ĐI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI



26) Ma Hê Ma Hê

 

Ma hê ma hê. Hán dịch là “Vô ngôn cực ý”

“Vô ngôn” nghĩa là không cần phải nói nữa.“Cực ý” có nghĩa là ý niệm kia đã đạt đến chỗ tối thượng, đã đạt chỗ vi diệu rồi.

 

MA HÊ MA HÊ cũng còn có thể dịch là “tự tại”.

Tự tại như Đại Phạm Thiên Vương: không buồn, không phiền, không lo, không giận. Suốt ngày đều được tự chủ và an vui.


Đây là “ngũ sắc vân thủ nhãn”.

Khi biết ấn này, sẽ làm lưu xuất ra mây lành ngũ sắc, và hành giả sẽ đạt được năng lực tự tại phi thường. Diệu dụng và năng lực tự tại của ấn pháp này thực là vô lượng vô biên.



ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI XUẤT TƯỢNG



26. Ma Hê Ma Hê


MASHI MASHI (MA SI MA SI)



BỔN-THÂN ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ 


Kệ tụng :

 

Ứng cơ thị hiện vô lượng thân

Đại tiểu quyền thật hiển uy thần

Kim cang bất hoại thường tự tại

Thiên nhãn diêu quán thiên nhĩ văn




THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN PHÁP-BỬU

CHƠN-NGÔN-ĐỒ



Đức Phật lại bảo ngài A Nan: - Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện. 


 PHỤ CHÚ .- Những chân-ngôn sau đây, chỗ có 2 vạch ngang (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có 1 vạch ngang (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một. Muốn cầu điều gì, đọc chân-ngôn theo điều ấy. 

 


42 Thủ Nhãn Ấn-Pháp





Đức Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,
Mở bày đại pháp cứu quần mê.


NIỆM PHẬT hiện tiền đắc Phật tướng,
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.


NIỆM PHẬT vãng sanh cõi Cực-Lạc,
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.


NIỆM PHẬT  an trụ nơi bản giác,
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.



Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật.


Nam-mô A-DI-ĐÀ Phật

 


Ngũ-Sắc-Vân Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Hai Mươi Ba

Ma Hê Ma Hê [26]

Án-- phạ nhựt-ra, ca rị ra tra hàm tra.



Kinh nói rằng: “Nếu muốn được đạo tiên, nên cầu nơi Tay cầm hóa hiện
                      Mây-Ngũ-Sắc.”


Thần-chú rằng: Ma Hê Ma Hê [26]

Chơn-ngôn rằng: Án-- phạ nhựt-ra, ca rị ra tra hàm tra.




Kệ tụng:



Vị đạo cầu tiên nguyện trường sinh

Thọ dữ thiên tề bất giảm tăng

Toại tâm như ý thông biến hóa

Ngũ sắc tường vân túc hạ đăng.



MAHAKARUNA DHARANI



26. MASHI MASHI 

 

MASHI MASHI means “no words, the ultimate mind.”

No words means, “Do not speak!” The ultimate mind means the “utmost thought.” And what is that? It’s just what is wonderful.

 

MASHI MASHI may also be translated as “comfort.”

To be as comfortable as the Great Brahma Heaven King: no sorrows, no worries, without care or anxieties, you are happy and in control all day long.

 

This is the Five-colored Cloud Hand and Eye.

Carrying an auspicious five-colored cloud on palm of your hand, you are extremely “comfortable.” Its uses are also limitless and unbounded, and its comfortable, wonderful functions are endless.




MAHAKARUNA DHARANI ILLUSTRATIONS



26. MASHI MASHI 


Responding to those who are ready, he appears in boundless bodies.

With awesome spirit, he reveals things great and small, provisional and real.

This vajra indestructible body is forever free at ease.

As his heavenly eye contemplates, his heavenly ear listens.




THE FORTY-TWO HANDS



 

23. The Five-colored Cloud Hand and Eye



The Sutra says: “For the Way of the immortals, use the Five-colored Cloud Hand and

                        Eye.”



The Mantra: Mwo syi mwo syi.

The True Words: Nan. Wa dz la. Jye li la ja syin ja.


