ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI
66) A Tất Đà Dạ
A Tất
Đà Dạ. Hán dịch là “vô lượng thành tựu”. Nghĩa là tu tập pháp Đại thừa của hàng Bồ tát có công năng đưa
hành giả đến bờ bên kia một cách rốt ráo và thành tựu vô lượng công đức.
Đây là “Bồ đào thủ nhãn ấn pháp”. Khi quý vị tu tập thành tựu ấn pháp này thì
trong miệng hành giả thường có vị ngọt của nho, còn hơn vị ngọt của đường. Quý vị hãy chú ý điểm này, trong khi hành trì ấn pháp này
mà thấy trong miệng có vị ngọt nghĩa là bắt đầu có sự cảm ứng. Khi thành tựu ấn pháp này rồi, khi quý vị có
trồng trọt các loại nông sản, ngũ cốc, thì sâu bọ côn trùng không thể phá hoại
mùa màng của quý vị. Còn các loại cây ăn quả như cam, đào, hạnh, lê, … sẽ sinh
trưởng rất nhanh và có vị ngọt khác thường.
Công năng của Bồ
đào ấn pháp này rất lớn và sự thành tựu của pháp Đại thừa là vô lượng vô biên.
ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG
66.
ASTAYA (A SÍT TA DA)
BỔN-THÂN NGÀI DƯỢC-THƯỢNG BỒ-TÁT
Kệ tụng :
Hằng thuận chúng sanh giáo TA BÀ
NGŨ TRƯỢC ÁC THẾ hóa quần ma
Sa lý đào kim CẦU HIỀN khát
Thủy trung lao nguyệt BẤT BÌ CHUYẾT
THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU
CHƠN-NGÔN-ĐỒ
Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện.
PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy.
42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp
Chơn-ngôn rằng: Án-- A-ma lã kiếm đế nể nảnh, Tát-phạ hạ.
Viên phố quả qua đào lý tân
Hướng vinh chi diệp thậm tiên minh
Ngũ cốc phong thu thương doanh túc
Bách ban như ý khánh thăng bình.
MAHAKARUNA DHARANI
66. ASTAYA
ASTAYA means “unlimited accomplishment,” and means that the
Great Vehicle Bodhisattva Dharma can ultimately arrive at the other shore with
unlimited accomplishment.
This is “The Grape
Hand and Eye”.
When this hand has been cultivated to accomplishment, your mouth will always
have a taste in it which is even sweeter than sugar. You may notice the sweet
taste as you cultivate this dharma, and this is the beginning of a response. If you cultivate
this hand and plant any grains, vegetables, or fruit trees, bugs will not harm
them. They will run off and not eat them. Your fruit trees, peaches, pears,
oranges, apples, all of them will grow especially fast and taste especially
sweet.
The Grape Hand has many uses and with it unlimited Great Vehicle
Dharmas are accomplished.
MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS
66. ASTAYA
Always complying with
beings, he teaches those in the Saha land,
And the evil world of
five turbidities, transforming demons.
Panning for gold in
the sand, he searches ardently for sages,
Never wearying of
trying to catch the moon in the water.
The Sutra says: “For fruits, melons, and grains, use the Grape Hand.”
The Mantra: E syi two ye.
The True Words: Nan. E mwo la jyan di ni ning. Sa wa he.
The verse :
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
MAHAKARUNA DHARANI
Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN
Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh
Như-Ý Giảng giải
TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,
GIÓ LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.
Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,
ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.
HÒA THƯỢNG TÔN SƯ
Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.
BÀI SỐ 55
Ẩn tu thời mạt nhớ Kinh ghi
Học đạo muôn ngàn ít ngộ kỳ
Duy niệm Hồng-danh cầu Tịnh-độ
Hiện đời giải thoát rất Ly-kỳ.
NHƯ Ý : Trong Kinh Đại Tập đức Thế-tôn đã Huyền-ký, Thời Mạt Pháp về sau Trong số ức triệu người tu hành, khó tìm một kẻ Ngộ-đạo, duy nương theo Pháp môn niệm Phật mới thoát được Luân-hồi, luận về sự thoát Luân hồi tu theo Tiểu-thừa phải chứng đệ tứ quả A-LA-HÁN.
