KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT


Đời Diêu Tần, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn-văn ra Hán-văn
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.

 

PHẨM THỨ TƯ

XƯNG TÁN DANH HIỆU



NIỆM PHẬT ĐỂ THÂM NHẬP NHƯ-LAI-TẠNG TÂM

THÌ KHÔNG DÍNH MẮC VÀO "HIỆN TẠI LẠC TRÚ"

 

 

Đương niệm tức vô niệm

Niệm tánh vốn tự không

Tâm làm Phật là Phật

Chứng lý pháp thân hiện



Một câu A Di Ðà
Như không hợp hư không.
Tuyệt không chút lằn dấu
Nhưng vẫn có Tây Ðông.

 

(Nhứt cú Di Ðà
Tự không hợp không.
Liễu vô ngấn phùng
Khước hữu Tây Ðông.)


Lược giải:


Ðem một ly nước đổ vào chậu nước thì nước cùng nước dung hòa nhau, không làm sao tìm thấy lằn dấu. Khi trút nước ra, khoảng hư không trong ly hợp với hư không bên ngoài, cũng tuyệt không lằn dấu.

 

Hành giả niệm Phật, nếu trong quên thân tâm, ngoài quên cảnh giới, chẳng thấy mình là người hay niệm, Phật là vị được niệm, thì tâm rỗng rang, hồn nhiên, dung hợp với thể tánh Chân Không.

 

Tâm cảnh ấy chẳng phải là không có chi, vì như thế là lạc vào ngoan không của ngoại đạo.

 

Trái lại, hiện tượng Chân Không ấy sáng suốt vô tận bao hàm muôn pháp, vẫn có đầy đủ màu sắc của cỏ cây, sông, núi, trời mây, vẫn có các phương hướng, cho đến cõi Ta Bà thuộc phương Ðông, cõi Cực Lạc ở phương Tây.

 

Ðó mới đích xác tánh không chân chánh, cũng gọi là Như Lai nhứt thật cảnh giới.

 


Thuở xưa có vị cư sĩ đến hỏi đạo một cao tăng ở chốn sơn lâm. Bậc thượng nhân này không đáp, chỉ trỏ mây trên trời cùng cái bình đựng nước của mình. Tuy nhiên tuệ căn đã sẵn, vị cư sĩ liền ngộ vào thể đạo, tức thật tánh chân không, liền làm bài kệ, trình lên rằng:

Luyện được thân hình tợ hạc hình
Ngàn thông tươi tốt mấy pho kinh.
Ta nay hỏi đạo không chi khác
Mây ở trời xanh, nước ở bình!



Niệm Phật đến chỗ vô niệm, sẽ dung hợp với tánh không bao la, tìm không thấy mối mang dấu vết, mà vẫn đầy đủ tất cả, không thêm bớt là như thế.



Một câu A Di Ðà
Tánh thể vốn tự không
Các sao chầu Bắc Ðẩu
Muôn nước chảy về Ðông.

 

(Nhứt cú Di Ðà
Tánh bản tự không
Tinh giai củng Bắc
Thủy tận triều Ðông.)


Lược giải:


Một tín nữ đến thuật lại với bút giả: "Có vị sư-cô bảo con bỏ hết đừng nên niệm Phật nữa, hãy để lòng yên lặng cho tâm không, cảnh không, mới mau ngộ đạo!".

 

Bút giả nói: "Các pháp đều như huyễn, câu niệm Phật cũng như huyễn, tự thể của nó đã là không rồi, cần gì phải bỏ?

 

Nếu muốn chứng được tâm không, cảnh không, mà còn ngại câu niệm Phật, còn bác bỏ sự tướng, thì đó chính là Thiên Không hay Ngoan Không (cái không thiên lệch, trống rỗng, cứng chắc) của ngoại đạo, chớ chẳng phải ý nghĩa Chân Không của Phật pháp. Ý nghĩa chân không chân chánh của đạo Phật ở ngay nơi tất cả cái có thuộc mọi sự tướng, mà không chấp thấy là có (Chân không bất không, diệu hữu phi hữu).

 

Chẳng phải riêng sư cô ấy lạc lầm, trong hiện tại có rất nhiều vị tu học Phật pháp đã sa vào hầm hố đó. Thật là điều không may và đáng thương cảm!"

 

Nay nhân tiện xin tạm mượn sự việc trên để giải thích về ý nghĩa "tự không" của câu niệm Phật.


Theo quan niệm địa dư xưa, người Trung Hoa cho rằng vùng đất của loài người ở là một châu lớn, chỗ họ cư trú thuộc Trung Quốc. Phía Ðông của châu ấy là biển cả, muôn dòng nước ở lục địa đều chảy ra đó. Người Việt Nam hấp thụ văn hóa Trung Hoa, cũng đồng với quan điểm ấy. Bởi thế cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới có câu: "Hồng nhật Ðông thăng tri đại hải. Bạch vân Tây vọng thị thần châu".

 

Và theo thiên văn học xưa, người Trung Hoa bảo rằng các vì sao đều chầu hướng về ngôi Bắc Ðẩu. Ðể dẫn giải cho Phật pháp, Triệt Ngộ đại sư cũng phương tiện mượn quan niệm thế gian ấy mà làm thí dụ. Bởi tất cả pháp đều từ nơi biển Chân Không lưu xuất và đều tan về Chân Không.

 

Bên tông Tịnh Ðộ gọi thể Chân Không đó là Tự Tánh Di Ðà. Bài kệ trên đại ý: Câu niệm Phật tánh vốn Tự Không, khi hành giả từ khởi điểm này tu tiến chứng thể tánh ấy một cách viên mãn, sẽ thức ngộ muôn pháp từ nơi đó mà lưu xuất, lại cũng qui nhập về nơi đó.

 

Như sao Bắc Ðẩu làm chủ muôn sao, muôn sao chầu về Bắc Ðẩu, biển Ðông dâng nước vào các sông ngòi, nước sông ngòi đều đổ về biển Ðông vậy.



BÀI SỐ 53

 

Ẩn tu than kẻ chấp ly kỳ

Không sắc thật quyền chẳng biết chi

Bảo Phật gỗ, đồng không độ lửa

Còn thân Phật đất, nước tan đi.


 

NHƯ Ý : Có một phái bảo TU mà còn tụng Kinh, niệm Phật, lễ thờ Phật là còn chấp, đó chỉ là lối tu hình tướng bên ngoài, Phật đất không độ được nước, Phật Giấy, Gỗ,  Đồng không độ được lửa, chỉ của chân KINH, chân PHẬT  mới độ cho được GIẢI THOÁT thành công.

Lời nói dường như Tự-tại Vô-ngại,  song đường lối mật truyền của họ vẫn ở trong vòng chấp LIỄN, vòng  điện chạy qua châu Thân gọi là Tiểu châu thiên mà thôi, họ không biết tượng Phật là Quyền để dẫn người tu đi đến chỗ THẬT, như QUYỀN cũng chính là Thật, Kinh Pháp là chiếc bè đưa sang sông, là ngón tay chỉ Mặt-Trăng, khi chưa qua được vòng KHỔ ẢI phải nhờ chiếc bè, khi chưa thấy được TRĂNG,  Tánh phải nương ngón Tay.

 

KINH và TƯỢNG đều là  Huyễn-hữu hay Huyễn-sắc, nhưng cũng chính là Chân-không, xưa có một vị hành giả đến hỏi một vị Tôn-túc, Phật ở đâu?

Đáp: Đang ngồi trên bàn thờ Chánh-điện, hành giả lại gạn, Không Ý tôi hỏi là Thật Phật kìa, vị Tôn-túc vẫn đáp đang ngồi ở Chánh-điện, đây là chỉ cho Quyền Phật Tức Thật Phật các pháp đều là CHÂN NHƯ PHÁP.

Lại có vị Tăng đến hỏi một bậc Thiền-Bá, khi kiếp lửa đốt cháy cả thế gian Chân-tánh có theo đó mà bị thiêu hoại hay không?

 

Đáp: Đều theo đó mà bị cháy tan cả, vị Tăng ngơ ngác không hiểu, Đến khắp danh lam ở các Núi tham phỏng hơn 10 năm sau mới tỏ Ngộ và Bởi thế mới có lời nguyền ngữ:

 

“Một câu kiếp lửa tiêu tan hết, ngàn núi bôn Mang Phận Nạp Tăng.”

 

 Trên đây là Ý Chân-không Chẳng ngoài Huyễn-sắc.



Kệ Niệm Phật

 

 

(Hòa Thượng Thích Trí Tnh son)

 



Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn

Tâm tiếng hiệp khắn nhau                         (H Th Công Phu)

Thường niệm cho rành rõ



 

Nhiếp tâm là Định học

Nhận rõ chính Huệ học

Chánh niệm trừ vọng hoặc

Giới thể đồng thời đủ                         (Tương Ưng vi Gii, Đnh, Hu)



 

Niệm lực được tương tục

Đúng nghĩa chấp trì danh

Nhất tâm Phật hiện tiền                            (S Nht Tâm)

Tam-muội sự thành tựu



 

Đương niệm tức vô niệm                            (Lý nht Tâm)

Niệm tánh vốn tự không

Tâm làm Phật là Phật

Chứng lý pháp thân hiện





Nam mô A Di Đà

Nam mô A Di Đà

Cố gắng hết sức mình

Cầu đài sen thượng phẩm            (Phát Nguyn Vãng-sanh Cc-lc)

 

 

Phổ-Hiền Bồ-Tát bèn quán sát tâm niệm của hết thảy đại chúng hiện tiền, mà dạy rằng :

 

- Nầy Phật tử, khi đức Thế-Tôn Thích-Ca Mâu-Ni thị hiện thành đạo, và bắt đầu hóa độ chúng sanh cang cường, Ngài đã vì hạng tiểu căn mà khai diễn tiểu pháp kẻo họ kinh nghi ... Nay đã tới thời kỳ giảng nói Đại pháp.