The verse:

For the Tao (Way) one seeks immortality and long life,
For a lifespan as long as the heavens last, neither more nor less.
Just as you wish, auspiciously, penetrations and changes abound,
With a lucky cloud of Five-colors underneath your feet.


with the commentary of

 

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976


ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

MAHAKARUNA DHARANI

Hòa-Thuợng THÍCH-THIỀN-TÂM dịch từ PHẠM-VĂN ra VIỆT-VĂN









Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.


Nương mình tựa án xem NGƯỜI CỔ,

ẨN BÓNG trong gương ngẫm chuyện đời.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ  26

 

Ẩn tu được biết kiếp lâu xa

Từng ở THIÊN cung cõi Đại La !

Đại Phước Lão-tiên là bạn cũ

Xuống tìm học Phật lạc mê hà.


 

NHƯ Ý :  Bên đạo giáo nói: Có một khoảng càn khôn bao quát rộng xa, nền trời xanh biếc là chỗ ở của các bậc THIÊN TIÊN tên gọi là đại la thiên giới, Lý Thương Ẩn có câu: “Tằng ức đại la Thiên Thượng sử,  chúng Tiên đồng Nhật VŨ NGHÊ THƯỜNG.”

 


Chúng Sanh Trong Ba Cõi

Tiết III: Thất Thú

 

Thất-thú cũng gọi là thất đạo, gồm có:

 

1)      Thiên,

2)    Tiên,

3)    Nhơn,

4)    A-tu-la,

5)    Quỷ-thần,

6)    Bàng-sanh

7)    và Địa-ngục.

 

Trong kinh có nơi chỉ gọi là lục đạo, vì Tiên đạo ở cõi Thiên, Nhơn, Quỷ, Súc đều có, nên nhiếp về các nẻo kia. Có nơi ước kết lại chỉ còn ngũ thú, không kể Tiên và A-tu-la, vì A-tu-la ở cõi Thiên, Nhơn, Quỷ, Súc đều có, cũng nhiếp các nẻo ấy. Tuy nhiên, Tiên cùng A-tu-la thật ra đều có chủng loại và nơi cư trú sai biệt, người học Phật cũng cần biết đến, nên xin kể đủ ra đây.

 

Sao gọi là “đạo” hoặc “thú”? “Đạo” chỉ cho đường nẻo, “thú” có nghĩa là nơi đến; đường nẻo của chúng-sanh luân chuyển gọi là “đạo”, chúng-sanh do nghiệp thiện ác phải đến đó để thọ sanh, cư trú, gọi là “thú”. Cho nên kinh Pháp-Hoa nói:

 

 “Lục đạo chúng-sanh, sanh tử sở thú”.

 

Thất-thú chúng-sanh như sau:

 


1. Thiên-thú: Sao gọi là Thiên-thú? Thiên-thú là nẻo trời, chữ Thiên có nghĩa: thiên nhiên, tự nhiên. Đây là chỉ cho chúng-sanh ở các cõi trời do tu thượng phẩm Thập-thiện và các thiền định, nên được hưởng phước thiên nhiên, sự ăn mặc thọ dụng đều tùy niệm hóa hiện, không cần phải tạo tác.

Lại chữ Thiên ở đây còn có bốn ẩn nghĩa: tối thắng, tối thiện, tối lạc, tối tôn.

 

Sáu hạng trời ở cõi Dục đều có hình tướng nam nữ, dục nhiễm tùy theo cao thấp mà có nặng nhẹ.

 

Mười tám hạng trời ở cõi Sắc, không hình tướng nam nữ, không có sự dục nhiễm, dùng thiền định để trưởng dưỡng sắc thân.

 

Còn bốn hạng trời ở cõi Vô-sắc thì không hình tướng sắc thân, duy có tâm thức, vì là báo thể của không-định.

