KINH NIỆM
PHẬT BA-LA-MẬT
Đời Diêu Tần, ngài
Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn-văn ra Hán-văn
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
PHẨM THỨ NHẤT
DUYÊN
KHỞI
PHẦN
THÔNG-TỰ
Đức
PHẬT THÍCH-CA khi xưa thuyết KINH không có phần THÔNG-TỰ và TÊN KINH.
Có “PHẦN THÔNG-TỰ”, gồm những “AI” tham dự PHÁP HỘI, Ở ĐÂU...là do ngài A-NAN y theo lời dạy của PHẬT mà thuật lại đúng những gì ngài đã NGHE THẤY ( Chính tôi được nghe như thế nầy...Tất cả đại chúng đều cung kính cúi lạy dưới chân Phật, rồi lui ngồi một bên.)
KINH VĂN:
Chính tôi được nghe như thế nầy. Một
thuở nọ, đức Phật kiết hạ tại núi Kỳ-Xà-Quật, gần thành Vương-Xá
với chúng Đại Tỳ-kheo một muôn hai nghìn người.
THANH-VĂN
CHÚNG
Đó là các vị trưởng
lão Xá-Lợi-Phất, Ma-Ha Mục-Kiền-Liên, Ma-Ha Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên,
Tu-Bồ-Đề, La-Hầu-La, Phú-Lâu-Na, A-Nan, A-Nan-Đà, Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề,
Gia-Du-Đà-La…
BỒ-TÁT
CHÚNG
Lại có tám muôn vị Đại Bồ-Tát
khắp mười phương cùng đến tham dự. Đó là các ngài : Văn-Thù
Sư-Lợi Bồ-Tát, Phổ-Hiền Bồ-Tát, Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, Đại-Thế-Chí Bồ-Tát, Di-Lặc
Bồ-Tát, Địa-Tạng Bồ-Tát, Diệu-Âm Bồ-Tát, Đại-Cường Tinh-Tấn Dõng-Mãnh Bồ-Tát,
Đà-La-Ni Tự-Tại Công-Đức-Lâm Bồ-Tát, Trang-Nghiêm-Vương Bồ-Tát ... tất cả đều
có năng lực thâm nhập vô lượng tam muội môn, tổng trì
môn, giải thoát môn, đã chứng Pháp thân, đắc ngũ
nhãn, biện tài vô ngại, thần thông du hý, biến hiện đủ
loại thân tướng khắp các quốc độ để cứu vớt chúng
sanh.
THIÊN LONG BÁT BỘ, NHƠN CHÚNG
Lại có vô
lượng Đại-Phạm-Thiên Vương, Tự-Tại-Thiên Vương, Đế-Thích-Thiên Vương,
Đâu-Suất-Thiên Vương, Đao-Lợi-Thiên Vương cùng vô số quyến
thuộc dự hội.
Lại có Long Vương, Khẩn-Na-La
Vương, Càn-Thát-Bà Vương, A-Tu-La Vương, Ca-Lâu-La Vương ... cùng vô
số quyến thuộc câu hội.
Lại có Quốc mẫu Vi-Đề-Hy
hoàng thái hậu và vua A-Xà-Thế cùng hoàng tộc, quần thần câu
hội.
Lại có hơn năm trăm vị
Trưởng-Giả cư sĩ của thành Vương-Xá cùng vô số quyến
thuộc câu hội.
Tất cả đại
chúng đều cung kính cúi lạy dưới chân Phật, rồi lui ngồi
một bên.
Còn “TÊN
KINH” thì ngài A-NAN y theo lời dạy của PHẬT trong PHẦN CHÁNH-TÔNG mà
đặt TÊN KINH để cho người đời sau Y GIÁO PHỤNG HÀNH.
KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT
KINH VĂN:
Lúc bấy giờ, Diệu-Nguyệt trưởng
giả vui mừng vô hạn, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vén áo phơi bày
vai hữu, đi nhiễu quanh đức Phật Thích-Ca ba vòng, rồi chấp
tay, quỳ gối, hướng lên đức Phật mà đọc kệ khen ngợi :
Đức
Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,
Mở bày đại pháp cứu quần mê.
Niệm Phật hiện tiền đắc Phật tướng,
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.
Niệm Phật vãng sanh cõi Cực-Lạc,
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.
Niệm Phật an trụ nơi bản giác,
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.
Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật.
Lúc bấy giờ, trưởng-giả Diệu-Nguyệt ở
trước đức Thế-Tôn, đọc bài kệ khen ngợi Phật rồi, thành
khẩn thưa hỏi như thế nầy:
Kính bạch đức Thế-Tôn Toàn-giác,
Toàn-trí, kinh này tên gọi là gì ? Chúng con phải thọ trì như thế nào
?