 

Cũng chỉ là một pháp Niệm Phật, nhưng kẻ hạ liệt chí nhỏ, mong cầu xuất ly tam giới, thì niệm Phật chỉ là pháp Thanh-văn, Duyên-giác. Như-Lai vì họ mà dạy HIỆN TẠI LẠC TRÚ.

 

Riêng chư vị Bồ-Tát sơ phát tâm, dùng niệm Phật để thâm nhập Như-Lai tạng tâm thì không dính mắc vào hiện tại. (HIỆN TẠI LẠC TRÚ)



 

BÀI SỐ  38

 

Ẩn tu suy gẫm sức hồng danh

Phước huệ Tăng-kỳ kết tụ thành

Sáu chữ chí tâm tiêu vạn tội

Một câu chín phẩm thoát siêu sanh.

 

 

NHƯ Ý : ĐỨC A-DI-ĐÀ trong vô lượng vô biên a tăng Kỳ-kiếp đã tu sáu độ muôn hạnh, đến khi thành PHẬT mới có TÔN hiệu ấy. Bởi thế nên Hồng-danh của ngài là sự KẾT-TỤ, là tinh túy của TRÍ-HUỆ Phước-đức đã tu bồ-tát hạnh trong VÔ BIÊN KIẾP; trong KINH có chỗ nói về 10 CÔNG ĐỨC CỦA SỰ NIỆM PHẬT.

 

10 CÔNG ĐỨC CỦA SỰ NIỆM PHẬT

 

Trong kinh nói: “ Người nào CHÍ TÂM niệm Phật, được mười món công đức như sau:

 

1.- Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ.

 

2.- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.

 

3.- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.

 

4.- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.

 

5.- Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.

 

6.- Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán rằng buộc.

 

7.- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.

 

8.- Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.

 

9.- Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật.


10.- Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng!”

 

TRÍ-ĐỘ LUẬN cũng đề cập đến công năng Thù Thắng của niệm PHẬT tam-muội. Nên NIỆM Phật sẽ tiêu TỘI chướng, sanh PHƯỚC Huệ trừ TÀ ma, trị LÀNH bệnh; hiện ra các tướng Kiết-tường.

 

Có vị phật tử đến chùa than nghèo khổ, một Sư-cụ bảo:  Chỉ sợ MI không thuộc câu A-di-đà, nếu THUỘC CÂU A-DI-ĐÀ HƯỞNG TỚI GIÀ CŨNG KHÔNG HẾT, chỉ cần phải lưu ý đến chữ THUỘC (Là hết lòng THÀNH KÍNH) này.


BÀI SỐ 39

 

Ẩn tu tuy chửa  (chưa) đến Tây Phương

Cành ngọc chim linh ứng mộng thường

Rõ biết tâm lành sanh cảnh tịnh

QUẢ-NHÂN cảm hiện lẽ CHIÊU CHƯƠNG. (ĐƯƠNG NHIÊN)

 

 NHƯ Ý : Như trên Đã nói HỒNG DANH A-DI-ĐÀ là kết tinh của vô lượng Phước-Đức Trí-Huệ, nên khi niệm Phật thì những công năng quả báo lành ứng HIỆN.

Có nhiều vị hoặc TRONG Giấc-mộng hoặc ĐANG lúc niệm-Phật, thấy Hoa sen Ao báu, Lưới châu, Lầu ngọc, Chim linh, Đất vàng… Cho đến Phật, Bồ tát cảm hiện; những điều này trong Vãng Sanh lục và Tịnh Độ Thánh Hiền lục (MẤY ĐIỆU SEN THANH) đều có ghi chép.



KINH-VĂN:


Bấy giờ, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu từ trong pháp hội bước ra, cung kính đảnh lễ Thế-Tôn, rồi chấp tay hướng về ngài Phổ-Hiền Đại Bồ-Tát, mà thưa rằng:

- "Kính bạch Đại-sĩ, con thường nghe chư vị trưởng lão từng tham dự những buổi thuyết pháp đầu tiên của đức Thế-Tôn tại vườn Lộc-Uyển, dạy rằng hoặc niệm Phật, hoặc niệm Pháp, hoặc niệm Tăng để được hiện tại lạc trú. Ý nghĩa ấy như thế nào ? Cứu cánh của môn niệm Phật có phải chăng là để được như vậy hay không ? Ngưỡng mong Đại-sĩ từ bi chỉ dạy, ngõ hầu các chúng sanh thời Mạt pháp khỏi rơi vào mê lầm, thác ngộ".

Phổ-Hiền Bồ-Tát bèn quán sát tâm niệm của hết thảy đại chúng hiện tiền, mà dạy rằng :

- "Nầy Phật tử, khi đức Thế-Tôn Thích-Ca Mâu-Ni thị hiện thành đạo, và bắt đầu hóa độ chúng sanh cang cường, Ngài đã vì hạng tiểu căn mà khai diễn tiểu pháp kẻo họ kinh nghi ... Nay đã tới thời kỳ giảng nói Đại pháp. Cũng chỉ là một pháp Niệm Phật, nhưng kẻ hạ liệt chí nhỏ, mong cầu xuất ly tam giới, thì niệm Phật chỉ là pháp Thanh-văn, Duyên-giác. Như-Lai vì họ mà dạy hiện tại lạc trú.

“ Riêng chư vị Bồ-Tát sơ phát tâm, dùng niệm Phật để thâm nhập Như-Lai
tạng tâm thì không dính mắc vào hiện tại.

Vì sao chư Bồ-Tát sơ phát tâm lại không được dính mắc vào hiện tại ?

Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại khắc chế, hiện tại tương ưng, hoặc hiện tại biện giải, thì bị rơi vào ảo tưởng của sắc uẩn.

Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại phan duyên, hoặc hiện tại ly trần, hoặc hiện tại vô ký, tức thì đang bị nhiễu loạn bởi ảo tưởng của thọ uẩn.

Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại tỉnh chỉ, hoặc hiện tại luân chuyển, hoặc hiện tại nương gá, tức thì đang bị chi phối bởi ảo tưởng của tưởng uẩn.

Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại sanh khởi, hiện tại tương
tục, hoặc hiện tại đoạn diệt, hoặc hiện tại bất động, tức thì đang bị trôi lặn theo ảo tưởng của hành uẩn.

Nếu Bồ-Tát sơ phát tâm dính mắc vào hiện tại phỉ lạc, hoặc hiện tại vong ưu, hoặc hiện tại mông muội, tức thì đang bị triển chuyển bởi ảo tưởng của thức uẩn.”

Lại nữa, Bồ-Tát sơ phát tâm muốn xoay cái vọng tưởng hư dối sanh diệt trở lại với chân tâm thanh tịnh thường trụ thì phải dùng pháp gì, nếu không là danh hiệu Như-Lai ? Làm thế nào để chặt đứt gốc rễ phiền não, nếu không sử dụng lực vô úy của danh hiệu Như-Lai ? Làm thế nào để diệt trừ sạch hết sáu tên giặc khác trần nếu không hiển thị công năng nhiệm mầu đệ nhất của danh hiệu Như-Lai ?

Nầy Phật tử, cõi Diêm-phù-đề nầy vốn lấy âm thanh làm thể. Dó đó, nhiều chúng sanh có thể nương nơi âm thanh viên mãn mà chứng viên thông. Như vậy, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là âm thanh tối thắng, đưa chúng sanh thâm nhập Như-Lai tạng diệu chân như tánh. Vì thật tướng của danh hiệu là vô tướng, không đọa vào nhân duyên, không lạc vào tự nhiên, chẳng hòa hợp, chẳng phi hòa hợp. Luôn vắng lặng, chu biến khắp mười phương. Tùy theo tín tâm, công năng tu tập mà phát huy diệu dụng.

Nầy Phật tử, danh hiệu Phật chính là Bồ-đề-tâm, vì là chủ tể các thiện pháp, và luôn luôn sanh ra tất cả Phật Pháp.

Danh hiệu Phật chính là Bồ-đề-nguyện, vì là cửa ngõ xu hướng Vô-thượng-giác, và luôn luôn dẫn dắt chúng sanh tới Nhứt-thiết Chủng-trí.

Danh hiệu Phật như mặt trời, vì có uy lực phá trừ si ám, ban phát ánh sáng thiện căn cho nhân gian.

Danh hiệu Phật như kình ngư, vì có thể bơi lội tự tại trong đại dương khổ não, mà chẳng bị sóng dữ phiền não vùi chôn, cuốn lấp.

Danh hiệu Phật như giống chắc thật, vì có thể lưu xuất tất cả phước đức vô lậu.

Danh hiệu Phật như trận mưa lớn, vì khiến hạt giống Bồ-đề nẩy nở, sanh sôi.

Danh hiệu Phật như ruộng tốt, vì có thể trưởng dưỡng hết thảy bạch tịnh pháp.

Danh hiệu Phật như nước cam lồ quý báu, vì có thể tẩy rửa mọi thứ phiền não dơ bẩn, khiến vọng tâm trở thành đài gương làu làu sáng sạch.

Danh hiệu Phật như ngọn lửa mạnh mẽ, vì có thể đốt tan rừng rậm kiến chấp.

