BỘ MẬT TÔNG

 

TỲ KHƯU THÍCH VIÊN ĐỨC DỊCH

 

 

I

 

HIỂN MẬT VIÊN THÔNG 

THÀNH PHẬT TÂM YẾU

 

Lời nói đầu của dịch giả
Lời tựa của soạn giả

 

1. Hiển giáo Tâm yếu

2. Mật giáo Tâm yếu

3. Hiển Mật Song Biên

4. Vui mừng được gặp lời trước thuật

5. Chuẩn Đế Sám Pháp

6. Vào đạo tràng trì Chú Chuẩn Đề

7. Cách dùng kính đàn và an chín chữ chú Chuẩn Đề

8. Nhập nhà mới và trị bệnh

9. Chú Tỳ Lô Giá Na Phật

10. Chú Quảng Bát 

 

PHỤ THÍCH

 

LINH NGHIỆM HẢO MỘNG CỦA NGƯỜI TRÌ CHÚ CHUẨN ĐỀ

CẢM NIỆM

LỜI CẦU NGUYỆN VÀ HỒI HƯỚNG

 

 

II


KINH ĐẠI THỪA 

TRANG NGHIÊM BẢO VƯƠNG

 

 

Lời giới thiệu

Lời Tựa

 

1. Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương

2. Kinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni

3. Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni Pháp

4. Thất Câu Chi Độc Bộ pháp

5. Chuẩn Đề Biệt pháp

6.  Kinh Thánh Lục Tự Tăng Thọ Đại Minh Đà La Ni

7. Lục Tự Thần Chú Vương Kinh 



III

 

KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI

HỘI THÍCH

 

 

1. Lời tựa của ngài Hoằng Tán

2. Phần kinh văn

3. Nghi quỹ niệm tụng

4. Văn tán thán

5. Bổn tôn Đà La Ni bố tự pháp

6.Tư duy tự mẫu chủng tử nghĩa quán tưởng Phạn tự

7. Phiến để ca pháp. Dứt tai ương pháp môn

8. Bố sắc trí ca pháp. Tăng ích pháp môn

9. Phạt thi ca ra noa pháp. Kính ái pháp môn

10. A tỳ giá lỗ ca pháp. Hàng phục pháp môn

11. Phương pháp họa tượng Chuẩn Đề Tôn Na Bồ Tát

12. Pháp sám ngũ hối

13. Trì tụng pháp yếu

14. Tu bi điền và kính điền

15. Quán Tự Tại Bồ Tát cam lồ chơn ngôn

16. Lục Tự Đại Minh chơn ngôn

17. A Di Đà Phật nhất tâm tự chú

18. Văn Thù Bồ Tát ngũ tự tâm chú

19. Đại bảo quảng bát lầu các thiện trụ bí mật Đà La Ni

20. Công đức Bảo Sơn thần chú

21. Tam tự tổng trì chơn ngôn

22. Sổ châu công đức pháp

23. Hành du già bí mật pháp yếu

24. Tụng kệ, sái tịnh, kiết ấn hộ thân

25. Tịnh pháp giới, kiết giới, triệu thỉnh, cúng dường

26. Bổn tôn gia trì

27. Tán thán

28. Phụ bản trì chú tháp



IV

KINH MẠT PHÁP

NHẤT TỰ ĐÀ LA NI

 

1. Kinh Đại Đà La Ni mạt pháp trung nhất tự tâm chú

2. Kinh Đại Phương Quảng Bồ Tát tạng kinh trung

3. Văn Thù Sư Lợi căn bổn Nhất Tự Đà La Ni kinh

4. Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát chú tạng trung nhất tự chú vương kinh

5. Uế tích Kim Cang thuyết thần thông đại mãn Đà La Ni pháp thuật linh yếu môn

6. Uế tích Kim Cang cấm bách biến pháp kinh

7. Thần biến diên mạt pháp

8. Phật nói Bắc Đẩu Thất Tinh diên mạng

9. Phật nói thất tinh chơn ngôn thần chú

10.Kinh nhất thiết công đức Trang nghiêm vương

11.Phật nói kinh Trang Nghiêm Vương Đà La Ni chú

12.Phật nói kinh Trì cú Thần Chú

13.Kinh Tăng Huệ Đà La Ni

14.Quán Thế Âm khuyết trừ nhất thiết nhãn thống Đà La Ni

15.Quán Thế Âm linh chi căn cụ túc Đà La Ni

16.Hoạch chư thiền tam muội nhất thiết Phật pháp môn Đà La Ni

 

