất gia, khi chưa có địa vị còn kham nhẫn tu hành, lúc đã được quyền danh, nhiều kẻ lễ bái tôn trọng cúng dường, lại dễ bị cảnh phù trần ràng buộc. Hiện tại ta thấy có biết bao hàng Tăng Ni thiện tín, trước còn tinh tấn hành trì, sau lần lần biếng trễ bỏ tu hoặc hoàn tục thối đạo, nói chi đến kiếp sau?"

 

Ở cõi người còn như thế, nếu sanh lên cõi trời cảnh vui ngũ dục quá nhiệm mầu, lại còn khó tu hơn nữa! Đó là nói những vị có phước, còn những người ít phước sống một cuộc đời nghèo khổ quá cũng khó tu. Hoặc tuy vào hạng trung lưu, nhưng giữa đời này tà đạo dẫy đầy; trong chánh pháp bậc thiện hữu tri thức khó gặp, nẻo đường giải thoát không phải dễ tìm! Đến như chúng sanh trong ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thì việc tu niệm thật là khó đến muôn phần, vì các loài ấy ngu tối, thân tâm hằng ở trong cảnh khổ.

Kiếp luân hồi có nhiều hiểm nạn như thế, nếu không cầu sanh Tịnh Độ để thoát ly, tất khó bảo đảm tâm Bồ Đề không bị thối thất.

 


BÀI KỆ THỨ  94


Một câu A Di Ðà
Chư Tổ đều phụng hành
Tổ Mã minh viết luận
Tổ Long Thọ vãng sanh.

( Nhứt cú Di Ðà
Liệt Tổ phụng hành
Mã Minh tạo luận
Long Thọ vãng sanh.)



LƯỢC GIẢI


Môn Niệm Phật vì là pháp môn tối thượng thừa cao siêu, nên chư Tổ đều phụng hành, bằng cách hoặc viết luận khen ngợi khuyên tu, hoặc niệm Phật cầu về Cực Lạc.

Chẳng hạn như hai vị Bồ Tát Mã Minh, Thế Thân đã viết Ðại Thừa Khởi Tín Luận và Vãng Sanh Luận để xưng tán, chỉ đường Tịnh Ðộ. Và Long Thọ Bồ Tát chứng Sơ Hoan Hỷ Ðịa đã niệm Phật vãng sanh về An Dưỡng. Các vị Bồ Tát trên đều là chư tổ bên Thiền tông.


Nơi đây Triệt Ngộ đại sư lại nêu ra một chứng liệu để minh xác điểm cao siêu của pháp môn Niệm Phật. Ðiều này, Ðại Sư muốn cảnh tỉnh phá tan sự nhận thức sai lầm của một số người từ trước đến nay nghĩ rằng: "Môn Tịnh Ðộ là pháp thấp kém, chỉ dành cho hạng ông già bà cả quê dốt tu hành".


 


Mã-Minh Bồ Tát

 

(Theo bộ Truyền đăng lục, khi Bồ tát sanh ra, cảm động đến bầy ngựa đều bi thương kêu la. Bồ tát lại khéo thuyết pháp, có thể khiến cho bầy ngựa nghe rồi rơi lệ kêu thương.

Sau khi đức Thích Ca diệt độ 600 năm, 96 thứ ngoại đạo ở Tây Vực đều phục hưng, phá hủy Phật Pháp; Bồ tát bèn thị hiện sanh ở miền đông Ấn Độ, nước Tang Kỳ Đa, làm nhiều bộ luận hiển chánh phá tà.

Trong bộ luận Khởi Tín, Bồ tát khuyên người niệm Phật, cầu sanh Tây phương. Khi lâm chung, Ngài vào phép Long Phấn Tấn Tam muội, đưa mình lên hư không, tỏa ra ánh sáng rực rỡ như mặt trời, kế đó lại trở về bản vị mà nhập Niết bàn. )

Luận Đại thừa Khởi Tín nói: "Nên mạnh mẽ tinh tấn, ngày đêm sáu thời, lễ bái chư Phật; thành tâm sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỉ, hồi hướng về quả Bồ đề. Tu tập như thế không thôi nghỉ thì sẽ được khỏi các chướng, căn lành thêm lớn".