 

 

2. Tiên-thú: Sao gọi là Tiên-thú. Tiên-thú là nẻo tiên: “Tiên” là an nhàn, tự tại, không còn bị sự phiền lụy của tục trần ràng buộc. Lại “tiên” cũng có nghĩa là “thuyên”, vì hạng nầy có thể thuyên chuyển hình thần khiến cho dung sắc tươi trẻ, mạng sống lâu dài. Tiên có nhiều bậc như thiên-tiên, nhơn-tiên, địa-tiên, hoặc dạo chơi nơi nhơn gian, hoặc ở ẩn nơi non sâu, hải đảo. Theo kinh Lăng-Nghiêm thì có mười hạng tiên:

 

Hạng chuyên tu về cách chế luyện các thức ăn, làm hoàn hoặc bánh để dùng. Các vị nầy do THỰC đạo mà thành, có thể mạnh khỏe sống lâu, nhưng chưa được nhẹ nhàng bay đi, gọi là Địa-hành-tiên.[1]

 

Hạng chuyên phục thực các thứ thảo mộc như tử chi, huỳnh tinh, xương bồ. Hạng nầy DƯỢC đạo mà thành, thân được nhẹ nhàng bay đi, gọi là Phi-hành-tiên.[2]

 

Hạng chuyên phục thực các chất kim thạch, như thu thạch, hồng diên... Các vị nầy do HÓA đạo mà thành, luyện đơn thành tiên cốt, điểm đá hóa vàng ròng, trong chớp mắt có thể đi xa muôn dặm, gọi là Du-hành-tiên.[3]

 

Hạng chuyên luyện về sự động chỉ tu cách điều khí cố tinh. Các vị nầy do KHÍ tinh mà thành, có thể dời hình ẩn bóng, đi trên hư không, gọi là Không-hành-tiên.[4]

 

Hạng chuyên luyện về tân dịch, như nhả thứ cũ nuốt thứ mới, làm cho lửa xuống nước lên. Các vị nầy do NHUẬN đức mà thành, mặt sáng rỡ như ngọc, hay dạo chơi nơi cõi trời, gọi là Thiên-hành-tiên.[5]

 

Hạng chuyên luyện về tinh sắc, mỗi ngày hớp thanh khí của trời đất, tống hết cặn bã, thâu lấy tinh hoa. Các vị nầy do HẤP túy mà thành, có thể đi xuyên qua núi non, đạp trên nước lửa, gọi là Thông-hành-tiên.[6]

 

Hạng chuyên luyện về chú cấm, nhờ công phu trì chú lâu ngày, nên tâm thần được ngưng tịnh. Các vị nầy do THUẬT pháp mà thành, có thể trị bịnh, dứt trừ ma quái để giúp ích cho quần sanh, gọi là Đạo-hạnh-tiên.[7]

 

Hạng chuyên kiên cố về tư niệm, luyện theo lối buộc tâm tưởng nơi đơn điền, đưa chân khí xuống vĩ lư, thăng lên giáp tích, đạt đến nê hoàn, rồi xuất thần nơi đảnh. Các vị nầy do  ức mà thành, có thể hồi quang phản chiếu, gọi là Chiếu-hạnh-tiên.[8]

 

Hạng kiên cố về sự giao cảm luyện cách phối hợp khảm ly, thâu nhiếp tinh huyết. Các vị nầy do CẢM ứng mà thành, làm cho thân xinh đẹp sống lâu, gọi là Tinh-hạnh-tiên.[9]

 

Hạng chuyên luyện về biến hóa, hằng tồn tưởng nơi lý hóa, đến khi tỏ ngộ thì làm được sự huyễn hóa to tát. Các vị nầy do GIÁC ngộ mà thành, có thể di sơn đảo hải, biến hiện nhiều cách, gọi là Tuyệt-hạnh-tiên.[10]

 

Các hạng tiên trên đây, gọi trường sanh thì có, nhưng bất tử thì không; đến khi số hết phải đọa luân-hồi, vì họ chấp hình thần hữu vi mà không rõ suốt chân tánh. Tuy nhiên, họ cũng sung sướng hơn người một bậc nên ở trên Nhơn-thú.

 

 

3. Nhơn-thú: Sao gọi là Nhơn-thú? Nhơn-thú là nẻo người. “Nhơn” có nghĩa là nhẫn, chỉ cho loài người khi gặp cảnh thuận nghịch có năng lực NHẪN nại an chịu với duyên phần.

 

Lập-Thế-Luận nói: “Loài người do tu trung phẩm Thập-thiện mà được sanh. Trong ngũ thú chỉ có nhơn thú là nhiều kiêu mạn, nhưng về phần trấn định tâm ý lại hay hơn các nẻo kia”. Chúng-sanh thuộc nẻo nầy có hình tướng nam nữ, ở rải rác khắp bốn đại-châu. Chúng-sanh trong bốn châu phần nhiều theo đường nhiễm dục, song cũng có người trọn đời giữ nếp sống tu hành thanh tịnh.