Nhưng nếu đắc sơ quả TU-ĐÀ-HOÀN, kể như đã LÊN NGÔI bất thối về Tiểu thừa, chỉ còn 7 lần sanh lên cõi Trời, 7 phiên trở xuống cõi Người, sẽ đắc đệ Tứ Quả.
Về Đại-thừa chứng lên ngôi SƠ HOAN HỶ ĐỊA là thoát luân hồi, tuy phần sanh Không Chân Như, cho đến đệ thất VIỄN HÀNH ĐỊA mới bằng A-LA-HÁN, nhưng phần pháp KHÔNG CHÂN NHƯ đã vượt hẳn A-LA-HÁN, thần thông đạo lực cũng cao hơn nhiều, vì đạo nhãn của A-la-hán chỉ thấy được 1 cõi Đại-thiên Thế-giới, còn đạo lực Huệ-nhãn của bậc Sơ-địa bồ-tát lan rộng đến 100 cõi Đại-thiên.
Về phần bất thối chuyển thì đại thừa giáo phải chứng đến ngôi ĐỆ THẤT BẤT THỐI TÂM TRỤ trong THẬP TRỤ, theo Khởi Tín Luận thì muốn lên đệ Thất Bất Thối Tâm Trụ, thì từ khi mới phát Bồ-đề TÂM phải tu hành liên tục mỗi đời cho đến 1 MUÔN (10.000 = 10 ngàn) Đại-kiếp mới có thể tiến chứng, mà 1 Đại-kiếp nếu tính Kể ra có đến 1 tỷ 343 triệu 840 Ngàn Năm. (1.343.840.000)
Thế thì niệm Phật chỉ một đời được thoát Luân-hồi, chẳng phải là Pháp Ly-kỳ hay sao?
Tiết 2.- Những Huyền Ký Về Tịnh Độ
Trong Kinh Vô Lượng Thọ, đức Thích Tôn có lời huyền ký:
“Đời tương lai kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng từ bi thương xót, riêng lưu trụ kinh này (Vô Lượng Thọ Kinh) trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp kinh này, tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ”.
(Đương lai chi thế, kinh đạo diệt tận, ngã dĩ từ bi ai mẫn, đặc lưu thử kinh chỉ trụ bá tuế. Kỳ hữu chúng sanh trị tư kinh giả, tùy ý sở nguyện, giai khả đắc độ. - Vô Lượng Thọ Kinh).
Nơi Kinh Đại Tập, đức Thế Tôn đã bảo:
“Trong đời mạt pháp, ức ức người tu hành, ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương theo pháp môn Niệm Phật mà thoát luân hồi”.
(Mạt pháp ức ức nhơn tu hành, hãn nhứt đắc đạo, chỉ y Niệm Phật pháp môn, đắc liễu sanh tử. - Đại Tập Kinh).
Ngài Thiên-Như thiền sư, sau khi đắc đạo cũng đã khuyên dạy:
“Mạt pháp về sau, các kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa địa ngục”.
(Mạt pháp chi hậu, chư kinh diệt tận, chỉ lưu A Di Đà Phật tứ tự cứu độ chúng sanh. Kỳ bất tín giả, ưng đọa địa ngục. – Thiên Như ký ngữ).
Bởi đời mạt pháp về sau khi các kinh đều ẩn diệt, chúng sanh căn cơ đã yếu kém, ngoài câu niệm Phật, lại không biết pháp môn nào khác để tu trì. Nếu không tin câu niệm Phật mà tu hành, tất phải bị luân hồi. Và trong nẻo luân hồi, việc lành khó tạo, điều ác dễ làm, nên sớm muộn gì cũng sẽ bị đọa địa ngục.
Ấn Quang pháp sư, một bậc cao tăng cận đại ở Trung Hoa, cũng đã bảo:
“Thời mạt pháp đời nay, chúng sanh nghiệp nặng tâm tạp. Nếu ngoài môn Niệm Phật mà tu các pháp khác, nơi phần gieo trí huệ phước đức căn lành thì có, nơi phần liễu thoát luân hồi trong hiện thế thì không.