Danh hiệu Phật như trận cuồng phong vô ngại khắp thế gian, vì nó cuốn phăng tất cả bụi mù tà kiến, hí luận, thiên kiến.

Danh hiệu Phật như tuệ nhãn xuyên thấu mọi pháp và thấy rõ khắp tất cả chướng ngại, hiểm trở.

Danh hiệu Phật như chiếc xe khổng lồ, vì có thể chuyển vận hết thảy Bồ-Tát sơ phát tâm nhanh chóng tới Phật địa.

Danh hiệu Phật như căn nhà to rộng của Như-Lai, vì khiến chúng sanh không còn sợ hãi, bất an.

Danh hiệu Phật như cung điện nguy nga tráng lệ, vì giúp chúng sanh tu tập và khai phát vô lượng tam muội.

Danh hiệu Phật là chỗ nương tựa chắc chắn cho tất cả Bồ-Tát sơ phát tâm, vì luôn chứa nhóm và và lưu bố hết thảy Bồ-Tát hạnh.

Danh hiệu Phật như từ mẫu, vì ấp ủ, che chở và sanh ra tất cả Bồ-Tát, nuôi lớn căn lành cho hết thảy chúng sanh.

Danh hiệu Phật như kim cương bất hoại, lại có thể đập vỡ tất cả các pháp hữu lậu.

Danh hiệu Phật là vị thuốc A-già-đà, vì có thể chữa được tất cả bịnh tật cho chúng sanh.

Danh hiệu Phật như liên hoa, vì không bao giờ bị nhiễm ô bởi những pháp thế gian.

Danh hiệu Phật như tượng vương hùng dũng, có thể chà đạp tất cả điên đảo tưởng ngang trái, hung hiểm.

Danh hiệu Phật như hạt châu Ma-ni, có thể dùng phát chẩn cho tất cả chúng sanh sanh nghèo khó phước đức và trí tuệ.

Danh hiệu Phật như thủy thanh châu, vì có thể lóng sạch tất cả dây trói sanh tử.

Danh hiệu Phật như ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Thế-Tôn Như-Lai, Ưng-cúng, Chánh-đẳng-giác, do đó tất cả thế gian nên cúng dường, hân ngưỡng, tán thán ...

Danh hiệu Phật như Pháp thân bất tư nghị, vì luôn lưu xuất tất cả thân của chúng sanh.

Danh hiệu Phật như Báo thân tư nghị, vì luôn sanh ra vô lượng vi trần thân trong tâm tưởng mọi chúng sanh.

Danh hiệu Phật như Hóa thân Phật bất tư nghị, vì luôn hiện thân Phật ngay nơi thân và tâm của người xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật.

Danh hiệu Phật chính là Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ, vì hiển thị Báo thân viên mãn lưỡng túc của giác quả.

Danh hiệu Phật chính là Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ, vì dung nhiếp Hóa thân tùy nguyện vãng sanh của chư vị Thượng thiện nhân khắp mười phương thế giới.

Danh hiệu Phật chính là cõi Cực-Lạc vì tự thân trang nghiêm và tự tâm trang nghiêm.

Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.

Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật thành tựu vô lượng vô biên công đức như thế. Cho nên, phải nói rằng danh hiệu Phật chứa đựng vô lượng vô biên công đức của hết thảy Phật pháp, khai vô lượng vô biên diệu dụng, hiển thị vô lượng vô biên uy lực, giải ngộ vô lượng tri kiến giải thoát, siêu việt mọi tư duy, ngôn từ.

Tại làm sao thế ?

Bởi vì nhân nơi danh hiệu Phật mà xuất sanh và lưu bố tất cả Bồ-đề tâm, tất cả bồ đề nguyện, tất cả Bồ-đề hạnh. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều từ danh hiệu Phật mà phát sanh ra. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều do danh hiệu Phật mà thành đạo, chuyển pháp luân, giáo hóa nhị thừa, điều phục chúng sanh cang cường, tội khổ, tham đắm. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều y cứ danh hiệu Phật mà kiến lập Hoa-Tạng Thế-Giới Hải, trang nghiêm vi trần số cõi Phật.

Cho nên, nếu chúng sanh nào nhất tâm xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, tức là xuất sanh vô biên công đức vô lậu bất khả tư nghị, đủ năng lực viên mãn Bồ-tát-đạo, phát huy diệu dụng của tam thân, tứ trí, thập lực, từ vô-úy, tứ vô-lượng-tâm, lục ba-la-mật, thập bát bất-cộng v.v...

Nầy Phật tử, thí dụ như có người được món thuốc A-già-đà công hiệu bậc nhất thế gian, thì chữa được năm thứ bệnh bức não, sợ hãi. Như là: Lửa lớn không thể đốt cháy, độc dược chẳng làm thương tổn tánh mạng; gươm dao sắc bén chẳng thể chặt đứt nổi. Nước lũ bộc lưu không thể nhận chìm được. Khói cay không thể làm cho ngộp thở được.

Cũng như thế, Bồ-Tát Sơ phát tâm nếu thường xuyên xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, tức là luôn luôn uống món thuốc nhứt-thiết-trí Bồ-đề-tâm, thì ngọn lửa tham lam không thể đốt cháy được. Độc dược sân hận chẳng thể làm thương tổn chân tâm. Gươm đao kiến chấp chẳng thể chặt đứt tuệ mạng. Dòng nước lũ hữu lậu không thể nhận chìm chiếc thuyền bát-nhã được. Và đám khói tà kiến không thể làm cho ngộp tắc hơi thở giác ngộ được.

Thí dụ như có người cầm thanh bảo kiếm vô năng thắng ở trong tay, thì tất cả oán địch đều tránh dang ra xa, chẳng dám chống cự. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm bền chí mà xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, chính là cầm lưỡi kiếm vô năng thắng đại Bồ-đề tâm tức thì đẩy lùi oán địch vô minh, tà kiến và hàng phục vọng tưởng ...

Thí dụ như có người cầm viên thuốc Ma-ha-ưng-già thì tất cả rắn độc, rết độc, trùng độc, nghe mùi liền tránh xa. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm giữ trong mình một viên thuốc tối diệu tối thắng đại Bồ-đề tâm, đó là danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì tất cả rắn độc thập triền, rết đọc thập sử, trùng độc phiền não nghe hơi thảy đều tiêu hoại.

Thí dụ như có loài dược thọ tên là San-đa-na, người nào dùng vỏ cây để thoa vào chỗ ghẻ lở, thì hết đau nhức và ghẻ lở liền lành lặn như xưa. Vỏ cây ấy vừa bị bóc ra, thì nối liền lại ngay, lấy mãi không hề hết được. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm liên tục xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, chẳng khác nào trồng cây dược thọ nhứt-thiết-trí. Nếu có người nào gặp gỡ mà phát khởi lòng tin, thì ghẻ lở phiền não, nghiệp chướng đều bị trừ diệt, thân tâm không còn đau khổ. Nhưng cây dược thọ nhứt-thiết-trí không hề tổn hại mảy may. Danh hiệu Phật vẫn y nguyên bất động.

Thí dụ như có người ném vào khoảng đồng trống một nhúm rễ cây Hương-phụ, chẳng bao lâu, nảy nở vô số giống cây ấy lan tràn che khuất cả cánh đồng rộng lớn. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm quyết tâm gieo trồng trên mảnh ruộng tâm một nhúm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, tựa như ươm bón thế rễ cây không tánh. Chẳng bao lâu, sẽ sanh sôi nẩy nở vô số thảo mộc Phật Tri Kiến, tràn lan che lấp cả cánh đồng vô minh.

Thí dụ như có người uống hoàn thuốc kiện cường trí nhớ, nhờ vậy những gì nghe thấy đều ghi nhớ chẳng quên. Cũng như thế, Bồ-Tát Sơ phát tâm trang bị thân tâm bằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì thọ trì tất cả Phật Pháp đều không quên sót.

Thí dụ như viên ngọc châu lưu ly, muôn ngàn năm lăn lóc nơi chỗ nhơ bẩn, uế tạp, mà chẳng nhiễm ô, vì bản tánh của lưu ly vốn luôn luôn trong sạch. Cũng như thế, Bồ-tát Sơ phát tâm ngày đêm thủ hộ thân tâm bằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật mà chen lộn nơi cõi dục ác trược, vẫn chẳng bị ngu si, tà kiến làm cho loạn nhiễm. Bởi vì bản chất của Nam-mô A-Di-Đà Phật vốn thanh tịnh như pháp giới tánh, vô cấu như hư không tánh.

Thí dụ như cây Ba-lợi Chất-đa-la dẫu chưa đơm hoa, khai nụ, nhưng mọi người đều biết rằng chính loại cây này sẽ sản xuất vô số bông hoa mỹ diệu, thù thắng. Cũng như thế, năng lực niệm Phật của vị Bồ-Tát sơ phát tâm dẫu chưa phá sanh nhứt thiết chủng trí, nhưng ai nấy đều biết chắc chắn rằng danh hiệu Phật chính là nơi xuất sanh vô số Bồ-đề diệu hoa cho hết thảy chúng nhân thiên.

Thí dụ như viên ngọc Ma-ni quý hơn cả tam-thiên đại-thiên thế giới, dẫu bị nứt bể một góc cạnh, nhưng những thứ vật báu khác vẫn chẳng thể so sánh nổi. Cũng như thế Bồ-Tát sơ phát tâm chấp trì danh hiệu Phật, tuy nết hạnh và trí đức còn kém khuyết vẫn vượt lên trên nhị thừa và hàng hữu học khác.