 

PHỤ THÊM


TỌA THIỀN NIỆM PHẬT

  BỒ ĐỀ ĐẠT MA

NGỘ TÁNH LUẬN



TÂY PHƯƠNG NHỰT KHÓA

ẨN TU NGẪU VỊNH


 

 


THƯỢNG TỌA THÍCH VIÊN ĐỨC (1932–1980)


 

Thượng tọa thế danh là Phạm Văn Nghi, pháp húy Đồng Viên, pháp tự Thông Lợi, pháp hiệu Viên Đức, nối pháp đời thứ 43 Thiền phái Lâm Tế dòng kệ Chúc Thánh. Thượng tọa sinh năm Nhâm Thân (1932) tại làng Định Trung, xã An Định, quận Tuy An, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ ông Phạm Giãn, một bậc túc nho, thân mẫu là cụ bà Ung Thị Bình, một Phật tử thuần thành.

Năm Nhâm Ngọ 1942, khi lên 11 tuổi, ngài được mẹ đưa đến chùa Bảo Sơn, làng Phong Thăng, huyện Tuy An xin xuất gia tu học và được Hòa thượng Phổ Huệ cho thế phát. Nhờ sự tận tâm giáo huấn của bổn sư, nên sau 5 năm, ngài đã tinh chuyên nhị thời khóa tụng, thông đạt ba cuốn luật Tiểu, và nắm rõ giáo lý cơ bản của Phật đà, nên được Tổ Phổ Huệ chọn cho phép học ngoại điển tại Trường Lương Văn Chánh, Phú Yên.

Nhằm ngày lễ vía đức Quán Thế Âm, 19 tháng 2 năm Canh Dần 1950, ngài được chính thức được làm lễ thế độ do Hòa thượng Thích Phước Trí chứng minh.

Năm Nhâm Thìn 1952, bổn sư Phổ Huệ viên tịch, ngài được Hòa thượng Bảo Sơn tiến cử về tổ đình Phước Sơn và được Hòa thượng Thích Phước Trí chấp nhận làm Y Chỉ sư cho ngài.

Năm Quý Tỵ 1953, ngài được ra học nội điển tại chùa Thập Tháp và sau lại được vào học với Hòa thượng Phước Hộ tại tổ đình Từ Quang, Đá Trắng, Phú Yên.

Năm Giáp Ngọ 1954, ngài được vào Phật học viện Hải Đức-Nha Trang, học ngay chương trình Trung đẳng Phật học. Ngài là một học tăng xuất sắc trong khóa học, nên có lần pháp sư Diễn Bồi, người Trung Quốc, đến giảng tại Phật học viện, gặp ngài là một học tăng, Pháp sư nhận xét: “Thị giáo lợi hỷ, lưu danh hậu thế”. Quả thật, sau này ngài là một trụ cột hoằng truyền Mật giáo tại miền Nam Việt Nam, một bậc thâm uyên Phật học.

Ngày Rằm tháng Chạp năm Định Dậu 1957, Phật học viện Trung Phần mở giới đàn đầu tiên của Phật học viện, ngài được thọ Cụ túc. Giới đàn do Hòa thượng Thích Giác Nhiên, chùa Thiền Tôn-Huế làm Đàn đầu hòa thượng.

Năm Mậu Tuất 1958, ngài tốt nghiệp Cao đẳng Phật học viện Trung Phần-Nha Trang.

Năm Kỷ Hợi 1959, ngài được Tổng hội Phật giáo Trung phần cử làm giảng sư tại Tỉnh hội Phật giáo Dăklăk.

Năm 1960-1962, ngài được Tổng hội Phật giáo cử đảm nhiệm chức vụ Chánh Hội trưởng Phật giáo Dăklăk. Trong thời gian lãnh đạo Phật giáo ở tỉnh nhà, ngài đã không quản gian lao, đem ánh đạo đến tận các vùng sâu vùng xa, khai sơn gần 30 ngôi chùa, cùng với Đại đức Thích Quảng Hương, trụ trì Sắc tứ Khải Đoan bấy giờ, cụ thể các chùa xa như Kiến Đức, Sùng Đức, Phổ Tế… Ngoài ra, ngài còn xây dựng và kiện toàn các cơ sở của giáo hội tại địa phương.