Phật bảo ông
Diệu-Nguyệt trưởng giả rằng:
Kinh này gọi là “NIỆM
PHẬT BA LA MẬT”, còn gọi là “XƯNG TÁN HỒNG
DANH CÔNG ĐỨC KINH” cũng có tên là “NIỆM PHẬT BÁT
NHÃ TAM MUỘI KINH”.
CÁC NGƯƠI Y THEO ĐÓ MÀ THỌ TRÌ.
TÊN KINH
CHUNG
PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ
Dao Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La Thập dịch
Việt Dịch :
HT.Trí-Tịnh
PHẦN CHÁNH-TÔNG
TÍN
Nói về “Y BÁO TRANG NGHIÊM” và “CHÁNH BÁO VÔ LƯỢNG
THÙ THẮNG”, để cho chúng-sanh “TÍN” rằng đây là cõi nước “CÓ THẬT”, cũng
như cõi “TA-BÀ” của chúng ta đang sống vậy.
Y-BÁO TRANG-NGHIÊM
Xá Lợi Phất ! Cõi đó vì sao tên là cõi Cực Lạc?
Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui,
nên nước đó tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới,
bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó
tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy châu báu, trong ao đầy dẫn nước
đủ tám công đức, đáy thuần dùng cát vàng trải làm đất.
Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên
thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa
cừ, xích châu, mã não.
Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng
thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sáng trắng, mầu
nhiệm thơm tho trong sạch.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá Lợi Phất! Lại rong cõi nước của Đức Phật đó, thường trỗi nhạc trời, đất bằng
vàng ròng, ngày đêm sáo trời rưới hoa trời mạn đà la.
Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãi hoa đựng những
hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức Đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở
về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Lài nữa, Xá Lợi Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp là
thường, nào chim Bạch hạc, Khổng tước, Anh- võ, Xá- lợi, Ca- lăng- tần- già,
Cọng- mạng; nhữn giớng chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hoà nhã.
Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần,
bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy
đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!
Xá- Lợi- Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo
sanh ra. Vì sao?
Vì cõi của Đức Phật đó không có ba đường dữ. Xá- Lợi- Phất! Cõi của Đức Phật đó
tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do
Đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hoá làm ra đấy
thôi.
Xá- Lợi- Phất! Trong cõi nước của Đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây
báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ
nhạc đồng một lúc hoà chung.
Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá- Lợi- Phất! Cõi nước của Đức Phật đó thành tựu công đức trang ngiêm dương
ấy.
CHÁNH-BÁO VÔ-LƯỢNG THÙ-THẮNG
Xá- Lợi- Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?
Xá-Lợi- Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước
trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.
Xá- Lợi- Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a
tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.
Xá- Lợi- Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn lại đến nay, đã được mười
kiếp.
Xá- Lợi- Phất! Lại Đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A
La Hán, chẳng phải ính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ Tát chúng cũng đông như
thế.
Xá- Lợi- Phất! Cõi nước của Đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm
dường ấy.
Niệm Phật Phải Dứt Trừ Lòng Nghi
Niềm tin là bước đạo sơ nguyên,
Mà nỗi trần ai lắm sự duyên!
Thoạt tưởng sen lành say cõi Tịnh
Lại nghe mai đẹp mến non Thiền.
Bồ-Đề gieo khéo nguyền viên giác
Không hữu còn thương chấp nhị-biên
Tín-đức ví bền như hạnh nguyện
Mưa hoa đồng dạo cảnh Tây Thiên.
Sự Trọng Yếu Của Lòng Tin
Trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà, đức Bổn Sư đã đôi ba phen nhắc nhở về lòng tin, như các đoạn:
Cho nên Xá Lợi Phất! Các ông phải nên tin nhận lời ta và lời nói của chư Phật!... Xá Lợi Phất! Như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật. Các đức Phật kia cũng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của ta, mà nói lời như sau:
“Phật Thích Ca Mâu Ni hay làm được việc rất khó khăn ít có! Ngài đã có thể ở trong đời ác năm trược là: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược của quốc độ Ta Bà, chứng quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì các chúng sanh nói ra pháp môn mà tất cả thế gian đều khó tin ấy.”
Xá Lợi Phất! Nên biết ta ở trong đời ác năm trược làm việc khó khăn sau đây, là đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì tất cả thế gian nói ra pháp khó tin này, thật là điều rất khó!
