KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT
Đời Diêu Tần, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn-văn ra Hán-văn
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
PHẨM THỨ BẢY
KHUYẾN PHÁT NIỆM PHẬT và
ĐỌC TỤNG CHƠN NGÔN
PHẦN LƯU-THÔNG
Nầy Diệu-Nguyệt, trong thời Mạt-pháp, các kinh điển Đại-thừa đều diệt tận. Nơi cõi Nam Diêm-phù-đề nầy chỉ có kinh này tồn tại.
Đức Phật A-Di-Đà cùng Ta (PHẬT THÍCH-CA), đều rộng lòng từ bi mà lưu trụ kinh này thêm TRĂM NĂM nữa.
Hai vị Đại Bồ-Tát Quán-Thế-Âm và Phổ-Hiền đồng phát nguyện thủ hộ kinh nầy, và che chở những người niệm Phật, khiến những kẻ chống trái và các ác ma không thể làm nhiễu loạn bức hại được.
( Khi KINH điển ĐẠI-THỪA đều bị DIỆT TẬN, thì KINH NIỆM PHẬT BA-LA MẬT còn “LƯU THÔNG Ở ĐỜI” thêm 100 NĂM nữa, là do lòng TỪ-BI của Phật và Bồ-tát PHÁT NGUYỆN thủ hộ TRUYỀN BÁ LƯU THÔNG bộ KINH nầy:
1) PHẬT A-DI-ĐÀ
2) PHẬT THÍCH-CA
3) BỒ-TÁT QUÁN-THẾ-ÂM
4) BỒ-TÁT PHỔ-HIỀN
Làm cho người niệm PHẬT (NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT) và trì tụng CHƠN NGÔN ( BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI và VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHƠN-NGÔN) không bị những kẻ chống trái và các ÁC MA làm NHIỄU LOẠN BỨC HẠI được.)
Đức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn nhìn chúng hội đạo tràng, mà bảo rằng:
Nầy đại chúng, nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào thọ trì, đọc tụng, suy gẫm, biên chép Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nầy, thì các ngươi phải biết người ấy trong vô lượng vô biên bất khả tư nghị kiếp lâu xa đã từng gặp gở, thân cận, cúng dường tôn trọng chư Phật. Người ấy vốn thật sự từ Bát Nhã Trí sanh ra, đời đời thực hành giáo pháp Như-Lai vô tận tạng.
Nầy đại chúng, nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào thoáng nghe qua Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nầy, mà phát khởi tín tâm chắc thật, chẳng nghi sợ thì các ngươi phải biết người ấy ở trong vô lượng vô biên bất khả tư nghị kiếp lâu xa từng dũng mãnh phát Bồ-đề tâm, tu Bồ-Tát hạnh, không mỏi nhọc, và nơi chư Phật từng gieo trồng Giải-thoát-đức, Bát-nhã-đức, Pháp-thân-đức chẳng thể tính đếm, thí dụ được.
Nầy đại chúng ! Nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào tin nhận, ghi nhớ rõ ràng nghĩa thú của Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nầy, rồi nương theo đó xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Dẫu một niệm, hai niệm, cho tới mười niệm hoặc nhiều lần của mười niệm thì các ngươi phải biết người ấy chắc chắn được Phật thọ ký, hiển phát năng lực của tánh không, tỏ ngộ tri kiến Như-Lai, và bước thẳng vào cảnh giới Thánh Trí tự chứng.
Nầy đại chúng, nếu các ngươi thấy người nào thọ trì kinh này, và thường xuyên niệm Phật, thì phải khởi lòng tôn trọng y như kính ngưỡng chư Phật vậy. Chớ nên móng tâm ngăn trở người thọ trì kinh nầy, chẳng được phơi bày lỗi lầm, sai trái của người niệm Phật.
Nầy đại chúng, nên biết rằng, vô lượng vô biên muôn ức na do tha vi trần số Hóa-thân và Ta khắp tất cả quốc độ trong mười phương, cũng đều giảng nói KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, cũng đều khuyến phát chúng sanh siêng năng niệm Phật. Tất cả chư Phật phân thân của Ta luôn luôn phóng đại quang minh nhiếp thọ và thủ hộ những chúng sanh niệm Phật, không bỏ rời.
[
PHẬT THÍCH-CA và PHÂN THÂN của NGÀI nhiều như VI TRẦN ở khắp 1o phương, đều giảng nói bộ KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT nầy, để NHIẾP-THỌ và THỦ-HỘ những chúng-sanh NIỆM PHẬT, KHÔNG BỎ RỜI.