Tuy có một vài vị cao đức hiện những kỳ tích phi thường, song đó đều là những bậc Bồ Tát nương theo bản nguyện mà làm mô phạm để dẫn dắt chúng sanh đời mạt pháp, như trong Kinh Lăng Nghiêm đã nói. Nhưng các vị ấy cũng chỉ vừa theo trình độ chúng sanh mà thị hiện ngộ đạo chớ không phải chứng đạo.
Chỉ riêng pháp môn Tịnh Độ, tuy ít người tu chứng được Niệm Phật Tam Muội như khi xưa, nhưng có thể nương theo nguyện lực của mình và bản nguyện của Phật A Di Đà, mà đới nghiệp vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Khi về cõi ấy rồi thì không còn luân hồi, không bị thối chuyển, lần lần tu tập cho đến lúc chứng quả Vô Sanh.
Những lời huyền ký như trên cho chúng ta thấy pháp môn Niệm Phật rất hợp với nhân duyên thời tiết, và trình độ cãn cơ chúng sanh đời nay. Vì thế đức Như Lai mới dùng nguyện lực bi mẫn lưu trụ Kinh Vô Lượng Thọ để khuyến hóa về môn Niệm Phật. Lại, chư Bồ Tát, Tổ Sư cũng khởi lòng hoằng nguyện thương xót, tùy theo thời cơ, chỉ dạy pháp môn Tịnh Độ để cứu vớt chúng sanh.
Do những sức nguyện ấy, mà môn Tịnh Độ được phổ cập trong phần đông quần chúng.
BÀI KỆ THỨ 8
Một câu A Di Ðà
Chứng ba ngôi Bất Thối
Chỉ trong một đời này
Ðược bổ lên Phật vị.
(Nhứt cú Di Ðà
Chứng tam bất thối
Chỉ thử nhất sanh
Tiện bổ Phật vị.)
LƯỢC GIẢI
Ba ngôi Bất Thối Chuyển là: Vị Bất Thối, Hạnh Bất Thối, và Niệm Bất Thối.
Cứ theo Thiên Thai Giáo, chứng được đệ nhất bất thối tâm trụ, mới lên ngôi Vị Bất Thối. Chứng Thập Hồi Hướng, lên ngôi Hạnh Bất Thối. Và chứng Sơ Ðịa mới vào ngôi Niệm Bất Thối.
Nhưng ước theo đường lối phổ thông của Ðại Thừa giáo thì phá được kiến tư hoặc mới lên ngôi Vị Bất Thối. Phục đoạn trần sa hoặc, lên ngôi Hạnh Bất Thối. Và tiến phá vô minh hoặc, mới vào ngôi Niệm Bất Thối. Như thế chứng được ba ngôi bất thối thật không phải dễ! Theo các giáo môn khác, tất phải tu tập trải a tăng kỳ số kiếp mới chứng nhập được.
Với pháp môn Tịnh Ðộ, khi được vãng sanh kể như vĩnh viễn không còn bị thối chuyển nữa. Ðiều này, theo kinh giáo, gọi là Xứ Bất Thối. Từ Xứ Bất Thối, địa vị tam bất thối là cầm chắc trong tay, lần lượt sẽ tiến lên Phật qủa. Cho nên kinh Di Ðà nói: “Là bậc A Bệ Bạt Trí (Bất thối chuyển)".
Chư thiện nhơn ở Cực Lạc sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, chỉ trong một kiếp sanh về nơi đó đã dư thời gian chứng lên ngôi Nhứt Sanh Bổ Xứ, được bổ vào Phật vị rồi.
Ấn-Quang Đại Sư
(Đại sư là vị tổ thứ mười ba trong Liên Tông, họ Triệu, người ở Cấp Dương, suốt thông tông giáo, chuyên tu tịnh nghiệp, từng trải ở các non Chung Nam, Hồng Loa, Phổ Đà.
Năm dân quốc thứ 19, Ngài đến đất Ngô, sáng lập Linh Nham tịnh tông đạo tràng, khuyên người lấy luân thường Nhân quả làm cơ sở, niệm Phật sanh Tây làm chỗ qui tức.