Thí dụ như cây kim cương, những người đầy đủ sức mạnh vẫn không thể sử dụng nổi, chỉ trừ đại lực sĩ Na-La-Diên. Cũng như thế, hành nhị thừa và kẻ phàm ngu chẳng thể tín thọ danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Chỉ trừ hạng Bồ-Tát sơ phát tâm từng gieo trồng hạt giống Bát-nhã từ vô lượng kiếp sâu xa, mới saün đủ thiện căn, phước đức và đại nhân duyên để chấp trì và hưởng dụng giác quả vô lậu ấy.

Thí dụ như trên bảo tòa Kim-cương giữa đại thiên thế giới, có thể giữ vững chư Phật ngồi đạo tràng, hàng phục quần ma, thành đạo vô thượng chính giác, mà tất cả những thứ bảo tòa khác đều không kham nổi. Cũng lại như thế, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật có thể giúp Bồ-Tát Sơ phát tâm trụ vững tất cả hạnh nguyện, các món ba-la-mật, bốn món vô-sở-úy, thọ ký, cúng dường ... mà tất cả pháp môn khác thì chẳng có công năng nầy, tất cả hạnh tu khác thì chẳng có lực dụng này.

Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật hiển thị vô lượng vô biên cho đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết công đức thù thắng như vậy. Ta dẫu biến hiện hằng hà sa thân tướng trong vi trần sát quốc độ trải qua muôn ức na-do-tha đại kiếp, để xưng tán thì cũng không cùng tận.

Ngài Đại Bồ-Tát Phổ-Hiền ở trước đức Như-Lai tuyên thuyết ý nghĩa và xưng tán công đức của danh hiệu Phật vừa xong, cả thảy đại chúng đều đắc Vô-lậu Công-đức Đà-ra-ni. Trưởng giả Diệu-Nguyệt cùng chư vị Bồ-Tát sơ phát tâm đều chứng được Niệm Phật Tam-muội, tất cả chư Bồ-Tát mười phương đều đắc Hồng-danh Công-đức Tạng.

Khi ấy, trời mưa hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa, hoa Ma-ha Mạn-thù-sa, để rải cúng dường đức Như-Lai cùng hết thảy chúng hội đạo tràng.


HT. Thích Trí Tịnh

KHUYẾN TẤN TU HÀNH

 

NGÀY KHÁNH TUẾ 17/ 07 NĂM QUÍ MÙI (2003)


 

Người xưa thường nói: Sanh tử sự đại”, nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên thấy không quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sanh tử mà thôi.

 

Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sanh tử luân hồi. Vì thế, gặp được rồi thì mình phải cố gắng để vững bền trong chánh pháp. Cho nên, Phật dạy tất cả đều phải tinh tấn nhất tâm. Nhưng chúng ta lại có cái lỗi là luôn phóng dật, giải đãi. Trong luật, những khi có việc gì thì các vị Trưởng lão, các vị Đại đức cũng đều khuyên nhắc: “Phải tinh tấn, mạc phóng dật”. Chỉ có hai điều đó thôi!

 

Phóng dật ở nơi thân khẩu thì dễ biết, còn ở tâm ý thì rất khó biết. Hễ duyên theo lục trần, đều là phóng dật. Do đó, ai nấy cần phải nhất tâm, phải chánh niệm. Chánh niệm đứng đầu là ba niệm: niệm Phật, niệm Pháp, NIỆM TĂNG. Đừng để nó rời!

 

Niệm “Phật” thì niệm hồng danh, niệm tướng hảo, niệm công đức.

 

Niệm “Pháp” phải thuộc kinh, vì nhớ đến kinh pháp tức là niệm Pháp.

 

Niệm TĂNG thì ở nơi đức Quán Thế Âm Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát hay Phổ Hiền Bồ tát; cho đến Di Lặc Bồ tát, Địa Tạng Bồ tát… đều là Bồ tát Tăng đáng để cho chúng ta nghĩ đến các Ngài và công hạnh của các Ngài.

 

Nếu tâm mình thường nghĩ tưởng như vậy thì bớt phóng dật, hễ bớt phóng dật tất được tinh tấn. Tinh tấn dần từ một ngày, hai ngày, ba ngày, cho đến nhiều tháng nhiều năm thì lần lần cội Bồ đề mà mình vun trồng sẽ càng thêm to lớn, vững mạnh.

 

Người xưa khi vào trong đạo liền tìm cách gì để được Định, được Huệ. Chúng ta ở trong thời mạt này lăn lóc ở trong ồn náo, nhiều chuyện, nhiều việc, đông người. Cho nên, tôi thường nhắc nhở sự tu hành của mình giống như là tu mót. Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua. Gặp việc thì làm việc, rảnh việc thì nhiếp tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng; được một phút thì tốt một phút, được một giờ thì tốt một giờ, thế nên đừng bỏ qua việc tu mót.

 

Ví như những người ở quê ngày xưa đi mót lúa, tuy chỉ mót lúa như vẫn nuôi thân được, nuôi gia đình được, đủ lúa đủ gạo để ăn. Mình đây cũng vậy, nếu cố gắng mót thì cũng được đầy đủ nơi đạo pháp, nuôi lớn Pháp thân huệ mạng của chính mình.

 

Nếu huynh đệ thực hành một thời gian rồi nghiệm lại, giờ tu mót lại nhiều hơn thời khóa tu hành. Vì thế, nếu bỏ qua thì bỏ phí rất nhiều thời gian. Ai cũng có công việc hết, nhưng rồi cũng có xen kẽ, lúc tâm trí mình được rảnh rang thì gắng giữ ba điều: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Được vậy, phóng dật bớt dần lại, tương ưng với phần tinh tấn. Nếu trọn đời mình sống trong chánh pháp của Đức Phật thì đường đạo mỗi ngày sẽ mỗi tăng tiến lên.

 

Vọng tâm, vọng niệm dễ sanh. Những phiền não nghiệp chướng cũng dễ phát khởi. Do vì cảnh duyên bên ngoài trợ giúp cho mấy thứ đó phát triển, tăng trưởng. Mình ở trong thời mạt pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như ở nơi giữa dòng sông, chẳng những là nước mà lại có sóng lớn nữa, luôn luôn lúc nào cũng có sóng hết. Trong đó phải bơi phải lội thì việc đó cần cố gắng lắm mới được! Có cố gắng mới thành công. Do đó, cần phải lập nguyện, chí nguyện sẽ giúp mình thêm cố gắng và vững chắc hơn ở nơi đường đạo.

 

Chí nguyện phải thật vững để giúp cho nghị lực, vì có chí nguyện ắt có nghị lực. Như thế mới vững vàng được ở nơi những luồng sóng dập dồn, nếu sơ suất liền bị chìm. Nói tiếng chìm, huynh đệ cần phải suy nghĩ cho kỹ!

 

Nơi cõi ngũ trược này, phát chí nguyện phải dũng mãnh, nghị lực cũng phải dũng mãnh. Ở trong cái khó mà tu tập thì hạnh đức cao vời. Khó thì dễ hư nhưng thành tựu được thì công cao. Do đó, trong kinh Duy Ma Cật nói: “Bồ tát ở nơi cõi đời này, có những công đức mà nơi cõi khác không có được”. Chính là ý này vậy.

 

Huynh đệ biết khó thì phải cố gắng. Lập chí lập nguyện cố gắng vượt lên. Luôn luôn kiểm soát tâm ý của mình lẫn cả về hành động và lời nói. Kiểm soát nếu thấy không đúng thì sửa lại cho đúng. Ai cũng đều có lỗi, nhưng có lỗi mà biết sửa đổi thì thành tốt.

 

Mong rằng chư huynh đệ đều nhất tâm tinh tấn tu hành!




BÀI SỐ 40

 

Ẩn tu niệm Phật suốt thâu canh

Cam lộ từ răng đượm ngọt thanh !

Khát nước đã nhờ công đức thủy

Lam Kiều chi nhọc hỏi Vân Anh ?

 

Lam Kiều vốn thật nơi TIÊN ở,

Hà tất nhọc nhằn ĐẾN Ngọc Kinh.)

 

 

NHƯ Ý : BÙI-HÀNG trên chiếc thuyền đò dọc to rộng, thấy một THIẾU-PHỤ rất đẹp nghi không phải người PHÀM , dâng bài thơ ƯỚM HỎI (Hỏi thử để thăm dò ý kiến xem có thuận không ) như sau:

 

Kẻ Hồ người Việt còn mơ tưởng,

Huống  gặp THIÊN TIÊN cách bức mành,

Cung Khuyến thẳng như chầu NGỌC ĐẾ,

Xin theo loan hạc đến mây xanh.

 

 

Thiếu  phụ không nói sai thị nữ đưa lại bài thơ khác,

 

NHẤP chén Quỳnh Tương suối cảnh sinh, 

Huyền Sương  giã thuốc thấy  VÂN ANH.

LÂM KIỀU cũng QUÁN THẦN  TIÊN đấy,

Chi phải NHỌC MÌNH đến Ngọc kinh.

 

NHẤP  là  UỐNG một chút hoặc uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi nhấp thử ngụm rượu.) 

 

Sau đó chàng nhân có Diệp qua cầu LAN , vào QUÁN gần đó xin nước uống thấy 1 nàng tuyệt đẹp hỏi ra tên là vân Anh, nhớ lại chuyện trước Chàng liền Xin cầu hôn, bà Mẫu đòi sính lễ một chiếc CHÀY Ngọc vì bà hiệu có một chiếc CỐI Ngọc, cần thêm Chày để giã luyện vị thuốc tiên tên là Huyền-xương.