 

Luận về phước báo, người ở ba châu: Tây-Ngưu-Hóa, Đông-Thắng-Thần, Bắc-Câu-Lư thù thắng hơn, nhưng về nhân duyên giải thoát thì họ lại kém thua người ở Nam-Thiệm-Bộ-Châu, vì nơi đây có ba điều đặc biệt: con người trí lanh lợi nhớ dai; nhiều kẻ siêng tu phạm hạnh; thường có Phật ra đời.

 

 

4. A-tu-la-thú: Sao gọi là A-tu-la? A-tu-la là loại chúng-sanh nhiều SÂN hận, đa số có hình tướng không đoan chánh. A-tu-la cũng gọi A-tố-lạc, dịch là Vô-đoan-chánh, Phi-thiên. Hai danh từ nầy có nghĩa: không xinh đẹp, có phước trời mà đức không bằng trời.

 

Trong Kinh-luận có chỗ cho rằng loài A-tu-la do gây nhân hạ phẩm Thập-thiện mà được sanh. Nhưng đó chỉ là nói riêng về một phương diện mà thôi, cho đến danh từ Phi-thiên cũng như thế. Sự thật, phần chánh nhân là loài nầy do hay nóng giận, hiếu thắng ưa tranh cãi mà được sanh.

 

A-tu-la chia thành bốn bậc: loài ở cõi trời thì giống trời, loại ở cõi người thì giống người, loài ở cõi quỷ thì giống quỷ, loài ở cõi súc thì giống súc. Vì họ không có chủng loại và trụ xứ nhất định, có thể nhiếp về các nẻo khác, nên trong kinh có chỗ chỉ gọi là ngũ đạo hoặc ngũ thú.

 

A-tu-la ở cõi trời cũng có cung điện thất bảo, sự ăn mặc tự nhiên hóa hiện như chư thiên. Nhưng do nhân sân hận họ có ba sự kiện kém hơn người, nên ở sau loài người:

 

Dù loài nầy có ăn các món trân vị, song miếng sau rốt tự nhiên hóa ra BÙN[1]

 

Ở cõi trời mưa hoa hoặc châu báu, nơi cõi người mưa nước, cõi A-tu-la mưa xuống những binh khí DAO gậy. [2]

 

Loài người tâm điềm tĩnh nên dễ thực hành theo chánh-pháp của Như-Lai, loài A-tu-la tâm sôi nổi HƠN thua, nên khó tu đạo giải thoát.[3]

 

 

5. Quỷ-thần-thú: Sao lại gọi là Quỷ-thần? “Quỷ” có nghĩa là “úy”, là hay KHIẾP sợ; “Thần” có nghĩa linh thông BIẾN hóa.

 

Trong kinh có nói loài quỷ do nhân trung phẩm thập-ác mà được sanh, và sắp quỷ đạo sau súc đạo. Nhưng đó là chỉ nói riêng về phương diện Ngạ-quỷ. Sự thật, nếu nói rộng, phải gọi là Quỷ-thần thú, vì loài nầy chia làm hai hạng: hạng có uy phước và hạng không uy phước.

 

Đây là do những nghiệp nhân thiện ác bất định từ thuở tiền sanh. Loại Quỷ-thần uy phước cũng có cung điện, thân tướng trang nghiêm, nhiều kẻ tùy thuộc, hoặc thọ dụng những trân vị cam lồ, hoặc được người thờ cúng. Loại nầy lại chia ra làm hai hạng: chánh thần và tà thần.

 

Bậc chánh thần thì giữ lòng chân chánh hay giúp đỡ nhơn gian; hạng tà thần tâm niệm quỷ quyệt không chân thật, hoặc đa dâm đa sát, thường làm tổn hại cho người. Loại quỷ không uy phước thì vất vả, ở chỗ âm u, thường đói khát, hoặc ăn những đồ bất tịnh.

 

Xứ sở của Quỷ-thần có hai nơi: chánh trụ và biên trụ.

 

Chánh trụ là như trong kinh Chánh-Pháp-Niệm nói: “Có thành Diêm-La, nơi ở chánh thức của vô số Ngạ-quỷ do Diêm-La-Vương thống lãnh. Thành nầy ở dưới châu Diêm-Phù-Đề, chu vi rộng 7.500.000 dặm. Nơi đây không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng”.