Cho nên, ta thấy PHẬT THÍCH-CA MÂU-NI “LƯU-THÔNG” bộ KINH nầy ở khắp 1o PHƯƠNG VI-TRẦN cõi nước, để THỦ-HỘ chúng-sanh NIỆM-PHẬT, KHÔNG BỎ RỜI.
]
Lúc Phật dạy kinh nầy xong rồi, chư vị Đại Bồ-Tát ở mười phương, chư vị trưởng-lão Thanh-văn, như các ngài Xá-Lợi-Phất, Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Diếp ... cùng các Trời, Rồng, Dạ-xoa, nhân, phi nhân ... tất cả đại chúng đều rất hoan hỷ, thọ trì lời Phật dạy, ân cần đảnh lễ mà lui ra.
LỜI SAU CÙNG
Bút giả cố gắng hoàn tất quyển cuối Mấy Điệu Sen Thanh nầy, giữa lúc sức khỏe suy kém, thêm bị sự khuấy rối lấn bức của cả ngoài lẫn
trong rình rập bao vây. Nhớ lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa: “Vào lúc kiếp trược rối loạn, chúng sanh cấu
nhiễm nặng nề, đầy niệm tham, sân, si, ganh ghét, thành tựu các căn chẳng
lành”. (Kiếp trược
loạn thời, chúng sanh cấu trọng, tham si tật đố, thành tựu chư bất thiện căn).
Lại xem trong Đà Ra Ni Tạp Tập thấy một đoạn, xin
trích dịch nguyên văn như sau:
“Bạch đức Thế Tôn! Con là Thiện Danh
Xưng Bồ Tát, từ cõi đức Phật Tịnh Nguyệt Âm Vương ở phương Bắc, nay đến thế giới
Ta Bà. Con thấy nơi cõi nầy vào thời mạt, khi Phật pháp sắp muốn diệt, nhơn
sanh phần nhiều tạo ác, tham đắm danh lợi, thị phi bôi xấu giết hại lẫn nhau.
Giữa vua tôi, chủ tớ, cha con, thầy trò, chồng vợ, bè bạn, anh em, không còn đạo
nghĩa, nước ngũ trược sôi trào, lửa tam tai bừng cháy. Các việc vừa nói, đều do
chúng sanh kiếp trước chấp chứa nhiều tội ác, không tu đức lành, đời hiện tại mới
bị cộng nghiệp sống trong hoàn cảnh như thế. Vào thời gian đó, nhơn loại tuy bề
ngoài mang thân người, nhưng trong tâm ngu si độc dữ chẳng khác súc sanh ác quỉ.
Thương thay cho thời mạt! Trong năm
ngàn người, may ra chỉ được vài kẻ lương thiện biết lo tu hành. Nay xin đức Thế
Tôn hứa nhận cho con nói môn thần chú Vân Nhã Mật Tu, để chúng sanh đời sau được
dứt trừ gốc tội nhơ, thân tâm trở nên trong sạch, xa lìa ách nạn”. Sau khi được Phật chấp thuận, Bồ Tát liền
thuyết chú rằng:
Ophú Ophú para téna Jũgu jũgu para téna yujnamid
yujnamid para téna Osuto. Chi paio Kụjnãto Yamidto. Kúrato. Thopato. Svaha.
”Bạch đức Thế Tôn! Đại thần chú nầy như
chiếc lọng lớn che trùm tất cả. Lại cũng như cơn mưa to thấm nhuần tất cả, như
cầu thuyền nổi thông chở tất cả. Chúng sanh hàng đạo tục đời sau, đều nương nhờ
Đà ra ni đây mà nẩy mầm mộng lành, thắm nhuần mùi pháp vị. Công năng của đại thần
chú nầy, hay cứu vớt muôn hạng căn cơ sai khác, đưa về cảnh giới nhứt không,
khiến cho họ sớm chúng tam thừa thánh quả…”
Qua mấy đoạn văn trên, lời đức Phật dạy và Bồ Tát Thiện
Danh Xưng trần thuật, dường như đã ứng hiện vào thời buổi nầy. Riêng trong nhà
Phật còn có những cảnh:
Giường lau đèn tối tăng vào
định
Trăng lạnh cành thông bóng hạc về!
(Mâu tháp đăng hôn tăng nhập định
Tùng chi nguyệt lãnh hạt phi hoàn!)