Đức Thế Tôn trí huệ nhiệm mầu, mà đã nói những lời ấy, thì biết pháp Tịnh Độ thật khó tin, và lòng tin là điều rất quan hệ! Nhiều vị cổ đức cũng bảo:
"Pháp môn Tịnh Độ rất khó thâm tín, duy hạng phàm phu đã gieo căn lành niệm Phật và bậc Đăng Địa Bồ Tát mới tin nhận được mà thôi. Ngoài ra những chúng sanh khác cho đến hàng Nhị Thừa hoặc quyền vị Bồ Tát đôi khi cũng không tin nhận pháp môn này."
Khi xem những lời như trên, ban sơ bút giả cũng lấy làm lạ tự hỏi:
"Tại sao đệ tử Phật lại không tin lời của Phật? Hàng Nhị Thừa và quyền vị Bồ Tát trí huệ siêu việt, chỗ tu chứng đã cao, sao lại không tin pháp môn Tịnh Độ?"
Nhưng về sau, khi thấy trong hàng xuất gia có những vị giảng giáo lý tinh thông, song lại không tin có cõi Cực Lạc và bài bác sự Niệm Phật Vãng Sanh, chừng đó mới công nhận lời kia là đúng. Nhân đây lại tìm trong kinh, thấy nói đạo nhãn của bậc A La Hán và Bích Chi Phật chỉ ở trong phạm vi tam thiên đại thiên thế giới, gồm một ngàn triệu thái dương hệ.
Mà môn Tịnh Độ thuộc về giới ngoại đại pháp, cõi Cực Lạc ở ngoài đại thiên thế giới, như vậy làm sao hàng cực quả Nhị Thừa có thể thấy biết tin nhận được? Còn hàng quyền vị Bồ Tát chưa chứng vào cảnh giới Ðại Phương Ðẳng, chưa thấy được mười phương Tịnh Độ, nên có vị không tin nhận lẽ dĩ nhiên.
PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ
Dao Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La Thập dịch
Việt Dịch : HT.Trí-Tịnh
PHẦN LƯU-THÔNG
KINH nầy không AI hỏi, mà PHẬT THÍCH-CA tự nói ra, vì cõi CỰC-LẠC chỉ có PHẬT cùng PHẬT mới HIỂU được và TRUYỀN BÁ LƯU THÔNG bộ KINH nầy.
SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA ĐỒNG
“KHUYÊN-TÍN” ĐỂ LƯU-THÔNG
Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A- Súc- Bệ- Phật, Tu- Di- Tướng Phật, Đại- Tu- Di Phật, Tu- Di- Quang Phật, Diệu- Âm Phật; Hằng hà sa số những Đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
“Chúng sanh các người phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng- Thọ Phật, Vô- Lượng- Tướng Phật, Vô- Lượng- Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại- Minh Phật, Bửu- Tướng Phật, Tịnh- Quang Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm- Kiên- Phật, Tối- Thắng- Âm- Phật, Nan- Trở Phật, Nhựt- Sanh Phật, Võng- Minh Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư- Tử Phật, Danh- Văn Phật, Danh- Quang Phật, Đạt- Mạ Phật, Pháp- Tràng Phật, Trì- Pháp Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm- Âm- Phật, Tú- Vương- Phật, Hương- Thượng- Phật, Hương- Quang- Phật, Đại- Diệm- Kiên Phật, Tạp- Sắc- Bửu- Hoa- Nghiêm- Thân Phật, Ta- La- Thọ- Vương Phật, Bửu- Hoa Đức Phật, Kiến- Nhứt- Thiết- Nghĩa Phật, Như- Tu- Di- Sơn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:
“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.
Xá- Lợi- Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt- Thiết- Chư- Phật Sở Hộ Niệm?
Xá- Lợi- Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ-trì đó, và nghe danh hiệu của các Đức Phật, thời những thiện-nam tử cùng thiện-nữ nhơn ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.
Xá- Lợi- Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA ĐỒNG
“KHUYÊN-NGUYỆN” ĐỂ LƯU-THÔNG
Xá- Lợi- Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của Đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.
Xá- Lợi- Phất! cho nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.
SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA ĐỒNG
“KHUYÊN-NIỆM PHẬT” ĐỂ LƯU-THÔNG
Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này: “Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền trược, não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tát cả thế gian khó tin này”.
Xá- Lợi- Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó!
( PHẬT THÍCH-CA THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ còn khó hơn là ở TA-BÀ NGŨ-TRƯỢC, TU THÀNH VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC, ĐỂ KHUYÊN NIỆM PHẬT A-DI-ĐÀ )
Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá- Lợi- Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A- Tu- La, v..v… nghe lời của Đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ Phật mà lui ra.
PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ
Comments
Post a Comment