 

Biên trụ là những chỗ như mé biển, triền núi, rừng bụi, đình miếu, hang hố, đồng trống, mồ mả, cho đến vườn nhà cùng các nơi bất tịnh.

 

Chánh trụ là xứ sở riêng của loài quỷ nghiệp nặng, thuộc về thế-giới Ngạ-quỷ. Biên trụ là xứ sở của các Quỷ-thần nghiệp nhẹ hoặc có phước nghiệp, thuộc về hạng ở lẫn lộn trong loài người.

 

 

6. Bàng-sanh-thú: Sao gọi là Bàng-sanh? Bàng-sanh là loại chúng-sanh có xương sống nằm NGANG. Lại chữ “bàng” còn có nghĩa “biến mãn”, vì Bàng-sanh có nhiều chi loại, và ở các nẻo kia đều có loài nầy.

 

Trong sách Phật có chỗ gọi nẻo nầy là Súc-sanh-đạo, nhưng danh từ Súc-sanh chỉ ở trong phạm vi loài sanh vật được người nuôi dưỡng, vẫn không rộng rãi và đầy đủ bằng danh từ bàng-sanh. Chủng loại bàng-sanh tuy nhiều, song đại ước có ba: loại bay trên hư không, loại ở mặt đất và loại sống dưới nước.

 

Theo kinh Chánh-Pháp-Niệm, Bàng-sanh có đến 40 ức chi loại khác nhau. Duyên phận của loại nầy cao thấp không đồng, CAO như Kim-súy-điểu-vương, Long-vương, có uy phước thần thông; THẤP như dòi, đỉa, côn trùng, sống một khung cảnh nhơ nhớp tối tăm, ngắn ngủi.

Bàng-sanh cũng có nghiệp nhân thiện ác bất định như Quỷ-thần và A-tu-la; nhưng nếu lấy phần đại khái về đa số, thì loài nầy do nhân hạ phẩm thập-ác mà được sanh.

 

 

7. Địa-ngục-thú: Sao gọi là Địa-ngục? Danh từ nầy do người Trung-Hoa y theo nghĩa mà lập danh, để chỉ cho lao ngục ở DƯỚI đất, và chữ “ngục” có nghĩa là bó buộc không được tự do.

 

Nhưng theo Luận-Bà-Sa, thì Địa-ngục-thú không phải đều ở dưới đất, mà có khi ở trên mặt đất, hoặc dưới nước, hoặc trên hư không. Vì thế bổn kinh Phạm-văn không gọi Địa-ngục, mà gọi là Nại-lạc-ca có những nghĩa: khổ cụ, phi đạo, ác nhơn, chỉ cho nơi người tội ác làm điều trái đạo ở, nơi có đủ sự khốn đốn khổ đau.

 

Địa-ngục tuy nhiều, nhưng đại ước có hai loại: chánh ngục và biên ngục.

 

Chánh ngục vị trí ở dưới châu Diêm-Phù-Đề và giữa núi Thiết-Vi. Chánh ngục lại có hai thứ: hàn-ngục và nhiệt-ngục. Hàn-ngục và nhiệt-ngục mỗi thứ có tám nơi, mỗi nơi có 16 ngục phụ, mỗi ngục phụ lại có nhiều tiểu ngục khác nữa.

 

Biên ngục cũng gọi là độc-ngục, thì ở lẻ loi trên núi, nơi mé biển, dưới nước, chỗ đình miếu, giữa đồng trống, hoặc trong hang sâu. Ở châu Nam-Thiệm-Bộ có đại Địa-ngục, còn ba châu kia chỉ có biên, độc Địa-ngục mà thôi.

 

Theo kinh Nghiệp-Báo thì Địa-ngục là nơi thác sanh của loài hữu-tình tạo mười điều ác về thượng phẩm.

 

 

Tóm lại, y-báo và chánh-báo của Thất-thú đều như huyễn. Chúng-sanh do nghiệp duyên lành dữ mà đổi thay hình dạng, chịu sự khổ vui lên lên xuống xuống, luân chuyển không cùng. (Lục-Đạo-Tập)

 


Phật Học Tinh Yếu

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm


 


Niệm-PHẬT Niệm-TRỜI công-đức huân,

Mẫu-từ lời dạy trẻ liền tuân.