Hoặc
Chợt sang trúc viện cùng
tăng luận
Trộm được phù sinh nửa buổi nhàn!
(Hối qua trúc viện phùng tăng thoại
Du đắc phù sinh bán nhựt nhàn!)
Lúc còn ở Phật học viện Huệ Nghiêm, ưong cuộc mạn đàm
với một bậc tiền bối, vị ấy có nói với bút giả mấy lời vừa có tánh cách bông
đùa vừa ngụ ý than thở như sau: “Hiện nay trong cửa đạo có nhiều việc phức tạp,
trừ phi Bồ Tát ra đời chấn hưng lại, còn phàm Tăng như chúng ta không làm sao
điều chỉnh nổi. Hoàn cảnh thật giống như hai câu thi của một danh nhơn thời
xưa:
“Ca sa vị trước hềm đa sự.
Trước bãi ca sa sự cánh đa!”
(Chưa
khoác ca sa chán việc nhiều.
Khoác rồi thêm việc biết bao nhiêu!)
Nhưng có điều không đúng với nguyên ý của vị danh nhơn
kia, đây chẳng phải việc đạo mà lại là việc khác! Chẳng những riêng đạo Phật,
mà tất cả các tôn giáo đều có tình trạng tương tợ như thế. Đây đều do lòng người,
thật quả là thời đạo đức suy mạt!’
Trong đạo đã như thế, ngoài đời lại còn biến loạn hơn,
từ quốc gia cho đến khắp thế giới cảnh bạo ác ngày thêm tăng mạnh, con người hầu
hết sống trong vòng lường gạt, sa đọa, tranh đua, giết hại lẫn nhau. Cuộc diện
kéo dài đến hiện tại, “buổi tận thế” hay “cơ tận diệt” mà các tôn giáo khác mô
tả, đã có phần lấp ló lộ hình. Tuy biết đó là cộng nghiệp của nhơn sanh, nhưng
khi nhìn thấy nỗi khổ đau khắp đồng loại, trải nhiều cơn biến đồi dập dồn, những
kẻ hữu tâm cũng sanh niềm hoài cảm! Họ không biết tương lai sẽ đi về đâu, chán
nản cho mình cùng người trong kiếp sống thừa cảnh tạm! Thỉnh thoảng nghe vài
nhơn sĩ cao niên đã mượn lời của Nguyễn Du mà thầm lén than thở như sau:
Kể từ gây cuộc binh đao
Đống xương vô định đã cao bằng đầu!
Hay là:
Chân trời mệt bể linh đinh
Nắm xương biết gửi tử sinh chốn nào?
Và cho đến như:
… Còn ngày
nào cũng dư ngày ấy thôi
Đã không biết sống là vui
Tấm thân nào biết thiệt thòi là
thương!
Trong hoàn cảnh ấy, muốn thoát mối nguy tương hoại
tương tàn, nhơn loại phải hướng về đạo đức. Theo lời Phật dạy, ngày sau do
chúng sanh buông lung theo nghiệp sát, đạo, dâm, vọng nên sẽ có Tam tai ác kiếp
là: chiến tranh tàn phá, tật bịnh lan tràn và đói rách nghèo khó nổi lên. Kẻ
nào muốn tiêu giảm nỗi thống khổ, phải giữ chắc bốn giới: không sát sanh, trộm
cướp, tà dâm, dối gạt, tùy sức mình mà gắng làm các điều lành. Những người ấy sẽ
được thiên thần ủng hộ, khiến cho nạn khỏi tai qua. Nếu tiến thêm, muốn tìm nẻo
thoát ly, phải tụng kinh hoặc trì chú và chí tâm niệm hồng danh đức A Di Đà cầu
sanh về Cực Lạc.
Căn cứ theo luật nhân quả, mọi sự khổ vui đều do nghiệp
lành dữ và bởi vô minh gây tạo. Trong cảnh nóng bức của nhà lửa tam giới, phải
bền lòng an nhẫn, phải thiết thật phụng hành đúng như lời Phật dạy Đừng nên mãi
hờn trách thở than, vì kết cuộc sẽ hóa ra vô ích. Trên đây là lời phụng khuyến,
là đường lối thoát ly duy nhứt, mà những kẻ học đạo muốn nhắn nhủ với đồng
nhơn.
THÍCH VÔ NHẤT
(Lấy ý câu: Nhất sự vô thành thân tiệm lão)
Comments
Post a Comment