Đại sư ấn tặng sách Phật năm trăm muôn bộ, tượng Phật hơn trăm muôn bức. Mùa đông năm Dân quốc thứ 29, Ngài niệm Phật tạo hóa ở Linh Nham đạo tràng. Khi Trà tỳ 32 cái răng còn nguyên, được Xá Lợi ngũ sắc vài ngàn hột.
Đại sư hưởng tuổi đời 80, tăng lạp 60, trứ thuật trăm muôn lời, đệ tử hơn hai mươi muôn, phần nhiều là bậc hiền triết và người có danh vọng trong quốc đảng).
Đại sư nói: "Pháp môn Tịnh độ do Phật Thích Ca, Di Đà kiến lập, Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền chỉ quy, đức Mã Minh, Long Thọ hoằng dương, và các Tổ: Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo để khuyên khắp Thánh, phàm, ngu, trí, đồng tu hành vậy.
Đã tu tịnh nghiệp, phải giữ luân thường, làm hết bổn phận, dứt niệm tà, gìn lòng thành kính, trừ bỏ các điều ác, vâng làm những việc lành, đừng giết hại, gắng ăn chay, thương tiếc hộ trì mạng sống loài vật, tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây phương. Bên trong phải vì ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, bên ngoài vì thân thích, bạn bè, xóm giềng, làng nước, đem pháp môn Tịnh độ này mà phụng khuyến, chẳng luận người có tin làm cùng không, chỉ hết sức mình khiến cho mọi người đều biết pháp mầu nhiệm này mà thôi.
Người niệm Phật, nếu tấm lòng chân thiết, tự có thể nhờ từ lực của Phật, khiến cho khỏi tai nạn đao binh nước lửa. Dù có bị túc nghiệp sâu dày, hoặc trường hợp chuyển quả nặng Địa ngục thành ra quả báo nhẹ đời nay mà ngẫu nhiên bị tai nạn ấy, nếu lúc bình nhật có lòng tín nguyện chân thiết, quyết định lúc bấy giờ sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn.
Đã tin sâu, nguyện thiết, phải tu chánh hạnh niệm Phật. Sự tu trì đây đều tùy theo thân phận của mình mà lập, không nên chấp định theo một pháp thức nào. Như người không việc chi hệ lụy, nên từ mai đến chiều, chiều lại mai, lúc đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, khi ăn cơm mặc áo cùng đại tiểu tiện, tất cả thời, tất cả chỗ đều giữ một câu hồng danh không rời nơi tâm miệng.
Nếu khi thân mình sạch sẽ, y phục chỉnh tề, chỗ nơi thanh khiết, thì niệm thầm hay ra tiếng đều được. Như lúc ngủ nghỉ, lõa lồ, tắm gội, đại tiểu tiện, hoặc ở chỗ không sạch chỉ được niệm thầm, không nên ra tiếng, niệm thầm công đức vẫn đồng, nếu ra tiếng thì có lỗi không cung kính. Chớ cho rằng những lúc ấy không nên niệm, chỉ e niệm không được mà thôi. Lại khi nằm nếu niệm ra tiếng, chẳng những không cung kính, mà còn bị tổn hơi, phải biết điều này.
Muốn cho tâm không luyến việc ngoài, chuyên niệm Phật được quy nhất, cũng không có phương pháp chi kỳ lạ, chỉ đừng quên cái chết rình rập bên mình, không biết xảy ra lúc nào.
Phải nghĩ rằng: ta từ trước đến nay tạo ra vô lượng vô biên nghiệp ác, như trong kinh nói: "Giả sử nghiệp ác kia có hình tướng thì khắp mười phương hư không cũng chẳng dung chứa hết", duyên đâu may mắn, nay được thân người lại nghe Phật pháp, nếu không một lòng chuyên niệm Phật cầu sanh Tây phương, khi cái chết đến thình lình, chắc chắn phải bị đọa vào ác đạo.
Chừng ấy nếu vào Địa ngục thì bị non đao, rừng kiếm, lò lửa, vạc dầu, một ngày đêm sống chết đến vạn lần, sự khổ cùng cực không thể diễn tả.
