Tịnh Độ

Thập Nghi Luận



ĐỜI TÙY, THIÊN THAI TRÍ GI ĐẠI SƯ SOẠN




I- Hỏi:- Chư Phật Bồ Tát lấy đại bi làm sự nghiệp. Vậy người đã phát tâm Bồ Đề, nếu muốn cứu độ chúng sanh, chỉ nên nguyện sanh trong ba cõi, ở nơi đời ngũ trược, vào ba đường ác mà cứu khổ cho các hữu tình. Tại sao chúng ta đã học theo Phật, lại xa rời chúng sanh, tự sống riêng một cuộc đời yên ổn? Đó có phải là thiếu lòng từ bi, chuyên lo tự lợi và trái với đạo Bồ Đề chăng?

 

 

- Đáp: Bồ Tát có hai hạng.

 

Thứ nhất, bậc tu Bồ Tát Đạo đã lâu, chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Với những vị nầy, đem lời đó trách thì đúng.

 

Thứ nhì, bậc chưa chứng Vô Sanh và hàng phàm phu mới phát tâm Bồ Tát. Những vị sau nầy cần phải thường không rời Phật, mới thành tựu được nhẫn lực và có thể ở trong ba cõi, vào nơi đời ác để cứu độ chúng sanh. Cho nên Luận Trí Độ nói: “Hạng phàm phu còn đủ mọi sự ràng buộc, dù có lòng đại bi, nhưng vội muốn sanh trong đời ác để cứu chúng hữu tình khổ não, đó là điều không hợp lý.” Tại sao thế? Vì trong cõi đời ác trược, nghiệp phiền não mạnh mẽ lẫy lừng. Khi ấy, mình đã không có nhẫn lực, tất tâm sẽ tùy cảnh mà chuyển, rồi bị sắc, thanh danh, lợi trói buộc, sanh ra đủ nghiệp tham, sân, si. Chừng đó tự cứu đã không rồi, nói chi là cứu chúng sanh? Giả sử được sanh trong cõi người thì cảnh xấu ác kẻ tà ngoại dẫy đầy, người chánh chơn khó gặp, cho nên Phật Pháp không dễ gì nghe, Thánh Đạo không dễ gì chứng.

 

Nếu người nhân bố thí, trì giới, tu phước được làm bậc quyền quý, mấy ai không mê đắm cảnh giàu sang, buông lung trong trường dục lạc?

 

Lúc đó dù có bậc Thiện Tri Thức khuyên bảo, họ cũng không chịu tin làm theo, lại vì muốn thỏa mãn lòng tham dục của mình, nương quyền thế sẵn có, gây ra nhiều tội nghiệp. Đến khi chết rồi, bị đọa vào tam đồ trải qua vô lượng kiếp, khi khỏi tam đồ, sanh được làm người, phải thọ thân bần tiện; nếu không gặp Thiện Tri Thức lại mê lầm gây tội ác, rồi bị đọa nữa. Từ trước đến nay chúng sanh luân hồi đều ở trong tình trạng ấy. Đây gọi là Nan Hành Ðạo vậy.

 

Kinh Duy Ma cũng nói: “Chính bịnh của mình còn không tự cứu được, đâu có thể cứu được bịnh cho kẻ khác.”

 

Luận Trí Độ cũng nói: “Ví như hai người, mỗi kẻ đều có thân nhân bị nước lôi cuốn; một người tánh gấp nhảy ngay xuống nước để cứu vớt, nhưng vì thiếu phương tiện nên cả hai đều bị đắm chìm. Một người sáng tỉnh hơn vội chạy đến lấy thuyền bơi ra cứu vớt, nên cả hai đều không bị nạn trầm nịch.” Bậc Bồ Tát mới phát tâm vì chưa đủ nhẫn lực nên không thể cứu chúng sanh, cũng như người trước. Những vị Bồ Tát thường gần gũi Phật chứng được Vô Sanh Nhẫn, mới có thể nhập thế và cứu độ vô lượng chúng sanh cũng như người sau. Như trẻ thơ không nên rời mẹ, nếu rời mẹ thì hoặc rơi vào hầm giếng, té xuống sông đầm, hoặc đói khát mà chết. Lại như chim non chưa đủ lông cánh, chỉ có thể nhảy chuyền theo cành cây; đợi chừng nào lông cánh đầy đủ, mới có thể bay xa, thong thả vô ngại. Phàm phu không nhẫn lực, chỉ nên chuyên niệm Phật A Di Đà cho được nhất tâm, đợi khi tịnh nghiệp thành tựu, lúc lâm chung sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh, quyết định không nghi. Khi thấy Đức A Di Đà chứng quả Vô Sanh rồi, chừng ấy sẽ cỡi thuyền Pháp Nhẫn vào biển luân hồi cứu vớt chúng sanh, mặc ý làm vô biên Phật sự.