 

Kết cuộc, Bùi hàng tìm được Chày Ngọc và Thành Hôn cùng cô Gái, về sau  TIÊN ĐƠN luyện thành, Vợ Chồng cùng bà Mẫu đồng bay lên mây; câu chuyện LAM KIỀU là thế, duyên kiếp trước đã đưa BÙI HÀNG gặp VÂN ANH và thành đạo quả.

 

Hành giả Tịnh độ khi niệm PHẬT (đến TÂM CHÍ THÀNH, quên  cả THỜI gian KHÔNG gian: Ẩn tu niệm Phật suốt thâu canh ) cũng  sẽ  Cảm Hiện Nước Cam Lồ thơm ngọt nơi miệng và sau sẽ sanh về AO BÁU thơm lành có BÁT CÔNG ĐỨC thủy ở Tây Phương.

 

Nước có tám thứ công đức ấy là:

 

THƠM NGỌT, MÁT SẠCH, TRONG SÁNG , CHÂN NHUẬN VÀ TÙY TÂM.

 

( Nước ao đã từ Như-ý-châu vương sanh, tức là thuộc về như ý thủy. Nước này có tám công đức:

 

 1. Trong sạch, trơn nhuần, nhiếp về sắc nhập.

2. Thơm tho, không mùi hôi, nhiếp về hương nhập.

3. Nhẹ nhàng.

4. Mát mẻ.

5. Nhu nhuyễn; ba điều này nhiếp về xúc nhập.

6. Ngon ngọt, nhiếp về vị nhập.

7. Uống vào điều hòathích ý.

8. Uống xong tăng ích thân căntiêu trừ các bệnh; hai điều nhiếp về pháp nhập. )

 

***

 

 

Lam Kiều

 

 

LAM KIỀU là một cái cầu bắc trên sông Lam, thuộc tỉnh Thiểm Tây bên Tàu, tương truyền là nơi TIÊN ở.

 

 

Đời nhà Đường, triều Mục Tông (821-825), có một chàng nho sĩ tên BÙI HÀNG, lều chõng đi thi bao lần đều hỏng. Một hôm, Bùi Hàng thuê đò đi Tương Hán định sang ghé Ngọc Kinh để xem phong cảnh. Cùng đáp một chuyến đò có một mỹ nhân tên Vân Kiều, sắc nước hương trời, con người đoan trang, thùy mị. Bùi Hàng sinh cảm mến, mong được giao duyên, mới mượn thơ thay lời, nhờ người Nữ Tỳ của giai nhân đưa hộ:

 

 

Kẻ Hồ, người Việt còn thương nhớ,

Huống cách người tiên chỉ bức mành.

Ví được Ngọc Kinh cùng nối gót,

Xin theo loan hạc đến mây xanh.

 

(Bản dịch của Phan Như Xuyên)

 

 

Nguyên văn:

 

Đồng vi Hồ Việt do hoài tưởng,

Huống ngộ thiên tiên cách cẩm bình.

Thắng nhược Ngọc Kinh triều hội khứ,

Nguyện tùy loan hạc nhập thành vân.

 

 

VÂN KIỀU xem thơ, vui vẻ mỉm cười. Nhưng thơ đi mà tin chẳng lại, Bùi Hàng rất lo lắng, băn khoăn. Nhưng khi đò sắp ghé bến, Bùi Hàng bỗng tiếp được thơ do người Nữ tỳ của giai nhân đưa đến:

 

Uống rượu Quỳnh Tương trăm cảnh sinh,

Huyền Sương giã thuốc thấy Vân Anh.

Lam Kiều vốn thật nơi tiên ở,

Hà tất nhọc nhằn đến Ngọc Kinh.

 

Nguyên văn:

 

Nhất ẩm Quỳnh Tương bách cảnh sinh,

Huyền Sương đảo tận kiến Vân Anh.

Lam Kiều tự hữu thần tiên quật,

Hà tất khí khu thượng Ngọc Kinh.

 

Bùi Hàng không hiểu ý nghĩa ra sao, định hỏi; nhưng thuyền vừa ghé bến thì Vân Kiều đã thoáng mất. Nghiền ngẫm hai câu thơ cuối,

 

Lam Kiều vốn thật nơi TIÊN ở,

Hà tất nhọc nhằn ĐẾN Ngọc Kinh.)

 

Bùi Hàng KHÔNG đến Ngọc Kinh, mà hỏi dò người, tìm đến Lam Kiều. Trời trưa nắng gắt, Bùi Hàng mệt mỏi, mồ hôi nhuễ nhoại. Ghé vào hàng nước, nghỉ chân, hỏi nước uống. Bà lão chủ quán bảo người con gái đem nước ra. Nàng rất đẹp, trông dáng vẻ tựa Vân Kiều. Bùi Hàng hỏi, thì ra nàng là em của Vân Kiều, tên VÂN ANH. Bùi Hàng mừng rỡ, cho là gặp duyên trời định, mới thuật lại cả hai bài thơ.

 

Bà lão cười, bảo: - Hẳn là con Vân Kiều muốn xe duyên EM nó cho cậu đó. Bùi Hàng nghe nói lấy làm hớn hở. Nhưng bà lão cho biết là hiện bà có cái CỐI ngọc , song thiếu chiếc CHÀY ngọc để giã thuốc HUYỀN SƯƠNG, nếu Bùi Hàng tìm được Chày  ngọc thì bà sẽ gả Vân Anh cho. Bùi Hàng bằng lòng.

 

Nhưng đi tìm mãi khắp nơi mà không biết ở đâu có chày ngọc. Lòng buồn tha thiết. Tưởng hoàn toàn thất vọng, chàng đi lang thang. May mắn, một hôm, chàng gặp được TIÊN cho chiếc chày ngọc. Thế là duyên thành. Sau cả hai vợ chồng Bùi Hàng đều tu thành tiên cả.

 

Nguyễn Tử Quang 

Điển hay tích lạ

 

 

 

CAM-LỘ PHÁP THỦY

 

Lòng NÓNG giận là tập tánh từ kiếp trước, muốn đối trị, nên tưởng như mình

ĐÃ chết. Thế thì mặc ai bôi hương thoa lọ, nơi ta nào có can gì? Dù gặp

những cảnh trái lòng đến đâu đi nữa, cũng cứ tưởng rằng mình đã chết, tự

nhiên tánh giận hờn không thể nổi lên.

 

 

Đây là món “CAM-LỘ PHÁP THỦY” của đức Như Lai truyền dạy, để rửa hết kết nghiệp của tất cả chúng sanh.

 

 

Nay tôi vì các hạ thuật lại, không phải tự tôi đặt điều ức thuyết. Nếu không niệm Phật cầu về Tây phương, tuy sanh lên chỗ cực tôn quí như trời Phi Phi

Tưởng, khi phước báo đã hết, vẫn bị luân chuyển trong sáu đường. Như

dùng hết lòng thành khẩn niệm Phật, dù sắp đọa VÀO Địa ngục A tỳ, cũng có

thể nhờ Phật tiếp dẫn.

 

 

Vậy muôn lần xin chớ tự coi là THẤP KÉM, cho rằng mình nghiệp nặng e không được vãng sanh. Nếu CỐ giữ quan niệm ấy thì quyết định CHẲNG được sanh Tây phương, vì bởi thiếu sự TÍN NGUYỆN chơn thiết nên không do đâu để cảm đến Phật.

 

Ấn Quang Pháp Sư

Thơ Đáp Cư Sĩ Cừu Bội Khanh




Cam-Lộ Thủ Nhãn Ấn Pháp

 

Thứ Bốn Mươi Mốt

 

 

 

Cơ khát hữu tình vọng thanh lương
Khô mộc trùng sinh phóng dị quang
Phổ khánh từ bi sâm tạo hóa
CAM-LỘ thiên lệ tế thập phương. 

 

 

 

Tô Rô Tô Rô [45]

 

Án-- Tố rô tố rô, Bác-ra tố rô, Bác-ra tố rô,

tố rô tố rô dã, Tát-phạ hạ.


( 108  lần)

 

 

 

PHÁT NGUYỆN

 

 


Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu

nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được

nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm,

cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng

quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang

minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán

Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ

đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.

 

 

Con nguyện lâm chung không chướng ngại,

A Di Đà đến rước từ xa.

Quán Âm cam lồ rưới nơi đảnh

Thế Chí kim đài trao đỡ gót.

Trong một sát na lìa ngũ trược,

Khoảng tay co duỗi đến liên trì.

Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn

Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.

Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,

Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.

Khéo đem phương tiện lợi quần sanh

Hay lấy trần lao làm Phật sự,

Con nguyện như thế Phật chứng tri.

Kết cuộc về sau được thành tựu.

 

Nam-mô Tây-phương Cực-Lạc thế-giới,

đại-từ, đại-bi tiếp dẫn  đạo sư

A-DI-ĐÀ-PHẬT.

 

(1 lần)

 


 

Nam-mô A-DI-ĐÀ Phật

 

(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)

 

 

 

( Lại  CHUYÊN NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là ngoài thời khóa kể trên, trong một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp THÂN TÂM vào danh hiệu “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà bàn luận biết được.  Cho nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.

 

Tuy nhiên, nếu qúi vị thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1 THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”, chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như “CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).

 

***

 

 

Kinh nói rằng: Nếu muốn cho tất cả loài hữu tình đói khát được no đủ mát

                         mẻ, nên cầu nơi Tay hóa nước CAM-LỘ.”

 

 

Thần-chú rằng:  Tô Rô Tô Rô [45]

 

Chân-ngôn rằng:  Án-- tố rô tố rô, bác-ra tố rô,

                            bác-ra tố rô, tố rô tố rô dã, tát-phạ hạ.