Lại nói: "Như Lai có thẳng phương tiện để nhiếp hộ kẻ tín tâm. Ấy là dùng nhân duyên chuyên nhớ niệm Phật tùy nguyện cầu sanh về Tịnh độ ở phương khác, do được thường thấy Phật nên vĩnh viễn xa lìa ác đạo.

Như trong Tu Đa La nói: "Nếu người chuyên niệm Phật A Di Đà ở phương Tây, đem những căn lành mình tu hồi hướng về cõi kia, thì được vãng sanh. Do thường thấy Phật nên không còn lo thối chuyển.

 


Long-Thọ Bồ Tát

 

(Nhân vì Ngài sanh dưới cội cây có rồng ở, lại đắc đạo ở Long Cung, nên gọi là Long Thọ Bồ tát dòng Phạm Chí, người xứ Nam Thiên Trúc, rộng hiểu các môn học thế gian, mới xuất gia ba tháng đã thông suốt tam tạng.

Bấy giờ Long Vương rước Ngài xuống Long Cung; trong chín tuần Ngài xem Long Tạng chưa đầy muôn một, liền ngộ vô sanh nhẫn. Khi trở về nhân gian, Bồ tát hoằng truyền Phật giáo, tạo ra bộ Bà Sa Luận, trong ấy có khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây phương.

Sau Ngài vào Nguyệt Luân Định mà tịch. Trong kinh Lăng Già, đức Phật đã huyền ký: Sau xứ Nam Thiên Trúc. Có Long Thọ Tỳ kheo. Hay hiển nghĩa trung đạo. Chứng Sơ Hoan Hỷ địa. Sanh về cõi Cực lạc.)

 

Luận Đại Trí Độ nói: "Niệm Phật Tam muội có thể trừ các thứ phiền não và tội đời trước. Lại nữa, niệm Phật Tam muội có phước đức lớn hay độ chúng sanh. Cho nên các Bồ tát muốn độ sanh, nếu tu các pháp Tam muội khác, tất không bằng môn Niệm Phật Tam muội, vì môn này có phước đức lớn, mau diệt các tội.

Phật là pháp vương, Bồ tát là pháp tướng, chỗ Bồ tát tôn trọng duy có Phật, Thế Tôn. Bồ tát thường khéo tu nhân duyên niệm Phật, nên thường gặp chư Phật, như kinh Bát Chu có nói: "Bồ tát vào Tam muội này, liền hiện sanh về cõi Phật A Di Đà".

Luận Bà Sa nói: "Đức A Di Đà có bản nguyện như thế này: "Nếu người xưng niệm danh hiệu và quy y nơi ta, kẻ ấy quyết được quả Vô thượng Bồ đề". Cho nên, phải thương nhớ niệm Phật. Lại dùng kệ khen ngợi Phật rằng:

 

Trí huệ sáng vô lượng.

Thân như tòa kim sơn.

Con dùng thân, miệng ý,

Chắp tay cúi đầu lạy.

 

Chân Phật ngàn bức luân,

Sắc hoa sen mềm dịu,

Kẻ thấy đều vui mừng,

Cúi đầu lễ chân Phật.

 

Tướng bạch hào sáng đẹp,

Trong sạch như trăng thu,

Ánh tỏa khắp mặt vàng,

Nên con cúi đầu lạy.

Nếu người muốn thành Phật,

Tâm niệm A Di Đà,

Theo thời vì hiện thân,

Cho nên con quy mạng.

 

Người xưng niệm nơi Phật,

Sức công đức không lường,

Thì liền được vào định.

Cho nên con thường niệm.

 

Nếu người trồng căn lành,

Nghi thì hoa không nở,

Kẻ lòng tin trong sạch,

Hoa nở liền thấy Phật.

 

Do nhân duyên phước này,

Tất được đức thắng diệu,

Nguyện các loài chúng sanh,

Cũng đều được như vậy.



Comments

Popular posts from this blog