 

Cho nên bậc bi tâm hành giả, như muốn giáo hóa nơi địa ngục, vào biển trầm luân, nên chú ý đến nhân duyên cầu sanh Tịnh Độ. Điều nầy Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận gọi là Dị Hành Đạo.



Question 1

 

Great Compassion is the life calling of Buddhas and Bodhisattvas. Thus, those who have developed the Bodhi Mind, wishing to rescue and ferry other sentient beings across, should simply vow to be reborn in the Triple Realm, among the five turbidities and the three evil paths. Why should we abandon sentient beings to lead a selfish life of tranquillity? Is this not a lack of compassion, a preoccupation with egoistic needs, contrary to the path of enlightenment?

 

 

Answer

 

There are two types of Bodhisattvas.

 

The first type are those who have followed the Bodhisattva path for a long time and attained the Tolerance of Non-Birth . This reproach applies to them.

 

The second type are Bodhisattvas who have not attained the Tolerance of Non-Birth, as well as ordinary beings who have just developed the Bodhi Mind. If they aspire to perfect that Tolerance and enter the evil life of the Triple Realm to save sentient beings, they should remain in constant proximity to the Buddhas. As stated in the Perfection of Wisdom Treatise:

 

“It is unwise for human beings who are still bound by all kinds of afflictions, even if they possess a great compassionate Mind, to seek a premature rebirth in this evil realm to rescue sentient beings.

 

“Why is this so? It is because in this evil, defiled world, afflictions are powerful and widespread. Those who lack the power of Tolerance are bound to be swayed by external circumstances. They then become slaves to form and sound, fame and fortune, with the resulting karma of greed, anger and delusion. Once this occurs, they cannot even save themselves, much less others!

 

“If, for example, they are born in the human realm, in this evil environment full of non-believers and externalists, it is difficult to encounter genuine sages. Therefore, it is not easy to hear the Buddha Dharma nor achieve the goals of the sages.

 

“Of those who planted the seeds of generosity, morality and blessings in previous lives and are thus now enjoying power and fame, how many are not infatuated with a life of wealth and honor, wallowing in endless greed and lust?

 

“Therefore, even when they are counselled by enlightened teachers, they do not believe them nor act accordingly. Moreover, to satisfy their passions, they take advantage of their existing power and influence, creating a great deal of bad karma. Thus, when their present life comes to an end, they descend upon the three evil paths for countless eons. After that, they are reborn as humans of low social and economic status. If they do not then meet good spiritual advisors, they will continue to be deluded, creating more bad karma and descending once again into the lower realms. From time immemorial, sentient beings caught in the cycle of Birth and Death have been in this predicament. This is called the ‘Difficult Path of Practice.’”

 

The Vimalakirti Sutra also states,

 

“If you cannot even cure your own illness, how can you cure the illnesses of others?”

 

The Perfection of Wisdom Treatise further states:

 

“Take the case of two persons, each of whom watches a relative drowning in the river. The first person, acting on impulse, hastily jumps into the water. However, because he lacks the necessary skills, in the end, both of them drown. The second person, more intelligent and resourceful, hurries off to fetch a boat and sails to the rescue. Thus, both persons escape drowning.

 

“Newly aspiring Bodhisattvas are like the first individual, who still lacks the power of Tolerance [of Non-Birth] and cannot save sentient beings. Only those Bodhisattvas who remain close to the Buddhas and attain that Tolerance can substitute for the Buddhas and ferry countless sentient beings across, just like the person who has the boat.”

 

The Perfection of Wisdom Treatise goes on to state:

 

“This is not unlike a young child who should not leave his mother, lest he fall into a well, drown in the river or die of starvation; or a young bird whose wings are not fully developed. It must bide its time, hopping from branch to branch, until it can fly afar, leisurely and unimpeded.

 

“Ordinary persons who lack the Tolerance of Non-Birth should limit themselves

to Buddha Recitation, to achieve one-pointedness of Mind. Once that goal is reached, at the time of death, they will certainly be reborn in the Pure Land. Having seen Amitabha Buddha and reached the Tolerance of Non- Birth, they can steer the boat of that Tolerance into the sea of Birth and Death, to ferry sentient beings across and accomplish countless Buddha deeds at will.”

 

For these reasons, compassionate practitioners who wish to teach and convert sentient beings in hell, or enter the sea of Birth and Death, should bear in mind the causes and conditions for rebirth in the Pure Land. This is referred to as the “Easy Path of Practice” in the Commentary on the Ten Stages of the Bodhisattvas.

 


Comments

Popular posts from this blog