 

 

( Có bản thiếu 2 chữ “TỐ RÔ” )

 


Kệ tụng:

Cơ khát hữu tình vọng thanh lương
Khô mộc trùng sinh phóng dị quang
Phổ khánh từ bi sâm tạo hóa
Cam lộ thiên lệ tế thập phương.


]

Chúng-sanh ĐÓI KHÁT cầu cứu độ.
Như Cây khô nhờ nước CAM-LỘ, được sống lại càng thêm tươi tốt dị thường.
Đại-từ Đại-bi phổ độ khắp PHÁP GIỚI chúng sanh.
Như một trận MƯA Cam-lộ, làm cho 10 PHƯƠNG chúng sanh được NO ĐỦ MÁT MẼ.

]

 

Theo KINH LĂNG NGHIÊM thì muốn chứa đựng nước CAM-LỘ trong TỊNH-BÌNH, để cứu độ 12 LOÀI CHÚNG-SANH, được mát mẻ no đủ, thì phải lấy nước nóng, tro và nước thơm súc rửa, để trừ bỏ tất cả chất độc trước đã, rồi mới đựng nước CAM-LỘ.

Nước CAM-LỘ do đâu mà có? Là do người TU hoặc là  THAM THIỀN, TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT… mà sanh ra.


Ẩn tu niệm Phật suốt thâu canh
Cam-lộ từ răng đượm ngọt thanh !
Khát nước đã nhờ công đức thuỷ
Lam Kiều chi nhọc hỏi Vân Anh ?

( Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh - HT Thích Thiền-Tâm)



Cũng như “AI” muốn TU-CHỨNG pháp môn “TAM-MA-ĐỊA” của PHẬT, phải tu 3 TIỆM THỨ trước đã, để trừ  tất cả BẢN NHÂN ĐIÊN-ĐẢO LOẠI-TƯỞNG, rồi mới hoặc TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT, THAM THIỀN… lần lần trải qua các ĐỊA VỊ tu chứng, giống như người uống được nước CAM-LỘ thì không còn bị ĐÓI KHÁT nữa.


Như nếu, qúy vị trì CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP thành tựu, thì TÂM qúi vị hướng tới đâu thì nước CAM-LỘ rưới tới đó, cũng như một trận MƯA LỚN  làm cho  12 chủng loại chúng sanh trong 10 phương PHÁP GIỚI được no đủ mát mẽ.



KINH VĂN:


Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.


Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.


Nếu con hướng về cõi địa ngục,
Ðịa ngục liền mau tự tiêu tan.


Nếu con hướng về loài ngạ quỷ,
Ngạ quỷ liền được tự no đủ.


Nếu con hướng về chúng Tu La,
Tu la tâm ác tự điều phục.


Nếu con hướng về các súc sanh,
Súc sanh tự được trí huệ lớn.


( KINH THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT QUẢNG-ÐẠI VIÊN-MÃN VÔ-NGẠI ĐẠI-BI-TÂM ÐÀ-RA-NI )

 

 

 

Lại nữa, nước CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP cũng có khả năng ĐOẠN TUYỆT tất cả PHIỀN-NÃO trong THÂN-TÂM của qúy vị. Cũng như người niệm PHẬT A-DI-ĐÀ vậy.



THÂN thì sanh, già, bịnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn; TÂM  thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy.

 

 

Thanh sắc tài danh thế-lợi trêu
Bể trần chìm nổi kiếp vô-liêu!
Giai-nhân kiệt sĩ chừ đâu vắng?
Dấu sử nghìn thu để hận nhiều!

Hươu Tần tranh đuổi khắp giang-san
Cỏ xót, mây thương, cuộc thảm tàn!
Lầu Hán vui trăng ai đó mấy?
Hơn thua thù hận thuở nào tan?

 

 

May gặp Như-Lai ánh huệ không
Nước dương 
(nước CAM-LỘ từ cành DƯƠNG) quyết rửa sạch mê lòng!
Đã lên non pháp quên tìm báu

Lần lựa đi về tiếc uổng công!

 

 

Vượt hết non cao vực thẳm rồi
Bên đường bỗng thấy sắc hoa tươi
Mới hay siêu đọa do mình cả
Mà cõi mười phương cũng huyễn thôi.

 

 

( Niệm Phật Phải Đoạn-Tuyệt-Phiền-Não - HT Thích Thiền Tâm )

 

 

Lại nữa, nước CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP cũng có khả năng làm cho “TAM THỪA NGŨ TÁNH GIAI TỈNH NGỘ”. Cũng như người “THAM THIỀN” vậy.




Chấn pháp lôi, kích pháp cổ,
Bố từ vân hề sái cam lồ.
Long tượng xúc đạp nhuận vô biên,
Tam thừa ngũ tánh giai tỉnh ngộ.


Dịch:


Nổi pháp lôi gióng pháp cổ,
Bủa mây từ hề, rưới cam lồ.
Voi rồng dẫm bước nhuận ân sâu,
Năm tánh ba thừa đều tỉnh ngộ.

 

Chấn pháp lôi, kích pháp cổ: Ðây chẳng qua là tỷ dụ. Chẳng phải là tiếng sấm hay tiếng sét thực. Ý nói lời Phật thuyết pháp có thể so sánh như tiếng rống của sư tử, hay âm thanh của sấm sét. Chúng sanh đương mê man trong giấc mộng, nghe được tiếng sấm sét, bèn tỉnh giấc, bỏ tà theo chánh, đó là ý của câu: "Nổi pháp lôi, gióng pháp cổ."



Bố từ vân hề, sái cam lồ: "Bố" là phân bố, rải rộng ra. Rải rộng đám mây pháp từ bi, rưới xuống trận mưa pháp cam lồ, khiến cho chúng sanh, như các cây khô héo, được hưởng mưa pháp trở thành mát mẻ tươi nhuận, để từ đó mà phục hồi được pháp thân và huệ mạng.



Long tượng xúc đạp nhuận vô biên: Lúc đó các hàng long tượng trong pháp môn, gặp mưa pháp, họ càng được thấm nhuần gấp bội. Các bậc long tượng này lại mang pháp âm, pháp vũ hiển dương, khiến cho hết thảy chúng sanh được giác ngộ, cho nên nói:

 

Tam thừa ngũ tánh giai tỉnh ngộ: "Tam thừa" là chỉ Thanh văn, Duyên giác, và Bồ-tát; Ngũ tánh là chỉ năm loại tánh: Thiện, ác, định, bất định, xiển đề. Năm loại này là bao quát hết các căn tánh của chúng sanh, từ hạng thượng căn lợi trí, tới hạng hạ căn ngu độn. Hết thảy chúng sanh đều được thấm nhuần mưa pháp.



 

(  VĨNH-GIA ÐẠI SƯ CHỨNG ÐẠO CA THIỂN THÍCH

Hòa Thượng Tuyên Hóa Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự )

 

 

 

Lại nữa, nước CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP cũng có khả năng làm cho CÂY KHÔ được sanh cành lá, trổ bông trái, huống chi là chúng sanh có tình thức ư?

 



KINH VĂN:

 

 

Đức Phật bảo ngài A Nan:



- Ông nên dùng lòng trong sạch tin sâu mà thọ trì môn Đại Bi tâm đà ra ni này và lưu bố rộng ra trong cõi Diêm Phù Đề, chớ cho đoạn tuyệt. Đà ra ni này có thể làm lợi ích lớn cho chúng sanh trong ba cõi.

 

Tất cả bịnh khổ ràng buộc nơi thân, nếu dùng đà ra ni này mà trị thì không bịnh nào chẳng lành, dùng đại thần chú này tụng vào cây khô, cây ấy còn được sanh cành lá, trổ bông trái, huống chi là chúng sanh có tình thức ư? Nếu thân bị đại bịnh, dùng chú này mà trị không lành, lẽ ấy không bao giờ có.

 

- Này thiện nam tử! Sức oai thần của Đại Bi tâm đà ra ni không thể nghĩ bàn! Không thể nghĩ bàn! Khen ngợi không bao giờ hết được, nếu chẳng phải là kẻ từ thời quá khứ lâu xa đến nay đã gieo nhiều căn lành, thì dù cho cái tên gọi còn không được nghe, huống chi là được thấy! Nay đại chúng các ông, cả hàng trời, người long thần, nghe ta khen ngợi phải nên tùy hỉ.

 

 

Nếu kẻ nào hủy báng thần chú này tức là hủy báng 99 ức hằng hà sa chư Phật kia. Nếu người nào đối với đà ra ni này sanh nghi không tin, nên biết kẻ ấy sẽ vĩnh viễn mất sự lợi ích lớn, trăm ngàn muôn kiếp không bao giờ nghe thấy Phật, Pháp, Tăng, thường chìm trong tam đồ không biết bao giờ mới được ra khỏi.

 

Khi ấy, tất cả chúng hội, Bồ Tát Ma ha tát, Kim Cang mật tích, Phạm vương, Đế Thích, tứ đại Thiên vương, Thiên, Long, quỷ thần, nghe đức Như Lai khen ngợi môn đà ra ni này xong, thảy đều vui mừng, y lời dạy mà tu hành.

 

 

 

Tóm lại, nếu qúy vị tu CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP được thành tựu, thì TÂM qúy vị hướng tới chúng sanh nào trong pháp giới, thì chúng sanh đó được no đủ mát mẽ, cho dù là CÂY KHÔ còn được sanh cành lá, trổ bông trái, huống chi là chúng sanh có tình thức ư?  