Đầu năm Quý Mão 1963, ngài kiêm giảng sư tại Vạn Giả-Tu Bông-Nha Trang. Nơi đây, ngài đã xây dựng được một Đại bảo tháp thờ kinh Pháp Hoa và một tịnh thất tu niệm Mật tông tại chùa Phật giáo Tu Bông rất nghiêm trang. Cùng năm này, ngài được cử vào làm Chánh Hội trưởng Phật giáo tỉnh Quảng Đức.

Năm Giáp Thìn 1964, ngài khai sơn chùa Dược Sư, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột. Để ủng hộ quê hương, ngài đã cung thỉnh Đại tạng kinh cúng dường Tỉnh hội Phật giáo Phú Yên. Cũng trong năm này, ngài được điều về làm Chánh Đại diện Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Biên Hòa, kiêm Tổng Thư ký Tổng vụ Văn hóa Xã hội, trực thuộc Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại chùa Ấn Quang.

Năm Đinh Mùi 1967, ngài về nhập thất, hành trì Mật tông tại chùa Dược Sư-Buôn Ma Thuột. Cùng năm này, ngài được Hòa thượng Vạn Ân, một bậc chuyên tu bí mật hạnh chùa Hương Tích-Phú Yên trao kinh, truyền ấn Mật giáo. Ngày Rằm tháng 5 năm Đinh Mùi (22 tháng 6 năm 1967), ngài được Hòa thượng Từ Thạnh-chùa Thiền Sơn, trao truyền Ấn khế để hoằng dương Chơn Ngôn tông.

Năm Canh Tuất 1970, ngài được giáo hội cử giữ chức vụ Phó Đặc ủy Phật học vụ trong Tổng Vụ Giáo dục - Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Năm Nhâm Tý 1972, ngài đặt đá khởi công trùng tu ngôi chùa Thiền Tịnh, quận 9, Sài Gòn. Ngôi chùa này nguyên của Tổ Bửu Chí (Hòa thượng Cố), một vị cao tăng của tổ đình Phước Sơn vào Nam sáng lập, nhận thấy ngài có đạo lực hoằng pháp độ sanh, Tổ Bửu Chí đã giao lại cho ngài và đi lập ngôi chùa khác hiệu là Linh Sơn ở gần đó để tĩnh tu.

Năm Giáp Dần 1974, ngài từ Buôn Ma Thuột về chùa Thiền Tịnh, tiếp tục hành trì và dịch thuật kinh điển Mật tông và thành lập các đạo tràng Mật giáo, các giới đàn Bồ đề tâm giới, truyền pháp Quán đảnh… Ngoài ra, ngài còn noi gương các bậc cao tăng đời trước đem pháp lực mầu nhiệm chữa trị cho bá tánh khi lâm trọng bệnh.

Nói đến Mật tông, là một pháp môn được truyền thừa cùng thời Thiền tông, Tịnh Độ tông vào Việt Nam. Qua lịch sử Việt Nam, đã có những vị Giác Hải Thiền sư, Vạn Hạnh Thiền sư… là những cao tăng dùng phương tiện thiện xảo độ chúng và ứng dụng con đường ngắn nhất để đạt đạo… Cuối thế kỷ XX, Thượng tọa Viên Đức là một trong các bậc cao tăng uyên thâm về phương pháp truyền thừa này.

Tâm nguyện lớn nhất của Thượng tọa trong đời là muốn gặp gỡ các Lạt ma Tây Tạng, các Pháp sư Mật giáo Nhật Bản để trao đổi các yếu chỉ về Mật giáo, nên ngài mong muốn hành hương một chuyến đến các vùng thánh địa của Chơn Ngôn tông. Nhưng ước vọng chưa thành thì Thượng tọa đã viên tịch trên đường hành hương vào giờ Sửu ngày 12 tháng 7 năm Canh Thân 1980. Trụ thế 49 tuổi đời với 23 hạ lạp. Bảo tháp của Thượng tọa được môn đồ tôn tạo tại chùa Thiền Tịnh, nơi ngài đã hoằng truyền pháp môn Mật tông.