Mưa-nắng hai mùa chuyên gắng niệm,

Tứ-thánh, kiệu vàng giáng-hạ “KHUÂN”.

Thương trẻ bị lầm, chơn PHẬT hiện,

Ấn vàng in trán khiến “ĐÌNH KHUÂN”.

Từ nay THÔI niệm Trời con nhé,

Niệm PHẬT sống hoài bất biến xuân.

 

Nhựt Thăng

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

 


Đạo TIÊN giải quyết cái chết bằng cách kéo dài sự sống, gọi là trường sanh. Nhưng trường sanh tuy có, mà bất tử thì không, vì mọi pháp tạo tác hữu vi đều ở trong vòng sanh diệt.

Trong đạo lý Thập Nhị Nhân Duyên, đức Phật đã truy nguyên cho thấy rõ "sự sanh già bịnh chết, lo thương sầu khổ", đều do một niệm mê mờ đầu tiên, gọi là vô minh. Phá vô minh trở về bản tánh, mới đoạn hẳn nguồn sanh tử.

Nhưng đó chỉ dứt phân đoạn sanh tử thuộc nhơn ngã chấp mà thôi; còn phải trừ biến dịch sanh tử thuộc pháp ngã chấp, mới đi đến chỗ toàn giác. Tuy nhiên, dứt được phân đoạn sanh tử, trụ nơi Vô Dư Niết Bàn, thoát khỏi sự khổ luân hồi trong ba cõi, đã quý hóa hy hữu lắm rồi. Và đó cũng là giai đoạn đầu tiên, mà người tu Phật cần phải giải quyết.


 

Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô Lượng Quang.
Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt
Dần dà khó thể nhập Liên Bang
Khi nao thật được nhàn?

 

Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô Lượng Quang.


 

Niệm Phật Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

 


 

VŨ NGHÊ THƯỜNG

 

Nguyễn Tử Quang

Điển hay Tích lạ


Khúc Nghê Thường Vũ Y

 

Theo truyền thuyết (sách "Dị văn lục") thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát. Nguyên một đêm Trung Thu, niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường (713-741), vua Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện.

 

Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa. Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.

 

Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc "Nghê Thường vũ y" để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn, điện Nguyệt.

 

Truyền thuyết này có tính cách thần thoại.

Điển hay tích lạ Nguyễn Tử Quang "Đường thư" chép: Đường Minh Hoàng lên chơi Nguyệt điện, thấy các tiên nữ mặc áo cánh chim, xiêm y ngũ sắc, hát bài "Tây Thiên điệu khúc", đến khi trở về trần, còn nhớ mang máng. Nhằm lúc có Tiết độ sứ là Trương Kính Thuật từ Tây Lương, đem khúc hát Bà La Môn đến biếu, Minh Hoàng truyền đem san định lại và đổi tên là khúc "Nghê Thường vũ y".

Tài liệu này có phần thực tế.

 

"Nghê" là cầu vồng. Tiếng miền Nam gọi là cái mống, do ánh nắng xuyên qua hơi nước trong mây nên phân thành bảy màu. Sách Tàu ngày xưa chỉ nhận có năm màu.

"Thường" là xiêm, để che phần hạ thân của người.

 

"Nghê Thường" có nghĩa là xiêm cắt bằng năm màu. "Vũ y" là áo dệt bằng lông chim. Hay có nghĩa là kiểu áo theo hình cách chim.

 

"Nghê Thường vũ y", ta có thể cho đó là những vũ nữ mặc áo theo hình cánh chim, còn quần thì bằng lụa phất phới ngũ sắc.

 

Những nhà sử học và khảo cổ học đã cho biết: đời Đường (và trước đời Đường), người Tàu đã có một khái niệm rõ rệt về địa dư vùng Tân Cương mà họ thường đến để mua bán và... chinh tây. Mặc dù người Tàu chưa từng chinh phục Ấn Độ nhưng sự bang giao về thương mại và chính trị đã có từ đời Hán (206-196 trước D.L.).