 

Cho nên, tất cả sự mong cầu của qúi vị “TRONG ĐỜI HIỆN TẠI” nếu không được thành tựu, thì chú nầy không được gọi là ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-RA-NI, không được gọi là CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP, duy trừ cầu những việc bất thiện, trừ kẻ tâm không chí thành.

 



45) Tô Rô Tô Rô

 

Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúy vị trì tụng câu chú Tô Rô Tô Rô, thì tiếng rơi rụng của LÁ CÂY ở cõi chư PHẬT sẽ  “RƯỚI NƯỚC CAM LỘ”, giúp cho Qúy vị no đủ mát mẻ. THÂN-TÂM hưởng được AN-LẠC KHÔNG CÙNG TẬN.

 


 

TIẾNG LÁ CÂY RỤNG

 

(Chư PHẬT thường TRÌ “CAM-L THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, làm cho TIẾNG  LÁ CÂY  RỤNG “RƯỚI NƯỚC CAM LỘ”, giúp cho Qúy vị no đủ mát mẻ. THÂN-TÂM hưởng được AN-VUI KHÔNG CÙNG TẬN.

Và ngược lại nếu “QÚY VỊ” Thường TRÌ “CAM-L THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúy vị là “HÓA THÂN” của chư PHẬT,  nghĩa là cũng đạt được như chư PHẬT vậy.)

 

Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “CAM-LỘ THỦ NHÃN ẤN PHÁP” thành tựu, sẽ làm cho CHÚNG SANH trong PHÁP GIỚI “NGƯNG TẤT CẢ VỌNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO”, NGHE VẠN VẬT THUYẾT PHÁP như “TIẾNG LÁ CÂY RỤNG”,GIÓ NHẸ THỔI ĐỘNG CÁC HÀNG CÂY BÁU… NGƯỜI NÀO “NGHE” TIẾNG ĐÓ “TỰ NHIÊN” ĐỀU SANH “TÂM” NIỆM PHẬT, NIỆM PHÁP, NIỆM TĂNG.

 

BỔN LAI CHƯ PHẬT VẨN TRỤ TRONG “TAM-MUỘI PHỔ-QUANG-MINH TRÍ”, LÌA LỜI NÓI VĂN TỰ, NHƯNG VÌ “TÂM” ĐẠI-BI muốn “KHAI-THỊ” cho chúng sanh “NGỘ NHẬP PHẬT-TRI-KIẾN”. Cho nên, mới có LỜI NÓI VĂN TỰ “NHƯ THỊ NGÃ VĂN”…

 

Kệ tụng :

 

Vạn vật thuyết pháp hữu thùy thính

Thế giới chúng sanh vọng tưởng ngưng

Chư Phật bổn nguyên ly văn tự

“NHƯ THỊ NGÃ VĂN” đại bi công

 

 

 

KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG”

HT. THIỀN-TÂM Dịch ra VIỆT-VĂN

 

KỆ TỤNG

HT. TUYÊN-HÓA Kệ-tụng

 

 

45. Tô rô tô rô



Tô rô tô rô. Hán dịch là “cam lồ thủy”. Đây cũng chính là Cam lồ thủ nhãn ấn pháp. Trước đây tôi đã giảng về diệu dụng của nước cam lồ rồi. Có thể giúp cho các loài quỷ đói được no đủ và mọi tâm nguyện đều được như ý, làm tiêu tan mọi sự đói khát, thọ nhận được nhiều điều tốt lành khác nữa.



Nước cam lồ này còn gọi là “Bất tử dược”. Nếu có người sắp chết uống nước cam lồ này thì sẽ được sống lại. Nhưng không dễ gì gặp được nước cam lồ này nếu không có duyên lành.



ĐẠI BI CHÚ

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

 

 

DIÊN THỌ ĐẠI SƯ
(Liên Tông Lục Tổ)

 

Diên Thọ Đại sư, tự Xung Huyền, người đời Tống, con của họ Vương ở Tiền Đường. Lúc thiếu thời, ngài thích tụng kinh Pháp Hoa, cảm đến bầy dê quỳ mọp nghe kinh.

 

Lớn lên, Xung Huyền được Văn Mục Vương tuyển dụng, cho làm quan trông nom về thuế vụ. Nhiều lần ngài lấy tiền công qũy đến Tây Hồ mua cá trạnh phóng sanh. Việc phát giác ra, bị Pháp ty thẩm định, xử ngài vào tội tử hình. Lúc sắp đem đi chém, Văn Mục Vương bí mật cho người rình xem, nếu thấy ngài nhan sắc thản nhiên, không tỏ về buồn rầu lo sợ, thì phải đem về trình lại. Thấy ngài trước sau vẫn an điềm. Sứ giả trao sắc chỉ cho quan Giám trảm, rồi dẫn về diện kiến vua. Khi Vương hỏi duyên cớ, ngài đáp: “Tôi tự dụng của công, đáng tội chết. Nhưng toàn số tiền đó, tôi dùng mua cứu được muôn ức sanh mạng, thì dù thân này có chết, cũng được vãng sanh về cõi Liên Bang, vì thế nên tôi không lo sợ”. Văn Mục Vương nghe qua cảm động, ra lịnh tha bổng. Ngài xin xuất gia, Vương bằng lòng.

 

Sau đó, ngài đến quy đầu với Thúy Nham thiền sư ở Tứ Minh. Kế lại tham học với Thiều Quốc Sư ở Thiên Thai, tỏ ngộ tâm yếu, được Quốc sư ấn khả, ngài từng tu Pháp Hoa Sám ở chùa Quốc Thanh.

 

Trong lúc thiền quán thấy đức Quán Thế Âm Bồ Tát rưới nước CAM-LỒ vào miệng, từ đó được biện tài vô ngại.

 

Do túc nguyện muốn chuyên chủ về Thiền hoặc Tịnh mà chưa quyết định, ngài đến thiền viện của Trí Giả đại sư, làm hai lá thăm: một lá đề Nhất tâm Thiền định, còn lá kia là: Trang nghiêm Tịnh độ. Kế lại chí tâm đảnh lễ Tam Bảo sám hối, cầu xin gia bị. Đến khi rút thăm, luôn bảy lần đều nhằm lá Trang Nghiêm Tịnh Độ. Từ đây ngài nhất ý tu về Tịnh nghiệp.

 

Năm Kiến Long thứ hai đời Tống. Trung Ý Vương thỉnh ngài trụ trì chùa Vĩnh Minh, tôn hiệu là Trí Giác thiền sư. Ngài ở đây trước sau mười lăm năm, độ được một ngàn bảy trăm vị Tăng. Đại sư lập công khóa, mỗi ngày đêm hành trì một trăm lẻ tám điều và hai điều đặc biệt trong đó, là tụng một bộ kinh Pháp Hoa, niệm mười muôn câu Phật hiệu. Ban đêm khi ngài qua gộp núi khác niệm Phật, những người ở gần nghe tiếng loa pháp cùng thiên nhạc trầm bổng du dượng. Về kinh Pháp Hoa, trọn đời ngài tụng được một muôn ba ngàn bộ. Đại sư thường truyền giới Bồ Tát, mua chim cá phóng sanh, thí thức cho qủi thần, tất cả công đức đều hồi hướng về Tịnh độ. Ngài có trứ tác một trăm quyển Tông Cảnh Lục, hội chỉ thú dị đồng của ba tông: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa và Duy Thức.

 

Đại sư lại soạn ra tập Vạn Thiện Đồng Quy. Trong đây lời lẽ chỉ dạy về Tịnh độ rất thiết yếu, đại lược như sau:

 

Hỏi: –Cảnh duy tâm Tịnh độ đầy khắp mười phương, sao không hướng nhập, mà lại khởi lòng thủ xả, cầu về Cực Lạc gởi chất ở đài sen. Như thế đâu hợp với lý vô sanh, và đã có tâm chán uế ưa tịnh thì đâu thành bình đẳng?

Đáp:- Sanh duy tâm Tịnh độ là phần của các bậc đã liễu ngộ tự tâm, chứng được pháp thân vô tướng. Tuy nhiên, theo kinh Như Lai Bất Từ Nghị Cảnh Giới, thì những bậc chứng Sơ địa vào Duy tâm độ, cũng nguyện xả thân để mau sanh về Cực Lạc. Thế thì biết ngoài tâm không pháp, cảnh Cực Lạc đâu ngoài Duy Tâm? Còn về Phần “Lý vô sanh mà môn bình đẳng” tuy lý thuyết là như thế, nhưng kẻ lực lượng chưa đủ, trí cạn tâm thô, tập nhiễm nặng, lại gặp cảnh trần lôi cuốn mạnh mẽ, dễ gì mà chứng nhập được. Những kẻ ấy cần phải cầu sanh Cực Lạc, nhờ cảnh duyên thắng diệu ở đó, mới mau chứng vào Tịnh độ duy tâm và thực hành Bồ Tát.

Thập Nghi Luận cũng nói: “Bậc trí tuy liễu vô sanh, song vẫn hăng hái cầu về Tịnh độ, vì thấu suốt sanh thể như huyễn không thể tìm được. Đó mới thật là chân vô sanh. Còn kẻ ngu không hiểu lý ấy, bị nghĩa sanh ràng buộc nghe nói sanh thì nghĩ rằng thật có tướng sanh, nghe nói vô sanh lại tưởng lầm là không sanh về đâu cả. Do đó, họ mới khởi niệm thị phi chê bai lẫn nhau gây thành nghiệp tà kiến báng pháp. Đáng thương thay!