Nếu đọa vào Ngạ quỷ thì thân hình xấu xa, hôi hám, bụng lớn như cái trống, cổ họng nhỏ như cây kim, thấy cơm nước thì những vật ấy đều hóa thành than lửa, chịu đói khát lăn lộn khóc la trong vô lượng kiếp.
Nếu đọa vào súc sanh, thì hoặc bị chở kéo nặng nề, hoặc bị người giết ăn thịt, hoạc bị nạn loài mạnh ăn nuốt loài yếu, kinh khủng chẳng lúc nào yên. Chịu khổ như thế có khi vô lượng chư Phật ra đời mà vẫn còn xoay vần trong ác đạo, không được thoát ly.
Nghĩ đến thân người mong manh, cái chết bất kỳ, nghĩ mình đời trước này đã tạo ra vô lượng nghiệp ác, nghĩ đến sự khổ tam đồ mà tỉnh ngộ sợ hãi, tất không còn tham luyến cảnh huyễn bên ngoài, niệm Phật được chuyên nhất.
Khi niệm Phật, cần phải chí thành, hoặc có lúc trong tâm khởi ra bi cảm, đó là tướng căn lành phát hiện. Nhưng phải đề phòng đừng nên thường thường như thế, chẳng vậy thì bị loài ma bi thương nhập vào. Phàm gặp việc chi vừa ý cũng đừng quá vui mừng, vui mừng quá tất bị loài ma hoan hỉ ám nhập.
Khi niệm Phật, mi mắt nên sụp xuống, đừng nên quá dùng tinh thần, nếu dùng tinh thần quá, hỏa khí sẽ bốc lên, làm cho nhức đầu choáng váng, hoặc mang các chứng bịnh: lên máu, đầu tê rần ngứa nhức, máu bầm tụ trên đỉnh đầu. Vậy phải điều đình cho vừa chừng. Nếu thấy đầu óc nặng nề nóng bừng, phải trấn định tinh thần, lắng tai nghe mà niệm, hoặc chú tưởng nơi lòng bàn chân thì hỏa khí sẽ hạ xuống.
Bịnh cùng ma phá, đều do túc nghiệp gây ra. Ngươi nên chí thành khẩn thiết niệm Phật, thì bịnh tự an lành, ma tự xa lánh. Nếu lòng không thành khẩn mà còn khởi ra niệm tà dâm bất chánh, thì tâm ngươi toàn thể đã sa vào nơi tối tăm, làm sao khỏi chiêu cảm loài ma đến khuấy rối. Từ nay sau mỗi thời khóa, người nên hồi hướng cầu nguyện cho oan gia đời trước, khiến bọn kia nhờ công đức niệm Phật của người mà được thoát khổ, sanh về cõi lành.
Người niệm Phật nếu dụng công siêng năng tinh tấn, thì niệm sẽ thuần thục qui nhất, được cảm thông với Phật, tự có thể thấy cảnh lành, dù không thấy cũng không ngại. Nếu bỏ sự chuyên dụng công mà vội gấp muốn được nhất tâm, được tương ưng, được thấy cảnh lành, thì vọng tưởng rối ren, tâm niệm cầu mong cố kết nơi lòng, đây là chứng bịnh lớn lao nguy hiểm của người tu hành.
Như thế lâu ngày, những oan gia đời trước nương theo vọng tưởng của hành nhơn, hóa làm thân Phật, hoa sen, hoặc có cảnh tốt lạ, để mong báo oán. Lúc ấy tự mình đã không có chánh kiến, toàn thể là khí phần của ma, một khi thấy cảnh ấy tất sanh lòng hoan hỷ, ma nương theo đấy mà vào tâm phủ làm cho hành nhân điên cuồng, dù có Phật sống cũng không cứu được.
Người niệm Phật không phải chỉ tu theo sự tướng bên ngoài, mà cần phải để ý trừ phiền não cùng tập nghiệp lầm lỗi xấu xa. Nếu phiền não bớt một phần thì công phu niệm Phật tăng một phần, trái lại, để phiền não tăng, tất công hạnh phải lui kém. Cho nên có người càng tu hành lại càng đổ nghiệp là bởi lý do trên đây.