 

Ấn Độ là nơi mà đạo Bà La Môn rất phồn thịnh. Lắm khi người Tàu và người Tân Cương lúc bấy giờ gọi phần đất Ấn Độ là Bà La Môn quốc. Bằng cớ là vào năm 629, lúc nhà sư Trần Huyền Trang (thường gọi là Đường Tam Tạng) đi thỉnh kinh ở Ấn Độ, ghé nước Cao Xương. Vua nước này có viết một bức thư cho vị Khả Hãn Tây Đột Quyết, yêu cầu Khả Hãn hết sức ủng hộ Huyền Trang đi dễ dàng đến "Bà La Môn quốc".

 

Vậy, ta có thể cho khúc "Nghê thường vũ y" là hình thức biến chuyển của khúc hát "Bà La Môn" đã có trước tiên ở phần đất Ấn Độ ngày xưa. Nó truyền sang Tàu ở đất Tây Lương do Tiết độ sứ Trương Kính Thuật đem dâng cho Đường Minh Hoàng.

Đất Tây Lương chính là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ngày nay của nước Tàu. Trước đời nhà Đường, Đôn Hoàng đóng một vai trò quan trọng về phương diện văn hóa và thương mại.

Về mặt văn hóa, Đôn Hoàng chính là nơi các pháp sư Ấn Độ đến nghỉ ngơi, giảng đạo trước khi đi sâu vào đất Tàu. Về mặt thương mại, Đôn Hoàng là đầu cầu nối liền đường chở tơ lụa từ Tàu sang Ấn Độ, Ba Tư đến Địa Trung Hải.

 

Ở đây là nơi tập trung các đoàn thương gia quốc tế chuyên chở hàng hóa trên lưng lạc đà tấp nập để trao đổi sản phẩm. Các nhà sử học gọi là "Đường tơ lụa" (Route de la soie). Con đường dài xa thẳm ấy phải trải qua nhiều nước nhỏ với những vùng nông nghiệp rải rác phì nhiêu. Những nước nhỏ này nay đã bị diệt vong. Nhưng từ đầu công nguyên, những nước này có một nền văn hóa khá cao, chịu ảnh hưởng Ba Tư, Ấn Độ và Trung Hoa.

 

 Nước đáng chú ý nhứt là nước Qui Tư. Nước này giỏi về âm nhạc và vũ khúc. Nhạc công đội khăn đen, mặc y phục bằng lụa đỏ, tay Điển hay tích lạ Nguyễn Tử Quang áo thêu. Bản nhạc của họ có nhiều tên thơi mộng "Trò chơi giấu kim thoa", "Người ngọc chuyền ly rượu", v.v... Khi hòa tấu, có bốn người biểu diễn ca vũ. Ở vùng núi nước Qui Tư có những ngọn suối đàn. Nước nhỏ xuống đá từng giọt phát âm bổng trầm.

Mỗi năm một lần các nhạc sĩ đến lắng nghe để phổ thành nhạc. Phụ nữ nước Qui Tư rất đẹp. Gương mặt tròn, đều đặn. Y phục đặc biệt là nhiều kiểu, nhiều màu, thêu thùa khéo léo. Đàn ông mặc áo trắng viền xanh hoặc xanh viền trắng. Đàn bà mặc hai kiểu áo: tay rộng và tay chật. Áo trắng bâu xanh. Áo đen có thêu hình màu xanh trắng. Áo dài xanh viền vàng hoặc có sọc vàng. Phải chăng đó là những màu "nghê thường"?

 

Vậy, căn cứ vào khoa khảo cổ và sử học, ta có thể cho khúc "Nghê Thường vũ y" là một ca vũ khúc Ấn Độ truyền sang. Trên con đường phiêu lưu bằng "con đường tơ lụa" trước khi truyền sang Trung Hoa, khúc ca vũ này đã bị các sắc tộc dọc đường biến cải ít nhiều. Và khi đến Trung Hoa thì nó được chấn chỉnh lại cho hợp với dân tộc tính Trung Hoa do một nhà vua phong lưu tài tử, ăn chơi rất mực.


 

Trong "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu: 


Dẫu mà tay múa, miệng xang, 

Thiên tiên cũng ngoảnh Nghê Thường trong trăng


Trong "Bích Câu kỳ ngộ" cũng có câu: 


Đong đưa khoe thắm, đưa vàng, 

Vũ y thấp thoáng, Nghê Thường thiết tha.


Comments

Popular posts from this blog