 

Hỏi:- Kinh luận nói: “Ngoài tâm không pháp, Phật không khứ lai”. Nhưng sao người tu Tịnh độ lại thấy Thánh tướng và việc Phật đến rước là như thế nào?

Đáp:- Kinh Bát Chu nói: “Như người nằm mơ thấy bảy thứ báu, hàng thân thuộc đều cùng vui mừng. Đến lúc thức tỉnh nghĩ lại, chẳng biết cảnh sang giàu ấy ở đâu? Sự việc niệm Phật cũng như vậy”. Thế thì biết các cảnh đều như huyễn, do duy tâm hiện, tức có mà không, tuy hiện tướng khứ lai song thật không có đến đi. Cho nên, thánh cảnh tuy như huyễn, song chẳng phải không có huyễn tướng, việc đến đi tuy không thật, song chẳng ngại gì có tướng khứ lai. Đó là lý trung đạo. Huyễn sắc tức chân không chính huyễn sắc, có và không đều vô ngại. Tất cả sự và cảnh chúng sanh đang sống ở thế gian này, cũng đều như thế.

Thật ra, chân cảnh của duy tâm, không có đông tây cùng phương hướng, không có đến đi qua lại, cũng không có một pháp nào ngoài tâm. Nhưng với bậc đã dứt trừ nghiệp hoặc, chứng vô sanh nhẫn, vào thật tướng của pháp thân, mới dám đương sánh huyền lý trên đây. Còn hàng sơ tâm mới tu, chớ nên lầm tự nhận.

 

Hỏi:- Theo Quán kinh thì phải nhiếp tâm vào định, quán y báo chánh báo cõi Cực lạc rõ ràng, mới có thể về Tịnh độ. Tại sao kẻ chưa vào định, tu môn Trì danh cũng được vãng sanh?

Đáp:- Chín phẩm sen ở Cực lạc gồm nhiếp tất cả công hạnh thấp cao, song không ngoài hai điểm: Định tâm và Chuyên Tâm.

 

1. Định tâm hay định thiện, là những vị tu tập quán pháp thành công, hoặc trì danh hiệu được vào tam muội. Các vị này sẽ sanh về thượng phẩm.

 

2. Chuyên tâm hay tán thiện, là những người chỉ niệm danh hiệu chưa được vào tam muội, hoặc tu các công đức lành khác trợ giúp, rồi phát nguyện hồi hướng. Hạng người này cũng được dự vào các phẩm thấp hơn. Nhưng cần phải trọn đời quy mạng Tây phương và chuyên cần tu tập. Lúc ngồi nằm thường xây mặt về Tây phương. Khi niệm Phật, lúc phát nguyện, phải chí thành không xao lãng. Tâm niệm khẩn thiết ấy ví như kẻ bị gông xiềng tù ngục cầu mau thoát ly; người lâm cảnh lửa cháy, nước trôi, hoặc giặc cướp rượt đuổi mong được thoát khỏi nạn. Lại phải vì sự sống chết, phát lòng Bồ đề, cầu sanh Tây Phương, mau thành Thánh đạo để đền đáp bốn ân, nối thạnh Tam Bảo, độ khắp muôn loài. Chí thành như thế, quyết chắc sẽ được kết qủa.

Trái lại, nếu lời và hạnh không hợp nhau, sức tín nguyện yếu kém, tâm không chuyên nhất, sự tu hành không tương tục thì khó hy vọng thành công. Bởi kẻ biếng trễ như thế e khi lâm chung bị nghiệp chướng trở ngăn, chẳng gặp bạn lành, lại thêm thân thể đau nhức, tâm thức hôn mê, không thành chánh niệm. Vì sao? Bởi hiện tại là nhân, khi lâm chung là qủa. Cần phải nhân cho chắc thật, qủa mới không hư luống, như tiếng hòa nhã thì vang dịu dàng, hình ngay tất bóng thẳng vậy. Nếu muốn khi sắp chết mười niệm thành công, thì ngay lúc hiện tại phải một lòng chí thiết tinh tấn tu hành, tất không còn điều chi lo ngại.

Đại khái, chúng sanh bởi tâm chia thiện ác, nên báo có khổ vui. Do nơi ba nghiệp tạo thành, mới khiến sáu đường luân chuyển. Nếu tâm sân hận, tà dâm, đó là nghiệp Địa ngục. Tâm tham lam, bỏn xẻn là nghiệp Ngạ qủy. Tâm ngu si, tà kiến là nghiệp Súc sanh. Tâm ngã mạn, tự cao là nghiệp Tu la. Giữ bền Ngũ giới, là nghiệp người. Tiến tu Thập Thiện là nghiệp Trời. Chứng ngộ nhân không, là nghiệp Duyên giác. Tu trọn Lục độ, là nghiệp Bồ Tát. Chân từ bình đẳng là nghiệp Phật.

Nếu tâm thanh tịnh niệm Phật, thì hóa sanh về Tịnh độ, ở nơi bảo các hương đài. Như ý mê tối đục nhơ, tất bởi chất cõi uế bang, nương cảnh nổng gò hầm hố. Cho nên lìa được tự tâm không còn biệt thể, muốn được qủa tịnh, phải chủng nhân mầu. Như tánh nước chảy xuống, tánh lửa bốc lên, lý thế tất nhiên, có chi mà ngờ vực!

Đại sư lại vì người đương thời còn phân vân giữa Thiền và Tịnh, chưa biết tu môn nào được kết qủa chắc chắn, nên làm kệ Tứ Liệu Giản để so sánh sự lợi hại như sau:

 

– Có Thiền không Tịnh độ
Mười người, chín lạc lộ.
Ấm cảnh khi hiện ra
Chớp mắt đi theo nó.


– Không Thiền có Tịnh độ
Muôn tu muôn thoát khổ.
Vãng sanh thấy Di Đà
Lo gì chẳng khai ngộ?


– Có Thiền có Tịnh độ
Như thêm sừng mãnh hổ.
Hiện đời làm thầy người
Về sau thành Phật, Tổ.


– Không Thiền không Tịnh độ
Giường sắt, cột đồng lửa!
Muôn kiếp lại ngàn đời
Chẳng có nơi nương tựa.

 

 

Niện hiệu Khai Bảo thứ tám, ngày 26 tháng 2 vào buổi sáng sớm. Đại sư lên chánh điện đốt hướng lễ Phật. Lễ xong, ngài họp đại chúng lại dặn dò khuyên bảo, rồi ngồi kiết già trên pháp tòa mà thị tịch, thọ được bảy mươi hai tuổi.

Về sau, có vị Tăng từ Lâm Xuyên đến, trọn năm kinh hành lễ tháp của Đại sư. Có người hỏi duyên cớ, vị Tăng đáp: Năm trước tôi bị bịnh nặng, thần thức vào cõi u minh, thấy bên tả đại điện có thờ tượng một vị Hòa thượng. Minh Vương đang cung kính lễ bái tượng ấy. Tôi thưa hỏi nguyên do, mới biết đó là tượng Diên Thọ thiền sư ở chùa Vĩnh Minh tại Hàng Châu. Ngài đã vãng sanh về phẩm Thượng thượng nơi cõi cực Lạc. Minh Vương trọng đức nên kính thờ”.

Theo truyện ký, vào thời Ngô Việt Vương, tại Hàng Châu có Hòa thượng Hành Tu, trụ trì chùa Pháp Tướng. Ngài vốn con nhà họ Trần ở Tuyền Nam, sanh ra có tướng lạ, hai tai dài chấm tới vai, đến bảy tuổi vẫn không nói. Một hôm có người đùa hỏi, ngài bỗng ứng tiếng đáp: “Nếu không gặp bậc tác gia, nói cho lắm chỉ xô phá lầu khói mà thôi!”.

Sau ngài xuất gia ở chùa Ngõa Quan tại Kim Lăng, tham phỏng với Tuyết Phong thiền sư, ngộ được tâm ấn. Từ đó mãnh thú gặp ngài đều thuần thục, từng nổi tiếng là ông Tăng có nhiều sự phi thường, linh dị. Có một Đại đức hỏi: “Thế nào ý nghĩa của đôi tai dài?” Ngài không đáp, chỉ kéo dài hai tai mà biểu thị. Lại hỏi: “Chót núi phương Nam có khó đến chăng”?”. Ngài đáp: “Chỉ tại chưa từng đi đến”. Hỏi: “Sau khi đến rồi như thế nào?. Đáp: “Một mình nằm nghỉ đỉnh non cao”.

Ngô Việt Vương nhân khi đến chùa lễ Phật, có hỏi ngài Vĩnh Minh: “Bạch tôn đức! Thời nay có bậc chân Tăng nào khác chăng?” Đại sư đáp: “Có Hòa thượng Hành Tu, đôi tai dài, chính là Phật Định Quang ứng thân đấy!”. Vương tìm đến ngài Hành Tu cung kính đảnh lễ, tôn xưng là Định Quang Như lai ra đời. Ngài bảo: “Vĩnh Minh Đại sư thật khéo nhiều lời. Ông ta cũng chính là Phật A Di Đà ứng thân đó”. Nói xong, ngồi yên mà hóa. Ngô Việt Vương vội vã trở về chùa Vĩnh Minh định gạn hỏi hết, thì Đại sư cũng đã thị tịch.

Do đó, người đương thời truyền nhau:

 

Vĩnh Minh đại sư là Phật A Di Đà ứng hóa. Và hàng Tăng tục mới lấy ngày sanh nhật của Đại sư ngày 17 tháng 11 là lễ vía kỷ niệm Phật A Di Đà. 

Comments

Popular posts from this blog