Suốt cuộc đời hành đạo, Thượng tọa Viên Đức đã dịch gần 100 quyển kinh luận Mật giáo. Các dịch phẩm của ngài đã ấn hành để lại cho đời như sau:

 

1.- Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu (2 quyển)

2.- Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích (3 quyển)

3.- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (4 quyển)

4.- Thất Cu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh 

      (1 quyển)

5.- Thất Cu Chi Độc Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni   

       Pháp (1 quyển)

6.- Thất Cu Chi Độc Bộ Pháp (1 quyển)

7.- Chuẩn Đề Biệt Pháp (1 quyển)

8.- Kinh Thánh Lục Tự Tăng Thọ Đại Minh Đà La Ni (1 quyển)

9.- Lục Tự Thần Chú Vương Kinh (1 quyển)

10.- Kinh Mạt Pháp Ttrung Nhất Tự Tâm Chú Đà La Ni (1 quyển)

11.- Kinh Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nhất Tự Đà La Ni (1 quyển)

12.- Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Chú Tạng Trung Nhất Tự Chú   

        Vương Kinh (1 quyển)

13.- Uế Tích Kim Cang Thuyết Thần Thông Đại Mãn Đà La Ni   

        Pháp Thuật Linh Yếu Môn (2 quyển)

14.- Kinh Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mạng (1 quyển)

15.- Kinh Thất Tinh Chơn Ngôn Thần Chú (1 quyển)

16.- Kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương

       (1 quyển)

17.- Kinh Trang Nghiêm Vương Đà La Ni (1 quyển)

18.- Kinh Trì Cú Thần Chú (1 quyển)

19.- Kinh Tăng Huệ Đà La Ni (1 quyển)

20.- Quán Thế Âm Thuyết Trừ Nhất Thiết Nhãn Thống Đà La Ni,

21.- Quán Thế Âm Linh Chư Căn Cụ Túc Đà La Ni,

        Hoạch Chư   Thiền

22.- Tam Muội Nhất Thiết Phật Pháp Môn Đà La Ni

        (Đà La Ni Tạp Quyển 7 Trích Lược) (1 quyển)

23.- Phương Pháp Tu Tịnh Tọa (1 quyển)

24.- Văn Thù Sư Lợi Pháp BảoTàng Đà La Ni (1 quyển)

25.- Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni (1 quyển)

26.- Gia Cú Linh Nghiệm Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni Ký,   

        Triều Nghị Đại Phu Kiêm Thị Ngự Sử (1 quyển)

27.- Kinh Đại Phương Đẳng Đà La Ni (4 quyển)

28.- Hoa Tụ Đà La Ni Chú (1 quyển)

29.- Kinh Đại Bảo Quảng Bát Lầu Các Thiện Trụ Bí Mật Đà La   

         Ni (3 quyển)

30.- Kinh Bất Không Quyến Tác Tỳ Lô Giá Na Phật

        Đại Quán Đảnh Quang Chơn Ngôn (1 quyển)

31.- Kinh Đại Kiết Tường Thiên Nữ Thập Nhị Danh Hiệu 

        (1 quyển)

32.- Bồ Đề Tâm Bồ Tát Giới Yết Ma Nghi Quỹ (1 quyển)

33.- Kinh Thất Phật Sở Thuyết Đại Đà La Ni Thần Chú (1 quyển)

34.- Kinh Nhất Thiết Như Lai Tâm Bí Mật Toàn Thân Xá Lợi Bảo   

        Khiếp Ấn Đà La Ni (1 quyển)

35.- Đại Phật Đảnh Như Lai Phóng Quang Tất Đát Đa Bát Đát Ra,

Đại Thần Lực Đô Nhiếp Nhất Thiết Chú Vương Đà La Ni Kinh, Đại Oai Đức Tối Thắng Kim Luân Tam Muội Chú 

(1 quyển)

36.- Kinh Câu Na Hàm Mâu Ni Phật Thuyết Thần Chú (1 quyển)

37.- Đa Rị Tâm Kinh (1 quyển)

38.- Kinh Đại Luân Kim Cang Tổng Trì Đà La Ni (1 quyển)

39.- Kinh Thâm Sa Đại Tướng Bồ Tát Đà La Ni (1 quyển)

40.- Kinh Thánh Hư Không Tạng Bồ Tát Đà La Ni (1 quyển)

41.- Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Lục Tự Chú Công Năng Pháp Kinh 

       (1 quyển)

42.- Kinh Bảo Tàng Thiên Nữ Đà La Ni Pháp (1 quyển)

43.- Nhứt Kế Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử Đà La Ni Niệm Tụng Nghi  