Khi người niệm Phật, trong tâm hôn muộn, không phải do nơi sức yếu mà chính là nghiệp chướng xui nên. Vậy ngươi phải khẩn thiết chí thành mà niệm, nếu niệm không ra câu, thì tâm thường tưởng nhớ Phật, khi nào niệm được lại dùng miệng mà niệm. Như thế lâu ngày nghiệp sẽ tiêu.
Từ rày về sau, nơi tâm niệm hành vi, ngươi phải giữ cho hiền hòa thuần hậu, mới được phước lành. Nếu chẳng thế, lại gia thêm tánh gian, xảo, khắc, hiểm, thì cũng như chót núi đá trơ vơ, mưa bao nhiêu cũng không đọng lại chút nào, dù loại cây cỏ chi cũng không sanh trưởng nổi.
Giữ một câu A Di Đà Phật mặc niệm nối nhau thường nhớ thường niệm. Khi những tâm tham lam, bỏn sẻn, hờn giận, dâm dục, háo thắng, kiêu mạn, thoạt nổi lên, phải nghĩ: "Ta là người niệm Phật, cầu giải thoát không nên có tâm niệm như vậy, nghĩ rồi liền trừ diệt đi.”
Như thế, lâu lâu những niệm lao thần tổn thân đều không có đâu mà khởi, sẽ được công đức không nghĩ bàn của Phật gia-trì nơi thân tâm mình, dám đảm bảo trong mười ngày thấy đại hiệu. Nếu tu hành lôi thôi gián đoạn liền muốn được hiệu nghiệm, đó là khi mình, khi người, tuy cũng có công đức, nhưng muốn do đó mà lành bịnh, thì quyết không thể được.
Làm việc chi cũng phải lấy lòng thành làm gốc, tu hành nếu không dùng tâm chí thành, làm sao được sự lợi ích lành bịnh dứt khổ?
Nếu tu tịnh nghiệp, nếu có mảy may công đức lành, đều đem hồi hướng vãng sanh. Như thế thì tất cả hành môn đều là trợ hạnh của Tịnh độ. Lại phải phát lòng Bồ đề, thề độ muôn loài, đem công đức mình tu hồi hướng cho bốn ân ba cõi cùng chúng sanh trong pháp giới.
Làm như thế, như đèn thêm dầu, như mạ được mưa, đã kết pháp duyên sâu cùng tất cả chúng sanh, lại mau thành tựu thắng hạnh Đại thừa của mình. Nếu chẳng hiểu nghĩa này, tất thành ra chỗ thấy cạn hẹp tư lợi của hàng phàm phu và nhị thừa, tu hạnh mầu, cảm quả rất thấp kém.
Có một bí quyết, khẩn thiết khuyên bảo nhau là:
"HẾT LÒNG THÀNH KÍNH," NHIỆM MẦU CỰC NHIỆU MẦU!
Phụ:
Khi làm việc lành chi, dù nhỏ nhặt, cũng nên chấp tay đối trước Phật, hoặc hướng về Tây, đọc bài kệ hồi hướng vắn tắt này.
Nguyện đem công đức này
Cầu bốn ân, ba cõi,
Con cùng với chung sanh
Đồng sanh về Cực lạc.
Niệm Phật Phải Bền Lâu Không Gián Đoạn
Nắng lại mưa qua
Chìm nổi vui buồn
Phù thế thương lưu lạc!
Nhớ thuở còn thơ
Cổ thụ bên nhà
Cùng trẻ nô đùa hát.
Rồi hỏi Hoàng Mai
Tìm lối Liên Hoa
Tóc xanh vừa điểm bạc.
Một nén tâm hương
Một chí Tây Phương
Chờ lắng bên trời nghe tiếng nhạc!
Thân người dễ mất
Pháp Phật khó nghe
Tinh tấn khuyên lên đường giải thoát.
Niệm không phải khó
Khó tại bền lâu
Khẩn nguyện cùng sanh về Cực Lạc.
Bền lâu không khó
Khó ở nhứt tâm
Sẽ thấy hoa sen lầu các!
Comments
Post a Comment