        Quỹ (1 quyển)

44.- Kinh Thường Cù Lợi Độc Nữ Đà La Ni Thần Chú (1 quyển)

45.- Đại Như Y Bảo Châu Luân Ngưu Vương Thủ Hộ Thần Chú

       Kinh (1 quyển)

46.- Kinh Trừ Bách Bịnh Chư Độc Đà La Ni (1 quyển)

47.- Mã Minh Bồ Tát Đại Thần Kực Vô Tỷ Nghiệm Pháp Niệm

       Tụng Nghi Quỹ (1 quyển)

48.- Kinh Ma Lị Chi Thiên Bồ Tát Đà La Ni (1 quyển)

49.- Kinh Bạt Trừ Tội Chướng Chú (1 quyển)

50.- Kinh Túc Mạng Trí Đà La Ni (1 quyển)

51.- Kinh Trừ Tặc Nạn Đà La Ni (1 quyển)

52.- Kinh Nhứt Thiết Như Lai Danh Hiệu Đà La Ni (1 quyển)

53.- Kinh Bí Mật Bát Danh Đà La Ni (1 quyển)

54.- Kinh Bảo Sanh Đà La Ni (1 quyển)

55.- Kinh Bảo Hiền Đà La Ni (1 quyển)

56.- Kinh Tùy Cầu Tức Đắc Đại Tự Đà La Ni Thần Chú (1 quyển)

57.- Kim Cang Đảnh Du Già Tối Thắng Bí Mật Thành Phật Tùy

       Cầu Tức Đắc Thần Biến Gia Trì Thành Tựu Đà La Ni Nghi   

         Quỹ (1 quyển)

58.- Kinh Thánh Tối Thắng Đà La Ni (1 quyển)

59.- Kinh Liên Hoa Nhãn Đà La Ni (1 quyển)

60.- Kinh Thắng Tràng Anh Lạc Đà La Ni (1 quyển)

61.- Kinh Toái Trừ Chư Ác Đà La Ni (1 quyển)

62.- Kinh Tôn Thắng Đại Minh Vương Đà La Ni (1 quyển)

63.- Kinh Kim Thân Đà La Ni (1 quyển)

64.- Kinh Tối Thắng Y Đà La Pháp (1 quyển)

65.- Kinh Đại Thừa Thành Vô Lượng Thọ Quyết Đinh Quang

       Minh Vương Như Lai Đà La Ni (1 quyển)

66.- Kinh Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm (1 quyển)

67.- Kinh Bất Không Quyến Tác Thần Chú Tâm (1 quyển)

68.- Thành Tựu Mộng Tướng Y Pháp (1 quyển)

69.- Vô Lượng Thọ Như Lai Tu Quán Hạnh Cúng Dường Nghi   

        Quỹ (1 quyển)

70.- Kinh Bồ Đề Trường Trang Nghiêm Đà La Ni (1 quyển)

71.- Kinh Bí Mật Tạng Quán Thế Âm Bồ Tát Như Y Luân Đà La Ni

       Thần Chú (1 quyển)

72.- Kinh Tỳ Sa Môn Thiên Vương (1 quyển)

73.- Kinh Vũ Bảo Đà La Ni (1 quyển)

74.- Kinh Đại Kết Giới Thần Chú (1 quyển)

75.- Kinh Trì Minh Tạng Bát Đại Tổng Trì Vương (1 quyển)

76.- Kiên Lao Địa Thần Nghi Quỹ (1 quyển)

77.- Kinh Cửu Phẩm Vãng Sinh A Di Đà Tam Ma Địa Tập Đà La

         Ni (1 quyển)

78.- Nhất Thiết Phật Nhiếp Tương Ưng Đại Giáo Vương Kinh,

        Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Niệm Tụng Nghi Quỹ (1 quyển)

79.- Kinh Quán Tự Tại Bồ Tát Tùy Tâm Chú (1 quyển)

80.- Cuộc Đời Ngài Huyền Trang (1 quyển)

81.- Phật Đảnh Phóng Vô Cấu Quang Minh Nhập Phổ

82.- Môn Quán Sát Nhất Thiết Như Lai Tâm Đà La Ni (1 quyển)

83.- Ma Hê Thủ La Thiên Kinh (1 quyển)

 

 

TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM


THÍCH ĐỒNG BỔN (Chủ biên)


Comments

Popular posts from this blog